Đề tài Những nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận trong công ty cơ điện – Xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội

 Trang

Lời nói đầu . 1

Chương I: Thực trạng về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi hà nội 2

I. Khái quát chung về công ty 2

 1. Sự hình thành và phát triển 2

 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 3

 3. Sơ đồ quản lý của công ty . 4

 II. Thực Trạng về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng. 5

 1. Phân tích lợi nhuận trên các lĩnh vực hoạt động . 5

 1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2003 – 2005 5

 1.2 Lợi nhuận từ hoạt kinh doanh . 6 1.3 Lợi nhuận từ hoạt tài chính và lợi nhuận khác . . 6

 2. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận . 7

 2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

doc44 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận trong công ty cơ điện – Xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý tốt chi phí sản xuất. Thật vậy, nguyên nhân làm cho giá thành sản xuất tăng là do chí phí sản xuất tăng 7,53%. Trong đó chủ yếu là do khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gây lên là 1.437.032 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 8,19%; chi phí sản xuất chung tăng 18,14% cũng là nhân tố làm giá thành tăng. Mới đầu, khoản mục chi phí nhân công trong năm giảm nhưng với tỷ trọng không đáng kể lên không làm cho giá thành sản xuất giảm nhiều. Để tìm hiểu rõ ràng, ta nghiêm cứu từng khoản mục chi phí ảnh hưởng đến giá thành sản xuất trong năm của công ty như thế nào. 3.2.1 Khoản mục chi phí nguyên vật liệu. Như trên đã đề cập, trong năm chi phí nguyên vật liệu tăng lên đáng kể và tỷ lệ tăng 8,19% so với kế hoạch chứng tỏ Công ty đã không quản lý mỗi khoản mục này. Nguyên nhân trước hết làm cho chí phí nguyên vật liệu tăng là do giá cả của một số vật tư tương ứng đầu vào tăng đáng kể. Như sắt, thép, xi măng, dầu, điện...Tuy nhiên, nếu gạt nhân tố khách quan kể trên thì việc tăng chi phí của khoản mục này phải kể đến tác động chủ quan của Công ty. Vì việc quản lý giá nguyên vật liệu hầu như không kiểm soát được bởi mỗi khi ký kết hợp đồng mới sau khi giao cho từng xí nghiệp riêng biệt, tại xí nghiệp mới tiến hành mua sắm nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu, giá nguyên vật liệu phụ thuộc vào tình hình thị trường lúc bấy giờ và khả năng lựa chọn của người mua vật liệu. Vì vậy, về giá Công ty không hề kiểm soát được vì chủ định mức thông qua dự toán mà thôi. Thêm vào đó, quyền lực tuyệt đối giao cho người mua vật liệu cho xí nghiệp lên dễ dàng xảy ra việc độn giá nguyên vật liệu kể cả khi có hóa đơn đỏ, nguyên vật liệu được mua trôi nổi trên thị trường nên việc kiểm soát giá càng trở nên khó khăn. Xét trên phương diện quản lý về mặt hiện vật: Hầu hết mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế cho các sản phẩm, dự án đều cao hơn định mức. Từ những sản phẩm quen thuộc, phổ biến, việc quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu diễn ra tương đối tốt thì ngược lại, đối với các công trình dự án ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý nguyên vật liệu hết sức lỏng lẻo gây ra thất thoát cao, mức độ hao hụt cao, tỷ lệ hư hỏng, phế phẩm cao mà không có biện pháp thu hồi. Thự tế, việc quản lý về hiện vật còn yếu kém khi thuê kho chỉ có