Đề tài Những tranh chấp về điều khoản thời gian làm hàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Lời nói đầu .4

Giới thiệu về cảng LE HARVE . 5

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU KHOẢN LÀM HÀNG TRONG HỘP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN

1.1 Thời gian làm hàng .7

1.2 Mốc tính thời gian làm hàng 7

1.3 Thông báo sẵn sàng NOR (Notice of Readiness) 8

1.4 Cách tính thời gian làm hàng .8

1.5 Thưởng phạt trong xếp dỡ hàng .11

CHƯƠNG II: CÁC TRANH CHẤP ĐÃ XẢY RA LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN LÀM HÀNG TRONG VẬN TẢI QUỐC TẾ

2.1 Tranh chấp về việc không thực hiện hợp đồng tàu chuyến đã kí kết 13

2.1.1 Án lệ

2.1.2 Phán quyết của toà

2.1.3 Bình luận và bài học rút ra

2.2 Tranh chấp về mốc tính thời gian xếp dỡ 15

2.2.1 Án lệ

2.2.2 Phán quyết của toà

2.2.3 Bình luận và bài học rút ra

2.3 Tranh chấp trong thời gian tàu chờ đợi . 17

2.3.1 Án lệ

2.3.2 Phán quyết của toà

2.3.3 Bình luận và bài học rút ra

2.4 Tranh chấp về việc thưởng, phạt xếp dỡ . 21

2.4.1 Tranh chầp về việc xếp dỡ nhanh (dispatch)

2.4.2 Tranh chấp về việc phạt xếp dỡ chậm

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ TRÁNH TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN . 27

 

 

 

