Đề tài Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 3

1.NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 3

1.1.Bản chất của năng suất lao động 3

1.1.1.Khái niệm năng suất lao động 3

1.1.2. Khái niệm cường độ lao động 3

1.1.3. Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động 3

1.2. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động 4

1.2.1. Năng suất lao động tính bằng hiện vật 5

1.2.2.Năng suất lao động tính bằng giá trị 6

1.2.3. Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động 6

2. Phân tích năng suất lao động 7

2.1. Phân tích biến động năng suất lao động theo thời gian lao động 7

2.1.1. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo thời gian lao động 7

2.1.2. Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo thời gian 7

2.2. Phân tích biến động năng suất lao động theo đối tượng lao động 8

2.1.2.Biến động năng suất lao động 9

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 11

3.1. Nhân tố sử dụng thời gian lao động 11

3.2. Nhóm nhân tố máy móc thiết bị và quy trình công nghệ 12

3.3. Nhóm yếu tố tổ chức phục vụ nơi làm việc 12

3.4. Nhóm nhân tố về bố trí lao động 13

3.5. Nhóm yếu tố về điều kiện lao động 13

3.6. Nhóm yếu tố về mức độ thỏa mãn của người lao động 14

4. Sự cần thiết phải tăng năng suất lao động 14

4.1. Đối với bản thân người lao động 14

4.2. Đối với doanh nghiệp 15

4.3. Đối với xã hội 15

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP 3 – CÔNG TY 20 16

1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA XÍ NGHIỆP 3 – CÔNG TY 20 ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 16

1.1.Đặc điểm đội ngũ lao động 16

1.2. Đặc điểm máy móc thiết bị và quy trình công nghệ 18

1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ 18

1.2.2. Đặc điểm máy móc thiết bị 19

1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 3 - Công ty 20 20

2. Phân tích biến động năng suất lao động tại Xí nghiệp 3 - Công ty 20 trong những năm gần đây 20

2.1.Năng suất lao động của công nhân chính 20

2.2. Năng suất lao động của công nhân sản xuất 23

2.3. Năng suất lao động bình quân một lao động 27

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Xí nghiệp 3-Công ty 20 30

3.1 Nhân tố sử dụng thời gian lao động 30

3.1.1. Nhân tố sử dụng thời gian lao động tại Xí nghiệp 3 30

3.1.2. Phân tích biến động thời gian lao động và ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động 32

3.2. Nhóm yếu tố máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 34

3.2.1. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ hiện nay của Xí nghiệp 3 34

3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố máy móc thiết bị đến năng suất lao động 36

3.3. Nhóm yếu tố về tổ chức phục vụ nơi làm việc 37

3.3.1. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc tại Xí nghiệp 3 - Công ty 20 37

3.3.2. Ảnh hưởng của tổ chức phục vụ nơi làm việc đến năng suất lao động 37

3.4. Nhóm nhân tố về bố trí lao động 38

3.4.1. Tình hình bố trí lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20 38

3.4.2. Những ảnh hưởng của bố trí lao động đến năng suất lao động 39

3.5 Nhóm yếu tố về điều kiện lao động 40

3.5.1. Điều kiện lao động tại Xí nghiệp 3 - Công ty 20 40

3.5.2. Đánh giá điều kiện lao động tại Xí nghiệp 3 và ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động 41

3.6. Nhóm yếu tố thoã mãn lao động 42

3.6.1. Bảng kết quả điều tra mức độ thoã mãn của người lao động 42

3.6.2. Ảnh hưởng của mức độ thoã mãn lao động đến sự thực hiện công việc và năng suất lao động 46

3.6.3. Các nhân tố tác động đến tâm lý người lao động 47

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CHO XÍ NGHIỆP 3 – CÔNG TY 20 50

1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 20 nói chung và xí nghiệp 3 nói riêng 50

1.1. Thuận lợi của công ty 50

1.2. Khó khăn của công ty 51

2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động cho Xí nghiệp 3 - Công ty 20 52

1.3. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng lao động quản lý 52

1.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng suất lao động của công nhân 53