chức năng kiểm tra khối lượng nhập xuất theo yêu cầu chứ không quan tâm đến chất lượng nguyên vật liệu. Chính vì điều đó làm cho chi phí nguyên vật liệu của Công ty nói chung tăng và cụ thể đối với một số sản phẩm như sau. Tên Số lượng Kế hoạch Thực tế Chênh lệch 1.Máy tẽ ngô to 10 chiếc 58.800.307 59.075.621 275.314 2. Máy xát cà phê 21 chiếc 6.579.798 6.994.958 415.160 3.Giá đỡ đầu dò lửa 1 chiếc 882.551 913.300 30.749 4. Phụ tùng các loại 3 chiếc 4.000.000 4.204.100 204.100 5. Dụ án Linh Cảm Nhà máy 894.975.032 970.331.526 75.355.494 Như vậy, Công ty chưa quản lý tốt khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong năm vừa qua về cả mặt lượng lẫn giá trị từ khâu chi tiêu đến khâu sản xuất đây là lãng phí lớn làm cho lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Công ty còn làm ăn chưa tốt thì đây là khuyết điểm lớn của Công ty nói chung và của xí nghiệp nói riêng. 3.2.2 Khoản mục chi phí nhân công. Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí nhân công giảm so với kế hoạch là 227.276 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,63%. Mới đầu, đơn giá tiền lương trong năm 2003 tăng từ 210.000 lên đến 290.000 và tăng lương cho 31 công nhân trực tiếp sản xuất, 28 nhân viên quản lý nhưng chí phí khoản mục này vẫn giảm. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ Công ty huy động lực lượng lao động bên ngoài với giá rẻ cho các dự án và các hợp đồng lớn, nhất là các dự án ở nông thôn với những dự án này, Công ty chỉ đáp ứng chủ yếu là lao động kỹ thuật mà thôi, hầu hết huy động thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn lên chi phí rất thấp. Nhưng đây cũng là vấn đề khó khăn đối với Công ty bởi chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm hoàn thành kém lên có nhiều lúc phá đi làm lại còn gây ra thiệt hại lớn hơn. Tuy nhiên, việc giảm chi phí nhân công chưa phải là thành tích của Công ty trong việc quản lý lao động, bởi trong năm các xí nghiệp 1, 2, 3. Vẫn phải huy động công nhân làm thêm giờ thêm ca để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khi đó có lúc công nhân nhàn rỗi, không có việc để làm. Chính vì thế thực tế năng suất lao động của xí nghiệp năm 2005 giảm so với 2004. Cụ thể năm 2004 năng suất lao động ở xí nghiệp là 75.381.443,95 đ/người/năm trong khi đó năng suất lao động bình quân trong năm 2005 chỉ có 64.346.674,48 đ/người/năm. Như vậy Công ty đã không quản lý tốt nguồn nhân lực trong Công ty về số lượng, chất lượng. Công ty lên chú ý hơn đến tình hình lao động thường xuyên chứ không lên coi ưu thế về lao động thuê bên ngoài là chủ yếu. 3.2.3 Khoản mục chi phí sản xuất chung và chi phí bằng tiền khác. Trong năm khoản mục chi phí này tăng vọt với mức tăng là 710.134(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,14%. Vì chi phí sử dụng máy trong năm được Công ty xác định là mức khấu hao của tài sản cố định trong năm lên khoản mục này hầu như không biến động gì hơn nữa lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu chi phí phát sinh trong năm. Như vậy, việc tăng chi phí sản xuất chung tăng một phần là do giá điện tăng, phần khác do việc quản lý chưa tốt chi phí nguyên vật liệu dùng trong quản lý nhỏ và những chi phí mua ngoài khác. Hơn nữa, trình độ tổ chức kỹ thuật trong sản xuất kém nên làm các khâu sản xuất không phối hợp đồng đều nhịp nhàng phát sinh thêm các khoản chi phí