Đề tài Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA

Đối với ASEAN, Mỹ là đối tác chiến lược có tầm quan trọng. Hiện nay, trong buôn bán với Mỹ, ASEAN đạt thặng dư thương mại và nhận được lượng đầu tư khá lớn. Đối với Xingapo, Malaixia, Philipin và Thai lan, Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng khi tuần tự chiếm 25%,18% và 10% tổng giá trị xuất khẩu của họ. Hai năm sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, chính nhu cầu công nghệ thông tin ở Mỹ góp phần quan trọng trong sự phục hồi của ngành xuất khẩu chủ lực- ngành điện tử- của nhiều nước trong khối. Gần đây, những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 cũng đẫ hứa hẹn một tốc độ xuất khẩu tốt hơn trong năm 2002 đối với Philipin là 11%, với Malaixia là 7,4%

 

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có những điều chỉnh cho phù hợp để có những chương trình hành động sau này. Các danh mục hàng hoá thực hiện CEPT của Việt Nam đẫ được xây dựng tuân theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và công bố với các nước ASEAN vào ngày 10/12/1995 tại phiên họp lần thứ 8 của Hội đồng AFTA. Để đưa ra chương trình hành động CEPT, ta đã căn cứ vào những chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoài ra, việc xây dựng còn dựa trên những tính toán về tình hình kinh tế cũng như năng lực của Việt Nam chương trình thực hiện CEPT. Cụ thể như sau: 1.3.1 Danh mục loại trừ hoàn toàn: Danh mục này được xây dựng phù hợp với Điều 9 của Hiệp định CEPT và bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cuộc sống và sức khoẻ con người, động thực vật, đến các giá trị lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ như: các loại động vật sống, thuốc phiện, thuốc nổ, vũ khí, Danh mục này bao gồm 213 nhóm mặt hàng, chiếm 6,6% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu, và là các mặt hàng cụ thể như sau: Các loại động vật sống (trừ loại để làm giống); Các chế phẩm dùng cho trẻ em đã đóng gói để bán lẻ; Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện, xì gà, thuốc lá và rượu bia thành phẩm; Các loại xỉ và tro; Các loại xăng dầu (trừ dầu thô); Các loại thuốc nổ, thuốc phóng, các loại pháo; Các loại lốp bơn hơi cũ; Các loại thiết bị điện thoại, điện báo hữu tuyến, vô tuyến, các loại thiết bị ra đa, các loại máy thu sóng dùng cho điện thoại, điện báo ; Các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi, các loại ô tô và phương tiện tự hành có tay lái nghịch; Các loại vũ khí, khí tài quân sự; Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, đổ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục và trật tự an toàn xã hội; Các loại hoá chất, dược phẩm độc hại, các chất phế thải, các đồ tiêu dùng đã qua sử dụng, 1.3.2 Danh mục loại trừ tạm thời. Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng tuy có thuế suất thấp hơn 20%, nhưng trước mắt cần thiết phải bảo hộ bằng thuế như biện pháp hạn chế sổ lượng nhập khẩu, hàng phải có giấy phép của quan thuế như biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, hàng phải có giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành, hàng phải qua kiểm tra Nhà nước về chất lượng, hàng phải qua kiểm tra về vệ sinh dịch tễ và hàng phải qua kiểm tra về an toàn lao động. Danh mục loại trừ tạm thời của Việt Nam gồm 1317 nhóm mặt hàng, chiếm 40,9% tổng số các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu và là những mặt hàng chủ yếu sau: Các loại ô tô (trừ các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi); Xe đạp, các loại đồ chơi trẻ em; Các loại máy gia dụng (như máy giặt, máy điều hoà, quạt điện, ); Các loại mỹ phẩm và đồ dùng không thiết yếu; Các loại vải sợi và một số đồ may mặc; Các loại sắt, thép; Các sản phẩm cơ khí thông dụng; Ngoài ra, một trong những lí do chưa đưa các mặt hàng này vào Danh mục cắt giảm thuế quan là theo quy