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5783 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những tranh chấp về điều khoản thời gian làm hàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chấp. - Ngày chủ nhật (Sundays) là ngày nghỉ cuối tuần do luật pháp của từng nước quy định. Ngày chủ nhật thường là ngày nghỉ làm việc nhưng cũng có thể tiến hành xếp dỡ hàng tuỳ theo quy định của từng hợp đồng. - Ngày lễ (Holidays) bao gồm những ngày lễ quốc gia và những ngày lễ quốc tế. Có tính vào thời gian xếp dỡ hàng trong ngày này hay không là do hợp đồng quy định. Từ những khái niêm về "ngày" ở trên, ta thấy thời gian tính làm hàng khác hẳn so với thời gian là ngày tính trên lịch thông thường. Trong phương thức thuê tàu chuyến, có thể áp dụng một số quy định thời gian xếp hàng và dỡ hàng như sau: + Thời gian cho phép xếp hàng là 7 ngày thời tiết tốt 24 giờ liên tục, không kể ngày lễ và chủ nhật (Cargo to be Loaded in 7 Weather Working Days of 24 Consecutive Hours, Sundays and Holidays Excepted = 7 WWD,S.H.EX.). + Thời gian cho phép dỡ hàng là 7 ngày làm việc thời tiết tốt 24 giờ liên tục không kể ngày lễ và chủ nhật, dù có làm cũng không tính (Cargo to be Discharged in 7 Weather Working Days of 24 Consecutive Hours, Sundays Holidays Excepted, Even if Used = 7WWD,S.H.EX.E.U). Cách quy định này giống như cách trên nhưng rõ ràng hơn và rất có lợi cho người thuê tàu. + Thời gian cho phép xếp và dỡ hàng là 15 ngày làm việc thời tiết tốt 24 giờ liên tục, tính cả chủ nhật và ngày lễ (Cargo be Loaded and Discharged in 15 Weather Working Days of 24 Consecutive Hour, Sunday and Holidays Incluđe = 15 WWD,S. Cách 2: Quy định mức xếp dỡ hàng hóa cho toàn tàu hoặc cho một máng trong ngày. Điều này được áp dụng đặc biệt cho hàng rời. Ví dụ: - Mức xếp dỡ cho toàn tàu là 1500 MT mỗi ngày làm việc thời tiết tốt 24 giờ liên tục, không tính ngày lễ và chủ nhật, dù có làm cũng không tính (Cargo to be Loade and Discharged at the Rate of 1500MT per WWD.S.H.EX.E.U) - Mức xếp dỡ cho từng máng là 150 MT mỗi ngày làm việc thời tiết tốt 24 giờ liên tục, không tính ngày lễ và chủ nhật, dù có làm cũng không tính (Cargo to be Loade and Discharged at the Rate of 1500MT per WWD.S.H.EX.E.U) Thời gian cho phép có thể tính quy định riêng cho xếp hàng, cho dỡ hàng tức là tính thưởng phạt riêng cho từng cảng, hoặc quy định thời gian cho phép chung cả xếp và dỡ hàng, tức là sau khi hoàn thành tất cả việc xếp và dỡ hàng mới tính thưởng phạt. Trong hợp đồng cũng phải quy định rõ: thời gian tàu phải chờ ở bến đậu (Time lost in waiting for berth), tàu chưa vào cầu, vào cảng, chưa làm xong thủ tục y tế, hải quan có được tính vào thời gian làm hàng hay không. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, chủ tàu thường quy định "W,W,W,W", nghĩa là: "thời gian làm hàng vẫn tính dù tàu đã vào cảng, vào cầu, làm thủ tục hải quan, thủ tục vệ sinh dịch tễ hay chưa". WIPON (whether in port or not) WIBON (whether in berth or not) WIFON (whether in free pratique or not) WICON (whether in customs cleared or not) Ngoài ra hợp đồng nên quy định có hay không miễn trừ tính thời gian làm hàng trong các điều kiện đặc biệt như đình công , chiến tranh … khiến cho việc xếp dỡ hàng bị gián đoạn 1.5 Thưởng phạt trong xếp dỡ hàng Khi thỏa thuận về thời gian xếp dỡ phải quy định cả mức thưởng xếp dỡ nhanh và phạt xếp dỡ chậm: Nguyên tắc của phạt xếp dỡ chậm là: khi đã phạt thì luôn luôn bị phạt (One on Demurrage, Always on Demurrage), tức là một khi đã bị phạt thì những ngày tiếp theo kể cả chủ nhật, ngày lễ hoặc ngày xấu trời cũng bị phạt, trừ khi có quy định sẽ không phạt vào ngày lễ và chủ nhật. Mức tiền