M ỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần một: Tổng quan về xã hội học 2
I. Xã hội học là gì? 2
II. Lịch sử phát triển và hình thành của xã hội học 2
III. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 3
IV. Các chức năng của xã hội học 4
V. Cấu trúc xã hội 5
VI. Các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học 7
Phần hai: Biến đổi xã hội 8
I. Khái niệm 8
II. Phát triển và biến đổi xã hội 8
III. Sự khác nhau cơ bản của các lý thuyết về sự biến đổi và
phát triển xã hội từ thế kỷ XIX đến nay 8
IV. Các xu hướng trái ngược nhau trong quá trình biến đổi và
phát triển xã hội 9
Phần ba: Những vấn đề của sự biến đổi xã hội ở Việt Nam sau
15 n¨m đổi mới 11
I. Khái quát tình hình Việt Nam sau 15 đổi mới 11
II. Sự điều chỉnh xã hội trong chuyển biến xã hội 17
KÕt luËn 18
Tài liệu tham khảo 19
Mục lục 28
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4316 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề của sự biến đổi xã hội ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội loài người. Nhưng chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những điều kiện cụ thể, những con đường và những phương pháp nhằm cải biến cách mạng tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Nhiệm vụ đó trước hết là của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chính trị kinh tế học mác-xít nghiên cứu những mối quan hệ giữa người và người trong sản xuất và phân phối của cải vật chất, nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội qua các giai đoạn phát triển lịch sử, trước hết là xã hội tư bản. Khi nghiên cứu xã hội tư bản, Mác đã rút ra kết luận về sự diệt vong mang tính tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, đồng thời cũng xác định vị thế kinh tế, xã hội và vai trò của giai cấp vô sản hiện đại. Do đó chính trị kinh tế học mác-xít cũng cung cấp những cơ sở lý luận kinh tế cho chủ nghĩa xã hội khoa học.
Cả hai bộ phận đó của chủ nghĩa Mác đều chưa được chỉ ra cho giai cấp vô sản những con đường, những phương pháp để tự giải phóng. Chỉ có chủ nghĩa xã hội khoa học mới là khoa học có nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu những điều kiện, nội dung và bản chất của sự nghiệp giải phóng của giai cấp vô sản. Nghiên cứu những điều kiện lịch sử của những biến đổi ấy, và thực chất của nó và do đó làm cho giai cấp bị áp bức hiện nay có sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp ấy, hiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ, đó chính là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học, biểu hiện lý luận của phong trào vô sản.
Đó chính là những luận điểm chúng ta cần nghiên cứu, nó là những vấn đề cơ bản nhất của xã hội học.
IV. Các chức năng của xã hội học :
Nhiệm vụ của xã hội học là thông qua nghiên cứu các quy luật và các tính quy luật của sự hoat động phát triển và tương tác của các chủ thể xã hội. Cùng các hình thức biểu hiện của chúng và cơ chế vận hành của các quy luật đó, nhằm lý giải thoả đáng nội dung và khuynh hướng của các biến đổi của từng xã hội đang diễn ra trên thế giới.
Mang tính cách là một khoa học độc lập, xã hội học thực hiện tất cả các chức năng vốn có của khoa học xã hội. Cho nên xã hội học cũng có những chức năng riêng của nó gồm:
Thứ nhất: chức năng lý luận, thực tiễn (Chức năng phương pháp luận). Xã hội học trang bị những tri thức khoa học về sự phát triển xã hội theo những quy luật vốn có của nó. Xã hội học có nhiệm vụ phân tích lý luận hoạt động nhận thức để xây dựng nên lý luận và phương pháp nhận thức đúng đắn. Xã hội học có nhiệm vụ xác định nhu cầu và phát triển chung cũng như những nhu cầu phát triển riêng của từng yếu tố cấu thành xã hội, tìm ra các hình thức phân phối hợp lý các nhu cầu đó trong các điều kiện phát triển cụ thể của xã hội.
