Đề tài Những phương hướng và giải pháp để tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thể tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ làm cho tất cả các vùng đêù phát triển.

Đầu tư ở mức cần thiết cho các vùng kinh tế trọng điểm. Để thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt chú trọng đến những vùng còn kém phát triển, nhất là các vùng cao biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng có bước tiến nhanh hơn, dần dần giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những phương hướng và giải pháp để tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các nước chậm phát triển so với các nước phát triển. + Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả lớn các nguồn lực ở trong nước nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh. + Đối với những nước đang phát triển như nước ta trong qúa trình chuyển từ mô hình chiến lược CNH hướng nội thay thế nhập khẩu sang mô hình chiến lược CNH "hướng ngoại" thì nó thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch này và cho phép đạt được hiệu quả cao. Đảng và Nhà nước đã xác định xây dựng đất nước theo con đường XHCN việc tiến hành CNH trong điều kiện đó tất nhiên phải áp dụng thành tựu mới khoa học công nghệ nhằm gắn liền CNH với HĐH nền kinh tế quốc dân. Do vậy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật của nước ta được xác định là then chốt và nó là quốc sách là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Nước ta tiến hành Công Nghiệp Hoá chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí trong điều kiện cuộc cách mạng Khoa Học Công Nghệ hiện đại đang nổ ra để tranh thủ công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Quá trình Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá có những bươc đi thích hợp kết hợp cả tuần tự, nhảy vọt rồi cả quy mô lớn, vừa và nhỏ nhưng chủ yếu là vừa và nhỏ. Ngày nay nước ta trong điều kiện kinh tế mở mới các chính sách đa phương hoá và đa dạng hoá kinh tế kỹ thuật đã và sẽ tạo khả năng to lớn để nước ta có thể vừa tranh thủ được sự giúp đỡ từ các mặt ở nước ngoài như vốn, nguồn lực thiết bị kỹ thuật và phát huy nguồn lực trong nước để cơ khí hoá hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. 2. Cùng với quá trình co khí hoá Hiện Đại Hoá diễn ra phân công lai lao động Xã Hội chuyển một lao động trong nông nghiệp sang ngành kinh tế khác. Đó chinh là sự chuyển dịch co cấu kinh tế xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp ly trong cả nước đó là cơ cấu: Công - Nông Nghiệp - Dịch Vụ. Một cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác được những tiềm năng của mỗi vùng mỗi đát nước. 3. Quá trình Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá nhằm phát triển lực lượng sản xuất trên cơ sở đó để xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đa dạng các hình thức sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 4. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý: Công nghiệp hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một cơ cấu kinh tế cũ lạc hậu sang một cơ cấu kinh tế mới hợp lý. Cơ cấu kinh tế là tổng hợp hữu cơ các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế thể hiện ở các tỷ lệ cân đối kinh tế và phản ánh trạng thái biến đổi của phân công lao động xã hội. Trong cơ cấu kinh tế quan hệ giữa công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ là các bộ phận có tầm quan trọng. Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý là yêu cầu tất yếu trong qúa trình công nghiệp hoá cơ cấu kinh tế phải đảm bảo những yêu cầu sau đây: - Cơ cấu kinh tế phải phản ánh đúng các yêu cầu kinh tế của các quy luật kinh tế, quy luật khách quan. - Cơ câú kinh tế phải phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới hiện nay. - Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với sự phân công và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển - Cơ câú kinh tế phải đảm bảo tính hợp lý nhằm khai thác sử dụng tối ưu các nguồn lực kinh tế. Để đáp ứng được những yêu cầu đó tính hợp lý của cơ câú kinh tế xét về nội dung chính là cơ cấu ngành và vùng. Cơ cấu kinh tế ngành và vùng được xác định một cách đúng mức phải phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, vừa đầu tư vốn vào vùng trọng điểm vừa đầu tư vào vùng núi cao, hẻo lánh nhằm đưa vùng này phát triển kịp với quy mô cả nước. Xây dựng một cơ câú kinh tế hợp lý trong qúa trình hoạt động tiến hành công nghiệp hoá là một hoạt động có ý thức, có tính khách quan phù hợp với hiện trạng tiềm lực và khả năng hoạt động của nền kinh tế ta hiện nay. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới dựa trên cơ sở bình đẳng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Nước ta có một qúa trình phát triển lâu dài trong thời ky phụ thuộc vào bọn thực dân phong kiến từ đó làm xã hội phân tán, các thành phần kinh tế khó hoạt động được, với những yêu cầu đó mà khi đất nước được giải phóng , thì Đảng ta đã xác định xây dựng nền kinh tế theo định hướng XHCN, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ khi đổi mới đến nay Đảng cũng đã vấp phải một số sai lầm nóng vội duy ý chí, chủ quan với thực tế. Qúa trình đôỉ mới chú trọng phát triển công nghiệp nặng, coi thường phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. Sau đại hội Đảng lần thứ VI Đảng ta đã có những phương hướng đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng XHCN dưạ vào khả năng trong nước và tập trung vốn nước ngoài. Trong những năm đổi mới này nền kinh tế bắt đầu có hướng phát triển mạnh, tăng trưởng nhanh đạt kết quả cao. Trên cơ sở đổi mới đó để có khả năng và điều kiện làm tốt các yêu cầu công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo. Để từng bước tạo ra cơ cấu kinh tế đó, cần phải thực hiện sự kết hợp với công nghệ với nhiều trình độ khác nhau. Đa dạng hoá mặt hàng bằng kỹ thuật, tranh thủ công nghệ bằng mũi nhọn tiên tiến, điều đó cho phép sử dụng phù hợp người lao động dồi dào vốn có của đất nước chú trọng phát triển các thành phần kinh tế với quy mô vừa và nhỏ là chính, từng bước xây dựng cơ câú kinh tế hợp lý hơn trong những năm tiếp theo. Trong những năm trước mắt, tạo công ăn việc làm sử dụng nguồn năng lao động xã hội, việc tiến hành phân công lại lao động xã hội cần phải được tiến hành trên tất cả các địa bàn tiến hành sắp xếp phân bố lại chỗ hoặc chuyển một số bộ phận từ nơi này sang nơi khác để xây dựng các vùng kinh tế mới, khu công nghiệp mới... Chúng ta luôn quan tâm đến việc sắp xếp lại lao động tại chỗ đó là tiền đề có thể khai thác hết tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp hay địa phương. II. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm trước mắt. Quá trình công nghiệp hoá những năm trước mắt của Đảng và Nhà nước ta đã xác định đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Nâng cấp cải tạo và mở rộng và xây dựng có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế. Phát triển có lựa trọn một số ngành công nghiệp nặng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy nhanh và có hiệu quả. Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới hệ thông giao thông để từ đó nhàm phát triển mạnh ngành dịch vụ như: du lịch, thương mại. Hình thành dần một số mũi nhọn như chế biến nông lâm thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí một số ngành cơ khí chế tạo , công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ. 1. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn: - Phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp hình thành các vùng tập trung chuyên canh, quy mô rộng khai thác nguồn lực sẵn có của vùng đồng thời tạo nên một cơ câú hợp lý về cây trồng vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại cho người sản xuất, vừa tạo ra được sản phẩm dư thừa cho xã hội. Phát triển đồng bộ giữa các ngành đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến của thị trường trong và ngoài nước. - Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hóa... - áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản với chất lượng tốt, khai thác hết khả năng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và gắn liền với những ngành công nghệ khác. - Phát triển những ngành nghề, làng truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu - Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại. Hoàn thành việc giao đất khoán rừng cho các hộ nông dân, khuyến khích huy động