thưởng xếp dỡ nhanh thường chỉ bằng một nửa mức tiền phạt. Việc thưởng phạt cho thời gian nào có 2 cách quy định : + Thưởng cho tất cả thời gian tiết kiệm được (For all time saved), tức là tính cả ngày lễ và chủ nhật. + Chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được (For all working time saved) có nghĩa là ngày lễ và chủ nhật không được tính. Việc thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ giữa ai với ai, vào thời gian nào, ở đâu…cũng cần được quy định cụ thể trong hợp đồng để tránh tranh chấp xảy ra. Ví dụ: "Việc thanh toán thưởng phạt xếp dỡ giữa chủ tàu và người thuê tàu trong vòng 1 tháng kể từ ngày thuyền trưởng ký vào biên bản thực tế (Statement of Facts=SOF)". \ CHƯƠNG II CÁC TRANH CHẤP ĐÃ XẢY RA LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN LÀM HÀNG TRONG HỢP ĐỒN THUÊ TÀU CHUYẾN 2.1.Tranh chấp về việc không thực hiện hợp đồng tàu chuyến đã kí kết Nguyên đơn: Chủ tàu Việt Nam Bị đơn: Người thuê tàu Hồng Kông 2.1.1Các vấn đề được đề cập - Im lặng có phải là đồng ý ? - Không có hàng để xếp lên tàu. Liệu có thực hiện được hợp đồng thuê tàu đã ký kết ? 2.1.2.Án lệ - Một Chủ tàu Việt Nam có trụ sở tại TP.HCM cho Người thuê tàu Hongkong thuê tàu để chở 5200MT gỗ tròn từ cảng Rangoon, Myanmar về cảng Huangpu, Trung Quốc. Tàu đến cảng xếp hàng Rangoon ngày 12/02/1992 và trao thông báo sẵn sàng làm hàng vào lúc 17h10 cùng ngày. Theo quy định của điều khoản thời gian làm hàng thỏa thuận trong Hợp đồng thuê tàu thì thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính từ 13h00 ngày hôm sau, tức là ngày 13/02/1992 - Nhưng ngày hôm sau và các ngày tiếp theo tàu không làm hàng được, mặc dù Chủ tàu đã thúc giục Người thuê tàu rất nhiều lần về việc này. Nguyên nhân là trong số 5200 MT hàng chỉ có một lô hàng nhỏ 300MT có đủ điều kiện làm thủ tục xuất nhập khẩu. Số hàng còn lại ( khoảng 4900T) không đáp ứng được yêu cầu của Nhà chức trách địa phương nên. Người giao hàng không làm được các thủ tục cần thiết để hàng được phép xếp lên tàu. - Người thuê tàu không xếp hàng lên tàu, không liên lạc gì với Chủ tàu mà giữ thái độ im lặng và không trả lời. Chủ tàu rất lúng túng không biết phải làm gì khi tàu phải chờ đợi quá lâu mà không biết đến khi nào mới xếp hàng. Sau 14 ngày trôi qua, vào ngày 27/02/1992, thời gian làm hàng thỏa thuận trong Hợp đồng thuê tàu kết thúc. Chủ tàu gửi thông báo cho Người thuê tàu tuyên bố rằng nếu trong ngày 27/02/1992, Người thuê tàu vẫn giữ thái độ im lặng, không trả lời cho Chủ tàu về việc xếp hàng, thì Chủ tàu coi là Người thuê tàu vi phạm Hợp đồng thuê tàu và Chủ tàu có toàn quyền điều tàu rời cảng Rangoon đi nơi khác. - Ngày hôm sau, 28/02/1992, Chủ tàu lại gửi thông báo cho Người thuê tàu tuyên bố rằng sự im lặng của Người thuê tàu được coi là sự đồng ý rằng Người thuê tàu không thể thực hiện được Hợp đồng thuê tàu, vì vậy Chủ tàu có toàn quyền điều tàu rời cảng Rangoon. Người thuê tàu vẫn cố tình giữ thái độ im lặng. - Để hạn chế tổn thất, Chủ tàu buộc phải tìm hàng khác cho tàu và ngày 12/03/1992 đã ký được Hợp đồng chở phân bón từ Lhokseumawe, IndonesiavềViệtNam. - Theo quy định của điều khoản giải quyết tranh chấp thỏa thuận trong Hợp đồng thuê tàu, Chủ tàu đã kiện Người thuê tàu ra trọng tài HongKong đòi bồi thường thiệt hại do không thực hiện Hợp đồng thuê tàu đã ký kết cùng với tiền phạt do quá thời gian cho phép làm hàng, tổng cộng là 79.345 USD. - Người thuê tàu bác bỏ khiếu nại của Chủ tàu với lý do rằng không phải là họ không thực hiện Hợp đồng hai bên đã ký kết mà là do Chủ tàu đã tự ý điều tàu đi nơi khác nên Người thuê tàu không thể xếp hàng lên tàu. Người thuê tàu khiếu nại lại Chủ tàu đòi bồi thường thiệt hại do phải thuê tàu khác để chở lô hàng trên từ cảng Rangoon đi các cảng Nam Trung Quốc vào các tháng 4 và tháng 10 năm 1992. 