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- tổ chức sản xuất Biểu đồ sự biến động năng suất lao động của công nhân chính qua các năm Công nhân chính của xí nghiệp 3 là đội ngũ lao động then chốt quyết định năng suất lao động của xí nghiệp mà theo bảng trên ta thấy năng suất lao động của họ không ngừng tăng lên.Từ năm 2001 chỉ mới đạt 140.69 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2003 đã là 154.48 triệu đồng/người/năm tức là đã tăng 13.79 triệu đồng/người/năm tương ứng với tăng 9.8% sau 2 năm. Đến năm 2005 năng suất lao động đã đạt được 172.96 triệu đồng/người/năm tức là đã tăng 18.47 triệu đồng/người/năm tương ứng với tăng 11.96 %, còn so với năm 2001 thì tăng đến 32.27 triệu đồng/người/năm tương ứng với tăng 22.94% sau 4 năm. Năng suất lao động ngày tăng cùng tốc độ với năng suất lao động năm vì từ năm 2001 đến năm 2005 số ngày làm việc bình quân một lao động vẫn giữ ổn định là 273 ngày/năm. Riêng đối với năng suất lao động giờ thì năm 2001 số giờ làm việc thực tế bình quân một ngày chỉ là 7.6 giờ/ngày(ca) nhưng đến năm 2003 thì độ dài thực tế bình quân ngày làm việc đã tăng lên là 7.8 giờ/ngày(ca) và giữ ổn định cho đến năm 2005, vì thế nên số giờ thực tế làm việc trong năm của 1 lao động tăng mặc dù số ngày làm việc không tăng. Do sự tăng lên của độ dài bình quân ngày làm việc nên làm cho sản lượng tăng và năng suất lao động tăng nhưng do giá trị sản lượng và số công nhân chính đều tăng nên năng suất lao động ngày và năng suất bình quân một công nhân chính tăng 9.8% trong khi đó năng suất lao động giờ chỉ tăng được có 6.99%. Tốc độ tăng của năng suất lao động giờ phản ánh chính xác hơn lượng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm nên đây mới là số liệu phản ánh chính xác về năng suất lao động. Năng suất lao động giờ còn phản ánh hiệu quả quản lý thời gian lao động. Đến năm 2005 thì năng suất lao động giờ đã tăng cùng một tốc độ với năng suất lao động ngày và năng suất lao động năm vì từ năm 2003 đến nay thời gian làm việc bình quân trong ngày đã giữ ổn định ở mức 7.8 giờ/ngày(ca). Tốc độ tăng năng suất lao động chung đạt được là 11,96% năm 2005 so với năm 2003, đây là một tỷ lệ khá lớn và thể hiện được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.2. Năng suất lao động của công nhân sản xuất Công nhân sản xuất là người trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Năng suất lao động của công nhân sản xuất phản ánh đầy đủ hơn lượng lao động hao phí để sản xuất ra 1 sản phẩm hoặc 1 đơn vị giá trị. Khi nền sản xuất chưa phát triển chưa có chuyên môn hoá và phân công hiệp tác lao động thì bản thân mỗi người lao động phải đảm nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Nhưng hiện nay nền kinh tế phát triển, chuyên môn hoá ngày càng sâu, yêu cầu về phân công hiệp tác lao động ngày càng cao, để sản xuất ra 1 sản phẩm không chỉ có người công nhân trực tiếp sản xuất mà còn có công nhân phụ, công nhân phục vụ, lao động quản lý Năng suất lao động của công nhân chính không phản ánh hết được lượng lao động hao phí mà phải sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động của công nhân sản xuất để phân tích những biến động về năng suất lao động trong doanh nghiệp. Công thức tính năng suất lao động của công nhân sản xuất W = Q/T W: năng suất lao động của công nhân sản xuất Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu T: tổng lao động hao phí của công nhân sản xuất Công nhân sản xuất bao gồm công nhân chính và công nhân phụ, số lượng công nhân sản xuất tại Xí nghiệp 3 hiện nay là 990 người tức là chiếm khoảng 90% tổng số lao động. Năng suất lao động của công nhân sản xuất cũng tăng năm sau