bao quanh, lưu kho...Thêm vào đó là phải vay phải trả do vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng, vốn bị ứ đọng các khoản chiếm dụng nội bộ, các dự án đầu tư khó thu hồi từ nhiều năm trước chưa được giải quyết dứt điểm. Các khoản mục chi phí khác: Hầu hết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm dùng để trang trải cho những đợt công tác xa, chi phí bồi dưõng, chi phí tiếp khách, chi phí cán bộ quản lý. Vì vậy những khoản chi phí này đòi hỏi Công ty sử dụng có hiệu quả, có nghĩa là cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và khả năng ký kết hợp đồng hoặc doanh thu tăng thêm. Vì vậy, nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty còn thấp chủ yếu là do chi phí sản xuất tăng, đây là hạn chế rất lớn trong khâu tổ chức sản xuất của Công ty nói chung và của các xí nghiệp nói riêng. Đặc biệt là khâu quản lý nguyên vật liệu trong Công ty rất lỏng lẻo gây nên lãng phí nghiêm trọng. Như vậy, để phấn đấu tăng lợi nhuận trong những năm tiếp theo đòi hỏi Công ty có nhiều biện pháp quản lý chi phí trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông. 3.3 Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn của Công ty. Nghiên cứu thu và chi để trả lời cho câu hỏi Công ty đã kiếm được bao nhiêu lợi nhuận trong năm. Nhưng để biết được công ty đã kiếm lời bằng cách nào, điều quan trọng hơn cả là phải biết được việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty ra sao. Nếu việc quản lý và sử dụng vốn không hợp lý, không khả thi thì dù Công ty có cố gắng quản lý tốt các vấn đề nói trên đều trở nên vô nghĩa. Hơn nữa, để phát triển lâu dài, mọi doanh nghiệp không những tìm kiếm lợi nhuận để phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất mà cụ thể hơn là nâng cao giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, ta phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty để làm rõ vấn đề trên. B06: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tuyệt đối Tỉ lệ Vốn KDBQ 61.652.392 100 98.569.280 100 36.916.888 59,88 Vốn LĐBQ 44.152.370 71,62 73.994.671 75,1 29.842.301 67,59 Vốn CĐBQ 17.500.022 28,38 24.574.609 24,9 7.074.587 40,43 Như vậy, về mặt số lượng, trong năm 2005, Công ty đã tăng quy mô vốn sản xuất kinh doanh lên 36.916.888 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 59.88%. Trong đó, VCĐ bình quân giảm trong kết cấu tổng vốn. Điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng đến việc trang bị thêm cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho Công ty. Đây là điều không phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của công ty sản xuất công nghiệp. Kết cấu vốn nhìn chung chưa hợp lý bởi tỷ trọng đầu tư cho vốn cố định thấp lý giải giá trị này tính theo đơn giá những năm 70, không phản ánh đúng giá trị tài sản hiện nay. Vì thế đó cũng là lý do làm cho nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty rất thấp. VLĐ trong năm 2005 tăng so với năm 2004 với mức tăng thêm là 29.842.301(ngđ). Nhìn chung, năm vừa qua, Công ty có điều kiện mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là biểu hiện tốt. Nhưng để xem xét hiệu qủa sử dụng vốn có tăng lên hay không ta xem xét chất lượng sử dụng vốn thông qua bảng phân tích sau: B07: Tình hình sử dụng vốn. Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 So sánh ± tuyệt đối Tỉ lệ ± 1.Doanh thu thuần Ngđ 60.536.102 103.708.711 43.172.609 71,32 2.Lợi nhuận sau thuế Ngđ 184.032 246.965 62.663 34 3.Vốn KD bình quân Ngđ 61.652.392 98.569.280 36.916.888 59,88 4.Vòng quay VKD Vòng 0,98 1,05 0,07 7,15 5.Tỉ suất lợi nhuậnVKD % 0,3 0,25 -0,05 -16,67 Qua phân tích trên, ta thấy trình độ sử dụng vốn của công ty năm 2005 có nhiều tiến bộ. Trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng thêm 36.916.888 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ cao là 59,88%, doanh thu lại tăng với tốc độ 71,32%, như vậy 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều doanh thu hơn. Nhưng bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu lại giảm, tốc độ tăng vốn kinh doanh bình quân tăng nhanh trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại tăng chậm. Bên cạnh đó còn do năm 2005 công ty phải trả lãi cho các khoản vốn lưu động vay quá lớn. Điều này chứng tỏ trình độ sử dụng vốn của toàn Công ty chưa được tốt lắm. Năm 2004, vòng quay vốn kinh doanh bình quân là 0,98 vòng và năm 2005 là 1,05 vòng tăng so với năm 2004 là 0,07 vòng. Với tốc độ tăng chậm dẫn tới tốc độ chủ chuyển vốn của năm 2005 chậm, đồng thời cũng góp phần hạn chế vốn huy động bên ngoài. 3.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng VCĐ. 3.3.1.1 Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. Qua bảng phân tích B08, ta thấy hầu hết giá trị TSCĐ của Công ty rất nhỏ, đầu năm chỉ có 6.048.706 (ngđ) trong khi đó các tài sản này đã hao mòn gần hết. Đặc biệt là máy móc thiết bị chủ yếu trong sản xuất đã hao mòn đến 0,9 , các nhóm TSCĐ khác cũng vượt quá 0,6. Điều này chứng tỏ TSCĐ của Công ty đã quá cũ kỹ và đã khấu hao hết. Thực trạng hiện vật tài sản ở Công ty trực tiếp sản xuất được đưa vào sử dụng những năm 70. Ví dụ: máy tiện T 6360 sản xuất năm 1978 đưa vào sử dụng 1979, nguyên giá 15.030 ngđ, giá trị còn lại vào 31/1/2004 chỉ còn 1.657 ngđ; máy doa đứng sản xuât năm 1976 do Liên Xô sản xuất đưa vào sử dụng năm 1982, nguyên giá 68.765 ngđ và giá trị còn lại chỉ còn 887 (ngđ) mà thôi. Điều này chứng tỏ về cả mặt giá trị lẵn hiện vật TSCĐ của Công ty đã quá sức lạc hậu, đây là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế năng lực sản xuất của Công ty. Biểu hiện là hệ số hao mòn của Công ty đầu năm là 0,79. Cũng chính vì tồn tại lớn đó, mà trong quý 4 Công ty đã tập trung vốn để mua sắm thêm tài sản đưa nhà xưởng mới vào sử dụng làm nguyên giá TSCĐ tăng vọt 13.725.684(ngđ) tương ứng với tỉ lệ tăng là 226,92%. Số TSCĐ tăng thêm này để mua máy đột dập, ôtô, quyết toán dự án sản phẩm cơ khí xuất khẩu, trang bị máy vi tính, máy in và máy di động phục vụ cho công tác kỹ thuật và công tác quản lý, Đó là nguyên nhân làm hệ số hao mòn giảm chỉ còn 0,25. Đặc biệt đối với nhóm máy móc thiết bị hệ số hao mòn đã di chuyển từ 0,9 xuống còn 0,15. Như đánh gía ở trên Công ty đã có bước đột phá theo chiều sâu, cải thiện cơ bản từ khâu sản xuất. Đó là bước đi hợp lý để phát triển nhanh trong những năm tới. 3.3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định. B09: Bảng phân tích hiệu quả vốn cố định Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 So sánh ± tuyệt đối Tỉ lệ ± 1. Doanh thu thuần Ngđ 60.536.102 103.708.711 43.172.609 71,3 2. LN sau thuế Ngđ 184.302 246.965 62.633 34 3. VCĐ bình quân Ngđ 17.500.022 24.574.609 7.074.587 40,43 4. Hs sử dụng VCĐ(1/3) 3,46 4,22 0,76 21,96 5.Ts ln