2.1.3 Phán quyết của trọng tài - Hội đồng trọng tài cho rằng Chủ tàu không thể coi sự im lặng của Người thuê tàu là sự đồng ý của họ với tuyên bố của Chủ tàu rằng Người thuê tàu không thực hiện Hợp đồng thuê tàu và Chủ tàu có toàn quyền điều tàu rời cảng xếp hàng Rangoon đi nơi khác.Vì vậy, các điện của Chủ tàu gửi Người thuê tàu vào các ngày 27 và 28/02/1992 là không có giá trị. - Tuy nhiên, theo các chứng cứ trong hồ sơ vụ kiện, Hội đồng Trọng tài thấy rằng phải đến tháng 10/1992, Người thuê tàu mới có hàng để xếp lên tàu. Mặt khác, Người thuê tàu đã không thể cung cấp được cho Hội đồng Trọng tài Giấy phép xuất khẩu của lô hàng do Nhà chức trách Myanmar cấp vào các tháng 2 và 3 năm 1992, chứng tỏ vào thời gian đó họ không có hàng để xếp lên tàu. - Do không có hàng để xếp lên tàu thì Người thuê tàu không thể thực hiện được hợp đồng thuê tàu đã ký với Chủ tàu. Vì vậy, Hội đồng trọng tài quyết định buộc Người thuê tàu bồi thường thiệt hại cho Chủ tàu do không thực hiện Hợp đồng thuê tàu đã ký. 2.1.4. Bài học rút ra Có nhiều người thường quan niệm “im lặng là đồng ý”. Nhưng qua quyết định trên của Hội đồng Trọng tài thì không phải là như vậy. Đế đối phó với đối tác chây ì, có thái độ im lặng như Người thuê tàu trên thì khi giao kết Hợp đồng với các đối tác mới hoặc với đối tác vẫn chưa đủ độ tin cậy, Chủ tàu cần có điều khoản quy định rằng : Chủ tàu được giành quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi quá thời gian làm hàng mà vẫn không có hàng để xếp lên. 2.2 Tranh chấp về mốc tính thời gian xếp dỡ Một hợp đồng chuyên chở thường đề cập đến mốc tính thời gian xếp hàng hay dỡ hàng (laytime) phụ thuộc vào việc NOR được giao và chấp nhận khi nào. 2.2.1 Nội dung vụ việc - Tàu "Agamemnon" được ký kết để chuyên chở hàng hoá theo mẫu Gencon vào 4/10/1995 hành trình từ Baton Rouge- một cảng trên sông Mississipi-tới Brisbance, Australia. Theo điều 8 của hợp đồng thuê tàu, "thời gian bị mất do phải đợi để vào cầu cảng sẽ được tính như là thời gian xếp/dỡ hàng" và theo điều 32 "khi một cầu cảng không sẵn sàng và con tàu đã ở đó hay ở gần cảng như nó được phép, thuyền trưởng có thể gửi NOR từ vị trí đó và thời gian làm hàng sẽ bắt đầu như thể con tàu đã ở trong cầu cảng.” - Tàu "Agamemnon" đã ở South West Pass - khu vực để tàu đợi vào sông Mississipi - vào lúc 23h ngày 5/10 và thuyền trưởng trao NOR từ vị trí này. Mặc dù SouthWestPass theo tập quán là khu vực để đợi tàu vào sông Mississipi nhưng nó cách cảng xếp hàng Baton Rouge khoảng 170 dặm. Con tàu đến Baton Rouge lúc 10 giờ 25 phút ngày 7/10 nhưng thuyền trưởng không trao thêm một NOR nào khác nữa. Vì cầu cảng mà con tàu được phép đậu đã có một tàu khác chờ xếp hàng rồi nên con tàu này mãi tới 20 giờ 30 phút ngày 8/10 mới cập cầu cảng và phải tới 15 giờ ngày 9/10 mới bắt đầu xếp hàng. - Về vấn đề thời gian làm hàng được tính khi nào? Chủ tàu cho rằng mặc dù South West Pass không phải là điểm gần với Baton Rouge, nhưng mà việc gửi thông báo sẵn sàng xếp hàng vào thời điểm đó vào ngày 5/10, thuyền trưởng đã thực hiện được mục đích của bản thông báo (Fulfilled the purpose of the Notice). Chủ tàu cũng cho rằng khi người thuê tàu thường xuyên liên hệ với tàu trong suốt hành trình của tàu tới sông Mississipi, người thuê tàu nên chấp nhận NOR đã trao trước đó như một thông báo có hiệu lực khi con tàu đến Baton Rouge vào ngày 7/10. Do đó theo chủ tàu, thời gian làm hàng bắt đầu tính vào ngày 7/10. Người thuê tàu phản đối. Họ lập luận rằng NOR được trao vào ngày 5/7 là không