Thứ hai: chức năng miêu tả, dự báo. Xã hội học cung cấp những thông tin chuẩn xác về thực trạng xã hội và dự báo xu thế biến động của xã hội, qua đó thức tỉnh cá nhân, nhóm cộng đồng xã hội và nhân loại để khoa học khắc phục và ngăn chặn tệ nạn và khuyết tật xã hội một cách kịp thời và có hiệu quả.
Thứ ba: chức năng thực tiễn-chức năng văn hoá, chức năng quản lý. Chức năng văn hoá của xã hội học chủ yếu là ở chỗ xã hội học đóng vai trò to lớn trong việc hệ thống hoá và hợp lý sự hiểu biết của con người về xã hội và trong việc tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội mà các khoa học khác chuyên ngành không có khả năng làm được. Xã hội học có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thực tiễn của các chủ thể quản lý xã hội và quảng đại quần chúng nhân dân lao động, trên cơ sở những dự báo chính xác khoa học về các quá trình xã hội của xã hội học để vạch ra và thực hiện kế hoạch hoá xã hội.
Thứ tư: chức năng thế giới quan và giáo dục ( chức năng tư tưởng ). Đây là chức năng nảy sinh từ bản chất và vai trò của hệ tư tưởng trong hệ thống xã hội ( bao gồm các quan điểm, triết học, xã hội học, kinh tế chính trị, pháp luật, luân lý, đạo đức, nghệ thuật, thẩm mỹ, tôn giáo....). Chức năng tư tưởng còn biểu thị trong vai trò làm hình thành một hệ thống kiến thức, quan điểm, niềm tin và lý tưởng của xã hội, những cái đó thành chuẩn mực tư tưởng, thành tác nhân kích thích hành động. Chức năng tư tưởng còn thể hiện ở một mặt rất quan trọng ở chỗ xã hội học giúp ta xác định lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái trong cộng đồng xã hội loài người nói chung.
V. Cấu trúc xã hội :
Khái niệm cấu trúc xã hội: xã hội loài người là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, có liên hệ tương tác lẫn nhau theo thứ bậc và theo các dạng quan hệ, cơ cấu xã hội hết đa dạng và phức tạp, vì vậy có nhiều cách tiếp cận để đến với cấu trúc xã hội.
Cơ cấu xã hội là một mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả chế độ xã hội này đến xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là nhóm các thiết chế xã hội. Theo bách khoa toàn thư của Liên Xô cũ, cơ cấu xã hội là hệ thống các mối liên hệ ổn định và có sắp xếp giữa các yếu tố của hệ thống xã hội được quy định bởi các mối quan hệ giữa các giai cấp và các nhóm xã hội khác,bởi có sự phân công lao động và bởi có các đặc điểm của các chế độ xã hội nên có sự khác biệt giữa cơ cấu xã hội nói chung bao hàm toàn bộ các mối quan hệ và các lĩnh vực cơ cấu xã hội riêng biệt của nó ( sản xuất, chính trị, văn hoá ).
Chúng ta có thể hiểu cấu trúc xã hội theo góc độ nghiên cứu của xã hội như sau:
Cấu trúc xã hội bao gồm là toàn bộ hệ thống các mối quan hệ xã hội của các yếu tố tạo thành xã hội là một hệ thống tốt, đa cấp bao gồm nhiều hệ thống nhỏ dần, đơn vị cơ bản là con người.
Cấu trúc xã hội bao gồm các lớp của cấu trúc cơ bản nhỏ nhất đến toàn thể lớn nhất và các nhóm cấu trúc với tất cả các quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, nhiều chiều biến động thường xuyên và phát triển liên tục, không ngừng tiến lên.
Cấu trúc xã hội bao gồm cơ cấu xã hội nằm trong cơ cấu chung của xã hội là nội dung cơ bản quan trọng của cấu trúc xã hội nhưng không phải là tất cả, không thể đồng nhất với cấu trúc xã hội.
