Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một quá trình vô cùng khó khăn phức tạp vì nó đụng chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm, hơn nữa lại không có con đường chung nào cho tất cả các nước tiến hành CPH doanh nghiệp nhà nước. Những thành công và những bài học kinh nghiệm quý giá mà chúng ta thu được đã khẳng định CPh là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Qua 8 năm kể từ ngày thí điểm CPH, đã có gần 500 DNNN chuyển thành Công ty cổ phần. Cùng với việc thiết lập được một hệ thống quản lý mới chúng ta đã có thêm những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập của đất nước. Niềm tin của dân vỡi Đảng được củng cố một bước thể hiện ở chỗ: chúng ta đã huy động được nguồn vốn khá lớn trong dân dùng để đầu tư phát triển sản xuất, giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước khi mà liên tục phải bù lỗ cho các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Cơ chế mới được hình thành cũng là lúc ta dần xoá bỏ được những thói quen trong cơ chế cũ, tạo ra con người mới năng động, sáng tạo hứa hẹn một tương lai tươi sáng của đất nước sau này.
30 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sửa đổi nội dung mục tiêu cổ phần hoá cho phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và xu thế biến đổi chung của thị trường. Theo nghị định 44 CP ngày 29/6/1998 thì mục tiêu cổ phần hoá được rút gọn từ ba mục tiêu xuống còn hai nhưng nội dung chính vẫn được giữ nguyên. Cụ thể:
Mục tiêu 1: Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.
Mục tiêu 2: Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Về nội dung, mục tiêu cổ phần hoá DNNN theo nghị định trên vẫn quán triệt tư tưởng về cổ phần hoá là nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là phát huy quyền làm chủ của người lao động. Hai mục tiêu cổ phần hoá lần này được đưa ra sau một thời gian thử nghiệm và tiến hành, được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế. Do vậy, nó mang tính xác thực hơn so với ba mục tiêu ở quyết định 202/CT, đồng thời việc thực hiện hai mục tiêu này sẽ thúc đẩy và kéo theo các mục tiêu khác được thực hiện như:
+ Giảm bớt các DNNN để từ đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
+ Việc đa dạng quyền sở hữu DNNN sẽ hình thành sự liên kết chặt chẽ giữa các DNNN với các thành phần kinh tế khác do đó tạo ra sức mạnh và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Đây là mục tiêu dài hạn cho nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.
+ Việc huy động vốn của CTCP sẽ là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp có quyền lợi chung thông qua sự đồng sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp.
1.2.3. Các hình thức cổ phần hoá DNNN
Cổ phần hoá DNNN được diễn ra ở hầu hết khắp các nước trên thế giới với những hình thức đa dạng và phong phú. Tuỳ vào mục tiêu cổ phần hoá của từng nước mà có những cách lựa chọn các hình thức cổ phần hoá khác nhau. Xu thế cổ phần hoá DNNN trên thế giới đều thực hiện theo các hình thức sau:
- Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu theo qui định nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
- Tách một bộ phận của DNNN có đủ điều kiện để cổ phần hoá.
- Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp.
- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước để chuyển thành CTCP
- Bán giá trị hiện có của DNNN mà Nhà nước cần giữ 100% vốn cho các DNNN khác để hình thành CTCP hay còn gọi là công ty cổ phần hoá DNNN.
Tại Việt Nam, theo quyết định 44CP ra ngày 29/06/1998 thì cổ phần hoá DNNN được tiến hành dưới các hình thức sau:
- Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
- Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp
- Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.
- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành CTCP.
Như vậy, các hình thức cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam đã được bổ sung phù hợp với xu thế chung của thế giới. Việc áp những hình thức cổ phần hoá DNNN theo qui định tại nghị định 44CP vào nước ta là tương đối phù hợp và có hiệu quả.
Chương II
Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua
2.1. Cổ phần hoá ở Việt Nam qua các giai đoạn
2.1.1. Giai đoạn I ( Từ tháng 6/1992 đến tháng 4/1996 ) – Những bước thử nghiệm đầu tiên
- Ngày 08/06/1992, chủ tịch HĐBT đã ra quyết định 202/CT cho phép lựa chọn và triển khai thí điểm cổ phần hoá ở một số DNNN. Mốc quan trọng này mở ra một hướng đi mới cho việc cải cách DNNN ở Việt Nam.
