Thứ nhất, đối với NHTM, về nguyên lý an toàn mà xét, đầu vào bao giờ cũng là gốc, có vai trò quyết định, là căn cứ để xác định đầu ra. Hay nói cách khác, đầu ra phải luôn dựa trên chất lượng và tính ổn định của nguồn lực đầu vào.Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào nguyên lý này cũng được tôn trọng đầy đủ. Đã có nhiều trường hợp “mặc áo quá đầu”, cho vay vượt tỷ lệ an toàn vốn, dùng vốn liên ngân hàng bù đắp thanh khoản để mở rộng tín dụng, cho vay trung dài hạn ngoài khả năng cân đối vốn ổn định. Rõ ràng đây là những “gót chân Asin”, nếu để kéo dài sẽ gây tổn thương đến tính an toàn hệ thống.
Thứ hai, rủi ro về cân đối vốn hiện nay chính là hậu quả của chính sách “độc canh về tín dụng”, nếu không muốn nói là sai lầm lớn về chiến lược kinh doanh. Có thể xem rủi ro này như là “phép thử có giá trị” đối với năng lực quản trị của bộ máy lãnh đạo ở các ngân hàng. Cơ cấu thu nhập của NHTM nếu không được cải thiện theo hướng tăng cường tỷ trọng thu dịch vụ, không mở rộng được năng lực cung ứng sản phẩm dịch vụ theo hướng đa dạng, hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao. thì tất yếu sẽ không có lối thoát cho tương lai.
19 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề cơ bản, thực trạng về vấn đề lãi suất hiện nay tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa, là công cụ để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
Phân loại lãi suất
Căn cứ vào hình thức tín dụng
Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua ban chịu hàng hoá .
Công thức: (LSTM) = Giá hàng hóa bán chịu- (Giá hàng hóa bán trả ngay)(Giá hàng hóa bán trả ngay)×100
Lãi suất ngân hàng: áp dụng trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Bao gồm các loại LS tiền gửi, LS cho vay, LS chiết khấu của NHTM, LS chiết khấu của NHTW, LS tái cấp vốn, LS liên NH, LS cơ bản.
Lãi suất tín dụng Nhà nước: áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu .
Căn cứ vào thời hạn của tín dụng
Lãi suất ngắn hạn: áp dụng đối với các khoảng tín dụng ngắn hạn.
Lãi suất dài hạn: áp dụng trong quan hệ trung hạn và dài hạn.
Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất
Lãi suất cố định (ổn định): là lãi suất áp dụng cố định trong suất thời hạn vay .
Lãi suất biến đổi (thả nổi): Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước hoặc không báo trước. Điều chỉnh theo biến động của lãi suất trên thị trường.
Căn cứ vào phương pháp trả lãi
Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi lãi của khoản cho vay được khấu trừ ngay từ đầu kỳ vào giá trị vốn cho vay. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá trị và được khấu trừ ngay khi Ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng.
Lãi suất coupon: Là lãi suất được hoàn trả định kỳ cố định cho đến ngày đáo hạn.
Lãi suất mãn hạn: Là lãi suất được hoàn trả toàn bộ vào lúc cuối kỳ. Có thể được xác định theo phương pháp lãi suất đơn hoặc theo phương pháp lãi suất kép.
Các phương pháp tính lãi suất
Phương pháp lãi đơn
Là việc tính lãi dựa trên số vốn gốc, không tính trên số lãi do vốn gốc sinh ra. Lãi đơn thường dùng trong các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn (thời gian thanh toán dưới một năm và chỉ có một kỳ thanh toán) do khá đơn giản trong việc tính toán.
Công thức
Số tiền lãi mỗi năm: I1=I2=…=In=C0*i
Số tiền cả gốc và lãi : Cn= C0+C0*i*n=C01+i*n
Phương pháp lãi kép
Là việc tính lãi bằng cách cộng dồn lãi các kỳ trước vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Lãi kép thường được sử dụng trong các nghiệp vụ tài chính dài hạn.