Cấu trúc xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những người quản lý kinh tế bởi: Muốn quản lý kinh tế phải có sự hiểu biết về cấu trúc xã hội trong thời đại lịch sử khác nhau của các chế độ chính trị xã hội khác nhau, những đặc điểm riêng của cấu trúc xã hội do sự tác động của sự phát triển kinh tế. Muốn bảo đảm tính hệ thống trong quản lý kinh tế cần thiết phải hiểu rõ các thành cấu trúc xã hội, vai trò của nó và mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các thành phần. Trên cơ sở nắm trắc cấu trúc xã hội để thực hiện sự phân cấp trong quản lý kinh tế đúng đắn, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế. Tính đa dạng và phức tạp của cấu trúc xã hội đòi hỏi người cán bộ quản lý kinh tế phải có sự hiểu biết rộng về mối quan hệ giữa kinh tế chính trị và xã hội, tránh được những sai lầm trong khi đề ra chính sách và chế độ quản lý kinh tế.
VI. Các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học :
Xã hội học ngày nay nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội với các cấp độ khác nhau. Xã hội học được phân loại theo từng lĩnh vực mà nó nghiên cứu , người ta thường phân chia thành 3 lĩnh vực cơ bản như sau:
- Xã hội học đại cương: đây được xem là cấp độ cơ bản của hệ thống lý thuyết xã hội học. Nó nghiên cứu các vấn đề chung nhất của cấu trúc xã hội và những hành vi của con người.
- Xã hội học chuyên ngành: đối tượng nghiên cứu của xã hội học chuyên ngành là một khía cạnh nào đó của chỉnh thể xã hội đó. Hay nói cách khác là xã hội học chuyên ngành chỉ đi sâu nghiên cứu một vấn đề cụ thể của đời sống xã hội. Xã hội học ngày nay gồm rất nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau lại chuyên đi sâu nghiên cứu một vấn cụ thể nhỏ hơn tuỳ theo mức độ cụ thể của xã hội.
- Xã hội học thực nghiệm: nhiệm vụ chủ yếu của xã hội học thực nghiệm là xây dựng một hệ thống lý thuyết của xã hội học dựa trên cơ sở những thực nghiệm xã hội. Những thực nghiệm gồm các khâu sau: khảo sát điều tra, phân tích, đánh giá, vạch ra các dự báo,dự kiến, tổ chức thí điểm để thẩm định độ chính xác các dự báo và tổng kết phát hiện quy luật, xây dựng hệ thống lý luận xã hội học.
PhÇn hai
BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
I. Khái niệm:
Xã hội học là một môn khoa học đòi hỏi phải gắn liền với hiện thực đang vận động và phát triển của xã hội hôm nay. Hơi thở của cuộc sống là cái nét đặc thù của bộ môn khoa học này. Đó chính là sự biến đổi xã hội và là vấn đề mà xã hội học rất cần phải quan tâm nghiên cứu.
Xã hội học đề cập, phân tích lý luận và khi nói về sự biến đổi xã hội là sự biến đổi trong một thể thống nhất không tách rời những cái chung nhất của chỉnh thể đó.
II. Phát triển và biến đổi xã hội :
Nếu chỉ xét một vấn đề nói chung thì biến đổi xã hội và phát triển xã hội ở nghĩa hẹp thì chúng ta khó có thể phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
1.Biến đổi xã hội: là sự thay đổi về chất có thể là tiến lên hay kém đi, là sự tác động qua lại có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực. Biến đổi xã hội không phải bao giờ cũng tiến theo một đường thẳng, tất những gì xã hội có ảnh hưởng đến chỉnh thể thống nhất, ảnh hưởng đến thiết chế xã hội thì đó được coi là biến đổi xã hội.