VCĐ(2/3) % 1,05 1,01 -0,04 -3,8 Qua bảng phân tích B09 ta thấy, tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty năm vừa qua chưa tốt thông qua các chỉ tiêu và hiệu suất sử dụng VCĐ tăng, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn cố định thì giảm. Để lý giải điều này, ta nhận thấy đầu năm, VCĐ chủ yếu tồn tại dưới dạng chi phí xây dựng cơ bản dở dang chưa thể sử dụng được, đầu tư dài hạn vào liên doanh Biên Hoà lâu nay vẫn thua lỗ, đến khi sau khi quyết toán công trình. Mua TSCĐ vốn cố định trong Công ty chủ yếu là TSCĐ. Trong khi các loại tài sản sau này chưa kịp thích nghi với điều kiện sản xuất hiện thời, thêm vào đó hầu hết các loại TS tuy tăng về mặt giá trị nhưng về hiện vật, hầu hết Công ty vẫn sản xuất bằng các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu mà loại TS này lại chiếm tỉ trọng nhỏ về mặt giá trị. Những nguyên nhân trên cho thấy, việc các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giảm không phải là lỗi của Công ty, đó là những nhân tố khách quan, nó chưa phản ánh nỗ lực hay biện pháp của Công ty trong việc quản lý VCĐ. 3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ. Theo bảng phân tích Biểu B10 ta thấy, trong năm 2005, Công ty đã đầu tư thêm cho VLĐ là 29.842.301(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 67,59%. Với xu hướng nâng cao năng lực sản xuất, vốn lưu động cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu này, đồng thời Công ty cũng chú trọng tăng cường dịch vụ thương mại, kinh doanh, nông lâm sản,... Và với hướng đầu tư như trên, trong năm Công ty đã gặt hái được nhiều thành công và đồng vốn đã bỏ ra hiệu quả hơn và có xu hướng cao hơn so với năm 2004 thông qua chỉ tiêu số vòng quay VLĐ tăng, chứng tỏ sản phẩm hàng hoá của Công ty bán chạy hơn và tạo điều kiện quay vòng nhanh hơn cho Công ty. Điều này làm giảm 6 ngày chu chuyển vốn và làm cho lượng vốn mang vào kinh doanh sinh lợi hơn nhiều. Do việc sử dụng vốn lưu động của Công ty đã có hướng tiến triển tốt. Để xem xét, vì sao năm vừa qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng, ta xem xét tình hình đầu tư vốn lưu động để làm rõ điều đó ta có thể thấy rằng. Khoản mục các tài khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong kết cấu vốn lưu động của Công ty qua các năm. Như vậy, để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta đi sâu vào phân tích hai khoản mục này. 3.3.2.1 Tình hình quản lý hàng tồn kho Theo bảng phân tích trên ta thấy, khoản mục hàng tồn kho trong năm tăng 18.819.857 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ 86,68% Và theo bảng B10, thì tình hình quản lý hàng tồn kho trong năm 2005 chưa tốt làm số vòng quay hàng tồn kho kho giảm 0,22 vòng, vì thế làm số ngày luân chuyển hàng tồn kho tăng thêm 11 ngày nữa. Chính vì tốc độ tăng vốn tồn kho 86,68% nhưng giá vốn hàng hoá bán chỉ tăng thêm 73,45%. B11: Tình hình quản lý hàng tồn kho Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng ±tuyệt đối Tỉ lệ± NVL tồn kho 203.917 1,54 184.781 0,98 -19.136 -9,38 CCDC tồn kho 5.187 0,04 205.944 1,09 200.757 387,04 Cp SX-KD dở dang 7.563.254 56,92 9.951.025 52,53 2.387.771 31,57 Tp tồn kho 362.950 2,73 260.155 1,37 -102.795 28,32 Hàng hoá tồn kho 781.764 5,88 1.025.340 5,41 243.576 31,16 Hàng gửi đi bán 4.369.438 32,89 7.315.878 38,62 2.946.440 67,43 Tổng 13.286.510 100 18.943.123 100 