có hiệu lực vì nó không được trao ở điểm gần nhất Baton Rouge như quy định trong hợp đồng thuê tàu. Theo họ, thời gian làm hàng bắt đầu khi tàu bắt đầu xếp hàng vào ngày 9/10 vì thuyền trưởng không trao thông báo sẵn sàng mới từ Baton Rouge 2.2.2 Phán xét của tòa Khi vụ việc trên được đưa ra tòa, tòa cho rằng thời gian làm hàng bắt đầu “chỉ khi” một thông báo sẵn sàng có hiệu lực được trao theo những điều kiện trong hợp đồng thuê tàu. Theo tòa, hợp đồng đòi hỏi một NOR được trao ít nhất là từ điểm gần Baton Rouge nhất và do đó NOR được trao từ South West Pass không thỏa mãn điều kiện này. Do đó thời gian làm hàng chỉ bắt đầu từ lúc 10 giờ 15 phút ngày 9/10 khi mà việc xếp hàng được thực sự bắt đầu. Tòa cũng liên hệ với một quyết định năm 1970, trong đó chỉ ra rằng thuyền trưởng nên “tiếp tục trao NOR”, “nếu thuyền trưởng đã trao NOR rồi thì laytime sẽ được bắt đầu”. Mặt khác, quan tòa lập luận rằng lẽ ra thuyền trưởng đã có thể dễ dàng trao NOR lần thứ 2 để bắt đầu laytime ở Baton Rouge vào ngày 7/10 nhưng trên thực tế lại không làm như vậy. Bảng tóm tắt vụ việc Thời gian Địa điểm Sự việc 23h ngày 05/10 Tàu đến khu vực để tàu đợi vào sông Mississipi Thuyền trưởng trao NOR 10 giờ 25 phút ngày 07/10 Con tàu đến Baton Rouge Thuyền trưởng không trao thêm một NOR nào khác nữa 20 giờ 30 phút ngày 08/10 Baton Rouge Tàu mới cập cầu cảng 15 giờ ngày 09/10 Baton Rouge Bắt đầu xếp hàng 2.2.3 Bài học rút ra Trước năm 1990, một số trọng tài Anh cho phép NOR nếu được trao sớm sẽ có hiệu lực sau đó. Tuy nhiên, theo quyết định của Toà Thượng thẩm (Court of Appeal) năm 1990, chỉ khi có thông báo sẵn sàng xếp/dỡ hàng hợp lệ mà đáp ứng tất cả những điều kiện trong hợp đồng thuê tàu mới có thể tính thời gian xếp hàng. 2.3 Tranh chấp trong thời gian tàu chờ đợi Tranh chấp thời gian tàu chờ đợi là các tranh chấp về việc thời gian tàu đến cảng mà hàng chưa có để xếp hoặc do các sự cố khác thì thời gian tàu phải chờ đợi có được tính là thời gian xếp dỡ . 2.3.1 Án lệ 1 Các bên: - Người thuê tàu - Chủ tàu 2.3.1.1 Tóm tắt vụ việc: - Tàu được thuê để chở ngũ cốc từ một Cảng thuộc bang Texas, Mỹ về Cảng Mombasa, Kenya. - Thuyền trưởng đã trao Thông báo sẵn sàng làm hàng vào lúc 17h45 ngày 24/3/1999, sau khi kết thúc việc giám định trạng thái kỹ thuật của hầm hàng. Thông báo này được Người thuê tàu chấp nhận vào hồi 08h05 sáng ngày hôm sau 25/3/1999, nhưng tàu phải neo đợi cho đến 18h03 ngày 12/4/1999 mới được vào cầu xếp hàng. Nguyên nhân tàu phải chờ đợi lâu như vậy là do Người thuê tàu / Người mua hàng đã chậm trễ trong việc mở Thư tín dụng theo quy định của Hợp đồng mua bán nên Người giao hàng / Người bán hàng đã từ chối xếp hàng lên tàu. - Chủ tàu yêu cầu Người thuê tàu bồi thường thiệt hại lưu tàu về những ngày tàu chờ đợi xếp hàng bao gồm chi phí ngày tàu và các chi phí liên quan khác. Người thuê tàu đã khước từ yêu cầu trên của chủ tàu với lý do rằng trong Hợp đồng thuê tàu không có quy định về việc bồi thường thiệt hại loại này. Người thuê tàu cho rằng những ngày tàu chờ đợi xếp hàng hai bên sẽ giải quyết theo các quy định của điều khoản thưởng phạt của hợp đồng thuê tàu Để bảo vệ quyền lợi của mình, Chủ tàu đã kiện Người thuê tàu ra Trọng tài đòi bồi thường thiệt hại lưu tàu, chi phí luật sư, phí tổn trọng tài và lãi suất. 2.3.1.2 Quyết định của trọng tài Xét thấy việc người thuê tàu vi phạm Hợp đồng thuê tàu chỉ là hậu quả của việc vi phạm Hợp đồng mua bán và nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh ngày tàu chờ đợi là do Người thuê tàu với tư cách là Người mua hàng đã không mở Thư tín dụng đúng hạn theo quy định của Hợp đồng mua bán nên Người bán hàng đồng thời là