cao hơn năm trước và có tốc độ tăng cao hơn năng suất lao động của công nhân chính. Số liệu cụ thể về năng suất lao động của công nhân sản xuất từ năm 2001 đến năm 2005 được tính toán trong bảng sau: Bảng 5: biến động năng suất lao động của công nhân sản xuất Chỉ tiêu Năm2001 Năm2003 Năm2005 2003 so với 2001 2005 so với 2003 Tuyệt đối % tuyệt đối % Giá trị tổng sản lượng (triệu đ) 81319 91146 146496 9827 12.08 55350 60.73 số CN sản xuất (người) 676 691 990 15 2.22 299 43.27 Số ngày-người TTLV (ngày-người) 184548 188643 270270 4095 2.22 81627 43.27 Số giờ-người TTLV (giờ-người) 1402565 1471415 2108106 68850 4.91 636691 43.27 Wcnsx (triệu đ/người) 120.29 131.90 147.98 11.61 9.65 16.07 12.18 Wngày cnsx (nghìn đ/ngày-người) 440.64 483.17 542.04 42.53 9.65 58.87 12.18 Wgiờ cnsx (nghìn đ/giờ-người) 57.98 61.94 69.49 3.97 6.84 7.55 12.18 Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất Bảng trên cho ta thấy tình hình biến động của giá trị tổng sản lượng, của tổng số công nhân sản xuất, số ngày người thực tế làm việc, số giờ người thực tế làm việc và năng suất lao động. Giá trị tổng sản lượng tăng nhanh nhất là giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005 tăng 60.73% sau 2 năm. Đây là một tốc độ rất đáng nể, tuy nhiên lý do chính của sự tăng lên của giá trị sản lượng là do sự tăng lên của số công nhân sản xuất. Để thuận lợi cho quản lý và phục vụ cho chiến lược lâu dài của công ty nên tháng 10 năm 2004 xí nghiệp 2 được sát nhập vào với xí nghiệp 3 nên số lượng công nhân sản xuất tăng lên 299 người tương ứng với 43.27%. Tuy nhiên tốc độ tăng của giá trị sản xuất vẫn cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của công nhân sản xuất nên tốc độ tăng của năng suất lao động công nhân sản xuất là 12.18% qua 2 năm. Tốc độ tăng năng suất lao động của công nhân sản xuất vẫn cao hơn năng suất lao động của công nhân chính. Từ năm 2001 đến nay công ty mở rộng thị trường và lĩnh vực hoạt động nên số lượng đơn đặt hàng Công ty nhận được nhiều hơn và đa dạng hơn và trỏ thành một đơn vị kinh tế uy tín của ngành dệt may. Có được thành tựu đó là do sự nỗ lực của lãnh đạo công ty và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt xí nghiệp 3 là một đơn vị chủ chốt của công ty đóng góp rất nhiều trong sự thành công của công ty. Tốc độ tăng đáng kể của năng suất lao động là nhân tố chủ yếu thể hiện được sự phát triển của công ty và xí nghiệp. Năng suất lao động của công nhân sản xuất tương đối cao năng suất lao động bình quân trong năm của một công nhân sản xuất đạt 120.29triệu đồng/người trong năm 2001 và đến 2003 đã tăng lên thành 131.90 triệu đồng/người tức là tăng 9.65% sau 2 năm. Năm 2005 vừa qua năng suất lao động của công nhân sản xuất là 147.98 triệu đồng/người/năm đã tăng lên rất nhiều so với năm 2001 (tăng 23.02%) và tăng lên 12.18% so với năm 2003. Cũng giống như công nhân chính thì năng suất lao động ngày và năng suất lao động năm của công nhân sản xuất tăng cùng một tốc độ tuy nhiên năng suất lao động giờ lại tăng chậm hơn trong năm 2003 vì bắt đầu từ đây công ty thực hiện được ngày công làm việc thực tế là 7.8 giờ/ngày (ca) làm việc trong khi năm 2001 chỉ có 7.6 giờ/ngày(ca). Do số giờ công làm việc thực tế trong ngày tăng nên khiến cho năng suất lao động ngày và năm tăng nhanh hơn năng suất lao động giờ. Ngoài ra khi so sánh với năng suất lao động của công nhân chính thì ta thấy năng suất lao động của công nhân sản xuất năm 2005 tăng nhiều hơn so với năng suất lao động của công nhân chính. Năm 2005 năng suất lao động của công nhân sản xuất tăng 12.18% trong khi năng suất lao động của công nhân chính chỉ tăng 11.96% so với năm 2003, điều này chứng tỏ công nhân phụ đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, chính họ là nguyên nhân khiến cho năng suất lao động của công nhân sản xuất tăng lên nhanh hơn năng suất lao động của công nhân chính. 