nhiều nguồn vốn, cho phát triển nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Có chính sách khuyến khích và trợ giúp vốn cho nông dân xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết những vấn đề khó khăn về vốn, về giá cả vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2. Phát triển công nghiệp: - Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ưu tiên các ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu phát triển kinh tế nâng cao khả năng tự chủ về kinh tế và quốc phòng. - Kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng nhằm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu cần thiết trong từng thời kỳ. 3. Xây dựng kết câú hạ tầng Xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông đường xá mở rộng thêm một số tuyến giao thông trọng yếu, kết hợp giao thông với thuỷ lợi, tận dụng giao thông đường thuỷ, mở thêm đến các vùng sâu, vùng xa, cải thiện giao thông ở các thành phố lớn, cải tạo nâng cấp một số cảng sông cảng biển, sân bay, xây dựng dần cảng biển nước sâu. Phát triển nguồn điện cải tạo mở rộng lưới điện đáp ứng nhu cầu và cung cấp điện ổn định cải thiện việc cấp thoát nước ở đô thị, thêm nguồn nước sạch cho nông thôn. Tăng đầu tư kết cấu hạ tầng cho xã hội như giáo dục, y tế khoa học - văn hóa- thông tin. 4. Phát triển nhanh các ngành du lịch, các ngành dịch vụ : Như hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, thương mại vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán.... và các dịch vụ phục vụ cuộc sống của nhân dân. Từng bước cải thiện nâng cấp các trung tâm du lịch, thương mại có tầm cỡ khu vực nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch cua các nước. 5. Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thể tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ làm cho tất cả các vùng đêù phát triển. Đầu tư ở mức cần thiết cho các vùng kinh tế trọng điểm. Để thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt chú trọng đến những vùng còn kém phát triển, nhất là các vùng cao biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng có bước tiến nhanh hơn, dần dần giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng. 6. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại tạo thêm mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Giảm dần việc nhập siêu ưu tiên việc nhập khẩu để phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu, hạn chế nhập những hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, có chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp hơn. Việc sử dụng vốn vay và thu hút trực tiếp vốn đầu tư vào những dự án khả thi nhất mang tinh cấp thiết và trọng điểm nhất nhằm phát triển đất nước III. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam - những khó khăn và thuân lợi 1. Khái quát quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam ở nước ta, công cuộc công nghiệp hoá đất nước đã bước khởi đầu từ đại hội III (1960) của Đảng. Chủ trương của Đảng đã được định hướng thực hiện qua kế hoạch dài hạn 5 năm. Song điều kiện nền kinh tế vốn ngheò nàn lạc hậu, phần do chính sách cấm vận của Mỹ làm cản trở sự giao lưu kinh tế giữa nước ta và các nước trên thế giới. Nhưng quan tâm hơn cả là sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước có sai lầm trong việc đề ra chủ trương cải tạo, xây dựng kinh tế thể hiện ở tư tưởng nóng vội chủ quan duy ý chí, trong công nghiệp hoá do nôn nóng đẩy mạnh qúa mức việc xây dựng công nghiệp nặng như "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng" muốn hiện đại hoá nhanh, nhưng nền kinh tế của ta vốn nhỏ bé, phân tán lạc hậu mà lại đâù tư nhiều vốn kỹ thuật, tập trung sức lực lớn xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp nặng, nhiều công trình cộng cộng trong điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn và chưa đủ những tiền đề cần thiết. Chính những sai lầm trên đã dẫn đến hậu quả mất cân đối lớn trong nền kinh tế, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Đảng ta đã sớm nhận thức ra những sai lầm của mình, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) là cái mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ đổi mới. Đại hội đã nhận định đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một thời kỳ dài, đầy khó khăn và phải trải qua một chặng đường nhất định, và bây giờ chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên. Nhiệm vụ mục tiêu của chặng đường đầu tiên là: "ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá cho chặng đường tiếp theo". Trong 5 năm trước mắt (1986-1990) cần tập trung sức người sức của để thực hiện bằng được mục tiêu của 3 chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Nội dung của 3 chương trình kinh tế là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên. Đường lối đổi mới của Đảng đề ra từ đại hội VI đã được thực hiện và đi vào cuộc sống và bước đầu đã đạt được những thành quả hết sức quan trọng và có ý nghĩa, trước tiên là lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đời sống nhân dân đã có phần ổn định, sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu cả nước, hàng hoá thị trường đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với các nhu cầu thị trường, với phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá cả tiền lương... giảm đáng kể lạm phát được đẩy lùi xuống mức có thể kiềm chế được, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân được giảm bớt khó khăn. Trên cơ sở phát huy những thành quả đã đạt được, Đại hội lần thứ VII (1991) đã đề ra chủ trương kế thừa, phát huynhững ưu điểm đã đạt được, khắc phục những khó khăn hạn chế trong quá trình đổi mới bổ sung phát triển đường lối đổi mới của đất nươc tiến lên Phương hướng và mục tiêu chính mà đại hội VII đề ra "Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát" thì đến nay chúng ta đã đạt được mục tiêu ấy, chúng ta đã từng bước ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, đời sống của nhân dân đã từng bước được cải thiện, bước đầu có tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta, đến nay nền kinh tế của chúng ta đã chấm dứt được tình trạng suy thoái và đang trên đà phát triển. 2. Những khó khăn khi nước ta tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá a. Những khó khăn: Trong thời kỳ đầu của việc CNH-HĐH đất nước chúng ta đang còn ngỡ ngàng trước nhiều điều mới mẻ, nhân thức về CNH - HĐH còn hạn chế, bởi vì nước ta vừa thoát khỏi hai cuộc chiến tranh tàn khốc là chống đế quốc Mỹ và Pháp, do đó đội ngũ cán bộ của ta không có điều kiện nâng cao nhận thức về CNH- HĐH trong hoạt động còn nhiều mò mẫm theo kiểu "dò đa qua sông", cơ sở vật chất và kỹ thuật còn quá lạc hậu cũ kỹ do đó đã gây cản trở rất lớn đến việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước mà không tuân theo trình tự từng bước của vấn đề, chính vì thế mà chúng ta không đẩy nhanh được sự nghiệp CNH mà còn gây thêm cản trở cho việc tiến hành và xây dựng mô hình CNH-HĐH cho hiện tại và tương lai. b. Nền kinh tế nước ta vẫn xếp vào nước chậm phát triển: Lạm phát vẫn chưa được kìm chế vững chắc điển hình: năm 1986: 587,2%;năm 1987: 416,77%; năm 1988: 410,9%; năm 1989: 30%, nguồn vốn thì hạn chế mà lại đương đầu với cuộc cách mạng quyền lực về kinh tế và thương mại, tình hình quốc phòng và an ninh còn nhiều phức tạp. Công tác giáo dục và đào tạo cộng với công tác nghiên cứu và triển khai còn chưa theo kịp với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ kinh tế còn non kém và bố trí phân công chưa hợp lý với năng lực. Bộ máy của Đảng Nhà nước và các đoàn thể còn quá cồng kềnh, kém hiệu lực, tình trạng tham những quan liêu, lãng phí vẫn còn là một vấn đề. Tích luỹ vốn nội bộ nền kinh tế còn quá thấp, Nhà nước thiếu chính sách để huy động nguồn vốn trong dân. Năm 1995 đâù tư xâydựng cơ bản trong nước (kể cả nguồn vốn khấu hao cơ bản) chỉ chiếm 16,7% GDP, trong đó phần vốn ngân sách chỉ chiếm 4,2GDP; đây là một con số còn qúa khiêm tốn so với yêu cầu phát triển kinh tế và để tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài. Trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới vừa lúng túng, vừa có tình trạng buông lỏng, chưa phát huy tốt được mọi tiềm năng và giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất. Các vướng mắc về cơ chế chính sách chậm được tháo gỡ dẫn đến không tạo đủ điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn nhằm giúp đỡ các kinh tế hợp tác