2.Phát triển xã hội: không giống với biến đổi xã hội, phát triển xã hội được hiểu theo nghĩa là xã hội đang biến đổi theo hướng đi lên, theo sự tiến bộ của xã hội loài người. Phát triển xã hội là một cái gì đó mang tính tích cực, có ảnh hưởng tốt đến chỉnh thể thống nhất của xã hội làm cho nó ngày càng hoàn thiện hơn, đạt đến mức độ cần thiết đảm bảo lợi ích cho những cá thể tồn tại trong chỉnh thể đó.
III. Sự khác nhau cơ bản của các lý thuyết về sự biến đổi và phát triển xã hội từ thế kỷ XIX đến nay:
Từ khi xã hội học tách ra khỏi triết học và khẳng định được đối tượng nghiên cứu của mình thì cũng xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau để giải thích về sự biến đổi xã hội và phát triển xã hội. Đó chính là hệ thống lý thuyết của các nhà xã hội học kinh điển.
Các nhà xã hội học không tưởng đầu thế kỷ XIX. Đó là lý thuyết chủ yếu vào ý chí chủ quan của các nhà xã hội học không tưởng, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa nhân văn tạo nên. Bởi vậy, khi lý giải những nguyên nhân của sự biến đổi và phát triển xã hội họ thường chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm: khi đề ra các biện pháp cải tạo xã hội và xây dựng xã hội mới lý thuyết của họ trở thành không tưởng ( không thể trở thành hiện được ).
Thuyết Đácuyn xã hội: thuyết này lại tuyệt đối hoá mặt tự nhiên, sinh vật trong con người và trong xã hội loài người, chuyển học thuyết Đácuyn từ lĩnh vực sinh vật học sang lĩnh vực xã hội học.Theo họ đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên là động lực chủ yếu của sự biến đổi và phát triển xã hội. Do đó thuyết này đã đi ngược lại với tiến trình lịch sử loài người, nó là động cơ cho những kẻ hiếu chiến muốn thôn tính xã hội bằng vũ lực và sức mạnh quân sự nhưng những gì đi ngược lại lịch sử sẽ không tồn tại lâu bền và cũng không thể dùng thuyết này để cải tạo xã hội được.
Với những bức thiết về mặt lý luận thì đúng thời điểm đó ra đời chủ nghĩa Mác với 3 bộ hợp thành triết học Mác xít và chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa Mác đã giải thích được một cách có hệ thống và toàn diện về sự biến đổi và phát triển xã hội.
Thuyết kỹ trị về xã hội: coi khoa học và kỹ thuật là nhân tố quyết định sự biến đổi và phát triển xã hội, là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi vấn đề của xã hội loài người và đạt đến sự phát triển xã hội một cách hài hoà hợp lý.
IV. Các xu hướng trái ngược nhau trong quá trình biến đổi và phát triển xã hội :
1. Tính tất yếu:
Sự biến đổi và phát triển của xã hội là một quá trình hết sức phức tạp đầy mâu thuẫn. Xã hội không phải lúc nào cũng đi theo một đường thẳng mà sự phát triển của xã hội thường phải qua những thời kỳ khủng hoảng, ngưng trệ là một trạng thái tất yếu của quá trình chuyển từ một trật tự xã hội này sang một trật tự xã hội khác của quá trình thay đổi cấu trúc xã hội.
Bất cứ một giai đoạn xã hội nào cũng luôn luôn tồn tại các xu hướng trái ngược nhau, xã hội càng phát triển có cấu trúc phức tạp thì các xu hướng đó lại càng phức tạp. Trong quá trình biến đổi và phát triển xã hội khi khắc phục được mâu thuẫn này thì lại phát sinh mâu thuẫn khác, tiến lên được mặt này lại có hạn chế kia . Không có giai đoạn nào của sự phát triển xã hội có thể khắc phục được mọi hạn chế, tạo nên một sự phát triển hoàn chỉnh. Điều này đã được chứng minh trong lịch sử loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Ở nước ta hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế cũng đã bộc lộ tính hai mặt của nền kinh tế thị trường.