Công thức tính số tiền lãi và tổng số tiền nhận được mỗi kỳ như sau
I1=C0*i C1=C0+I1=C0+C0*i=C01+i
I2=C1*i C2=C1+I2=C0(1+i)2
Tổng quát: Cn=C0(1+i)n
Trong đó
C0 : Số vốn gốc cho vay ban đầu
i : lãi suất
C1, C2,…,Cn: tổng số tiền nhận được vào cuối các thời kỳ
I1,I2,…,In : Tiền lãi thu được trong các thời kỳ
n : Số thời kỳ tính lãi
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM
Tình hình lãi suất Việt Nam qua các giai đoạn
2.1.1 Trước năm 2000
Giai đoạn trước tháng 6/ 1992
NHNN can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua ấn định các mức lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay.
Giai đoạn tháng 6/1992 đến 1995
NHNN đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lãi suất: chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương, xóa bỏ về cơ bản sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thành phần kinh tế. Bắt đầu từ tháng 10/1993 lãi suất cho vay có 2 loại (1.8%/ tháng đối với doanh nghiệp Nhà nước, 2.1%/ tháng cho nền kinh tế ngoài quốc doanh) và NHNN cho phép NHTM được thỏa thuận lãi suất với khách hàng (áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/ tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/ tháng).
Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7/2000
NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và những đổi mới căn bản về điều hành lãi suất. NHNN chỉ quy định mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%/ tháng. Cuối tháng 1/1998, NHNN xóa bỏ quy định chênh lệch lãi suất. Cùng với nới lỏng sự kiểm soát lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế, đặc biệt trong các năm 1998, 1999. Trong năm 1997 thay đổi hình thức quy định lãi suất tái cấp vốn sang quy định mức lãi suất cụ thể. Tháng 11/ 1999 NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu được quy định ở mức lãi suất thấp hơn 0,05%/ tháng so với lãi suất tái cấp vốn, tháng 7/2000 NHNN đưa vòa sử dụng nghiệp vụ thị trường mở.
2.1.2. Giai đoạn 2000 - 2009
Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 2002
Đây là giai đoạn sử dụng lãi suất cơ bản cùng với lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn trong điều hành chính sách tiền tệ. TCTD ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không được vượt quá mức lãi suất cơ bản cộng biên độ do Thống đốc NHNN quy định từng thời kỳ.
Giai đoạn từ 2002 đến 2005
Năm 2004, tình hình Thế giới có nhiều biến động, giá thành nguyên vật liệu tăng mạnh tạo ra chi phí đẩy làm cho giá cả tăng nhanh, lạm phát gia tăng. Lãi suất tăng không theo kịp lạm phát, đồng tiền mất giá, làm cho lạm phát càng gia tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2005, chỉ số giá tăng so năm 2004 là 8.6%, như vậy đã làm cho lãi suất thực tế trong 2 năm này ở mức âm. Lạm phát cao ở nhiều nước, Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất lên cao cũng trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình lãi suất ở Việt Nam.
Tình hình lãi suất cho vay qua các năm 2001-2004
Năm
Lãi suất cho vay (%/năm)
Lạm phát (%/năm)
Lãi suất cho vay thực tế (%/năm)
Tỷ lệ LSCVTT/TP (%)
2001
9.0
0.8
8.2
1052.0
2002
9.2
4.0
5.2
130.0
2003
9.6
3.0
6.6
220.0
2004
10.0
9.5
0.5
5.2
Trước tình hình năm 2004-2005 có nhiều diễn biến, giá cả tăng, nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế cũng tăng, NHNN không tăng mức lãi suất, chủ trương giữ ổn định cả lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, chính sách được áp dụng để kìm chế lạm phát đó là mức dự trữ bắt buộc.
Từ năm 2005 đến 2009, đã có nhiều sự thay đổi lãi suất huy động tiền gởi VNĐ của các NHTM tại VN. Sự thay đổi đáng chú ý nhất bắt đầu từ tháng 2 năm 2008 kéo dài cho đến nay.