Người giao hàng đã từ chối xếp hàng lên tàu, Hội đồng Trọng tài cho rằng thời gian tàu chờ đợi xếp hàng do việc Người thuê tàu vi phạm Hợp đồng mua bán gây ra không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều khoản thời gian làm hàng và điều khoản thưởng / phạt quy định trong Hợp dồng thuê tàu. Điều đó có nghĩa là những thiệt hại phát sinh do việc tàu phải chờ đợi là do lỗi của người thuê tàu trực tiếp gây ra, nó không có liên quan tới việc làm hàng và việc thưởng phạt – những việc chưa được thực hiện trên thực tế. Vì vậy, Hội đồng Trọng tài quyết định buộc Người thuê tàu bồi thường cho Chủ tàu thiệt hại lưu tàu cộng lãi suất . 2.3.1.3 Bài học rút ra Khi giao kết hợp đồng thuê tàu chuyến, vì các lý do khác nhau, Chủ tàu thường buộc phải chấp nhận quy định mức phạt nhỏ hơn so với chi phí ngày tàu và các chi phí liên quan khác. Vì vậy, trong trường hợp tàu phải chờ đợi làm hàng, thì việc yêu cầu Người thuê tàu bồi thường thiệt hại lưu tàu là có lợi cho Chủ tàu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Chủ tàu cũng có thể đòi bồi thường thiệt hại lưu tàu. Trong thực tiễn, không hiếm các trường hợp tàu phải chờ đợi làm hàng do ùn tắc ở cảng, do công nhân bãi công, do lỗi của Người giao hàng v.v… nhưng các trường hợp này là do các nguyên nhân khách quan nằm ngoài sự kiểm soát cảu người thuê tàu. Vì vậy, ngày tàu chờ đợi làm hàng do các nguyên nhân nêu trên gây ra là thuộc vi phạm điều chỉnh của điều khoản thời gian làm hàng và điều khoản thưởng / phạt quy định trong Hợp đồng thuê tàu, nên Người thuê tàu không phải bồi thường thiệt hại lưu tàu. 2.3.2 Án lệ 2 Các bên:-Người thuê tàu - Chủ tàu 2.3.2.1 Tóm tắt vụ việc - Tàu được thuê chở ngũ cốc từ River Plate đi Nampo (Triều Tiên).Theo hợp đồng thuê tàu: Điều 48 của hợp đồng quy định thời gian dỡ hàng tính từ 13 giờ nếu NOR đưa buổi sáng, tính từ 8 giờ sáng hôm sau nếu NOR đưa vào buổi chiều; Điều 6 quy định thời gian tàu chờ đợi ở cầu cảng (Berth) tính như thời gian dỡ hàng. Tốc độ dỡ hàng là 1000 tấn/ngày (24 giờ liên tục, thời tiết tốt), chủ nhật, ngày lễ không tính dù có làm. - 17 giờ ngày 17/6 tàu đến nơi dỡ hàng là điểm thường dỡ hàng bằng chuyển tải 18 giờ 30 tàu trao NOR. - 8 giờ ngày 18/6 NOR được chấp nhận. 13 giờ cùng ngày bắt đầu tính thời gian làm hàng nhưng không dỡ được hàng. - Tàu phải chờ đến 23 giờ ngày 5/7. Từ đó cho đến 1 giờ ngày 6/7 tàu chuyển chỗ đậu từ sông vào cầu để dỡ hàng. Việc dỡ hàng hoàn thành vào lúc 17 giờ ngày 21/7. - Theo người thuê tàu, thời gian làm hàng bắt đầu tính từ 13 giờ ngày 18/6 và hết hạn ngày 4/7. Người thuê không chấp nhận thời gian chờ đợi trước 13 giờ ngày 18/6 và trong thời gian từ 18/6 đến 4/7 không được tính những ngày nghỉ và ngày mưa. Chủ tàu lập luận rằng, điều 6 bắt đầu có hiệu lực từ lúc tàu đến cảng và không miễn trừ ngày nghỉ và ngày mưa. Do đó thời gian làm hàng hết hạn từ ngày 25/6. Vấn đề được đặt ra ở đây là điều 6 có áp dụng cho một chuyến tàu đã đến không ? 2.3.2.2 Quyết định của trọng tài: Luật hàng hải Anh quy định thời gian chờ cầu tính riêng và không liên quan tới thời gian làm hàng. Do đó, nếu trong hợp đồng quy định “Thời gian chờ cầu được tính như thời gian xếp/dỡ hàng” thì những thời gian được miễn tính trong thời gian làm hàng không áp dụng được miễn tính cho người thuê trong gian chờ cầu. Như vậy ở đây lập luận của chủ tàu là hợp lý. 2.3.2.3 Bình luận và bài học rút ra Thông thường đa số hợp đồng thuê tàu chuyên đều quy định “Thời gian chờ cầu được tính như thời gian xếp/dỡ hàng” (Time lost in waiting for berth to count as loading/discharging time) . Và nhiều trường hợp các bên nhầm lẫn rằng trong trường hợp đã quy định như trên