2. Sự kế thừa trong quá trình biến đổi và phát triển xã hội:
Trong quá trình biến đổi và phát triển xã hội, các thế hệ loài người kế tiếp nhau một cách liên tục. Mỗi thế hệ mới ra đời trên cơ sở tất cả các thành tựu về văn hoá, khoa học do thế hệ cũ để lại. Những thành tựu đó là nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của thế hệ mới. Thế hệ mới bắt nguồn từ những cái đã có do thế hệ cũ để lại, phê phán những cái hạn chế, kế thừa những mặt tích cực đã đạt được của thế hệ cũ và phát huy làm nền cho sự phát triển trong điều kiện mới.
Kế thừa và biến đổi là hai mặt không thể tách rời nhau. Thái độ bảo thủ giữ nguyên cái cũ, hoặc phủ nhận hoàn toàn cái cũ đều phản khoa học, đều phản tiến bộ. Kế thừa diễn ra ở tất mọi lĩnh vực của đời sống xã hội không chỉ hạn chế trong phạm vi mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mả ở tất cả các văn minh của nhân loại. Do đó, ai phủ nhận những gì đã có thì sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
PhÇn ba
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU 15 NĂM ĐỔI MỚI
I. Khái quát tình hình Việt Nam sau 15 năm đổi mới:
Kể từ năm 1986, Việt Nam đã có 15 năm thử nghiệm một chuyển đổi lớn lao mà chỉ trước đó vài năm khó ai có thể hình dung nổi. Những người nước ngoài đến Việt Nam trong vài năm trở lại đây dễ cảm nhận được những chuyển biến rõ rệt so với những lần trước họ đến đây trước 1986: một nhịp sống sôi động hơn, bầu không khí cởi mở và thoáng đạt trong trao đổi và tiếp nhận thông tin, trong gương mặt đô thị soi chiếu được những đường nét khởi sắc của khu vực kinh tế tư nhân: Các cửa hàng tư nhân khá lộng lẫy, những biển hiệu ghi rõ các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty liên doanh với nước ngoài đựơc tô đậm và treo lên một cách trang trọng, hào nhoáng.
Làm nền cho nhịp sống sôi động đó là nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước là khoảng 9%. Ngay cả trong những năm gần đây, thiên tai dồn dập ập xuống hầu như khắp cả ba của đất nước nhưng tốc tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước vẫn đạt trên 8%.Trong năm 1996 là năm mà miền Trung bộ phải hứng chịu đợt thiên tai dữ dội, nhưng chúng ta vẫn có tốc độ tăng trưởng GDP ước tính khoảng 9,5%. Đây thực sự là một hiện thực với những người lạc quan nhất cũng ít ngờ đến.
Nhưng cùng với những hồ hởi, khởi sắc vào nửa cuối năm 1996 sự lạc quan dường như có chững lại cùng với những suy nghĩ của Đảng và nhà nước ta. Những đợt sóng của đổi mới dồn dập vào thời kỳ chuyển đổi ban đầu nay có chiều hướng chậm lại, trầm lắng hơn. Công cuộc đổi mới bước vào chặng khó khăn hơn, những mặt yếu kém càng bộc lộ rõ hơn như môi trường pháp lý và chiến lược kinh tế vĩ mô, các hoạt động tài chính tiền tệ tỏ ra bất cập. Cùng với những cái đó, tần suất thông tin về tham nhũng được xem như “ quốc nạn” vọt lên nhanh chóng, công ăn việc làm cho người lao động ngày càng khó kiếm hơn, tệ nạn xã hội lan rộng khắp nơi không trừ một đâu từ thành thị đến nông thôn.