định của CEPT, những mặt hàng nào của nước thành viên ASEAN công bố cắt giảm thuế quan và hưởng thuế suất ưu đãi từ các nước thành viên khác, thì đồng thời cũng phải loại bỏ ngay các hạn chế về định lượng và nhất là trong thời gian 5 năm sau đó, cũng sẽ phải thực hiện việc loại bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu thông qua các rào cản phi thuế quan. Do đó, nếu Việt Nam đưa các mặt hàng như đề cập ở trên vào Danh mục loại trừ tạm thời, để trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2003 sẽ chuyển dần sang Danh mục cắt giảm thuế quan ngay, thì có nghĩa là Việt Nam sẽ có thêm 5 năm, kể từ năm mặt hàng được chuyển sang Danh mục cắt giảm, mới phải loại bỏ các biện pháp hạn chế phi thuế quan. Khoảng thời gian này là cần thiết để hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước làm quen dần với môi trường cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động để làm cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả hơn. 1.3.3 Danh mục cắt giảm thuế quan ngay. Danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan ngay của Việt Nam chủ yếu gồm các mặt hàng trong Biểu thuế hiện đang có thuế suất thấp dưới 20% - tức là các mặt hàng thuộc diện có thể áp dụng ưu đãi theo CEPT ngay. Do đó, việc xuất khẩu của Việt Nam đối với các mặt hàng này sẽ được áp dụng ngay lập tức các thuế suất ưu đãi CEPT từ các nước thành viên ASEAN khác. Ngoài ra, Danh mục cắt giảm thuế quan cũng bao gồm một số mặt hàng hiên có thuế suất cao nhưng Việt Nam đang có thế mạnh về xuất khẩu. Do đó sẽ góp phần khuyến khích phát triển các ngành sản xuất phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Tổng số nhóm mặt hàng trong Danh mục cắt giảm thuế quan là 1661 nhóm mặt hàng, chiếm 51.6% của tổng các mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam. Mặc dù Danh mục này của Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp so với các nước thành viên ASEAN khác khi họ bắt đầu thực hiện chương trình CEPT (trung bình la 85%), nhưng đây là biện pháp an toàn nhất để Việt Nam có thời gian nghiên cứu kỹ thêm và rút ra các bài học kinh nghiêm trong năm đầu tiên thực hiện chương trình CEPT, từ đó có đối sách cho những năm tiếp theo. 1.3.4 Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm. Căn cứ vào yêu cầu bảo hộ cao của sản xuất trong nước đối với một số mặt hàng nông sản chưa chế biến và đồng thời có tham khảo danh mục này của các nước ASEAN, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Danh mục này bao gồm 26 nhóm mặt hàng tiêu dùng, quản lý của Bộ chuyên ngành. Trong hai năm 1996, 1997, Việt Nam đã đưa 1.496 nhóm mặt hàng nhập khẩu của Danh mục IL vào thực hiện giảm thuế với ASEAN (quy định tại Nghị đinh 91 CP ngày 18/12/1995 và Nghị định 82 CP ngày 13/12/1996 của Chính phủ). Các nhóm mặt hàng này phần lớn đều có thuế suất từ 0 - 5%. chương 2 Những thách thức của việt nam trong quá trình hội nhập AFTA 2.1 Cơ hội cho Việt nam . Có thể nói rằng việc tham gia AFTA của Việt Nam chính là một cố gắng hơn nữa để hội nhập ASEAN và tiến tới hội nhập thế giới. Tuy vậy, mục đích chính của việc tham gia các tổ chức trên quy mô khu vực hay thế giới đều vì rằng chúng ta nhận thức rõ được những lợi ích quốc gia của việc tham gia đó. Tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA cũng vậy, Việt Nam sẽ giành được được nhiều cơ hội hơn nữa cho việc phát triển nền kinh tế và đem lại lợi ích cho con người. Cơ hội cho chúng ta không chỉ được nhìn nhận trong thời gian trước mắt mà còn đem lại nhiều thuận lợi về lâu dài. 2.1.1 Cơ hội mở rộng thị trường. Thực hiện AFTA tức là tạo dựng một thị trường chung rộng lớn hơn trong lòng ASEAN để có thể thu hút được nhiều đầu tư của nước ngoài cũng như trong khuôn khổ AFTA. AFTA sẽ tích cực tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đến lượt mình, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ lại củng cố và thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá khu vực, đóng góp vào việc nhanh chóng hoàn tất AFTA. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại của Việt Nam, trong đó AFTA sẽ tạo cho Việt Nam những quan hệ kinh tế rộng mở với thế giới và do đó, giúp Việt Nam có thêm cơ hội thêm nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo thống kê của Bộ Thương mại, hoạt động thương mại giữa các nước ASEAN với Việt Nam đã tăng với tốc độ 26,8% năm. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN chiếm từ 30-50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã tăng lên 20 lần trong vòng 9 năm ( 120 triệu $ năm 1986 lên 2,5 tỷ năm 1995). 2.1.2 Thu hút nhiều đầu tư hơn Với những ưu thế hơn so với trước về hầu hết các mặt khi thực hiện AFTA như: thuế suất giảm, hệ thống thuế tối ưu hơn, bộ máy quản lý hiệu quả hơn, môi trường đầu tư được cải thiện hơn rất nhiều nhờ sự bình đẳng hơn trong quan hệ đối xử giữa các thành phần kinh tế, các đối tác kinh doanhcác nhà đầu tư sẽ chú ý hơn và đầu tư vào Việt Nam với quy mô rộng lớn cả về vốn hình thức kinh doanh cũng như lĩnh vực kinh doanh. Có thể nhận thấy hết sức rõ rệt những thay đổi này trong mấy năm gần đây. Nhiều vùng lãnh thổ, nhiều tổ chức quốc tế ngày càng quan tâm tới và đầu tư vào Việt Nam. Cho đến nay, đã có trên 20 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lên đến 18.242.688.000 USD. Riêng Singapo đã đầu tư vào Việt Nam với số vốn 1.542.000 USD (đứng đầu trong ASEAN); tiếp đến là Malaixia, Thai lan, Philipin, Indonexia. 2.1.3 Nguồn đầu vào của Việt Nam sẽ hơn ASEAN sẽ cung cấp cho những công ty trong nước dùng nguồn đầu vào rẻ hơn và có chất lượng tốt hơn do được hưởng mức thuế thấp với những điều kiện ưu đãi khác đối với loại đầu vào đó. Đây là điều kiện rất quan trọng vì Việt Nam nhận được nguồn nguyên vật liệu và hàng hoá trung gian từ ASEAN. Do đó nguồn nguyên vật liệu mà Việt Nam cần nghiễm nhiên đã có sẵn và được quyền lựa chọn theo phương án tối ưu nhất. Chính nhờ những lợi thế đó mà các ngành sản xuất nội địa phát triển có hiệu quả và tăng sức cạnh tranh hơn. Lâu nay, nhiều ngành công nghiệp nước nhà thường phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài hết sức bấp bênh và chi phí cao do bị áp đặt thuế suất, cho nên giá thành các sản phẩm đầu ra thường rất cao. Với việc tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN lần này khó khăng này sẽ được loại bỏ bớt phần nào, giảm áp lực đối với doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Mặt khác, AFTA cũng là môi trường đầu tư mang tính khu vực nhằm chuẩn bị cho các nhà doanh nghiệp địa phương săn sàng tiếp nhận sự cạnh tranh có tính chất phổ biến và quyết liệt mà họ buộc phải đối mặt trên các thị trường khu vực và thế giới. 2.1.4 Tăng hiệu quả kinh tế AFTA là động lực mạnh mẽ thúc đẩy Việt Nam phải loại bỏ những quyết định đã lỗi thời về thể chế diều tiết. Điều đáng nói nhất là cùng với việc thực hiền, vấn đề cải cách thuế qua mà Nhà nước Việt Nam đang có những bước chuẩn bị như sửa đổi theo các tiêu chí quốc tế, sẽ được thúc đẩy một cách mạnh mẽ. Nếu Việt Nam áp dụng một cơ chế mậu dịch đồng nhất hơn với mức định thuế hợp lý cho một số mặt hàng phù hợp với AFTA sẽ mang lại lợi ích lớn: quản lý thuế sẽ dễ dàng, có hiệu quả hơn và cơ cấu thuế đó sẽ giúp chính phủ không phải thường xuyên sửa đổi thuế suất. Khi thị trường rộng lớn sẽ cho phép các công ty khai thác các lợi ích tăng dần theo quy mô. Nó đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá giữa các ngành công nghiệp, từ đó làm tăng các hoạt động thương mại giữa các ngành như đã được kiểm nghiệm qua thực tế hội nhập của Châu Âu. Giảm thuế quan dẫn tới cạnh tranh trong nước sẽ làm tăng năng suất lao động và đẩy mạnh về đổi mới về công nghệ, thông tin ở các xí nghiệp trong nước. Do tình hình thực tế ở các nước ASEAN, có nững ý kiến cho rằng làm ăn với họ giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới không? Những người theo quan điểm kỹ thị thì cho rằng, chỉ công nghệ cao mới giúp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường thế giới nên phải hợp tác với những nước có công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Nhưng nếu như vậy, Việt Nam sẽ không thực hiện được mục tiêu quan trọng là tạo công ăn việc làm cho người lao động, bởi vì công nghệ cao thường sử dụng rất ít nhân công. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần kết hượp nhứng yếu tố ngắn hạn tức là những công nghệ sử dụng nhiều lao động ở những ngành không nhất thiết đòi hỏi công nghệ cao, đầu tư vốn không lớn và dễ thay đổi công nghệ để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định chính trị xã hội, cùng với yếu tố dài hạn, tức là sử dụng công nghệ cao để tạo sức đẩy về sau. Hiện nay những nước phát triển trong khu vực ASEAN đang có xu hướng xuất khẩu những công nghệ lạc hậu sang những nước kém phát triển để tập trung vào những ngành công nghiệp mũi nhọn cho thế kỷ XXI. Do đó, Việt Nam phải lựa chọn khi tiếp thu công nghệ từ các nước ASEAN nói riêng, và các nước khác trên thế giới nói chung, để kết hợp được cả hai yếu tố trước mắt và lâu dài. Tóm lại, việc hội nhập AFTA tạo ra rất nhiều động lực trong việc củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn. Xét trên bình diện vĩ mô, đây là quá trình cá doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh biện pháp và phương pháp quản lý tiên tiến để thích ứng với môi trường cạnh tranh hơn. 2.2 Những thách thức Bên cạnh những thuận lợi kể trên, việc Việt Nam hội nhập AFTA cũng đặt ra những khó khăn và đang trở thành thách thức lớn, nhất là trong hoàn cảnh nước ta còn nhiều hạn chế về trình độ phát triển so với khu vực. 2.2.1 Thông tin và xử lý thông tin Thông tin là nhân tố hết sức quan trọng trong thời đại công nghệ tiên tiến ngày càng được xử dụng rộng rãi, được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Thế nên, khả năng thu thập và xử lý nó bằng các công nghệ tiên tiến cũng là một thuận lợi hết sức quan trọng đối với mọi nền kinh tế, điều này càng đóng vai trò quan trọng với một nước đang phát triển như Việt Nam. Trước hết phải nói rằng ASEAN và việc hội nhập ASEAN đối với Việt Nam còn khá mới mẻ. Nói như vậy là vì Việt Nam gia nhập ASEAN khá muộn so với các nước khác, các thông tin về hợp tác cũng như các thông tin về các thành viên còn lại khác. Để có được thông tin và hiểu biết đầy đủ về các chương trình hợp tác của ASEAN, Việt Nam cần tổ chức các kênh thu nhận thông tin để một mặt nắm bắt được các vấn đề cần thiết phục vụ cho việc tham gia dự án, chương trình hợp tác đã và đang thực hiện. Mặt khác, cần hệ thống hoá lại những chương trình hợp tác đã được thực hiện trước đây để có thể tranh thủ kinh nghiệm của cả một quá trình hình thành ASEAN. Có thể nói hội nhập kinh tế ASEAN là thực tế đầu tiên của Việt Nam trong một tổ chức hợp tác toàn diện cả về an ninh chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội. Chính việc tập hợp và hệ thống hoá các thông tin hợp lý chính xác là cơ sở vững chắc cho việc phân tích đưa ra các quyết định. Các quyết định cuối cùng có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xử lý thông tin trước đó. Không chỉ có vậy, vấn đề thời gian đưa ra các phản ứng hay hành động một cách hợp lý, kịp thời cũng là yếu tố đáng quan tâm. Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển tuy có tốc độ phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khá cao thì điều này càng trở nên quan trọng. Tuy đã có nhiều tiến bộ được đánh giá là nhanh chóng nhưng những gì Việt Nam có được vẫn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng một cáh nhanh chóng nhưng những ứng dụng này không được phổ biến đồng đều, cho nên thường tạo ra sự khập khễnh. Trong những năm qua ta đã chú trọng hơn đến điều này nhưng mức độ tién triển vẫn còn chậm chạp. Trong tương quan với các nước trong khu vực, chúng ta vẫn còn ở tốp dưới. Nếu như muốn hội nhập nhanh chóng và ít tổn thất thì cần thiết phải xúc tiến hơn nữa,nâng cao khả năng tiếp cận và xử lý thông tin cao hơn nữa. Qua những kinh nghiệm vừa qua trong quan hệ thương mại với các nước, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam càng thấm thía hơn điều này. 2.2.2 Nguồn nhân lực và năng lực quản lý Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý của Việt Nam chưa được chuẩn bị tốt và tranh bị đầy đủ ngoại ngữ, kiến thức và phương pháp làm việc trong môi trường vừa mang tính đa phương, vừa mang tính cụ thể, trực tiếp như các hoạt động của ASEAN. Không thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của Hiệp hội, đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi ích chung của Hiệp hội nếu không có một đội ngũ cán bộ, đội ngũ các nhà doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực, thông thạo ngoại ngữ ( với ASEAN, vấn đề ngoại ngữ cấp bách hơn các diễn đàn kinh tế khác vì ASEAN có phong cách làm việc riêng, làm việc và quyết địng các vấn đề ở bàn ăn, vào buổi tối, tại sân golf) am hiểu nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả trong môi trường quốc tế với những phương tiện hiện đại, đáp ứng nhu cầu của mọi thời đại mới khi thế giới thu hẹp lại, ước vọng của con người lại mở ra trước những thành tựu khoa học kỹ thuật. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực cũng như nâng cao năng lực quản lý vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích lâu dài của quốc gia. Tang cường năng lực cho đội ngũ cán bộ còn giúp Việt Nam tăng cường khả năng hội nhập cũng như vị thế trên trường quốc tế. Mặc dù những tiêu chí này đã được cải thiện nhiều trong những năm vừa qua, nhưng sự vận động của thời đại là không ngừng nên cần phải cố gắng hơn nữa vì những tiêu chuẩn cao hơn, phù hợp hơn đáp ứng được nhu cầu thực tế. Con người vừa là động lực, vừa là trung tâm của mọi tiến trình, vì vậy, để đáp ứng tốt hơn nữa những như cầu thực tế thì bản thân con người phải nâng cao hơn nữa khả năng của bản thân. 2.2.3 Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Thách thức này gây nên từ trong bản thân những yếu tố tồn tại trong bản thân nền kinh tế. Hiện nay chúng ta vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào có chế áp đặt xin cho, hầu hết các sản phẩm cũng như dịch vụ đều theo chỉ đạo của cấp trên, các doanh nghiệp Nhà nước thì kém linh hoạt, các doanh nghiệp tư nhân thì chưa đủ đội ngũ cán bộ nhất là cho bo phận nghiên cứu và phát triển thị trường như nhiều nước ASEAN đã làm. Có thể khẳng định rằng năng lực của người Việt Nam có thể làm những việc đó, nhưng tác phong công nghiệp chưa "ngấm" vào họ đủ để những người này có thể phát huy hết năng lực vốn có. Về hình thức, hầu hết các hàng hoá của Việt Nam đều ít thay đổi mẫu mã cũng như kiểu dáng hoặc kiểu dáng không thu hút được sự chú ý của khách hành. Có nhiều hàng hoá của Việt Nam tuy cùng chất lượng như một số những hành hoá của nước noài nhưng lại yếu thế hơn là do hình thức không phù hợp với thị hiếu của người mua. Đây là một điểm rất đáng quân tâm đối với các doanh nghiệp của ta. Về chất lượng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chú ý đến việc đăng ký kiểm duyệt theo tiêu chuẩn của ASEAN, đăng ký xuất xứ hàng hoá. như nhiều nước đã khẩn trương tiến hành. Các doanh nghiệp Việt Nam cần được hướn dẫn về các điều kiện cũng như thủ tục đăng ký để có thể được đối xử bình đẳng như các hàng hoá cùng loại khác. Hàng hoá của Việt Nam được cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (đạt 40% hàm lượng ASEAN ) để xuất sang ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT mới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tông kim ngạch xuất khẩu (dưới 1%) tuy có tăng về số lượng theo hàng năm. Mặt khác, một số doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chú ý đến vấn đề đăng ký thương hiệu hoặc thậm chí cũng không có thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình. Vấn đề này đã gây ra nhiều tổn thất cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thiệt thòi cho bản thân các doanh nghiệp nói riêng, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam đang tham gia hội nhập khu vực và thế giới. Ta đã có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này trong thời gian qua. 2.2.4 Trình độ phát triển và môi trường pháp lý Đặc thù dễ nhận thấy của Việt Nam chính là ở cơ chế quản lý kinh tế, ở khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam với các nước trong ASEAN đã có nền kinh tế thị trường phát triển, ở năng lực của khối doanh nghiệp bao gồm cả nhà nước và tư nhân trong quá trình cạnh tranh của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế toàn cầu theo hướng tự do hoá; đến các yếu tố khác của nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng XHCN và các kết cấu hạ tầng cứng (giao thông vận tải, năng lượng), phần mền (hệ thống pháp luật, chính sách). Qua mấy năm đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế của Việt Nam vẫn chưa hết dư âm của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, trong khi ASEAN vốn được đánh giá là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh và năng động nhất. Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn còn rất thấp, khoảng cách so với các nước ASEAN khác còn rất lớn. Tới nay thu nhập quốc nội theo đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 1/3 so với Indonexia là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với các nước ASEAN, và bằng 1/70 so với Singapo. Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, hệ thống quản lý hành chính chưa hoàn toàn phù hợp cho việc tạo ra môi trường thuận lợi để nền kinh tế có thể hội nhập và trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Cần xem xét và có chương trình hành động cụ thể về việc xây dựng và điều chỉnh môi trường pháp lý tạo điều kiện thực hiện CEPT thuận lợi, tham gia AFTA ( sau này là OPEC và WTO) và hội nhập kinh tế khu vực. Trước hết tập trung vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc xoá bỏ hàng rào phi quan thuế như Luật thương mại, Luật hải quan.. Để có thể tham gia hiệu quả vào các chương trình hợp tác của ASEAN trước hết là AFTA, một mặt cần tìm các biện pháp khuyến khích để hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước thâm nhập vào thị trờng các nước ASEAN khác. Mặt khác, Chính phủ cũng phải có biện pháp khuyến khích và quản lý một cách hợp lý sự tham nhập vào thị trường trong nước. Việc này đòi hỏi tất cả các ngành phải rà xoát và xây dựng chính sách phát triển của ngành mình để xác định khu vực, mức độ, điều kiện và thời điểm tham gia các chương trình hợp tác của ASEAN theo một sự chỉ đạo, điều phối thống nhất của chính phủ. Cần có cách tiếp cận toàn diện để có hướng điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô. Đây là một vấn đề to lớn và sâu rộng, liên quan tới nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội và trên những phương diện, mức độ nhất định liên quan tới cả quan điểm kinh tế và các quan hệ chính trị xã hội. Tuy nhiên, có thể trên đây chỉ là những thách thức xuất phát từ những đặc điểm của nến kinh tế của Việt Nam. Một thách thức đang đe doạ nghiêm trọng không chỉ nền kinh tế Việt Nam mà còn đe doạ cả các nên kinh tế các nước ASEAN, đó chính là việc Trung quốc đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới -WTO. Là một nước có dân số lớn nhất thế giới, hơn nữa tiền năng phát triển kinh tế của Trung Quốc được đánh giá là mạnh nhất thế giới. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc càng trở thành khó khăn cho các nên kinh tế ASEAN, nhất là Việt Nam, vì nước này sẽ có nhiều lợi thế hơn và xâm nhập thị trường thế giới dễ dàng hơn các nước ASEAN. Các nước ASEAN tuy đã có những thoả thuận song phương với một số nước Châu Âu nhưng những thoả thuận này chỉ mang tính quốc gia không có tác động rộng rãi. Trung quốc đã đề ra chiến lược mở rông thị trường từ lâu và hộ đẫ thành công trong việc bành trướng ra các thị trường rộng lớn và giầu tiềm năng như các nước phương Tây. Việt Nam hiện nay đang mới chỉ tiền hành đàm phán song phương và đa phương ở cấp quốc gia với một số các nước Châu Âu, việc Việt Nam bắt đầu hội nhập vào ASEAN cũng đang được tiến hành và chỉ được hoàn thành sớm nhất là vào năm 2005 (theo kế hoạch mới Việt Nam sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến trình hội nhập AFTA sớm hơn một năm). Sự chậm chễ này sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Việt Nam, khó khăn không chỉ về vấn đề thị trường tiêu thụ hàng hoá mà còn cả một số thị trường đầu vào khác. Đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ bị giảm mạnh do thị trường Trung Quốc đã trở nên hấp dẫn hơn, nguồn nhân công của họ rất rẻ vầ cũng hết sức dồi dào. Những nỗ lực củng Chính phủ Trung Quốc trong việc đổi mới cung cách quản lý cũng như mạnh tay trong việc thanh sạch bộ máy điều hành đã làm yên tâm các nhà đầu tư nước ngoài. Mức độ tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm gần đây cũng luôn đạt ở mức cao và đều đặn. Là một nước ở ngay sát Trung Quốc Việt Nam sẽ là nước chịu ảnh hưởng lớn từ những bất lợi thế này, vì vậy chũng ta cần phải nỗ lực hơn gấp bội nếu không muốn là kể đến sau. 2.3 Tình hình thực hiện các cam kết hội nhập AFTA của Việt Nam 2.3.1. Lĩnh vực thuế quan Năm 2001, Chính phủ đã thông qua lịch trình sửa đổi về cắt giảm thuế tổng thể cho tất cả những mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm ngay để thực hiện AFTA trong giai đoạn 2001-2006. Theo lịch trình này, chúng ta cần thực hiện giảm quan thuế liên tục cho 6130 dòng thuế nhập khẩu trong tổng số khoảng 6400 dòng thuế hiện hành (còn lại một số ít thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn và danh mục nhạy cảm). Tính đến năm 2002, Việt nam đã đưa 5505 mặt hàng vào danh mục cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để hình thành AFTA. Còn lại trên 600 mặt hàng khác sẽ tiếp tục được đưa vào danh mục cắt giảm trong năm 2003 này. Trong số 5505 mặt hàng đã được đưa vào thực hiện CEPT, có 3325 dòng thuế có thuế suất không quá 5%, số này sẽ không cần cắt giảm nữa. nhưng có 1650 dòng thuế có thuế suất từ trên 5-20% sẽ phải rà soát cắt giảm để vào năm 2003 phần lớn ở mức thuế suất 0-5% và đến năm 2006 còn phần lớn chỉ ở mức 0%. Đôngd thời, số 521 dòng thuế còn lại vẫn đang ở mức thuế suất trên 25% cần phải được giảm ngay xuống 20% và còn được xem xét liên tục hàng năm để cắt giảm sao cho đến 2006 không quá 5%. 2.3.2. Nghĩa vụ loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Cho đến nay, chúng ta mới chỉ còn 4 mặt hàng có hạn chế định lượng nhập khẩu là xăng dầu, đường tinh luyện, ôtô và xe máy cùng linh kiện phụ tùng, trong đó, ôtô và xe máy là các mặt hàng theo cam kết phải đưa vào danh mục cắt giảm ngay trong năm 2003, nghĩa là cũng phải bỏ ngay các hạn ngạch định lượng đi kèm với nó. Nhưng vừa qua, chính phủ có quy định lại, nên sẽ đàm phán lại với các nước ASEAN. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN bằng việc đẩy sớm hơn kế hoạch hoàn thành việc giảm thuế sớm hơn một năm, tức là Việt Nam sẽ có thể chính thức tham gia AFTA vào năm 2005. 2.3.3. Hợp tác hải quan. Các cam kết trong lĩnh vực hải quan bao gồm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5250.doc
Tài liệu liên quan