2.3. Năng suất lao động bình quân một lao động Năng suất lao động bình quân một lao động phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả hoạt động của đội ngũ lao động và đây chính là chỉ tiêu năng suất lao động mà doanh nghiệp quan tâm nhất. Công thức tính năng suất lao động bình quân W=Q/T W: năng suất lao động bình quân một lao động Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu T: tổng lao động hao phí Bảng 6:biến động năng suất lao động bình quân một lao động Chỉ tiêu Năm2001 Năm2003 Năm2005 2003 so với 2001 2005 so với 2003 Tuyệt đối % tuyệt đối % Giá trị tổng sản lượng (triệu đ) 81319 91146 146496 9827 12.08 55350 60.73 Số lao động (người) 750 770 1100 20 2.67 330 42.86 Số ngày-người TTLV(ngày-người) 204750 210210 300300 5460 2.67 90090 42.86 Số giờ-người TTLV(giờ-người) 1556100 1639638 2342340 83538 5.37 702702 42.86 Wcn (triệu đ/người/năm) 108.43 118.37 133.18 9.95 9.17 14.81 12.51 Wngày(nghìn đ/ngày) 397.16 433.59 487.83 36.43 9.17 54.24 12.51 Wgiờ(nghìn đ/giờ) 52.26 55.59 62.54 3.33 6.37 6.95 12.51 Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất Nhìn chung tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt cao nhất so với năng suất lao động của công nhân chính và năng suất lao động của công nhân sản xuất. Năng suất lao động bình quân năm 2001 là 108.43 triệu đồng/người/năm và đến năm 2003 là118.37 triệu đồng/người/năm, đặc biệt đên năm 2005 vừa qua thì đã đạt được 133.18 triệu đồng/người/năm, một con số rất đáng tự hào. Như vậy qua 2 năm từ 2001 đến 2003 năng suất bình quân một lao động đã tăng 9.95 triệu đồng/người/năm và tương ứng với tăng 9.17%,từ năm 2003 đến 2005 năng suất lao động tăng 14.81 triệu đồng/người/năm tương ứng với tăng 12.51% qua 2 năm. Đối với năng suất lao động giờ thì từ 2001 đến 2003 chỉ tăng được 3.33 nghìn đồng/giờ tương ứng với tăng 6.37% nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động năm, từ năm 2003 đến năm 2005 năng suất lao động giờ tăng 6.95 nghìn đồng/giờ tương ứng với tăng 12.51% bằng với tốc độ tăng năng suất lao động ngày và năng suất lao động năm. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa tốc độ tăng năng suất lao động giờ với tốc độ tăng năng suất lao động năm từ năm 2001 đến năm 2003 là do sự tăng lên của độ dài thực tế bình quân ngày làm việc, năm 2001 độ dài thực tế bình quân ngày làm việc là 7.6 giờ/ngày(ca) đến năm 2003 tăng lên 7.8 giờ/ngày(ca). Người lao động của Xí nghiệp 3 đã hoàn thành rất tốt công việc nên năng suất lao động bình quân một lao động tăng đều đặn qua các năm từ 2001 đến 2005. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân nhiều hơn tốc độ tăng năng suất lao động công nhân chính và công nhân sản xuất chứng tỏ lao động quản lý, công nhân kỹ thuật, công nhân phụ và phục vụ làm việc rất hiệu quả nên làm cho năng suất lao động bình quân của tất cả các loai lao động tăng với tốc độ cao nhất. Từ năm 2001 đến năm 2003 tăng 9.17% còn từ 2003 đến 2005 tốc độ tăng của năng suất lao động bình quân là 12.51% qua 2 năm, như vậy từ năm 2001 đến 2005 năng suất lao động đã tăng lên 22.83% qua 4 năm vậy tốc độ tăng năng suất lao động bình quân là 5.71%/năm. Tình hình năng suất lao động cụ thể từng năm từ 2001 đến 2005 như sau: Bảng năng suất lao động từ 2001 đến 2005 chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Wlđ bình quân 108.43 116.24 118.37 125.61 133.18 Tốc độ tăng Wlđbq so với năm 2001 0.00 7.20. 