Giai đoạn 2005 đến 2009
Lãi suất thay đổi qua các tháng trong năm.______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________Tho__________________________________________________________________________________________
Trong 6 tháng đầu năm 2006, lãi suất huy động và cho vay của các NHTM tăng nhẹ so với đầu năm. Tuy nhiên, trong quý 3/2006, các ngân hàng không tăng lãi suất nhiều như giai đoạn trước. Chỉ một số ngân hàng tăng lãi suất với biên độ nhỏ, nguồn huy động chủ yếu của các ngân hàng phần lớn vẫn là từ cá nhân và các tổ chức kinh tế. Thị trường tài chính tương đối ổn định, chính sách lãi suất của NHNN vẫn được điều hành. So với cuối năm 2005, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tăng nhẹ, chủ yếu trong 7 tháng đầu năm.
Lãi suất năm 2007 không có biến động nhiều giữa các tháng trong năm.
Lãi suất huy động VNĐ từ 2005 - 2009
Năm 2008 có thể được coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động trái chiều với một biên độ lớn chỉ trong vòng 12 tháng.
Những tháng đầu năm 2009, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng nhẹ.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động Việt nam đồng (VND) ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần.
Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến 9,5%.
NHNN đã nâng lãi suất cơ bản lên 8% cuối tháng 11, nhưng tình trạng căng thẳng vốn vẫn chưa có chiều hướng được giải quyết khiến NHNN phải có biện pháp răn đe thanh tra toàn diện các ngân hàng nâng lãi suất huy động lên quá 10,5%.
2.1.3. Sau 2009 đến nay
Từ đầu năm 2010, lãi suất cho vay bằng VND liên tục tăng cao lên mức 16% - 18%/năm, cá biệt có những trường hợp lên tới 18 - 20%/năm) nên nhiều doanh nghiệp chuyển sang vay bằng Đôla do lãi suất vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND trong khi rủi ro tỷ giá hối đoái chưa hiện hữu.
Cuối năm 2010, lãi suất huy động và cho vay VND của các NHTM đã giảm dần với lãi suất huy động VND không vượt quá 14%/ năm; lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm. Biến động liên tục của thị trường nguyên nhiên vật liệu cơ bản, của thị trường tài chính tiền tệ quốc tế càng làm cho việc kiểm soát lạm phát nói chung và ổn định lãi suất nói riêng của chúng ta thêm khó khăn.
Kể từ đầu tháng 11/2010, lãi suất đồng Việt Nam liên tục biến động theo chiều hướng gia tăng, cả lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay. NHNN phải tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9% sau khi đã cố định nó suốt từ tháng 12/2009 với kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Một mặt, tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ phát ra dường như chưa đủ mạnh và rõ ràng, mặt khác, tín hiệu đó lại phát ra đúng vào thời điểm cầu tín dụng tăng mạnh. Hơn nữa, tính thanh khoản của các NHTM nước ta không tương đồng, thậm chí rất khác nhau nên các NHTM có thanh khoản không tốt (thường là NHTM qui mô nhỏ và trung bình) buộc phải đẩy lãi suất huy động lên khi giảm sự trông cậy vào thị trường liên ngân hàng, do đó, kéo theo các NHTM có thanh khoản tốt hơn vào cuộc đua lãi suất.
6 tháng đầu năm 2011
Theo quy định của NHNN, trần lãi suất huy động VND được áp 14%/năm chính thức từ 3/3/2011 cho đến nay. Biến động lãi suất theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2011 như sau:
Mặt bằng lãi suất ở mức cao. Chính điều này làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm nay xác nhận mức lãi suất huy động bình quân là 15,5%, tăng khoảng 3% so với cuối năm ngoái, nhưng thực tế huy động và cho vay của các ngân hàng vẫn vượt qua con số trên. Nhưng thực tế lãi suất huy động của các ngân hàng đều vượt mức 17% trở lên (với các khoản tiền gửi trên 300 triệu đồng ) và lãi suất cho vay ra đều xấp xỉ từ 20% với điều kiện giải ngân không dễ dàng.