- Ngày 04/03/1993, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị 84/TTg về việc xúc tiến cổ phần hoá DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các DNNN.
+ Về mục tiêu của giai đoạn này là thí điểm cổ phần hoá để từ đó rút ra kinh nghiệm và mở rộng việc cổ phần hoá sau này.
+ Về đối tượng cổ phần hoá ở giai đoạn này là các DNNN kinh doanh trong các nghành thông dụng, không có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân ( như dịch vụ và công nghiệp ).
Trong giai đoạn này, Nhà nước áp dụng hình thức chuyển một phần sở hữu Nhà nước dưới dạng bán cổ phần DNNN sang sở hữu tư nhân. Sau khi cổ phần hoá, DNNN chuyển sang hoạt động theo luật công ty. Đối với công nhân viên chức trong doanh nghiệp, người lao động được mua cổ phiếu trả chậm với thời gian không quá 12 tháng.
ở giai đoạn thí điểm này, các bộ, nghành địa phương đã hướng dẫn DNNN đăng kí thực hiện cổ phần hoá. Trên cơ sở số lượng DNNN dăng kí, chủ tịch HĐBT ( nay là Thủ tướng chính phủ ) đã ra quyết định số 203/CT thí điểm chọn 7 DNNN do HĐBT chỉ đạo trực tiếp đó là:
1.Nhà máy xà phòng Việt Nam ( Bộ Công nghiệp )
2.Nhà máy diêm Thống Nhất ( Bộ Công nghiệp )
3.Xí nghiệp nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà Nội ( Bộ Công nghiệp )
4.Xí nghiệp chế biến gỗ Lạng Long Bình ( Bộ Nông nghiệp )
5.Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng ( Bộ Thương mại )
6.Xí nghiệp sản xuất bao bì ( Thành phố Hà Nội )
7.Xí nghiệp dệt da may Legamex ( Thành phố Hồ Chí Minh )
Tuy nhiên, sau một thời gian làm thử 7 doanh nghiệp này đều xin rút hoặc không có điều kiện để tiến hành cổ phần hoá. Vì vậy, thời gian thí điểm kéo dài và kết quả rất hạn chế. Trong 4 năm mới thực hiện cổ phần hoá được 5 doanh nghiệp, bao gồm 3 doanh nghiệp trung ương và 2 doanh nghiệp địa phương. Tất cả các doanh nghiệp cổ phần đều có quy mô nhỏ và có lợi thế nhất định trong hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn này, Việt Nam chưa bán cổ phần cho thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài.
Bảng 1 : Các DNNN đã cổ phần hoá tính đến thời điểm 31/12/1995
Ngày
Tổng
Cơ cấu vốn (%)
TT
Tên DN
CPH
số vốn
(triệu đồng)
NN
CNVC trong DN
Cổ đông ngoài
1
Đại lý Liên hiệp vận chuyển
1/7/93
6.200
18
33,1
48,9
2
Cơ điện lạnh TP HCM
1/10/93
16.000
30
50
20
3
Giầy Hiệp An
1/10/94
6.769
30
50
20
4
Chế biến hàng XK Long An
1/7/95
3.540
30,2
48,6
21,2
5
C/ty chế biến thức ăn gia súc
1/7/95
7.912
30
50
20
Nguồn : Ban chỉ đạo trung ương về đổi mới doanh nghiệp
* Nhận xét:
+ Hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hoá lần này có số vốn ít, qui mô nhỏ. Tổng số vốn cao nhất là 16 tỷ đồng ( công ty cơ điện lạnh Thành phố HCM ) và thấp nhất là 3,5 tỷ ( công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An ).