9.17 15.84 22.83 Nguồn: phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất Biểu đồ sự biến động của tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ năm 2001 đến năm 2005 Năng suất lao động bình quân các năm đều tăng từ năm 2001 đến 2005, tốc độ tăng năm 2005 đạt cao nhất là 22.83% so với năm 2001. Ta có biểu đồ sự biến thiên của tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của các năm so với năm 2001 như sau: 3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Xí nghiệp 3-Công ty 20 3.1 Nhân tố sử dụng thời gian lao động 3.1.1. Nhân tố sử dụng thời gian lao động tại Xí nghiệp 3 Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động sẽ cho phép chúng ta tìm ra nguyên nhân của những tổn thất thời gian lao động trong ca làm việc, tổn thất thời gian trong tháng, trong năm của xí nghiệp 3 từ đó quản lý tốt hơn thời gian làm việc của người lao động. Ban lãnh đạo Công ty 20 nói chung và xí nghiệp 3 nói riêng luôn theo dõi đầy đủ thời gian làm việc và ngừng việc của cán bộ công nhân viên. Trong năm 2005 tình hình thực hiện kế họach thời gian làm việc của người lao động xí nghiệp 3 như sau: Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thời gian làm việc của Xí nghiệp 3 - Công ty 20 năm 2005 Chỉ tiêu Đơn vị tính kế hoạch 2005 thực hiện 2005 Chênh lệch Tuyệt đối % I. Ngày dương lịch năm 2005 Ngày  365 365 0.00 0.00 II. Tổng số ngày nghỉ trong năm  ngày 91.76 91.95 0.19 0.21 A. Ngày nghỉ không lương  Ngày 52 52 0.00 0.00 B.Ngày nghỉ được hưởng lương tính trong đơn giá  ngày 27.28 27.32 0.04 0.15 1.Ngày nghỉ lễ tết  Ngày 9 9 0.00 0.00 2.Ngày nghỉ phép theo luật lao động  Ngày 13.2 13.2 0.00 0.00 3.Ngày nghỉ việc riêng có lương  Ngày 0.5 0.5 0.00 0.00 4.Ngày nghỉ đối với lao động nữ  Ngày 4.58 4.62 0.04 0.87 C. Ngày nghỉ hưởng BHXH  Ngày 12.48 12.63 0.15 1.20 1.Nghỉ ốm  Ngày 3.55 3.52 -0.03 -0.85 2.Nghỉ thai sản  Ngày 8.18 8.89 0.71 8.68 3.Nghỉ khám thai  Ngày 0.21 0.22 0.01 4.76 III. Số ngày làm việc bình quân trong năm  Ngày/năm 273.24 273.05 -0.19 -0.07 IV. Số ngày làm việc bình quân trong tháng  Ngày/tháng 22.77 22.75 -0.02 -0.09 V. Giờ công làm việc trong ngày  giờ/ngày 7.8 7.8 0.3 4.00 Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất Như vậy tại xí nghiệp 3 người lao động được hưởng đầy đủ các ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước, đặc biệt là họ được hưởng chế độ ngày nghỉ đối với lao động nữ rất đầy đủ. Nhìn chung tình hình thực hiện thời gian lao động là khá tốt chỉ có số ngày nghỉ đối với lao động nữ tăng do số người sinh đẻ tăng so với dự kiến đăng ký sinh đẻ trong năm 2005, làm cho số ngày nghỉ đối với lao động nữ tăng 0.04 ngày/người/năm tức là tăng 0.87% so với kế hoạch dự kiến. Số người sinh đẻ tăng cũng làm cho số ngày nghỉ thai sản và số ngày nghỉ khám thai tăng, số ngày nghỉ thai sản tăng 0.71 ngày/người/năm tương ứng với tăng 8.68% , còn số ngày nghỉ tăng 0.01ngày/người/năm tương ứng với tăng 4.76%. Tuy nhiên có một chỉ số đáng mừng là số ngày nghỉ ốm đã giảm được 0.03 ngày/người tương ứng với giảm 0.85%. Ngày nghỉ được hưởng lương tính trong đơn giá và ngày nghỉ hưởng BHXH đều tăng nên làm cho tổng số ngày nghỉ trong năm tăng lên 0.19 ngày/người/năm tương ứng với tăng 0.21%. Do đó số ngày làm việc bình quân trong năm giảm từ 273.24 ngày/năm xuống còn 273.05 ngày/năm, tức là đã làm giảm thời gian làm việc thực tế. Tuy nhiên số ngày làm việc thực tế không thay đổi so với kế hoạch đặt ra vẫn là 7.8 giờ/ngày(ca). Vì thời gian làm việc ảnh hưởng bởi không chỉ số ngày làm việc trong năm mà còn ảnh hưởng rất nhiều bởi số giờ làm việc trong ngày (độ dài bình quân ngày(ca) làm việc. Nhưng ở đây nhân tố độ dài bình quân ngày(ca) làm việc không thay đổi nên chỉ có nhân tố số ngày làm việc bình quân trong năm là ảnh hưởng đến biến động của thời gian lao thực tế so với kế hoạch. 