Bài toán lãi suất được đưa ra hiện nay
Không chỉ hệ thống ngân hàng mà cả nền kinh tế đang ở trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” trước bài toán lãi suất. Trở ngại trước hết là đầu ra lãi suất cho vay. Với “vòng kim cô” lãi suất cơ bản, những khoản vay thông thường không được phép vượt trần 150%. Tuy cơ chế cũng mở một ít khi cho phép thỏa thuận lãi suất đối với những khoản vay tiêu dùng, dư nợ loại này thực ra chiếm tỷ trọng nhỏ. Thực tế, theo lý lẽ của ngân hàng, khi đầu ra bị khống chế chặt, chênh lệch thu hẹp, lợi nhuận suy giảm, buộc họ phải tăng thu phí. Với doanh nghiệp thì ngược lại, từ vài tháng nay họ luôn bị ám ảnh bởi viễn cảnh lãi suất tăng dài dài, ngay cả khi được vay theo lãi suất trần vẫn phải bấm bụng chi thêm nhiều thứ phí không rõ ràng. Trở ngại tiếp theo là đầu vào huy động vốn. Diễn biến gần đây cho thấy vốn trên thị trường đang thực sự khan hiếm. Nếu cứ mãi đuổi theo cơn lốc nâng lãi suất thì thực sự nguy hại, không chắc tăng được nguồn mà còn làm rối thêm tốc độ dịch chuyển vốn từ nơi này qua nơi khác, khuyến khích tâm lý đầu cơ khai thác chênh lệch “giá ngoài, giá trong”.
NHTM hiện nay chỉ được ấn định lãi suất huy động dựa theo mức trần lãi suất cơ bản, không thể chạy theo “tiếng gọi của đầu ra”, càng không thể “nước lên thuyền lên” được. Thậm chí gần đây NHNN đã khuyến cáo và dành quyền ấn định trần huy động buộc các ngân hàng chấp hành.Trong điều kiện thị trường vốn có nhiều biến động phức tạp, giá vàng khuynh đảo đã hút một lượng tiền khổng lồ vào dạng cất trữ, các kênh đầu tư bất động sản - chứng khoán còn khát vốn, tâm lý người gửi tiền dao động mạnh... thì cung cầu vốn trở nên mất cân đối không phải là việc khó hiểu.Nguồn vốn tiết kiệm dân cư trước đây vốn được mệnh danh là “hòn đá tảng” trong chiến lược cân đối vốn của các ngân hàng, thì nay cũng không tránh khỏi hiện tượng bất ổn thường xuyên. Bài toán lãi suất đang vấp phải nhiều rối ren, đây là thực tế không thể phủ nhận.
Ta có thể lý giải tình trạng rối ren lãi suất theo hai hướng:
Thứ nhất, đối với NHTM, về nguyên lý an toàn mà xét, đầu vào bao giờ cũng là gốc, có vai trò quyết định, là căn cứ để xác định đầu ra. Hay nói cách khác, đầu ra phải luôn dựa trên chất lượng và tính ổn định của nguồn lực đầu vào.Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào nguyên lý này cũng được tôn trọng đầy đủ. Đã có nhiều trường hợp “mặc áo quá đầu”, cho vay vượt tỷ lệ an toàn vốn, dùng vốn liên ngân hàng bù đắp thanh khoản để mở rộng tín dụng, cho vay trung dài hạn ngoài khả năng cân đối vốn ổn định... Rõ ràng đây là những “gót chân Asin”, nếu để kéo dài sẽ gây tổn thương đến tính an toàn hệ thống.