+ Nhà nước nắm giữ 28,25% ( tính bình quân ) trong tổng số vốn điều lệ. Như vậy, Nhà nước không nắm mức cổ phần chi phối. Tỉ lệ vốn nhà nước trong các công ty cao nhất chỉ ở mức 30,2%, còn lại hầu như các cổ phiếu do cổ đông trong công ty nắm giữ. Tỉ lệ vốn do các cổ đông ngoài công ty đóng góp rất nhỏ, tính bình quân chỉ chiếm16,37%,…
Tóm lại, từ khi có chủ trương cổ phần hoá DNNN vào năm 1987 thì phải đến 6 năm sau ( tháng 7/1993 ), nhà nước ta mới cổ phần hóa được 5 doanh nghiệp. Điều này cho thấy tiến thình cổ phần hoá diễn ra rất chậm. Sự chậm trễ này là do chưa thông suốt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hoá.
2.1.2. Giai đoạn II ( Từ tháng 05/1996 đến 05/1998 ) – Thời kỳ mở rộng công tác cổ phần hoá
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc chính phủ ban hành nghị định 28CP ngày 07/05/1995. Lần đầu tiên đã có một qui định một cách có hệ thống từ mục đích, yêu cầu, đối tượng đến phương thức tiến hành, chế độ đủ với người lao động. Ngoài ra, còn có :
- Nghị định 25/CP ngày 26/03/1996 sửa đổi một số điểm của nghị định 28/CP.
- Quyết định 548/TTg ngày 13/08/1996 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập các Ban chỉ đạo cổ phần hoá.
- Quyết định 01/CPH ngày 04/09/1996 của Trưởng ban chỉ đạo trung ương về cổ phần hoá, về ban hành qui trình chuyển DNNN thành CTCP.
- Thông tư 50/TC-TCDN ngày 30/08/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn vấn đề tài chính theo nghị định 28/CP.
- Thông tư 17/LĐTBXH-TT ngày 07/09/1996 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn chính sách với người lao động.
- Tháng 12/1997, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng đã ra nghị quyết, trong đó nêu rõ định hướng và giải pháp cổ phần hoá một bộ phận DNNN “ Phân loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh; xác định danh mục loại doanh nghiệp cần giữ 100% vốn Nhà nước; loại DNNN cần giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; loại DNNN chỉ cần giữ cổ phần ở mức thấp “ và “ Đối với DNNN không cần giữ 100% vốn Nhà nước, cần lập kế hoạch cổ phần hoá để tạo động lực phát triển thúc đẩy làm ăn có hiệu quả “.
- Ngày 19-20/02/1998, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng thế giới ( WB ) tổ chức một cuộc hội thảo nhằm thúc đẩy qúa trình cổ phần hoá các DNNN ở Việt nam trên qui mô lớn.
- Ngày 20/04/1998, có chỉ thị 20/1998/CTCP-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh, sắp xếp và đổi mới DNNN. Trong đó, DNNN được chia làm 3 nhóm:
1. Các DNNN quan trọng cần duy trì hoạt động theo luật DNNN.
2. Các DNNN cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu.
3. Các DNNN thua lỗ kéo dài.
Các DNNN thuộc nhóm 2 là thuộc diện cổ phần hoá. Chính phủ yêu cầu từng Bộ, địa phương và tổng công ty 91 trong kế hoạch cổ phần hoá phải lựa chọn ít nhất 20% số doanh nghiệp không cần duy trì 100% vốn Nhà nước để thực hiện cổ phần hoá.
+ Về phương thức: Đã mở rộng ra 3 hình thức
- Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, chỉ phát hành thêm cổ phiếu
- Bán một phần DNNN
- Tách một bộ phận DNNN để tiến hành cổ phần hoá
+ Về đối tượng: Mở rộng cổ phần hoá không chỉ có các DNNN vừa và nhỏ mà còn DNNN lớn và vốn trên 10 tỷ đồng trong đó Nhà nước không cần nắm 100% vốn và phải có phương án kinh doanh hiệu quả.
Kết quả là trong 2 năm, Nhà nước đã cổ phần hoá được 25 doanh nghiệp. Tuy vậy, tiến độ cổ phần hoá vẫn còn chậm. Chỉ tiêu năm 1998 phải cổ phần hoá được 150 doanh nghiệp chưa được hoàn thành.