5.656.613 42,47 Trong đó, thành phẩm tồn kho giảm, sản phẩm của Công ty tiêu thụ bình thường, nhưng hàng hoá tồn kho tăng 31,16% cho thấy hoạt động thương mại trong Công ty bình thường mà doanh thu tăng chứng tỏ có nhiều đơn đặt hàng mới nên mới lưu kho nhiều (vì có cầu mới chuẩn bị cung). Tuy nhiên có một số sản phẩm không bán được do chuẩn bị cung ứng không kịp. Đặc biệt nguyên nhân chính làm hiệu quả sử dụng vốn tồn kho giảm là vì chi phí sản xuất kinh doanh rõ ràng chiếm tỉ trọng lớn năm 2005 lại tăng 31,57% so với 2004. Hầu hết những chi phí này tồn tại dưới những công trình xây dựng cơ bản, nguyên nhân tại bên A vẫn chưa quyết toán nên công ty chưa có nguồn thu để trang trải cho những chi phí này. Thêm vào đó, giá trị hàng giao bán của công ty cũng lên đáng kể lên doanh thu chưa thể ghi nhận được. Hầu hết các hàng hoá này đều bán cho mọi nơi trên cả nước kể cả khu đồng bằng sông cửu long và khu vực tây nguyên, trong đó không thể tránh khỏi vấn đề lưu thông chậm. Hơn nữa, lại phải gửi chuyên gia để lắp đặt, giúp hướng dẫn sử dụng chuyển giao công nghệ. Thêm vào đó là mức tăng rất lớn của khoản mục công cụ dụng cụ, mặc dù khoản mục này chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng vì tốc độ tăng 387,04% cũng là điều đáng chú ý. Trong năm sau khi mua các thiết bị mới, các tài sản cố định cuối năm sau khi tính khấu hao đã chuyển thành công cụ dụng cụ. Tuy nhiên khoản mục này cũng không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn tồn kho. 3.3.2.2 Tình hình quản lý khoản phải thu. Ta thấy khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu VLĐ của Công ty, năm 2004 chiếm 50,28% năm 2005 là 42,8%. Trong năm vừa qua các khoản phải thu đã giảm 2.346.012 nghìn đồng, với tốc độ giảm là 14,86%, trong khi doanh thu tăng trên 40% là nguyên nhân làm tăng các chỉ tiêu hiệu quả đánh giá khoản phải thu. Cụ thể năm 2004 bình quân chỉ thu được 2,69 lần tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 134 ngày, đến 2005 giảm xuống chỉ còn 117 ngày để thu được nợ. Qua bảng phân tích B12 ta thấy các khoản phải thu của khách hàng tăng 12,60%. Tuy nhiên với mức tăng này là điều bình thường khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đáng kể. Ngoài ra việc giải quyết dứt điểm khoản phải thu nội bộ là 3.957.919 nghìn đồng đã tồn tại nhiều năm trong Công ty làm cho các khoản phải thu giảm mạnh cũng là nguyên nhân làm cho tình hình quản lý vốn lưu động trong năm tốt hơn. Hơn nữa Công ty đã giảm các khoản trả trước cho người bán để sử dụng nguồn vốn này cho các việc khác, chứng tỏ Công ty đã có các biện pháp tận dụng nguồn vốn và sử dụng hợp lý hơn. Trong khi Công ty luôn phải đi vay ngắn hạn hàng năm nếu giảm được các khoản phải thu này thì không những Công ty đã tận dụng được cơ hội đầu tư mà còn giảm chi phí lãi vay. Nhìn chung năm vừa qua, Công ty đã có các biện pháp hợp lý trong quản lý khoản phải thu nhưng vẫn chưa triệt để khi để số nợ phải thu quá hạn từ năm 2004 đến nay lên đến 709.219 nghìn đồng trong đó phải thu của khách hàng là 581.573 nghìn đồng hầu hết là do bên A chưa thực hiện quyết toán các dự án đầu tư đã hoàn thành. Hơn nữa với số này Công ty chưa xác định rõ nguyên nhân. Như vậy trong năm 2005 tình hình sử dụng vốn của Công ty có nhiều tiến bộ. Mặc dù vậy tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh còn thấp: 0,25%, đó là con số qúa