Việc làm đối với những thanh niên, những người chưa được đào tạo đầy đủ cũng như những người đã được đào tạo chính quy ở nhà trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học trở nên nóng bỏng. Trình độ được đào tạo không đáp ứng được công việc hay không có công việc xứng đáng với trình độ được đào tạo, câu hỏi ấy chưa có lời giải đáp thật rõ ràng. Đồng lương cũng đang trở nên nghiêm nghặt hơn. Sự tương đối dễ kiếm tiền trong những năm đầu của đổi mới và mở cửa đã được thay thế bằng một đòi hỏi chặt chẽ cho những lao động nghiêm túc và có hiệu suất cao. Cùng với một số người tìm thấy những vị trí thích hợp với thu nhập cao bằng một hiệu suất lao động đáp ứng được đòi hỏi của công việc, số khá đông đang phải xếp hàng dài ở những trung tâm xúc tiến việc làm hoặc tư vấn việc làm. Các tụ điểm tập trung của người lao động từ nông thôn ra gọi là “chợ lao động” luôn luôn có mật độ cao. Công cụ lao động của họ thì thật đơn giản chỉ là đôi quang gánh, mà thông thường chỉ là đôi vai, đôi tay khuân vác và đôi chân dẻo dai vốn quen lội ruộng bùn, ngoài cái đó ra, họ không có phương tiện kỹ năng nào khác. Những “chợ lao động” nói trên chỉ là đôi nét bóng dáng của 40% lao động dôi dư ở nông thôn được vẽ lên trên gương mặt đô thị. Nét vẽ này sẽ được tô đậm mãi lên cùng với dòng người từ nông thôn tràn vào đô thị kiếm việc làm ngày càng đông. Lao động và việc làm là vấn đề nổi lên gay gắt và đó cũng chính là nguyên nhân chủ yếu đẩy tới tệ nạn xã hội nói trên.
Cùng với những vấn đề trên, nạn ô nhiễm môi trường đang ngày càng phô bày rõ nét trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Hơn thế nữa, những hậu quả nặng nề của lũ lụt dồn dập và rộng lớn ập đến cuộc sống của cả nông thôn lẫn đô thị làm cho con người cảm nhận rõ hơn sự trả thù của thiên nhiên đối với những hành động vô ý thức của con người đã phá huỷ môi trường tự nhiên, nguồn sống của chính mình.
Nói tóm lại, từ những nét phác thảo về gương mặt xã hội của Việt Nam sau 15 năm đổi mới có thể nêu lên những điều mấu chốt sau:
1.Tính năng động xã hội:
Tính năng động xã hội được đẩy tới đang làm chuyển đổi nhanh nhịp sống của xã hội, đặc biệt là nhịp sống đô thị. Trong cái bề bộn, ngổn ngang của sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường trên một mặt bằng xã hội vẫn mang nặng lối sống tiểu nông và tinh thần cộng đồng và dân chủ làng xã, mỗi người như được tháo gỡ những sự kiềm toả nào đó đang hối hả bươn chải trong cuộc cạnh tranh để tìm chỗ đứng thích hợp. Khi nói đến mỗi người, chúng ta muốn nói đến sự tháo gỡ những sợi dây ràng buộc quá chặt của truyền thống cộng đồng khiến cho tính năng động của cá nhân bị đẩy lùi.
Tinh thần dân tộc cộng đồng mạnh mẽ vốn là nét tối ưu trong tâm thức của con người Việt Nam trong một xã hội nông nghiệp kéo dài triền miên. Nét ưu trội đó từng là sức mạnh to lớn của dân tộc. Song không thể không nhận thấy rằng trong nét ưu trội đó, ý thức cá nhân bị hoà tan vào trong cộng đồng. Thời kỳ cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp lại vẫn tiếp tục phát huy tối đa tính ưu trội đó và dung dưỡng cho một chủ nghĩa bình dân theo kiểu dân chủ làng xã. Từng cá nhân một không có cơ hội để tự khẳng định mình.
Vì thế khi bước vào cơ chế thị trường, trong cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát triển, nhu cầu giải phóng cá nhân trở thành một điều kiện thử những cơ may và vận hội mới. Những hoạt động kinh tế sôi động là lực hút và cũng là lực đẩy cho sự phát triển tiền năng của từng người, cũng do vậy, người ta đo được tính di động của xã hội cao hơn rất nhiều so với trước đây.
