Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu. 3
I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu: 3
1. Khái niệm và đặc điểm: 3
a. Khái niệm 3
b. Đặc điểm 3
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 4
II. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu. 6
1. Nhân tố kinh tế. 6
2. Nhân tố khoa học và công nghệ 7
3. Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự: 7
4. Nhân tố liên minh, liên kết về kinh tế – chính trị: 8
Chương II : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 9
I. Vị trí của ngành dệt may và thị trường EU: 9
1. Vị trí của ngành dệt may 9
2. Vị trí của thị trường EU. 10
a. EU: Một thị trường rộng lớn và thống nhất. 10
b. EU: trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới. 11
c. EU: nền ngoại thương phát triển thứ hai thế giới 11
II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU 12
1. Về kim ngạch xuất khẩu 12
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 13
4. Về cơ cấu thị trường 16
5. Cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường EU 18
III. Đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang EU. 19
1. Những thành tựu đạt được. 19
2. Những khó khăn còn tồn tại 20
3. Nguyên nhân 22
IV.Dự báo tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010 24
1. Thời cơ 24
2. Những thách thức. 24
Chương III. Các kiến nghị và giải pháp đâye mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. 26
I. Phương pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang EU 26
1. Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng về mọi mặt. 26
2. Hình thức xuất khẩu 26
3. Phẩm cấp của sản phẩm 27
II. Các kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt amy Việt Nam sang thị trương EU. 27
1. Mở rộng thị trường, thị phần. 27
2. Thu hút vốn đầu tư và quản lý vốn 28
3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may 28
4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu 29
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
40 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của ngành dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
coi là một thị trường khá kỹ tính và chọn lọc đối với hàng may mặc. “Miếng bánh” của thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU có tăng được hàng năm hay không là cả một vấn đề lớn về việc đổi mới công nghệ và quá trình hội nhập vào ngành công nghiệp thời trang thế giới.
b. EU: trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới.
Liên minh Châu Âu EU bao gồm 15 quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Thuỵ Điển, Bỉ...) với tốc độ tăng trưởng rất mạnh so với thế giới. EU không chỉ lớn mạnh về quy mô mà còn vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn định nắm giữ đồng tiền mạnh EURO có khả năng chuyển đổi trên toàn thế giới. EU không chỉ có nguồn nhân lực có trình độ cao, lành nghề còn có thị trường nội địa với sức mua lớn. Các chính sách của EU đều được đưa ra sao cho phù hợp và thuận lợi cho các nước thành viên cùng có lợi, góp phần phát triển chung nền kinh tế thế giới.
Do vậy khi chúng ta thiết lập mối quan hệ thương mại Việt Nam –EU, Việt Nam càng có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, trao đổi hàng hoá với nước ngoài, đặc biệt là hàng dệt may vào thị trường tiềm năng EU. Hàng dệt may Việt Nam có những cơ hội phát triển cao hơn cả về số lượng và chất lượng khi xuất khẩu sang thị trường này.
c. EU: nền ngoại thương phát triển thứ hai thế giới
Chỉ thua kém sau Mỹ với một tỷ lệ rất nhỏ, EU hàng năm xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá từ khắp thế giới cũng từ đó EU nhập khẩu một lượng hàng hoá không nhỏ trong đó có hàng dệt may chiếm tỷ lệ cao.
Tình hình ngành công nghiệp dệt may ở Châu Âu: Do khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có ở một số lĩnh vực như: điện tử, tin học, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học... nên cuộc cách mạng này làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu hết các nước trong EU đều diễn ra nhanh chóng theo hướng chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng trí tuệ và dịch vụ cao, còn các tỷ trọng nông nghiệp và khai thác khoáng sản giảm dần và đặc biệt là các ngành cần nhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi Châu Âu. đặc biệt là ngành dệt may, sản xuất hàng dệt may ở các năm đang giảm dần với tỷ lệ giảm đang tăng lên. Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu nội tại ở EU đang là vấn đề cần phải cập nhập. Đó là một thời cơ thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội đẩy mạnh và tăng tốc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU.