3.1.2. Phân tích biến động thời gian lao động và ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động Wnăm = T x h x Wgiờ Trong đó: Wnăm: Năng suất lao động năm T: số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm h: độ dài bình quân ngày làm việc Wgiờ: năng suất lao động giờ Wnăm thay đổi là do sự biến động của Wgiờ, T, h. Mà nhân tố sử dụng thời gian lao động là nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi T,h nên nó là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất lao động Biến động năng suất lao động bình quân theo nhân tố sử dụng thời gian lao động tại xí nghiệp 3 như sau: Wnăm = Q/T Wnăm = N x h x Wgiờ Trong đó: Wnăm: Năng suất lao động năm Q: giá trị tổng sản lượng T: Tổng số lao động N: số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm h: độ dài bình quân ngày làm việc Wgiờ: năng suất lao động giờ WnămKH = QKH/TKH WnămKH = 146150000/1100 =132864 (nghìn đ/người) WnămTH = 146496000/1100 =133178 (nghìn đ/người) ∆ Wnăm = Wnăm TH – WnămKH = 133178 – 132864 =314 (nghìn đ/người) Wgiờ KH = WnămKH / (NKH x hKH) = 62.34 (nghìn đ/giờ) WgiờTH = WnămTH / (NTH x hTH) = 62.53 (nghìn đ/giờ) ∆Wnăm = ∆Wnăm(N) + ∆Wnăm(h) + ∆Wnăm(Wgiờ) ∆Wnăm(N) = (NTH – NKH ) x hKH x WgiờKH = (273.05 -273.24) x 7.8 x 62.34 = - 92.39 ( nghìn đ/người) ∆Wnăm(h) = 0 (nghìn đ/người) ∆Wnăm(N) = NTH x hTH x (WgiờTH - Wgiờ KH) = 273.05 x 7.8 x ( 62.53 – 62.34 ) = 404.66 (nghìn đ/người) Như vậy nhân tố thời gian lao động đã làm cho năng suất lao động năm của công nhân giảm 92.39 nghìn đ/người, nhưng do năng suất lao động giờ của công nhân tăng khiến cho năng suất lao động năm tăng 404.66 nghìn đ/người nên tổng hợp lại năng suất lao động năm của công nhân vẫn tăng lên 314 nghìn đ/người. Nhân tố độ dài thời gian làm việc trong năm giảm nhưng đối với người lao động thì đây không phải là dấu hiệu xấu vì thực chất năng suất lao động của họ vẫn tăng mà thời gian thực tế làm việc của họ lại giảm chứng tỏ họ sẽ bớt vất vả hơn trong lao động nhưng vẫn làm tốt nhiệm vụ được giao.Tuy vậy đối với tổ chức thì việc giảm thời gian làm việc thực tế trong năm làm cho năng suất lao động thực tế giảm đi, nếu thời gian làm việc tăng thì đây là tiềm năng để tăng năng suất lao động. Nhưng việc tăng năng suất lao động giờ vẫn là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa nhiều nhất trong việc tăng năng suất lao động năm của lao động. 3.2. Nhóm yếu tố máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 3.2.1. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ hiện nay của Xí nghiệp 3 Thời gian gần đây Công ty 20 không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, thanh lý những máy móc cũ đã lạc hậu, nhập mới những máy móc thiết bị hiện đại của Nhật, Đức Đặc biệt từ năm 2002 kỷ niệm 45 năm xây dựng trưởng thành, công ty đã có nhiều đổi mới trong đường lối và quản lý nên từ đó đến nay công ty đã nhập thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất. Số lượng máy móc thiết bị mới đã được sử dụng với công suất cao làm cho năng suất lao động tăng lên khá nhiều Bảng 8: máy móc thiết bị từng loại tại Xí nghiệp 3 - Công ty 20 năm 2005 Tên máy Số lượng (máy) Công suất sử dụng thực tế (%) I. Thiết bị cắt 53 Máy Epmex 9 90 Máy cắt vòng 9 95 Máy cắt tay 22 95 Máy cắt xén đầu 10 95 Máy khác 3 90 II. Máy may 1810 Máy may một kim 1230 95 Máy chuyên dùng 380 90 Thiết bị là hoàn tất 190 90 Nguồn: phòng Kỹ thuật – công nghệ Hầu hết máy móc thiết bị ở xí nghiệp được sử dụng với công suất cao từ 90 đến 