mới xuất hiện phát triển thuận lợi. Cơ chế thị trường còn sơ khai, vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế còn non kém, hệ thống quản lý cũng đang trong quá trình chuyển đổi, luật pháp cơ chế và chính sách chưa đồng bộ, nhất quán và tác động cùng chiều để thúc đẩy và hướng dẫn nền kinh tế phát triển mạnh, nâng cao hiệu quả và đúng hướng. Tình hình xã hội còn nhiều mặt tiêu cực, tệ nạn tham nhũng của công, buôn lậu chưa được ngăn chặn, thậm chí còn tiếp tục do đó làm thất thoát ngân sách Nhà nước lên đến mức đáng phải quan tâm. Hệ thống chính trị có đổi mới nhưng vẫn còn có nhiều nhược điểm, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng chưa được nâng lên theo kịp với đòi hỏi của tình hình công tác tuyển chọn bồi dưỡng cán bộ còn nhiều lúng túng, chậm trễ. Công nghệ sản xuất của chúng ta chủ yếu là công nghệ cũ và chắp vá điều đó đã hạn chế khả năng tăng năng suất và tăng chất lượng sản xuất ra sản phẩm phải mất nhiều thời gian và nhiều nguyên liệu, tốn nhiều sức người điều đó dẫn đến quá trình nâng cao đời sống của nhân dân và qúa trình công nghiệp hoá đất nước bị kéo dài. Nước ta là một nước giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chúng ta chưa có một kế hoạch khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm do đó làm phung phí nguồn tài nguyên đến mức nguy cơ báo động. 3. Những thuận lợi khi nước ta tiến hành công nghiệp hoá Nước ta tiến hành CNH- HĐH trong một tình hình chính trị - xã hội ổn định. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự tham gia quản lý của Nhà nước đang hình thành và phát triển. Nguồn lực vật chất được tăng cường, mức sống nhân dân tăng nhanh rõ rệt. Sản lượng lương thực, thực phẩm đã tăng lên đáng kể từ 13,3 triệu tấn năm 1970-1980 đã tăng lên 26,5 triệu tấn năm 1995 và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, nền kinh tế đã bắt đầu có tích luỹ. Trong 5 năm 1991-1995 nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8,2%. Vốn đầu tư toàn xã hội năm 1990 chiếm 18,8GDP, đến năm 1995 đã tăng lên 27,4% GDP. Sự nghiệp giáo dục của đất nước có nhiều tiến bộ cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên. Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước có thêm kinh nghiệm. Chúng ta đã tự do quan hệ bên ngoài sau khi Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận đối với nước ta, xuất khẩu tăng lên khá nhanh và bước đầu đã phần nào thay thế hàng nhập khẩu. Xu hướng quốc tế hoá kinh tế tăng lên, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra sôi động, kinh tế khu vực châu á - Thái Bình Dương đã phát triển nhanh. Quan hệ quốc tế của nước ta ngày càng mở rộng. Nước ta có những lợi thế quan trọng để phát triển. Đó là : Chế độ chính trị ưu việt, vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Nhân dân ta lại có nhiều khả năng học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới. Nước ta bước vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với xuât phát điểm rất thấp về kinh tế và năng lực khoa học công nghệ. tuy nhiên biết phát huy lợi thế của người đi sau tránh những thất bại mà người đi trước đã gặp, lợi dụng cơ hội tiềm tàng là đi thẳng vào công nghệ tiên tiến thích hợp, thì Việt Nam có thể tìm kiếm được con đường phát triển "không tuần tự", đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đồng thời với những tiến bộ xã hội công bằng và văn minh Phần III: những phương hướng và giải pháp để tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá I. Những phương hướng cần thiết để tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 1. Nguồn vốn để tiến hành công nghiệp hoá Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới có nền kinh tế kém phát triển như nước ta để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại thì tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá. Việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới trong con đường công nghiệp hoá phải có nhiều điều kiện trong đó vốn là một trong những điều kiện hết sức quan trọng. Trong điều kiện đất nước ta hiện nay vấn đề tích luỹ một nguồn vốn dồi dào cho việc xây dựng và đổi mới là một trong những cơ sở tiền đề đầu tiên. Nước ta chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường ta cần giải quyết một số khía cạnh sau đây: - Hiện nay để phát huy hết những khả năng tiềm tàng về vật tư, lao động tất yếu phải thực hiện sự chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm để thoả mãn các yêu cầu của nhân dân. - Quá trình công nghiệp hoá kèm theo sự thay đổi lớn về số lượng, chất lượng, về cơ cấu ngành sản xuất nhiều ngành nghề mới xuất hiện, do đó tất yếu phải đòi hỏi phải có vốn đâu tư mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Nguồn gốc cơ bản của vốn tích luỹ là lao động thặng dư, nhưng đều có ý nghĩa quyết định là phải tìm mọi biện pháp để tăng năng suất của lao động thặng dư chứ không phải tăng độ dài thời gian lao động. Muốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước ta phải tích luỹ được một nguồn vốn. Nguồn vốn để tiến hành công nghiệp hoá bao gồm nguồn vốn tích luỹ từ trong nước và nguồn vốn tích luỹ từ nước ngoài. Để tăng cường tích luỹ vốn nội bộ trong nước ta cần phải thực hiện mạnh mẽ các biện pháp sau đây - Nước ta có thế mạnh là nguồn lao động dồi dào và đất đai phì nhiêu. Nguồn tài nguyên sẵn có trong nước dồi dào, điều kiện khí hậu thay đổi theo màu, đó là những điều kiện thuận lợi để xen canh gối vụ, bố trí họp lý các khâu trong quá trình sản xuất, hạn chế những tác động của điều kiện tự nhiên, nhằm tận dụng hết thế mạnh của từng vùng nâng cao đời sống nội bộ của các thành viên trong vùng đồng thời tích luỹ vào ngân sách Nhà nước. Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển mọi thành phần kinh tế. - Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương các vùng tiến hành khai thác nguồn lực sẵn có. Đề ra những chính sách kinh tế phù hợp với thực trạng kinh tế của từng địa phương, từng vùng. - Quy hoạch các địa bàn kinh tế trọng điểm, hình thành những cụm những khu công nghiệp của từng vùng, từng địa phương một cách hợp lý, xây dựng ở đó những cơ sở hạ tầng cần thiết và quy chế hành chính thích hợp nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước cho phát triển sản xuất kinh doanh, theo mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, đảm bảo an ninh quốc gia. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường vĩ mô ổn định, thuận lợi cho phát triển đầu tư , xây dựng chính sách luật lệ đầu tư rõ ràng, nhất quán để mọi người yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo quy hoạch của Nhà nước, khắc phục nạn quan liêu đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc xin giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh thuế đất giải phóng mặt bằng, lắp ráp điện nước máy móc thiết bị. Thực hiện tốt luật khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. - Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, lâm nghiệp và ngư nghiệp các ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá mặt hàng, nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, giảm bớt những khó khăn của đất nước, đồng thời đâỷ nhanh tốc độ công nghiệp hoá ở các chặng đường tiếp theo. - Thực hiện tiết kiệm, phải coi tiết kiệm là quốc sách, tiết kiệm trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội. Ngoài nguồn vốn trong nước, nguồn vốn từ bên ngoài có vai trò quan trọng. ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế còn thấp kém, nguồn vốn còn hạn hẹp, việc mở rộng quan hệ các hình thức hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn từ nước ngoài một mặt phải tranh thu sự giúp đỡ của tất cả các tổ chức quốc tế. Đồng thời cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương coi đó là những biện pháp thiết thực để tăng vốn cho công nghiệp hoá. 2. Đào tạo lực lượng lao động xã hội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất nói chung cũng như quá trình công nghiệp để tạo lập ra cơ sở vật chất kỹ thuật đều đòi hỏi phải có một đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn và trình độ tổ chức quản lý ngày càng cao. Để thực hiện được yêu cầu đó mọi quốc gia nói chung cũng như Việt nam ta nói riêng đều xác định chiến lược đặt con người vào trung tâm hàng đầu có tính quyết định nhất. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài: coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111080.doc
Tài liệu liên quan