II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU
1. Về kim ngạch xuất khẩu
Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây, nó mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt trên 1 tỷ USD/năm và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta khong ngừng tăng. Năm 1991, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD, đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần, đạt 1450 triệu USD, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5 %, tức khoảng 160 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng, từ 7,6% năm 1991 lên 15% năm 1998. Đến nay, hàng dệt may đứng thứ nhất trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu đã chững lại. Điều này đòi hỏi cần phải có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới để ngành dệt may đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được còn khiêm tốn. Năm 1994, riêng Trung Quốc đã xuất khẩu được 15 tỷ USD hàng dệt may, ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD.
Thị trưòng xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam là các nước thuộc khối EU. EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước ta và đang được tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thị trường này. Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại và trong đó chỉ khoảng 10-15% là tiêu dùng còn lại 85-90% là sử dụng theo mốt. Từ năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước EU như Đức, Pháp... nhưng do thay đổi về chính trị thế giới nên quan hệ buôn bán đã bị hạn chế. Từ năm 1991, xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã có những bước tiến mới, đặc biệt phát triển mạnh từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ ngay 1/1/1993 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 23% trong thời kỳ 1993-1997. Theo H
iệp định mới, Việt Nam còn được tự do chuyển đổi Quota giưa các mặt hàng một cách rộng rãi và dễ dàng hơn, đồng thời EU cũng dành cho phía Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN), nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU đựoc hưởng thuế quan với mức 0% theo chế độ ưu đãi phổ cập ( GSP).
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU
Đơn vị: triệu USD
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Thị trường EU
250
285,50
350,44
420,52
450,55
563,68
Nguồn: Tổng cục hải quan
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc.Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên vật liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mặc nước ta lúng túng, bị động trong sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo veston chiếm tỉ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất.các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện. Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp không tự lấp lỗ hổng về mặt kỹ thuật về tay nghề tức là tự mình làm mất đi một thị trường có rất nhiều tiềm năng cho ngành dệt may nước nhà.
Trong các chủng loại mặt hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp may mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm dễ làm, các mã hàng nóng như áo jacket 2 hoặc 3 lớp, áo váy, sơ mi. Đặc biệt, đối với mặt hàng áo jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU. Năm 1997, Việt Nam xuất khẩu sang EU gần 11,7 triệu chiếc, tăng gần 5 triệu chiếc ( hay 72% ) so với năm 1993, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Các nước EU nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Đức (40-42%), Pháp (13-15%), Hà Lan (10-13%)... Ngoài ra Việt Nam còn mở rộng quan hệ buôn bán với các nước EU khác như: Phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch... tỷ trọng nhập khẩu của các nước này đang tăng lên.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tận dụng được 40% năng lực của mình tại thị trường EU, 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta vào EU được thực hiện thông qua các nhà trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Đức. Thực tế cho thấy, còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng hiện nay chưa có doanh nghiệp nào sản xuất, đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trang thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và có tay nghề cao nhưng các doanh nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được. Trong tương lai, thị trường tiếp tục mở rộng nếu ta không đầu tư để lấp các lỗ hổng về kỹ thuật thì sẽ mất đi một tiềm năng to lớn về thị trường cho ngành dệt may của nước ta. Cùng với vấn đề đặt ra làm sao chúng ta có thể tiếp cận thị trường và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU, giảm sự phụ thuộc và không thông qua các nhà đặt hàng trung gian.
3. Về cơ cấu hình thức xuất khẩu
Tự do hoá buôn bán hàng dệt may, bãi bỏ chế độ hạn ngạnh theo điều khoản của Hiệp định buôn bán hàng dệt may (ATC), sẽ đem lại cho những nước xuất khẩu hàng dệt may nói chung và Việt Nam nói riêng những thuận lợi đáng kể. Những điều dễ thấy nhất là nhà xuất khẩu có thể tự do xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có năng lực sản xuất, có khả năng cạnh tranh; không bị giới hạn về số lượng theo các Hiệp định thương mại song phương. Tuy nhiên, bãi bỏ chế độ hạn ngạch cũng đem lại những thách thức mới. Hạn ngạch được xem như “chiếc áo bảo hộ”, mà khi nó được cởi ra thì việc hàng hoá có thể thâm nhập được vào thị trường hay không sẽ được quyết định bởi chính khả năng đáp ứng các yêu cầu thị trường của bản thân hàng hoá đó. Có nghĩa nhà sản xuất phải chấp nhận cạnh tranh với các đối thủ và với chính mình để đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu. Và khi đó, tổ chức Marketing sẽ càng trở nên đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định trong thành công của hoạt động xuất khẩu.