95%. Máy móc ở xí nghiệp là tương đối hiện đại so với những công ty khác trong ngành, nhưng chưa phải là những máy móc mới nhất hiện đại nhất hiện nay. Do được trang bị những máy móc thiết bị như trên và khai thác sử dụng với công suất cao nên hiệu quả làm việc của người lao động cũng nhờ đó mà tăng lên. Quy trình công nghệ hiện nay của Xí nghiệp 3 - Công ty 20 Vải Đo Cắt May Hoàn chỉnh KT chất lượng Đồng bộ Thành phẩm Nhập kho Vải Phân khổ Rải vải Cắt May Hoàn chỉnh K T Chất lượng Bao gói Nhập kho Quy trình may đơn chiếc Quy trình may hàng loạt Đây là quy trình đã được áp dụng khá lâu và thích hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Qua khảo sát người lao động họ cho biết máy móc thiết bị và quy trình công nghệ được sắp xếp khoa học và phù hợp với thao tác, và quá trình lao động. 3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố máy móc thiết bị đến năng suất lao động Hầu hết máy móc thiết bị ở xí nghiệp được sử dụng với công suất cao từ 90 đến 95%. Máy móc ở xí nghiệp là tương đối hiện đại so với những công ty khác trong ngành, nhưng chưa phải là những máy móc mới nhất hiện đại nhất hiện nay. Do được trang bị những máy móc thiết bị như trên và khai thác sử dụng với công suất cao nên hiệu quả làm việc của người lao động cũng nhờ đó mà tăng lên. 3.3. Nhóm yếu tố về tổ chức phục vụ nơi làm việc 3.3.1. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc tại Xí nghiệp 3 - Công ty 20 Tại Xí nghiệp 3 - Công ty 20 tổ chức phục vụ nơi làm việc được thực hiện khá tốt, có các chế độ phục vụ như: phục vụ nguyên vật liệu, phục vụ dụng cụ, phục vụ vận chuyển bốc dỡ, phục vụ năng lượng, phục vụ điều chỉnh sữa Bảng 9: Cơ cấu công nhân phục vụ các loại như: chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 người % người % người % Tổng số lao động 24 100 27 100 32 100 1.phục vụ điện nước 3 12.50 4 14.81 3 9.38 2. Phục vụ kiểm tra 9 37.50 10 37.04 19 59.38 3. phục vụ sửa chữa 8 33.33 9 33.33 6 18.75 4. Phục vụ sinh hoạt 4 16.67 4 14.81 4 12.50 Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất Chế độ phục vụ tại phân xưởng khá đầy đủ và theo như nhận xét của bản thân những người lao động ở đây thì tổ chức phục vụ nơi làm việc được tiến hành khá tốt và phục vụ kịp thời nhanh chóng cho công nhân chính. Năm 2005 tỷ lệ lao động phục vụ có sự giảm đi nhưng chất lượng phục vụ vẫn không giảm, đây chính là mong muốn của các nhà lãnh đạo, hao phí lao động ít hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất. 3.3.2. Ảnh hưởng của tổ chức phục vụ nơi làm việc đến năng suất lao động Tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt sẽ giúp quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt còn là nhân tố cơ bản làm giảm hao phí thời gian lao động và tăng năng suất lao động . Tại xí nghiệp 3 thì công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc được đánh giá là khá tốt tuy nhiên vấn đề này chưa được các nhà lãnh đạo quan tâm đúng mức. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc chưa không có nhiều thay đổi về cách thức và phương pháp phục vụ nên nó vẫn còn là một tiềm năng để có thể tăng năng suất lao động. Về việc phục vụ sửa chữa nhỏ thì trung bình 3 tổ mới có 1 người công nhân sửa chữa nhỏ nên có những lúc 2 tổ thuộc cùng 1 người phụ trách cùng có những trục trặc cần sửa chữa thì người công nhân này không thể đảm nhận được hết mà sẽ có lãng phí xảy ra do một tổ sẽ phải mất thời gian chờ đợi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những lãng phí về thời gian làm việc, rất nhiều người phải ngừng việc để chờ sửa chữa Việc tổ chức phục vụ nơi làm việc chắc chắn có ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động