Trong đó phải kể đến Thành phố HCM - Đơn vị dẫn đầu cả nước về cổ phần hoá. Trong năm 1996, thành phố đã mở lớp tập huấn cho trên 100 cán bộ thuộc DNNN về cổ phần hoá, tại các lớp chuyên viên kinh tế đã hướng dẫn tỷ mỉ về Nghị định 28/CP và lập ra các DNNN sẽ cổ phần hoá, kèm theo các hướng dẫn cụ thể. Riêng Hà Nội trong năm 1997 chỉ cổ phần hoá được 1 doanh nghiệp, chậm nhất trong cả nước.
Bảng 2: Danh sách 13 doanh nghiệp chuyển sang CTCP (Tính đến hết năm 1997)
Ngày
Tổng
Cơ cấu vốn (%)
TT
Tên DN
CPH
số vốn
(triệu đồng)
NN
CNVC trong DN
Cổ đông ngoài
C/ty xe khách Hải Phòng
01/09/96
2.915
30
70
0
Khai thác đá Đồng Giao
01/09/96
3.200
49,8
30,7
19,5
C/ty đầu tư sản xuất TMại
01/07/96
356
0
100
0
XN tàu thuyền Bình Định
01/07/96
1.150
51
19
30
XN ong mật TP Hồ Chí Minh
01/07/96
2.500
30
18,5
51,5
Khách sạn Sài Gòn
01/07/96
1.800
40
40
20
C/ty CBXK thuỷ sản Minh Hải
01/01/97
10.000
51
29
20
XN sơn Bạch Tuyết
01/11/97
20.000
35
45
20
C/ty bông Bạch Tuyết
05/11/97
11.370
30
57
13
C/ty CP vận tải thuỷ Hải Dương
01/01/98
2.165
45,7
54,3
0
C/ty khai thác DVTS Đà Nẵng
01/01/98
2.165
45,7
54,3
0
C/ty cáp và vật liệu BCVT
01/01/98
120.000
49
10
41
C/ty cầu xây (Bộ xây dựng)
01/04/98
6.000
10
...
...
* Cổ phần hoá đã thay đổi được phương thức quản lý, chế độ bình bầu, chọn giám đốc, HĐQT các chức danh lãnh đạo của doanh nghiệp đã làm cho đội ngũ này có trách nhiệm cao hơn, quyền lợi và nghĩa vụ gắn với nhau hơn. Phương thức quản lý theo kiểu quan liêu, bao cấp, dùng mệnh lệnh hành chính được hạn chế tối đa, kiểu quản lý cũ không còn tồn tại nữa.
* Tình trạng lãng phí của công, tài sản của doanh nghiệp giảm một cách tối thiểu. Điều này xuất phát từ chỗ doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của các cổ đông nên họ phải kiểm soát việc thu chi chặt chẽ hơn thông qua HĐQT và Ban kiểm soát của công ty.
* Người lao động phấn khởi, tinh thần làm việc được củng cố. Động lực kinh tế đã tạo nên một không khí làm việc mới, kích thích sự sáng tạo cá nhân vì quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của công ty. Ngoài thu nhập bình thường, người lao động còn nhận được thu nhập qua cổ tức thường là trên 1,6%/tháng cao hơn lãi suất gửi ngân hàng.
* Các chỉ tiêu khác như vốn, nộp ngân sách, việc làm, thu nhập bình quân đều có sự tiến bộ đáng kể. Theo tổng kết 13 doanh nghiệp cổ phần đến giữa năm 1997, Ban cổ phần hoá DNNN đã có đánh giá như sau:
- Vốn bình quân tăng: 45%/năm
- Doanh thu tăng bình quân: 56,9%/năm
- Nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân: 98%/năm
- Lợi nhuận tăng bình quân: 70,2%/năm
- Việc làm tăng bình quân: 46,8%/năm
- Thu nhập người lao động tăng bình quân: 20%/năm
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng: 14,1%/năm
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng: 74,6%/năm
* Tài sản của DNNN được đánh giá lại chính xác hơn: Lâu nay, tài sản thuộc các DNNN bị đánh giá thấp, khấu hao tích nộp rất thấp, không đủ bù đắp vốn để tái đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất. Thông qua việc cổ phần hoá 18 doanh nghiệp trong giai đoạn trước 01/01/1998, tổng giá trị đánh giá lại đã tăng 48,8% so với tổng giá trị hạch toán.
* Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách: thông qua tiền bán cổ phần và tiền lợi tức. Từ đó có thể đầu tư vào những lĩnh vực và vào các doanh nghiệp khác cần thiết hơn.
* Tư tưởng cổ phần hoá đã được thống nhất hơn. Cán bộ lãnh đạo cũng như công nhân viên chức hiểu được mục tiêu, lợi ích của chủ trương cổ phần hoá nhiều hơn, tốt hơn so với trước kia.
ở trên là những mặt mà doanh nghiệp và Nhà nước đã làm được. Tuy vậy, vẫn còn có những mặt còn tồn tại như:
Về phía doanh nghiệp
+ Các doanh nghiệp nhìn chung chưa có phương án phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả, chưa tìm ra hướng đầu tư mới. Nhiều CTCP thừa vốn không biết dùng vào việc gì và phải cho vay vốn. Trong khi đó, những doanh nghiệp cổ phần có vốn lớn huy động vốn thêm để mở rộng sản xuất lại chiếm một tỷ lệ quá thấp, vì tâm lý của cổ đông cũ là không muốn chia sẻ quyền lực.
+ Tập thể ban lãnh đạo nhiều doanh nghiệp chưa thực sự ủng hộ cổ phần hoá. Họ sợ mất quyền chức, nhiều người chưa quen với cơ chế mới sau khi cổ phần hoá nên sợ không thích nghi với cơ chế thị trường, không đủ đứng vững, cạnh tranh trên thương trường. Còn công nhân viên chức yếu kém về trình độ thì lo mất việc làm.
+ Kiểm toán chưa thực hiện chức năng của mình. Chi phí kiểm toán cao, chỉ kiểm toán được hạch toán của doanh nghiệp, còn chưa xác định đúng giá trị doanh nghiệp.
Những mặt tồn tại về phía Nhà nước
+ Tiến hành cổ phần hoá diễn ra vẫn chậm. Số lượng doanh nghiệp được cổ phần hoá còn quá ít. Nghị định 28/CP chưa hoàn thiện để đẩy nhanh cổ phần hoá.
+ Nhà nước chưa có biện pháp mạnh mẽ, thực hiện đúng quyền sở hữu của mình. Chính phủ chưa kiên quyết, chưa coi cổ phần hoá là nhiệm vụ bắt buộc mà lại chờ sự tự nguyện của các doanh nghiệp, các địa phương và Bộ chủ quản. Chủ trương cổ phần hoá dàn đều, không tập trung vào các vùng trọng điểm.
+ Việc tổ chức thực thi chưa rõ ràng. Ban cổ phần hoá gồm các tổ chức: Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động, Ban tổ chức chính phủ, Bộ Công nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ LĐTB – XH, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nên triệu tập một cuộc họp đã khó, nhưng việc thống nhất ý kiến càng khó hơn. Một số văn bản chỉ đạo chưa cụ thể, chưa khẳng định trách nhiệm rõ ràng của từng Bộ, từng địa phương.
+ Việc tuyên truyền, vận động đối với công nhân viên chức trong CTCP chưa tốt. Thực tế, chúng ta đã ưu đãi tốt nhất cho người lao động sau khi cổ phần hoá nhưng vẫn chưa nhận được sự thỏa mãn và ủng hộ hoàn toàn của họ. Ngoài ra, người dân vẫn chưa quen mua bán cổ phiếu nên khó mà phát triển được thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, qua giai đoạn này, chúng ta đã thu được nhiều bài học quí giá để cổ phần hoá diễn ra tốt hơn ở giai đoạn sau.