Từ năm 1993, với Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU (được ký ngày 15/2/1992), EU đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 250 triệu USD lên 450 triệu USD năm 1997, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may sang EU trong những năm gần đây là những mặt hàng do EU quy định theo hạn ngạch nên công tác Marketing chưa thực sự được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng. Trong xu hướng toàn cầu hoá ngày nay, công tác này không thể cứ “ ì ạch” như trước, mà cần được quan tâm đầu tư cho đúng với tầm vóc của nó.
Với EU, do là một thị trường rộng lớn nên nhiều điểm khác biệt về thị hiếu tiêu dùng, về tập quán kinh doanh và phương thức tổ chức phân phối đối với mỗi nước thành viên, nên để thâm nhập vào thị trường đòi hỏi phải có những kênh Marketing riêng biệt, thích ứng với cơ cấu của hệ thống phân phối của mỗi nước thành viên cũng như phù hợp với đặc điểm của sản phẩm xuất khẩu.
Mối liên hệ giữa nhà xuất khẩu với hệ thống phân phối ở nước nhập khẩu thường được tổ chức theo các hình thức sau:
-Các cửa hàng chuyên doanh hàng may mặc liên nhánh thường nhập khẩu trực tiếp từ các nước sản xuất hoặc đặt các hãng nước ngoài gia công theo hợp đồng, phụ từ các hợp động gia công chính (theo phương thức CMT).
-Các nhà bán lẻ độc lập có thể tổ chức nguồn hàng theo các hình thức mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hay đại lý của các nhà sản xuất; mua hàng của hãng nhập khẩu/ bán buôn; mua hàng theo hình thức frachize (như các cửa hàng liên nhánh hay dây chuyền phân phối; mua của các trung tâm thu mua...).
Phần lớn các nhà bán lẻ độc lập là thành viên của hiệp hội thu mua. Đây là hình thức khá phổ biến ở nhiều nước EU như Đức, Hà Lan...
ở thị trường EU, các nhà sản xuất hay xuất khẩu ít có khả năng liên kết trực tiếp với các nhà bán lẻ tại các nước nhập khẩu, mà thường phải thoả thuận để phân phối sản phẩm của mình qua các khâu trung gian của hệ thống phân phối nhà nhập khẩu, các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc qua các nhà sản xuất khác của nước khập khẩu. Mặt khác, cũng nên lưu ý là mặc dù có những loại hình tổ chức phân phối tương đồng, hệ thống bán lẻ hàng may mặt của các nước EU có cơ cấu khá khác biệt. Vì vậy, tuỳ thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân phối ở mỗi nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể chọn những kênh Marketing thích hợp nhất cho sản phẩm xuất khẩu của mình nhằm cho phép tiếp cận nhiều nhất với các khách hàng tiềm năng.
4. Về cơ cấu thị trường
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhiều nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản... phá giá tiền tệ làm giá xuất khẩu của hàng Việt Nam đắt tương đối trên thị trường thế giới, khiến sự cạnh tranh vốn còn yếu của hàng Việt Nam lại giảm xuống. Hơn nữa, cơn lốc khủng hoảng làm cho sức mua của dân chúng giảm đáng kể, kết quả là thị trường tiêu thụ của nước ta gặp nhiều khó khăn.