Tính năng động xã hội tạo ra một lực đẩy từ dưới lên, lực đẩy ấy là sự hợp thành sức mạnh của từng người, từng nhóm xã hội ở cả nônh thôn lẫn thành thị. Họ không chỉ là người hưởng thụ bị động những thành quả của đổi mới, họ chính là “đồng tác giả” của công cuộc đổi mới đó. Cũng do vậy, dễ thấy rằng thành công của đổi mới được đón nhận rộng khắp trong đông đảo mọi người và cũng chính họ tạo nên động lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới ngày càng phát triển sâu rộng mà có khi chính người lãnh đạo cũng không lường hết được. Và cũng chính vì lẽ này mà quần chúng ngày càng đòi hỏi nghiêm khắc hơn, cụ thể hơn ở người lãnh đạo mà họ phó thác cuộc sống của họ.
Trong tính năng động xã hội ấy, sức sống của lớp trẻ đã tỏ rõ một chiều hướng rất đáng chú ý. Họ thích nghi nhanh với cơ chế mới, nhịp sống mới. Đây đó, không tránh khỏi những cực đoan, nông nổi, nhưng nhìn chung thì tính năng động của lớp trẻ đang làm nền cho nhịp sống sôi động của xã hội. Tính năng động ấy còn được thể hiện trong việc người dân tự lo lấy công việc cho mình. Không phải ngẫu nhiên mà có trường dân lập hay tư thục, có những cơ sở y tế tư nhân, thậm chí có cả những cuộc di cư tự phát từ vùng núi phía Bắc vào Tây Nguyên. Phải chăng đó chính là mầm mống cho một nền kinh tế dân sự, một xã hội dân sự, tự quản. Hiện tượng mới đó còn rất non, ấu trĩ nhưng triển vọng của nó rất đáng mong chờ và đó chính là nền dân chủ hoá từ gốc.
Cũng phải nói thêm rằng một thực tế là những đợt sóng của biến đổi trên chưa lan tới được các vùng sâu, vùng xa, nơi giao thông cách trở, đi lại khó khăn và vẫn đang phải chịu nhiều thiệt thòi. Đó chính là những khó khăn không tránh khỏi.
Tính năng động xã hội là nét nổi bật của xã hội Việt Nam sau 15 năm đổi mới và nó cũng là sức mạnh to lớn đẩy sự nghiệp đi lên và sớm hoàn thành việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là tâm nguyện mà Bác Hồ mong mỏi.
2.Phản ứng xã hội của sự biến đổi:
Cuộc đấu tranh dưới áp lực của thị trường đẩy tới sự phân tầng xã hội dồn dập hơn và rõ nét hơn. Đối với một nếp sống của chủ nghĩa bình quân kéo dài triền miên với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu không sao chuyển nổi sang kinh tế hàng hoá, nếp sống ấy được củng cố bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp tuy có những biến tướng, thì sự dồn dập của các đợt sóng phân tầng xã hội nói trên dễ gây nên phản ứng đối nghịch nhau.
Tuy nhiên một điều là chính sự phân tầng đó lại đang tạo ra động lực của sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Cơ chế mới sàng lọc, chọn lấy những tài năng thích ứng được với nó. Trải qua sự chọn lọc đó, con người có thể hoặc buộc phải được đặt vào những công việc, những vị thế xã hội phù hợp với năng lực của họ. Để không bị đào thải, từng cá nhân phải nỗ lực thường xuyên. Sự cạnh tranh khiến cho sản phẩm được tạo ra nhiều hơn. Điều lưu ý là nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy nhìn chung mức sống của các tầng lớp dân cư đều được nâng lên do thành quả của đổi mới. Hay ta hiểu như sau: có thể có những người bị thiệt thòi trong mặt bằng chung được nâng lên chứ không có những giai cấp hoặc những nhóm xã hội lớn bị đẩy xuống.