Thứ hai, rủi ro về cân đối vốn hiện nay chính là hậu quả của chính sách “độc canh về tín dụng”, nếu không muốn nói là sai lầm lớn về chiến lược kinh doanh. Có thể xem rủi ro này như là “phép thử có giá trị” đối với năng lực quản trị của bộ máy lãnh đạo ở các ngân hàng. Cơ cấu thu nhập của NHTM nếu không được cải thiện theo hướng tăng cường tỷ trọng thu dịch vụ, không mở rộng được năng lực cung ứng sản phẩm dịch vụ theo hướng đa dạng, hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao... thì tất yếu sẽ không có lối thoát cho tương lai.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm nguồn lực vốn đầu tư phát triển vẫn chưa có lựa chọn nào tốt hơn ngoài tín dụng ngân hàng, không chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho tổ chức tín dụng mà bản thân doanh nghiệp cũng vấp phải nhiều hạn chế về cơ hội tiếp cận các nguồn vốn phục vụ mở rộng kinh doanh.Trong lúc đó sàn chứng khoán mang tên “chợ cao cấp” chưa được hoàn hảo, đôi khi khó tin cậy vì thiếu vắng khung pháp lý chặt chẽ cũng như bị thao túng quá mức bởi một bộ phận giới đầu cơ, do vậy chưa đạt đến tầm mức trở thành trụ cột tài chính nhằm hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp.
Sau hơn 1 tháng chạy đua tăng lãi suất, hiện tại, các NHTMCP đã đồng loạt hạ mức lãi suất huy động, đặc biệt là lãi suất huy động VNĐ. Thời kỳ nóng bỏng chống lạm phát tạm lắng trong khi tốc độ huy động vốn tăng cao đã tạo sức ép lên tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Có vẻ như tình trạng thừa vốn khiến giới ngân hàng phải cắt giảm lãi suất huy động trung bình từ 0,2-0,8%/năm, tùy theo kỳ hạn. Việc các ngân hàng dư thừa nguồn cung đã được dự đoán trước, và xu hướng đồng loạt giảm lãi suất không phải là điều khó đoán định. Những đợt phát hành trái phiếu, huy động vốn ở quy mô lớn, tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141, từ đầu năm đã đưa các NHTMCP đến một kết quả gần như ai cũng biết: Thừa vốn khả dụng. Đó là chưa tính đến nguồn tiền ứ đọng từ TTCK không thể giải ngân. Tất cả đã khiến giới ngân hàng buộc phải điều chỉnh để giành lại thế cân bằng, nhất là khi nhu cầu vay vốn bị hạn chế khá nhiều vì nhiều lý do. Khi mà nguồn vốn khả dụng vẫn chưa được khai thông đúng cách, việc giảm lãi suất huy động lại vô tình khiến chính thị trường tài chính - ngân hàng tự bó mình trong "vòng tròn luẩn quẩn".
Trong khi đó, các doanh nghiệp lại kêu trời về lãi vay quá cao. NHNN áp trần 14%/năm cho lãi suất huy động, trong khi lạm phát kỳ vọng của cả năm nay ở mức 18-20% và thực tế tất cả các ngân hàng đều phải nói dối với niêm yết lãi suất tiền gửi 14%/năm cho mọi kỳ hạn tiền gửi và thực tế thì huy động ở mức 18%/năm. Một quy định bắt tất cả mọi người phải nói dối là một quy định sai, huỷ hoại lòng tin, tạo ra thói quen dối trá, rất có hại trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển của đất nước.