2.1.3. Giai đoạn III ( từ tháng 07/1998 đến nay ) – Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hoá
- Ngày 29/06/1998, chính phủ ban hành nghị định 44/CP về cổ phần hoá. Nghị định này đã mở rộng hơn các chế độ cho công tác cổ phần hoá, đã xác định rõ và giảm thiểu danh mục nghành nghề Nhà nước cần giữ 100% vốn, Nhà nước nắm cổ phần đặc biệt hoặc chi phối, không hạn chế qui mô doanh nghiệp cổ phần hoá, phân cấp nhiều hơn thẩm quyền quyết định cổ phần hoá.
- Vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành CTCP, ngày 18/07/1998, Bộ tài chính đã ra Thông tư số 104/1998/TT-BTC. Đến ngày 19/08/1998, Bộ tài chính đã có công văn số 3138 TC/TCDN hướng dẫn sửa đổi một số điểm trong Thông tư trên.
- Về phương thức tiến hành: Bên cạnh 3 hình thức cổ phần hoá đã nêu trên trong nghị định 28/CP còn thêm hình thức bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành CTCP.
- Trong giai đoạn này, đối tượng cổ phần hoá là tất cả các DNNN mà Nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ 100% vốn đầu tư, không phân biệt qui mô vốn và lao động.
Năm 1998 được coi là “năm của cổ phần hoá”. Tuy chưa đạt tới chỉ tiêu đề ra là 150 doanh nghiệp nhưng số doanh nghiệp cổ phần hoá đã tăng nhanh. Đã có đến 5 bộ, 27 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và 5 tổng công ty Nhà nước có doanh nghiệp cổ phần hoá. Tính đến hết ngày 31/12/1998 cả nước đã có 116 doanh nghiệp được cổ phần hoá.
Đến hết năm1998, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc phân loại và lập lại đề án sắp xếp DNNN. Hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc phê duyệt đề án và đã xây dựng được số DNNN chuyển sang CTCP đến hết năm 2000. Riêng Hà Nội, năm 1998 vừa qua là một năm thành công, đã thực hiện cổ phần hoá được 30 DNNN, chiếm 25% tổng số DNNN được cổ phần hoá.
Năm 1999, chỉ tiêu đặt ra là phải cổ phần hoá được 400 DNNN. Trong 6 tháng đầu năm 1999, chúng ta đã cổ phần hoá được 70 doanh nghiệp và ngày càng có nhiều DNNN lớn tham gia vào cổ phần hoá như: Tổng công ty xăng dầu, Hãng hàng không Việt Nam. Hiện đã có 4 doanh nghiệp bán cổ phiếu cho người nước ngoài: Công ty cơ điện lạnh, CTCP chế biến hàng xuất khẩu Long An, CTCP đồ hộp Hạ Long và Công ty may Bình Minh. Trong đó, Công ty may Bình Minh đã bán cho công ty của Nhật và Mỹ 36.000 cổ phần trên tổng số 180.000, trị giá 3,6 tỷ đồng, bằng 20% vốn điều lệ của CTCP. Sau khi cổ phần hoá, bình quân các doanh nghiệp có:
- Doanh thu tăng 2,3 lần
- Lợi nhuận sau thuế tăng 2,5 lần
- Nộp ngân sách Nhà nước tăng 2,5 lần
- Cổ tức bình quân đạt 2-3%/tháng.
Mặc dù chính sách cổ phần hoá đã thông thoáng và ngày càng được mở rộng cho mọi đối tượng, song tiến trình cổ phần hoá vẫn không đạt được kế hoạch đề ra. Tính đến cuối năm 2000, cả nước mới có 523 DNNN chuyển thành CTCP, chiếm 8,5% tổng số DNNN hiện có, trong khi đó, mục tiêu của chính phủ đề ra là hoàn thành cổ phần hoá 100 doanh nghiệp trong năm 2000.
So với kế hoạch 1999, cả nước thực hiện cổ phần hoá được 150DN/400; khối các Bộ đạt 49/140; các tổng công ty đạt 21/61; các địa phương đạt 180/249; thành phố Hà Nội đạt 40/44; Thành phố HCM đạt 35/40 là hai địa phương dẫn đầu cả nước; còn 21 tỉnh chưa thực hiện. Hiện nay, còn khoảng 1670 doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước chưa được cổ phần hoá, nếu loại trừ số doanh nghiệp có số vốn trên 10 tỷ đồng và số DNNN nắm cổ phần chi phối thì chỉ còn khoảng 100 doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước cần cổ phần hoá. Đây là nhiệm vụ khá quan trọng của các nghành, địa phương.