Ví dụ như: Có một nhóm người lao động trong các xí nghiệp, công ty thuộc khu vực nhà nước bị đẩy ra ngoài khi vận hành cơ chế mới thì cũng vẫn nhóm người đó đã tìm thấy chỗ đứng mới ở trong cái gọi là khu vực phi nhà nước với một thu nhập khá hơn.
Cố nhiên, chúng ta không phải là không tìm thấy những nhóm người đang khốn khó và nghèo đi trong đà phát triển chung của xã hội. Đó là những người vốn dễ bị chấn thương và không có sức tự bảo vệ mình khi gặp những tai nạn bất ngờ, khi phải chống chọi với thiên tai, những người cô đơn, tàn tật vừa không có sức lao động vừa không có phương tiện để kiếm sống mà trước đây họ được bao cấp bởi các hợp tác xã nông nghiệp các quỹ phúc lợi của nhà máy, xí nghiệp quốc doanh.
Diện mạo của sự phân tầng, đương nhiên không phải đều là sản phẩm của 15 năm đổi mới. Với cơ chế thị trường, sự phân tầng đó dễ thấy hơn, song nếu phân tích kỹ vào sự đói nghèo của xã hội Việt Nam thì thấy đó là sự ảnh hưởng của tàn dư thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và bao cấp mà người ta lầm tưởng rằng sự bất bình đẳng xã hội đã được xoá bỏ. Khi chúng ta bắt đầu con đường đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân phải hành động theo quy luật thị trường trong cộng đồng và trong toàn xã hội. Kết quả là lợi ích của cá nhân, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của toàn xã hội đều được tăng lên đáng kể. Trong điều kiện như vậy, nhiều người đã có thu nhập cao và phân tầng xã hội có điều kiện bộc lộ rõ ràng hơn, sự phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Phân tầng xã hội đang diễn ra phong phú và đa dạng, nó kích thích sự chuyển đổi kinh tế, làm tăng tính cơ động của xã hội và sự phân công lao động xã hội.
Bên cạnh những yếu tố tích cực có thể quan sát được, nhiều vấn đề tiêu cực nổi lên của sự phân tầng xã hội nói trên. Nếu sự phân tầng xã hội mang tính quy luật của kinh tế thị trường, đặc biệt là sau một thời kỳ dài ngự trị của chủ nghĩa bình quân, bao cấp làm thui chụi và triệt tiêu dần động lực của sản xuất, sự phân tầng ấy là cần thiết để tạo ra động lực của sự phát triển thì cũng chính nó đang bộc lộ nhữnh mặt xấu ngày càng rõ nét như: tham nhũng, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, mất thuần phong mỹ tục của Việt Nam ........ những vấn đề này trong hoàn cảnh như hiện nay không thể một sớm một chiều mà giải quyết ngay được mà phải có những biện pháp cụ thể và lâu dài.
3.Tâm trạng xã hội trước sự đổi mới:
Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp chỉ thừa nhận có hai hình thức sở hữu, chuyển sang cơ chế thị trường của nền kinh tế đa sở hữu, sự chuyển đổi quan trọng này làm thay đổi nhanh chóng vị thế xã hội của không ít nhữnh người tranh thủ được cơ may do thị trường tạo ra. Có người giàu lên rất nhanh và cũng không ít người chững lại hoặc lùi xuống những vị trí thấp trong sự nghèo đói với tất cả những hoài niệm mình là người không hợp thời.
Tâm trạng ấy không phải của riêng ai: không ai dám chắc rằng những gì mình có hôm nay có đúng là mình có quyền được nhận và được khai thác, phát huy. Trong tâm niệm thông thường của mỗi người, ai cũng thường bị ám ảnh bởi một suy nghĩ: “Cái mà đáng có bao giờ cũng cao hơn cái mà họ đang có...”. Trong xã hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32457.doc