Hiện hầu hết các NHTM vẫn giữ bảng niêm yết lãi suất huy động bằng VND ở mức 14%/năm, nhưng đã có ngân hàng phải “cắn răng” huy động vào ở mức gần 20%/năm. Quy định của NHNN về trần LSHĐ 14%/năm vẫn còn hiệu lực nên tất nhiên các NHTM không dám công khai mức lãi suất “thực”. Nhưng nhìn vào động thái của nhiều NHTM, nhất là khối các NHTMCP nhỏ thì thấy họ đang rất căng thẳng về tiền đồng.Ngày 3/3/2011, NHNN ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN nhắc lại quy định mức lãi suất huy động ở các tổ chức tín dụng, kể cả khuyến mãi dưới mọi hình thức, tối đa không vượt quá 14%/năm; các quỹ tín dụng nhân dân không quá 14,5%. Tuy nhiên, thực tế, một số khách hàng cá nhân gửi món tiền lớn tới gần 1 tỷ đồng lại là “khách quen” tại một số NHTM đã nhận được mức lãi suất “ngầm” lớn hơn 14%/năm. Không những thế, khách hàng còn được tham gia và hưởng nhiều sản phẩm khuyến mãi. Do vậy, lãi suất thực đã vượt lãi suất danh nghĩa. Một số NHTM thừa nhận: nếu không có các hình thức khuyến khích người gửi tiền (như tặng quà, khuyến mãi, thỏa thuận ngầm lãi suất…) thì ngân hàng đó sẽ mất thị phần, thanh khoản không đảm bảo. Do đó ngoài việc mặc cả lãi suất tiền gửi với khách hàng, các ngân hàng còn áp dụng nhiều chiêu thức nhằm giữ và thu hút khách hàng. Trước quy định khách hàng gửi tiết kiệm nếu rút trước hạn sẽ bị tính lãi suất không kỳ hạn thấp nhất, các NHTM đối phó bằng cách nâng mức lãi suất, bất kể có hạn hay không kỳ hạn đều bằng nhau thì vẫn chưa đủ để giữ chân khách hàng. Do đó hiện tượng “đi đêm” trong huy động vốn có nguy cơ gia tăng, càng làm tăng tiêu cực; thị trường lãi suất sẽ mất phương hướng.
Mặt khác, tuy NHNN kiên quyết giữ tăng trưởng tín dụng năm nay dưới mức 20%, nhưng không phải vì thế mà các NHTM dừng cho vay. Lãi suất cho vay thường được các NHTM xác định dựa trên công thức: LSHĐ kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ (2 - 2,5%/năm). Nhưng hiện LSHĐ giữa các kỳ hạn đều như nhau. Và với LSHĐ bằng VND được niêm yết ở mức 14%/năm, nếu cộng thêm biên độ thì lãi suất cho vay cao nhất cũng chỉ 16 - 18%. Nhưng đấy chỉ là lý thuyết vì LSHĐ trên thực tế đâu có ở mức 14%/năm. Hơn nữa, tín dụng vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng. Việc các NHTM nâng lãi suất cho vay, giãn xa khoảng cách lãi suất đầu vào - đầu ra là tất yếu. Thế nhưng lãi suất cho vay quá cao, nhiều doanh nghiệp sẽ không dám vay ngân hàng. Nếu doanh nghiệp liều vay, đồng nghĩa với rủi ro tín dụng tăng.
Điều quan trọng chính là nghệ thuật xử lý bài toán lãi suất sao cho thực sự linh hoạt, chọn đúng ưu tiên theo từng thời điểm, có khả năng làm chủ được tình hình, không vì lợi ích riêng rẽ cục bộ nào đó mà hy sinh lợi ích đại cục. Từ đây có thể hiểu được những nan giải, phức tạp mà NHNN đang phải đương đầu.
Lãi suất huy động và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010 của Việt Nam so với các nước.
Vậy, làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn có thật này; ngoài công cụ lãi suất, chúng ta có thể tìm ra được chính sách nào tốt hơn để giải bài toán lãi suất thấp mà vẫn cao, cao nhưng lại quá thấp này…Đó là câu hỏi cấp thiết được đặt ra.
GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN LÃI SUẤT HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Bài học kinh nghiệm rút ra từ một số Quốc gia
Trên thế giới ngân hàng Trung ương Mỹ từ tháng 6/1996 cho đến nay trong nhiều thập kỷ qua coi nghiệp vụ thị trường mở là yếu tố quan trọng nhất để tăng, giảm khối lượng tiền cung ứng. Ngân hàng liên bang Đức coi trọng điều kiện cấp tín dụng và cấp lãi suất chiết khấu. Ba Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc coi trọng dự trữ bắt buộc, những công cụ đó đều chứa đựng yếu tố lao động lãi suất.