Cần có tính pháp lệnh về việc cổ phần hoá. Quyết định 51/TTg ngày 03/05/2000 đã giao chỉ tiêu cổ phần hoá và đa dạng sở hữu 390 DNNN năm 2000, trong đó 61 doanh nghiệp tồn năm 1999 chuyển tiếp. Thay vì vận động, các cấp cần cam kết về số lượng và đối tượng cổ phần hoá, đưa việc này vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các cấp uỷ Đảng, các doanh nghiệp cũng phải có cam kết. Bước đầu các cấp cần công bố danh sách doanh nghiệp tạm giữ sở hữu Nhà nước, còn lại là thuộc cổ phần hoá.
STT
Đến cuối năm 1998
Năm 1999
Đến cuối năm 1999
Tổng số
Tăng so với 98 (%)
Tổng số
%
1
Công nghiệp
44
106
240,9
150
40,5
2
Xây dựng
9
6
66,7
15
4,1
3
GTVT
17
21
123,5
38
10,3
4
Thương mại-Dịch vụ
41
110
268,3
151
40,8
5
Nông nghiệp-Thuỷ sản
9
7
77,8
16
4,3
Tổng số
120
250
208,3
370
100,0
Giá trị doanh nghiệp thuộc vốn Nhà nước khá nhỏ. Đến cuối năm 1999, tổng vốn Nhà nước ở các DNNN cổ phần hoá chiếm khoảng trên 1% vốn Nhà nước ở các DNNN, tương đương với trên 1000 tỷ. Với tốc độ này, nếu cổ phần hoá 30% vốn Nhà nước ở DNNN chúng ta phải mất 30 năm nữa. Điều này một phần do chúng ta chưa tập chung vào cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty 90 và 91 ( hiện mới cổ phần hoá được 28 doanh nghiệp ). Hiện nay cả nước có 17 tổng công ty 91 và 74 tổng công ty 90 với 1150 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập.
Tổng số DNNN
Tổng công ty 91(%)
Tổng công ty 90(%)
Doanh nghiệp còn lại (%)
Vốn
102.650 tỷ đồng
54,9
17
28,1
Lao động
1.492.264 tỷ đồng
39,8
28
32,2
Doanh thu
310.000 tỷ đồng
26,4
23,4
50,2
Lợi nhuận trước thuế
13.439 tỷ đồng
64,2
18,8
17
Nộp ngân sách
34.500 tỷ đồng
54,9
25,1
20
Thực tế này chúng ta cần có cách nhìn mới về tổng công ty Nhà nước: Xã hội hoá đầu tư, cổ phần hoá DNNN tiến triển nhanh khi các tổng công ty này cổ phần hoá ít nhất 50% vốn hoặc 50% thành viên. Điều này không ảnh hưởng đến mô hình tập đoàn kinh doanh, doanh nghiệp của Nhà nước, trong đó Nhà nước nắm đến trên 50% vốn vẫn đủ chi phối để thực hiện nhiệm vụ cân đối cung cầu cơ bản của nền kinh tế.
2.2. Những đánh giá chung về thực hiện cổ phần hoá ở Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1. Những kết quả đạt được
Từ cuối năm 1986 đến nay, chính phủ đã chỉ đạo tiến hành 3 đợt sắp xếp, thực hiện đổi mới, phát triển DNNN với 4 nội dung cơ bản: Đổi mới cơ chế quản lý DNNN; Tổ chức lại, củng cố và hoàn thiện tổng công ty Nhà nước; Cổ phần hoá DNNN và sắp xếp áp dụng các hình thức giao, bán, khoán, thuê những doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Là một trong 4 nội dung chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong trời gian 2000-2010, chương trình cổ phần hoá đã được triển khai và được đẩy mạnh ở các Bộ, nghành, địa phương, tổng công ty. Đặc biệt là tại thời điểm hiện nay, khi thị trường chứng khoán đang trển khai hoạt động với việc khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, thì vai trò và ý nghĩa của công tác cổ phần hoá càng được nhấn mạnh, bởi đây là nguồn cung cấp hàng hoá cho Thị trường chứng khoán. Trên thực tế, công tác cổ phần hoá DNNN trong thời gian qua đã mang lại những kết quả có ý nghĩa quan trọng trên các mặt kinh tế – xã hội của đất nước.