thì những miễn trừ trong thời gian làm hàng cũng sẽ được áp dụng trong thời gian tàu chờ đợi. Tuy nhiên , xét kĩ về ngữ nghĩa của câu thì quy định trên chỉ nêu ra việc thời gian tàu chờ đợi được tính vào thời gian làm hàng chứ không bao hàm cả ý nghĩa cách tính thời gian tàu chờ đợi giống như cách tính thời gian tàu làm hàng.Mà để được miễn tính thời gian miễn trừ trong thời gian làm hàng (laytime) đối với thời gian xếp dỡ hàng (Loading/Discharging time) thì trong hợp đồng phải quy định rằng “thời gian chờ đợi cầu được tính như thời gian làm hàng” (Time lost in waiting for berth to count as laytime). Như vậy bằng cách nào thì trong hợp đồng phải quy định thật rõ ràng điều khoản này, vì tiền phạt chờ đợi tính từ chi phí một ngày tàu trong hạch toán kinh doanh. Tàu càng lớn về trọng tải thì chi phí càng lớn và tranh chấp này thường xuyên xảy ra trong hợp đồng thuê tàu. 2.4 Tranh chấp về thưởng phạt xếp dỡ Nhìn chung trong tất cả các mẫu hợp đồng thuê tàu đều có quy định cụ thể điều khoản thời gian làm hàng và thưởng phạt xếp dỡ. Theo quy định của điều khoản này thì khi người thuê tàu xếp dỡ hàng muộn hơn thời gian quy định thì sẽ bị phạt tiền xếp dỡ chậm (demurrage), và nếu ngược lại thì sẽ được thưởng khoản tiền xếp dỡ nhanh (dispatch). Tuy nhiên việc tính toán các khoản này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức thưởng phạt, thời gian (số ngày, giờ) thưởng phạt. Do đó, thực tế đây là vấn đề phức tạp và dễ phát sinh tranh chấp. 2.4.1 Tranh chấp về thưởng xếp dỡ nhanh (Dispatch) 2.4.1.2 Án lệ: Ngày 26/7/2000, công ty Vedan Việt Nam ký hợp đồng thuê tàu thuê công ty Bharat Impex để chở 30.000 MT muối công nghiệp từ cảng Sikka- Ấn Độ về cảng Gò Gia - Vũng Tàu. Theo hợp đồng, lô hàng này được chở trên tàu Wintec. Trong hợp đồng quy định: Mức xếp/dỡ mỗi ngày làm việc liên tục là 3.000MT/WWDSHEXEU Mức phạt xếp dỡ chậm là 6.000USD/day Mức thưởng xếp dỡ nhanh là 3.000USD/day Tàu Wintec đã cập cảng Gò Gia và trao NOR vào lúc 14 giờ ngày 4/8/2000. Người thuê tàu bắt đầu dỡ hàng vào lúc 22 giờ cùng ngày. Sau đó, người thuê tàu yêu cầu người chuyên chở thưởng xếp dỡ nhanh. Người chuyên chở đồng ý và tính tiền thưởng như sau: Bắt đầu dỡ hàng: 22,00 giờ ngày 4/8/2000 Dỡ hàng xong: 4,30 giờ ngày 11/8/2000 Tổng thời gian dỡ hàng: 150,50 giờ Ngày mưa: 11,17 giờ Thời gian dỡ hàng thực sự (sau khi trừ ngày mưa): 139,33giờ, tương đương với 5,81 ngày. Theo quy định của hợp đồng: Lượng dỡ hàng: 30.000MT Tỷ lệ dỡ: 3.000MT/ngày Thời gian dỡ quy định: 240 giờ tức 10 ngày Theo đó: - Thời gian được thưởng dỡ nhanh: 100h67' tức 4,19 ngày - Tiền thưởng dỡ hàng nhanh: 4,19 ngày × 3.000 =12.570USD Tuy nhiên, người thuê tàu không đồng ý và lập luận rằng: theo quy định của hợp đồng thời gian dỡ là 10 ngày làm việc tốt trời, không tính ngày lễ và chủ nhật ngay cả khi có dùng. Bắt đầu dỡ hàng từ 22h ngày 4/8/2000. Nếu tình từ ngày đó cho 10 ngày làm việc liên tục tốt trời thì thời gian hoàn thành sẽ là 9h17' ngày 16/8 vì trong thời gian đó có một chủ nhật và 11,17 giờ mưa. Nhưng nhờ dỡ hàng nhanh, tàu có thể rời cảng vào lúc 4h30 ngày 11/8/2000. Như vậy khoảng thời gian được thưởng phải tính thêm một ngày (ngày chủ nhật). 