thấp so với các hình thức đầu tư khác ngay cả gửi ngân hàng thì lãi suất cũng giao động trên 0,55%/12 tháng, còn đầu tư dài hạn vào trái phiếu cũng có mức 7% đến 8% mỗi năm. Do đó, Công ty cần tích cực hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chương ii Một số kiến nghị và biện pháp thực hiện nhằm gia tăng lợi nhuận trong công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội 1. Một số vấn đề đặt ra trong việc phấn đấu gia tăng lợi nhuận của Công ty trong năm qua. Năm 2005 là một năm tương đối thành công với công ty trong quá trình phấn đấu tăng lợi nhuận. Để đạt được kết quả trên, trước hết phải nói đến nỗ lực phấn đấu trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong doanh thu. Đặc biệt đã tạo niềm tin cho Tổng công ty và khách hàng, điều đó sẽ giúp cho Công ty thời gian tới thuận lợi hơn trong việc huy động vốn về ký kết hợp đồng. Đồng thời cũng chứng tỏ Công ty đã tự chủ trong việc tìm kiếm khách hàng đặc biệt là hướng đầu tư cho sản phẩm cơ khí nông nghiệp tỏ ra có hiệu quả. Bên cạnh đó với định hướng đầu tư theo chiều sâu, cải thiện dần năng lực sản xuất cũng là hướng đi đúng đắn, tuy chưa phát huy hiệu quả trong năm vừa qua nhưng là điểm tựa để nâng cao lợi nhuận những năm tới. Đồng thời với tình hình quản lý vốn như trên chứng tỏ Công ty đã có nhiều đổi mới tích cực trong quản lý và sử dụng vốn. Tuy nhiên những bất cập trong quá trình sản xuất bấy lâu nay vẫn chưa giải quyết được làm chi phí sản xuất của Công ty tăng cao, và lãng phí lớn làm cho giá thành sản phẩm lớn. Đặc biệt trong quản lý chi phí nguyên vật liệu là nguyên nhân chính làm lợi nhuận của Công ty chưa tương xứng với tiềm lực của mình. Đồng thời, Công ty cũng chưa có sự cân đối giữa các mục tiêu thị trường, việc làm và lợi nhuận, nên trong kỳ, để phấn đấu dành các dự án công trình Công ty phải chấp nhận lỗ để giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên. Đặc biệt với kết cấu vốn mà tỉ trọng nợ lại cao làm cho nỗ lực sản xuất kinh doanh cả năm của Công ty chủ yếu để đem trả nợ mà thôi, vì thế lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và thành lập các quỹ không đáng kể. Mặc dù điều này không tránh khỏi bởi nhu cầu vốn ngắn và dài hạn ngày càng tăng theo mức tăng của đầu ra nhưng Công ty cần có nỗ lực hơn để giải quyết vấn đề này. Ngoài ra với năng lực của Công ty, khả năng nâng cao lợi nhuận vẫn còn nếu Công ty quản lý tốt hơn nguồn vốn của mình. Đó là phải cân đối giữa vốn lưu động và vốn cố định; Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. 2. Phướng hướng phát triển của công ty trong năm 2006 Với đà thắng lợi mà công ty đã đạt được năm qua, để ngày càng củng cố chỗ đứng trên thị trường và cải tổ tình hình sản xuất của Công ty và nâng cao giá trị nhằm chuẩn bị cho công tác cổ phần hoá. Căn cứ nghị quyết đảng uỷ Công ty họp lần thứ 3 tháng 12 năm 2005, căn cứ vào định hướng của Tổng Công Ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi đến 2010, căn cứ nhu cầu thị trường, công ty dự kiến xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh 2006 : Mục tiêu sản xuất, kinh doanh là: Năm 2006, sản xuất, kinh doanh của công ty có những khó khăn, thuận lợi chính như sau: Khó khăn: - Giá vật tư các loại tăng đột biến như: sắt, thép, nhựa.. ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động kinh tế và triển khai công tác sản xuất kinh doanh - Các xí nghiệp mới sáp nhập về công ty còn khó khăn về công ăn, việc làm, số lao động dôi dư nhiều, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ. - Dịch cúm gia cầm cũng có ảnh hưởng đến doanh thu của một số xí nghiệp. Thuận lợi: - Có sự giúp đỡ to lớn kịp thời của Tổng Công ty trong thi công các công trình trọng điểm về thuỷ lợi, thuỷ điện trong cả nước. - Đội ngũ cán bộ công ty đoàn kết nhất trí có kinh ngiệm trong sản xuất. Công ty đặt mục tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2006 như sau Doanh thu: 130tỷ đ trong đó: Sản xuất công nghiệp: 45 tỷ Thương mại- dịch vụ: 30 tỷ Xây lắp: 55tỷ Lương bình quân: Khu vực Hà Nội phấn đấu đạt 1.600.000đ/người, trong đó các xí nghiệp là: 1.200.000đ/ người. Lợi nhuận: 2% doanh thu; thương mại- dịch vụ 0.5 %; xây lắp 1% doanh thu. Với những phấn đấu cao như vậy, đòi hỏi công ty phải có những biện pháp thiết thực để đạt kết quả tốt nhất. * Phương hướng kinh doanh trong năm tới: - Duy trì và phát triển các hàng cơ khí phù hợp với năng lực máy móc thiết bị, công nhân và thị trường hiện có. + Dịch vụ gia công, sửa chữa phụ tùng máy móc thiết bị + Sản xuất sản phẩm truyền thống : Bình bơm trừ sâu, phụ tùng máy nông nghiệp, sản phẩm nhựa, + Sản xuất máy tẽ ngô, dây truyền chế biến cà phê, - Tham gia đấu thầu thi công công trình thuỷ lợi: thi công công trình thuỷ điện PLEIKRONG và Cửa Đạt. - Tiếp tục triển khai nghiên cứu và chế tạo đầu phá thuỷ lực, sản xuất đầu phá thuỷ lực cung cấp cho thị trường. - Phát triển thị trường để chế tạo các sản phẩm cơ khí theo yêu cầu của khách hàng : Băng tải nghành hàng không, nhà xưởng kết cấu thép,... - Phát triển kinh doanh thương mại và các hoạt động kinh doanh khác. - Pháp huy cao độ tính năng động, sáng tạo của nhiều cá nhân và đơn vị trong hoạt động kinh doanh. - Tích cực giải quyết tồn tại trong thanh toán công nợ, tạm ứng, - Thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thánh sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo hiệu quả kinh doanh 3. Một số kiến nghị và biện pháp gia tăng lợi nhuận đối với công ty 3.1 Tăng cường quản lý NVL trong quá trình sản xuất Vì khoản mục chi phí NVL trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của công ty, nhưng đã nhiều năm rồi, công ty vẫn sử dụng lãng phí, không những làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nếu quản lý tốt khoản mục này sẽ làm cho lợi nhuận công ty tăng thêm rất lớn. Thật vậy, trong năm vừa qua, nếu công ty nói chung và các xí nghiệp nói riêng quản lý tốt chi phí này trong từng hợp đồng thì sẽ góp phần tiết kiệm 1.437.032 (ngđ) cũng có nghĩa là làm lợi nhuận trước thuế tăng thêm 1.437.032 (ngđ) và lợi nhuận hoạt động kinh doanh công ty đáng lẽ nhận được là : 2.708.319 (ngđ) chứ không phải là: 1.393.035( ngđ) Nếu xét cả mức độ trượt giá làm chi phí NVL tăng khoảng 10% thì mức chi phí tăng thêm do việc sử dụng lãng phí NVL là: 1.293.329 (ngđ) chiếm 2,15% doanh thu cao hơn tỉ lệ tỉ suất lợi nhuận doanh thu đặt ra là 2%. Do đó, yêu cầu quản lý chặt chẽ khoản mục này, điều quan trọng nhất và thiết thực nhất để công ty tăng lợi nhuận trong những năm tới. Nhất là trong năm 2005, tỉ trọng các dự án xây lắp tăng thêm do đó chi phí NVL sử dụng sẽ tăng thêm nên yêu cầu này trở nên cấp thiết hơn: -Trong khi giao các hợp đồng cho từng đợn v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH258.doc