Thị trường trọng điểm EU, với 360 triệu dân có mức tiêu dùng vải cao hàng đầu thế giới (17 kg/người/ năm), đây là một thị trường tốt để Việt Nam đầu tư, khai thác. Tuy vậy, đòi hỏi lớn không thể đáp ứng ngay là yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm dệt may của người dân EU rất cao. Trong tổng số 36 tỷ USD quần áo nhập khẩu vào EU hàng năm chỉ có khoảng 9,0 tỷ USD quần áo tiêu dùng bình thường, số còn lại (khoảng 87%) là sử dụng theo mốt. Vì vậy, giá trị hàm lượng chất xám trong sản phẩm cao hơn rất nhiều so với giá trị vật liệu cấu thành lên nó. Điều này giải thích tại sao giá xuất khẩu giữa hai loại sản phẩm tương đồng của Việt Nam và Thái Lan lại có sự chênh lệch khá cao. Đây là một thiệt thòi không nhỏ do ngành tạo mốt Việt Nam còn non trẻ. Trong thời gian tới, nhờ một số thay đổi trong Hiệp định buôn bán hàng dệt may EU-Việt Nam giai đoạn 1998-2000 ký ngày 17/11/1997, ngành may mặc của nước ta sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiệu thụ sang EU. Theo Hiệp định này, từ năm 1998, Việt Nam được phép tự do chuyển đổi Quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi hơn (17% so với trước kia là 12%). Hơn nữa, Việt Nam còn được hưởng quy chế tối huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập của EU. Như vậy, một số mặt hàng của Việt Nam sẽ được hưởng thuế quan nhập khẩu 0%, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu nước ta nói chung, trong đó có hàng dệt may. Các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến nay thường vẫn phải thông qua nước thứ 3 như Đài Loan và Đức... để vào thị trường nước ngoài.
Bên cạnh thị trường có hạn ngạch, Việt Nam đã thâm nhập được một số thị trường không hạn ngạch khổng lồ như Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Đông Âu... để tiêu thụ hàng dệt may xuất khẩu, trong đó thị trường lớn nhất là Nhật Bản, không chỉ có lượng dân cư đông đúc hơn 125 triệu người mà Nhật Bản còn là nước có mức tiêu thụ sản phẩm may mặc rất cao (27 kg/người/năm). Năm 1997 Việt Nam đứng hàng thứ 7 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,6% và dệt kim là 2,3%. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu may mặc bình dân của người Nhật Bản với các mặt hàng chủ yếu là áo gió nam, quần áo lao động, và một số loại sơ mi, quần âu đơn giản. Trong năm 1998 vừa qua, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, sức mua của thị trường Nhật Bản giảm mạnhkhiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản giảm 150 triệu USD.
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may không hạn ngạch có tiềm năng lớn thứ hai của Việt Nam. Chỉ bằng 2/3 dân số EU nhưng mức tiêu thụ vải của người Mỹ gấp 1,5 lần EU. Đây là thị trường không chỉ hấp dấn đối với ngành dệt may của Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đều có mong muốn trở thành bạn hàng với Mỹ. Hiện nay, Mỹ chưa cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi phổ cập nên hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ phải chịu nhiều loại thuế cao làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam vốn đã yếu lại càng yếu hơn. Thực tế trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,06% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Trong những năm tới, Mỹ vẫn được coi là thị trường có tiềm năng lớn của Việt Nam, đặc biệt khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết và Mỹ tiến hành bình đẳng hoá thương mại với Việt Nam.
5. Cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường EU
Việt Nam nằm ở khu vực vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại quốc tế nói chung và buôn bán hàng dệt may nói riêng. Có hơn 1300 km bờ biển và nhiều cảng nước sâu, nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ, đường sắt xuyên á của ADB giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần mẫn, sáng tạo phù hợp với ngành dệt may, giá nhân công rẻ là những yếu tố hấp dẫn thu hút được nhiều hợp đồng gia công may mặc cũng như tiếp nhận sự chuyển dịch ngành dệt may từ các nước phát triển và các nước NICs. Tuy vậy, giá lao động rẻ chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Khi khoa học kỹ thuật phát triển cao thì nhân công rẻ mạt không còn là yếu tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài nữa.
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều là lợi thế để phát triển nghề trồng bông, trồng đay. Nhờ vậy, ngành dệt may nước ta có yếu thế lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định. Điều này góp phần không nhỏ vào nỗ lực giảm giá thành sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn, yêu cầu về công nghệ không quá hiện đại và có tỉ lệ hàng xuất khẩu lớn được đánh giá là có tính phù hợp cao trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành công nghiệp mới này như miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, quy đinh mức thuế 0% để được hoàn thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước cũng thực hiện cho vay ưu đãi đối với một số doanh nghiệp dệt may để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặc dù có nhiều lợi thế song do hạn chế về kỹ thuật, thông tin thị trường, tay nghề nên cho đến nay các daonh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng ổn định trên thị trường. Về cơ bản, hàng dệt may xuất khẩu của ta mới chỉ có khả năng đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng bình thường nên giá trị xuất khẩu chưa cao.