2.4.1.3 Phán quyết của toà án: Hai bên đã tranh cãi khá lâu về vấn đề này và về sau, trọng tài phán quyết phần thắng thuộc về người chuyên chở. 2.4.1.4 Lưu ý về thưởng xếp dỡ nhanh Sở dĩ có tranh chấp như trên là vì trong hợp đồng thuê tàu chỉ quy định mức thưởng mà không ghi rõ thưởng cho thời gian nào: toàn bộ thời gian tiết kiệm được (for all time saved) hay chỉ thời gian làm việc tiết kiệm được (for working time saved) Như vậy nếu ngay từ lúc ký kết hợp đồng thuê tàu, hai bên thoả thuận và quy định rõ vấn đề này thì tranh chấp đã không xảy ra và hai bên tiết kiệm được chi phí kiện tụng, thời gian và sức lực. 2.4.2 Tranh chấp về phạt xếp dỡ chậm (Demurage) Theo quy định của hợp đồng, nếu người thuê tàu xếp dỡ hàng hoá muộn hơn thời gian quy định thì sẽ bị phạt một khoản tiền gọi là tiền phạt xếp dỡ chậm. Trong thực tiễn công tác thuê tàu có một nguyên lý được giới chủ tàu thừa nhận và áp dụng trong việc tính toán mức thưởng phạt là một khi bị phạt thì luôn luôn bị phạt (Once on demurrage always on demurrage). Điều này có nghĩa là khi khoảng thời gian cho phép (laytime) quy định trong hợp đồng dùng để xếp hoặc dỡ hàng đã hết thì người thuê phải trả tiền phạt cho chủ tàu cho những ngày chậm trễ tiếp theo. Những ngày này bao gồm cả những ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày mưa mà lẽ ra trong laytime được miễn trừ. Như vậy người thuê phải trả tiền phạt cho tất cả mọi thời gian tàu bị lưu giữ kéo dài để hoàn thành việc xếp dỡ hàng. Ví dụ laytime quy định trong hợp đồng cho việc xếp và dỡ hàng là 12 ngày. Số ngày này đã được sử dụng hết cho việc xếp hàng như vậy laytime ở cảng dỡ hàng đã hết. Do đó ngay khi tàu đến cảng dỡ hàng là đã bị phạt, và khi đã bị phạt thì không cần trao thông đạt (NOR) nữa. Trong thương mại hàng hải, quan điểm này rất phổ biến và trong thực tế xét xử tranh chấp, nhiều toà án thương mại và hội đồng trọng tài cũng vận dụng như vậy để xét xử. Dưới đây xin giới thiệu một số trường hợp: 2.4.2.1 Án lệ Công ty Naviera thuê hãng tàu Luois chiếc tàu Dias để chở bột mì từ cảng Philadelphia đi cảng Hsikang. Hợp đồng thuê tàu ký theo mẫu Baltimore Berth Grain, trong đó có điều 15 quy định tại cảng dỡ hàng người thuê có quyền hun sấy các hầm tàu hoặc hàng hoá. Chi phí hun sấy do người thuê chịu, thời gian sử dụng để hun sấy không tính vào laytime. Ngoài ra hợp đồng cũng quy định thuyền trưởng phải hợp tác với người thuê tàu để các công việc này được tiến hành trôi chảy. Điều 13 của hợp đồng quy định tốc độ dỡ hàng là 1.500 tấn mỗi ngày làm việc tốt trời liên tục 24 giờ đồng hồ, chủ nhật và ngày lễ không tính dù có làm. Thời gian dỡ hàng sẽ bắt đầu vào lúc 13 giờ cùng ngày nếu thông đạt được trao vào buổi sáng hoặc tính vào 8 giờ 30 phút ngày hôm sau nếu thông đạt được trao vào buổi chiều. Còn theo điều 14 của hợp đồng thì thời gian chờ cầu, di chuyển tàu được coi như thời gian dỡ hàng. Nếu tàu dỡ ở cảng thứ hai thì thời gian làm hàng sẽ tính ngay sau khi tàu đến cảng bất kể đã vào cầu hay chưa. Điều 16 quy định mức phạt là 7.500 USD và mức thưởng là 3.750 USD. 27.700 tấn bột mì được xếp lên tàu Dias tại Philadelphia và ngày 3/10/1993 tàu đến cảng Hsikang. Tàu đậu tại khu vực thương mại cảng ngay sau khi đến. Do vậy từ ngày 3/10/1993 tàu đã thực sự đủ điều kiện để coi như một arrived ship. Laytime bắt đầu được tính từ 13h ngày 4/10/1993. Theo hợp đồng, Laytime tổng cộng theo quy định là 18 ngày, 11 giờ 12 phút và sẽ hết hạn lúc 0 giờ 12 phút ngày 26/10/1993 nhưng lúc này tàu vẫn phải đợi ngoài phao chờ vào cầu. Từ ngày 9 đến ngày 25/11/1993 nghĩa là trong vòng 16 ngày 6 giờ, chủ hàng tiến hàng hun sấy hàng, đến thời điểm này tàu vẫn chưa được vào cầu. Cuối cùng đến ngày 6/12/1993 tàu mới được vào cầu dỡ hàng và đến ngày 10/12/1993 việc dỡ hàng được hoàn thành. Chủ tàu đòi người thuê phải trả tiền phạt là 338.635USD cho tổng số thời gian bị phạt là 45 ngày 3 giờ 38 phút. Tuy nhiên người thuê lập luận rằng trong thời gian bị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững tranh chấp về điều khoản thời gian làm hàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến.doc
Tài liệu liên quan