Nghiên cứu luật Ngân hàng Trung ương một số nước cũng đề cập đến lãi suất Ngân hàng Trung ương về đề ngữ khác nhau, luật Ngân hàng Trung ương của nước cộng hòa liên bang Đức “ Ngân hàng Trung ương của nước cộng hòa liên bang Đức ấn định lãi suất và tỷ lệ chiết khấu được áp dụng cho Ngân hàng liên bang”. Luật Ngân hàng nhân dân Trung Quốc quy định “ xác định lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương ”. Luật Ngân hàng Ba Lan quy định “ Lãi suất tái chiết khấu đối với hối phiếu, lãi suất tín dụng tái cấp vốn”. Luật Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc quy định “ mức tối đa mà các tổ chức Ngân hàng tính đối với các loại cho vay”.
Ở Pháp, lãi suất cơ bản là lãi suất Ngân hàng trên cơ sở đó tính các lãi suất cơ bản cho vay khác và nguyên tắc mỗi Ngân hàng được định ra lãi suất của mình trên cơ sở có sự nhất trí nào đó giữa Ngân hàng. Do vậy lãi suất cơ bản chính là kết quả của những cuộc thương lượng giữa Ngân hàng, lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Trung ương hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất cơ bản mà phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường tiền tệ thông thường được ấn định hằng ngày đối với các khối lượng tiền cun g ứng cho từng kỳ hạn 1,2,3 tháng…
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hiện nay đang điều hành trần lãi suất tối đa cho các tổ chức tín dụng. Từ mức lãi suất này Ngân hàng Trung ương sẽ quy định lãi suất tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại tùy theo yêu cầu khách quan của việc tăng hay giảm khối lượng tiền cung ứng. Với cách làm này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã áp dụng thành công từ tháng 6/1996 đến nay.
Giải pháp Chính phủ đưa ra
Gần đây nhất, sau cuộc họp với 12 NHTM hàng đầu Việt Nam hôm 26/8/2011 thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã đưa ra 9 giải pháp triển khai kế hoạch hoạt động ngân hàng trong 4 tháng cuối năm 2011, trong đó có chú trọng đến việc hạ lãi suất cho vay của các NHTM. Đúng với lời hứa của thống đốc Ngân Hàng, NHNN vừa công bố gói giải pháp tiền tệ trong đó quyết tâm đưa lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường xuống và với việc Ngân hàng BIDV mở màn giảm lãi suất vào chiều 5/9, lộ trình giảm lãi suất xuống 17%-19% vào tháng 9 có vẻ đang đi đúng hướng.
Để giảm lãi suất, NHNN sẽ sửa đổi các quy định liên quan đến huy động vốn trên thị trường liên NH nhằm điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đồng thời tạo sự liên thông giữa thị trường liên NH và thị trường huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp. NHNN cũng sẽ linh hoạt hơn trong việc điều hòa cung tiền từ đây đến cuối năm. NHNN yêu cầu các NH phải giảm dần lãi suất, mục tiêu là trong tháng 9 sẽ kéo lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường về mức 17-19%.
Để hỗ trợ ngân hàng giảm lãi suất cho vay về 17-19%, NHNN có thể triển khai thêm biện pháp mới như bơm vốn, phát hành tín phiếu ... NHNN có thể bàn đến việc sử dụng 37.000 tỷ đồng dự trữ bắt buộc dư thừa do các ngân hàng huy động lãi suất cao mà không cho vay được để giảm lãi suất trên thị trường. Đồng thời, NHNN cũng có thể đề cập việc bơm 15.000 tỷ đồng cho 10 ngân hàng nhỏ.