Thị trường EU được đánh giá là có nhiều lợi thế nhất trong số các thị trường hạn ngạch. Mặc dù Việt Nam đã thu được một số kết quả bước đầu khi thâm nhập vào thị trường này, do được hưởng một số ưu đãi như: số lượng hạn ngạch ngày càng tăng, mức chuyển đổi giữa các mặt hàng lớn, được phép sử dụng hạn ngạch dư thừa của các nước Asean... nhưng thực ra những ưu đãi đó chưa làm tăng nhiều khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác ở thị trường EU. Cụ thể là:
Số lượng hạn ngạch Việt Nam được hưởng còn rất thấp so với nhiều nước: chỉ bằng 5% của Trung Quốc va 10-20% của các nước Asean.
Số mặt hàng bị hạn chế bằng hạn ngạch lớn hơn so với các nước khác: của Việt Nam là 29 nhóm, trong khi đó của Thái Lan là 20 nhóm, của Singapore là 8 nhóm.
Ngoài ra, khả năng kém cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn được thể hiện ở những kía cạnh sau:
Do mới thâm nhập vào thị trường này nên ta ít có khách hàng trực tiếp. Mặc dầu có hạn ngạch nhưng hầu hết doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu thông qua nước thứ 3 để vào thị trường EU. Những lô hàng này, theo quy định của EU không được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Chính do hạn chế đó mà nhiều doanh nghiệp do không kí được hợp đồng đã bỏ “ khê” hạn ngạch.
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào EU chủ yếu tập trung ở một số sản phẩm truyền thống, dễ làm như áo Jacket, áo sơ mi, quần âu... Các sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao thì còn ít doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được. Chính vì vậy, mặc dầu số lượng hạn ngạch bị hạn chế, nhưng vẫn còn nhiều mã hàng bị bỏ trống vì không có doanh nghiệp tham gia.
III. Đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang EU.
1. Những thành tựu đạt được.
Mười năm qua, ngành dệt may nước ta đã có nhưng bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng nhanh, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong số nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, uy tín, chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới.
Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,85 đến 1,9 tỷ USD tăng khoảng 8-9% so với năm 1999, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu, nhưng tăng gấp 10 lần so với năm 1991. Theo vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương mại tính đến hết tháng 8 năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường ước đạt xấp xỉ 1,56 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2001. Nguyên từ nửa cuối năm 2001, đầu năm 2002 chính phủ đã tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng để tăng xuất khẩu, trong đó có cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Sau gần 8 tháng thực hiện thông tư liên tịch số 25/2002, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng gần 5% so với cùng kỳ là mức tăng tốt ntrong bối cảnh một phần quan trọng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đã dành ch hàng dệt may đi Mỹ.
Ước tính đến hết tháng 11/2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước sang tất cả các thị trường đạt khoảng 2.459 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2001 và vược 2,4% kế hoạch năm 2002 (2,4 tỷ USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt 490 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 7,5% so với cùng kỳ).
2. Những khó khăn còn tồn tại.
Sự phát triển khập khiễng giữa ngành dệt và ngành may kìm hãm sự phát triển của ngành may nói riêng và dệt may nói chung. Hàng năm, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu, ngành may phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ liệu mà chủ yếu là vải vóc. Nguyên nhân do máy móc thiết bị của ngành dệt nước ta đã cũ kỹ, lạc hậu mà tiềm lực trong nước chưa có điều kiện để hiện đại hoá một cách đồng bộ. Hơn nữa, nếu dùng các nguyên liệu do ngành dệt trong nước cung cấp sẽ không đáp ứng được những yêu cầu về thông số kỹ thuật của bên đặt hàng xuất khẩu. Chưa có mối quan hệ kinh tế ổn định giữa ngành dệt và ngành may. Thực tế giữa dệt và may chưa có sự gắn kết giữa các khâu và thiếu sự hợp tác vì mục tiêu chung.
Sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý phát triển đúng mức nên ngành dệt may đang gặp khó khăn do phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm may và làm suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
Ngành mốt của Việt Nam còn quá non trẻ nên không đủ sức nâng bước cho ngành may phát triển. Sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam nghèo nàn về mốt nên chênh lệch giá bán sản phẩm với giá thành không cao. Kết qủa là lợi ích thực tế thu được từ xuất khẩu thấp. Vì vậy ngành dệt may của Việt Nam vẫn được xem là ngành “lấy công làm lãi”. Các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được hình ảnh và tên hiệu riêng của mình trên thị trường thế giới. Có tới 90% doanh nghiệp may mặc hiện nay vẫn thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Họ không phải không nhận thức được rằng làm như vậy là phải chịu nhiều thiệt thòi.
Tại thị trường EU, vì thị trường mở rộng, không có bất cứ cản trở nào, nhưng thách thức sẽ rất gay gắt vì những yếu kém vốn có hiện nay của ngành dệt may nước ta. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm sang EU tuy tăng nhanh, nhưng hiệu quả còn thấp, do ngành dệt phát triển kém, không đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho hàng may mặc xuất khẩu, chưa có đội ngũ thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường thế giới, nên khoảng trên 70% sản phẩm xuất khẩu được sản xuất theo phương thức gia công, công tác thị trường còn nhiều hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá phải thông qua trung gian, lợi nhuận mang lại còn rất thấp. Một yếu tố bất lợi khác mà ta cũng phải tính đến, đó là: trong giai đoạn hiện nay một số nước nhập khẩu chính vẫn áp dụng những hàng rào hạn ngạch khắt khe hoặc các chính sách phân biệt đối xử làm cho hàng của ta không có yếu thế cạnh tranh so với hàng hoá của các nước khác.
Tại thị trường EU, do bị khống chế về hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây cũng chỉ dao động ở mức từ 500-600 triệu USD/ năm. Trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU cũng không có khả năng tăng đáng kể. Việc EU bỏ dần để tiến tới bỏ hẳn hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước WTO vào năm 2005 là một bất lợi lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may nước ta vì Việt Nam vẫn còn chịu chế độ hạn ngạch do chưa gia nhập WTO. Giả thiết hàng dệt may Việt Nam cũng sẽ được bỏ hạn ngạch thì áp lực cạnh tranh về giá vẫn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với Trung Quốc và một nước Châu á khác. Gần đây, việc EU công bố sẽ bỏ hạn ngạch 4 mặt hàng (cat), trong đó có cat 21 (áo jacket) vào năm 2002 và Trung Quốc đang giảm mạnh về giá mặt hàng này để thu hút khách hàng đã làm cho đa số các nhà sản xuất, gia công jacket Việt Nam trong quý I/2001 bị thiếu đơn hàng nghiêm trọng, mặc dầu đã giảm giá đến 30%. Đây là nguyên nhân chính làm cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những tháng đầu năm 2001 đạt thấp.
Đối với các sản phẩm không bị khống chế hạn ngạch của EU, cũng như các thị trường phi hạn ngạch khác như Châu úc, Nam Mỹ, Đông Âu... hàng dệt may Việt Nam không cạnh tranh với hàng Trung Quốc về giá.
Như vậy có thể thấy, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay đang và sẽ tiếp tục chững lại nếu các doanh nghiệp ngành dệt may không tạo ra được sự đột biến cạnh tranh về giá tại các thị trường truyền thống.
3. Nguyên nhân
-Về công nghệ:
Như ta đã biết năng lực và thiết bị công nghệ của ngành dệt may mới huy động được gần 40% công suất thiết bị nhưng hầu hết công nghệ lạc hậu và thiếu đồng bộ giữa các khâu, đặc biệt là các thiết bị dệt và nhuộm. Ngành chưa chủ động tiếp cận được trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường thế giới ( xuất khẩu sản phẩm qua đối tác trung gian). Công tác đầu tư nghiên cứu tạo mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ xuất khẩu gia công sang xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh.
-Về quản lý:
Hệ thống quản lý chất lượng của ngành dệt may chưa được quan tâm chú ý. Nhiều doanh nghiệp chưa có giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0489.doc