Tính đến ngày 31/12/2000, cả nước đã có 618 doanh nghiệp và bộ phận DNNN được chuyển đổi hình thức sở hữu và 2 doanh nghiệp chuyển đổi phương thức quản lý. Tính riêng năm 2000, số lượng doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp hoàn thành chuyển đổi là 250, trong đó:
+ Cổ phần hoá: 211 doanh nghiệp
+ Giao, bán : 37 doanh nghiệp
+ Khoán, cho thuê : 2 doanh nghiệp
Tốc độ như vậy tương đương với năm 1999, tuy nhiên, so với chỉ tiêu kế hoạch của chính phủ giao năm 2000 ( 2 đợt ) là 692 doanh nghiệp (Kể cả tồn năm 1999 chuyển sang) thì mới đạt 36% kế hoạch năm, cụ thể có một số bộ, các địa phương, các tổng công ty 91 triển khai tốt là: Bộ công nghiệp; Bộ thương mại; T.Cty Hoá chất; T.Cty Hàng hải; T.Cty Xi măng; T.Cty giấy; T.Cty than; các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Tuyên Quang,… Có một số địa phương đã mạnh dạn áp dụng hình thức giao, bán doanh nghiệp như: Nam Định ( 13 doanh nghiệp bán, 2 doanh nghiệp khoán ); Bắc Giang ( bán 5 doanh nghiệp ); Phú Thọ ( giao 5 doanh nghiệp ); Hà Nội (bán 4 doanh nghiệp),…
Ngoài số doanh nghiệp đã hoàn thành chuyển đổi sở hữu, hiện còn gần 100 doanh nghiệp đã xác định xong giá trị doanh nghiệp đang triển khai các bước tiếp theo.
Kế hoạch năm 2000
Số doanh nghiệp chuyển đổi trong năm 2000
Tỷ lệ so với kế hoạch
Tổng số
692
250
36%
Khối bộ, nghành
137
40
29%
Khối địa phương
484
192
40%
Khối T.Cty 91
71
18
25%
Các doanh nghiệp đã cổ phần hoá thuộc các bộ, nghành, T.Cty 91 chiếm 27%; thuộc các địa phương chiếm 73%. Trong tổng số các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, chiếm 57%; lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 38%; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm 5%. Các công ty mía đường như Lam Sơn và La Ngà đã thực hiện cổ phần hoá theo hướng Nhà nước giữ cổ phần chi phối, đồng thời khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu mua cổ phần của công ty.
Theo báo cáo từ Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ công nghiệp, từ đầu năm 2001 đến nay đã có thêm 2 doanh nghiệp của Bộ hoàn thành cổ phần hoá. Đó là Xí nghiệp số 5 và số 6 (thuộc T.Cty Dệt may) có giá trị tài sản 10,45 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước 5,18 tỷ đồng. Đơn vị thứ 2 là Nhà máy vật liệu điện (thuộc T.Cty thiết bị kỹ thuật điện) có tổng giá trị tài sản là 5,2 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 2,84 tỷ đồng.
Đồng thời, báo cáo từ Ban đổi mới và phát triển DNNN ( Bộ GTVT ) cho biết tính đến hết tháng 03/2001, toàn nghành đã cổ phần hoá được 44 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, bằng 12,8% tổng số các doanh nghiệp kinh doanh và công ích thuộc quyền quản lý của Bộ. Mặc dù công tác cổ phần hoá chung của cả nước đang gặp nhiều khó khăn và công việc của nghành giao thông không là ngoại lệ, nhưng nếu so với 391 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá trên phạm vi toàn quốc ( bằng 7,4% tổng số doanh nghiệp hiện c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0725.doc