vì nếu không có những công nhân phục vụ thì người công nhân chính sẽ mất thêm rất nhiều thời gian để hoàn thành được công việc. Nhất là khi công nhân chính và công nhân phụ phối hợp tốt thì chất lượng công việc càng nâng cao. Chính vì lẽ đó trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay thì việc chuyên môn hóa và hiệp tác hóa càng được chú trọng. Nhìn chung đánh giá một cách tổng quát thì công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc ở xí nghiệp được thực hiện tốt đáp ứng nhanh chónh kịp thời nhu cầu của công nhân chính làm cho quá trình sản xuất được liên tục và hiệu quả hơn 3.4. Nhóm nhân tố về bố trí lao động 3.4.1. Tình hình bố trí lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20 Việc bố trí lao động ở xí nghiệp 3 ta sẽ chỉ tìm hiểu về sự bố trí lao động trong những người công nhân. Vì vậy yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp giữa công việc và người thực hiện đó chính là chỉ số về cấp bâc công việc và cấp bấc công nhân. Cấp bậc công nhân bình quân và cấp bậc công việc bình quân qua các năm được thể hiện trong bảng sau đây: Bảng 10:biến động cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc qua các năm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Cấp bậc công nhân bình quân 2.11 2.19 2.23 Cấp bậc công việc bình quân 2.98 3.10 3.34 Chênh lệch - 0.87 - 0.91 - 1.11 Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất Xí nghiệp 3 là xí nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc nên người lao động sẽ được bố trí sao cho cấp bậc công nhân thấp hơn cấp bậc công việc. Đây là sự bố trí phù hợp có thể kích thích người lao động làm những công việc cao hơn so với trình độ bản thân. Bố trí như thế tuy người lao động phải cố gắng mới hoàn thành được công việc nhưng nó lại kích thích những tiềm năng của họ và khiến họ phát huy được những khả năng tiềm tàng của mình. Tuy thế đó mới chỉ là tình hình chung của toàn xí nghiệp còn trong từng bộ phận thì vẫn có những bất hợp lý trong bố trí lao động, ví dụ như bộ phận cơ khí sửa chữa thì cấp bậc công nhân lại lớn hơn cấp bậc công việc, bộ phận này đã lãng phí nguồn lực khi bố trí như vậy. Ngược lại có những bộ phận cấp bậc công nhân thập hơn khá nhiều so với cấp bậc công việc dẫn đến người lao động gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ vì nó quá khó đối với họ, họ lãng phí nhiều thời gian để giải quyết những vướng mắc trong công việc. 3.4.2. Những ảnh hưởng của bố trí lao động đến năng suất lao động Bố trí lao động không phù hợp: nếu cấp bậc công nhân lớn hơn cấp bậc công việc thì sẽ lãng phí công nhân, còn nếu bố trí cấp bậc công việc lớn hơn nhiều cấp bậc công nhân thì người công nhân phải làm những công việc quá phức tạp so với trình độ của mình dẫn đến khó khăn khi hoàn thành công việc. Cả 2 trường hợp trên đều dẫn đến giảm năng suất lao động Tại xí nghiệp 3 thì tình hình chung là người lao động được bố trí cấp bậc công nhân nhỏ hơn cấp bậc công việc 1 hoặc 2 bậc. Đối với những người mà cấp bậc công nhân của họ bằng hoặc thấp hơn 1 bậc so với cấp bậc công việc thì họ làm việc rất hiệu quả, số lượng thời gian lãng phí rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Đây chính là sự bố trí phù hợp để giảm lãng phí công nhân và đạt đựoc hiệu quả công việc cao. Tuy vậy bên cạnh đó vẫn có những bộ phận mà bố trí cấp bậc của công nhân cao hơn so với cấp bậc công việc như bộ phận cơ khí sửa chữa, đây là một sự lãng phí công nhân, không khai thác hêt được tiềm năng của người lao động mặc dù chất lượng công việc vẫn được đảm bảo nhưng như thế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0072.doc
Tài liệu liên quan