Kiến nghị
Về cơ chế điều hành của Nhà nước
Ø Đổi mới cơ chế điều hành, cơ chế lãi suất Ngân hàng
Chính sách lãi suất phải đảm bảo, NHNN thống nhất quản lý một cách ổn định theo cơ chế định hướng, còn các lãi suất cụ thể phải theo cơ chế thị trường. Cần làm rõ phần chính sách lãi suất để thực hiện các mục tiêu xã hội như chính sách đối với dân tộc vùng sâu vùng xa, chính sách xóa đói giảm nghèo song việc đầu tư phải được rạch ròi.
Việt Nam đang thực hiện chính sách lãi suất cao có sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước, trong đó Nhà nước ổn định trần lãi suất cho vay nhằm kiềm chế lạm phát và huy động tiết kiệm cho đầu tư phát triển trong giai đoạn vừa qua.
Một số nhà kinh tế cho rằng nên hạ mức lãi suất xuống cho ngang bằng với mức trung bình Quốc tế, một số nhà kinh tế lại đề nghị thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất để cho cung cầu thị trường tự thiết lập. Từ thực tế trong những năm vừa qua cho thấy Việt Nam vẫn rất cần có sự can thiệp từ Nhà nước và việc hình thành lãi suất vẫn cần duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao hơn so với mức trung bình trên thị trường quốc tế.
Ø Đổi mới cơ chế quản lý của NHNN đối với NHTM và các tổ chức tín dụng.
Những kiến nghị cụ thể
Phải xác định đúng vai trò của từng chủ thể có liên quan trực tiếp đến “Ẩn số bài toán lãi suất ” , bao gồm: NHNN - doanh nghiệp - tổ chức tín dụng. Trước hết, NHNN cần phải tiếp tục cầm trịch chính sách tiền tệ bằng công cụ lãi suất cơ bản, nhưng cần sử dụng “sức mạnh vật chất” nhiều hơn thay vì “sức mạnh hành chính”. Nghĩa là phải tối đa hóa hiệu quả các công cụ điều hành như thị trường mở, chiết khấu, tái cấp vốn... nhằm đáp ứng tính thanh khoản thông suốt cho nền kinh tế. NHNN cần phải sử dụng công cụ thị trường mở một cách linh hoạt để điều hòa vốn từ ngân hàng thừa sang ngân hàng thiếu để đảm bảo mặt bằng thanh khoản ổn định. Chỉ cần vậy thôi là lãi suất đã có thể giảm từ 1-2 điểm phần trăm. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho luồng tiền luân chuyển bình thường, hướng hoạt động huy động vốn đi vào ổn định lâu dài chứ không thể mãi chạy đua tăng lãi suất. Làm sao để mọi người dân và doanh nghiệp không phải lo toan phấp phỏng khi muốn “chọn mặt gửi tiền” vào ngân hàng, không “đứng núi này trông núi nọ” vì phải rượt đuổi theo sự cám dỗ của lãi suất.
Trong điều kiện hiện tại, NHNN cũng có thể tăng thêm dự trữ bắt buộc cho tài khoản tiền đồng đi liền với trả lãi suất cho khoản dự trữ bắt buộc ở mức hợp lý để hút tiền về để chống lạm phát nhưng lại tránh tác động đẩy chi phí đó vào lãi suất cho vay. Hàng tháng, các ngân hàng phải lên NHNN nộp tiền dự trữ bắt buộc và nếu không có thì phải vay. Trên cơ sở đó, NHNN sẽ thiết lập được quan hệ tín dụng với các ngân hàng, ngân hàng nào yếu thanh khoản sẽ lộ ra ngay và như vậy NHNN sẽ kịp thời điều chỉnh. NHNN sẽ rút một lượng tiền lớn từ các tổ chức tín dụng, đồng thời sử dụng nguồn vốn này để tái cấp vốn cho những ngân hàng đang thiếu vốn và còn dư địa để tăng trưởng tín dụng. Biện pháp này sẽ không gây áp lực lên lãi suất đầu vào của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những vấn đề cơ bản, thực trạng về vấn đề lãi suất hiện nay tại Việt Nam.docx