Đề tài Những vấn đề lý luận chung về quy luật phân phối

Về cơ chế của chính sách tiền lương : Tiền lương đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ còn là thông số để tính toán, nhà nước khống chế lương tối thiểu, khống chế thu nhập tối đa.

Trong khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương vẫn thực hiện theo nghị định 235/HĐBT, sau này là các quyết định 202,203/HĐBT. Đồng thời, nhà nước cho phép tất cả các đơn vị thuộc lĩnh vực này được tổ chức các hoạt động dịch vụ đời sống để tăng thêm thu nhập.

Đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học ngoài phần ngân sách được nhà nước cấp, được trực tiếp ký hợp đồng với các cơ quan đơn vị có nhu cầu để tăng thêm thu nhập.

Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời tồn tại song song hai kiểu hạch toán : tổng doanh thu trừ tổng chi phí và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm. Kiểu hạch toán này dẫn đến lãi thì xí nghiệp hưởng, còn lỗ thì nhà nước chịu.

 Chính sách tiền lương theo nghị định 235/HĐBT chỉ giữa được một thời gian ngắn, sau đó tiền lương thực tế bắt đầu giảm mạnh và giảm liên tục. Trên thực tế diễn ra tình trạng tốc độ tăng lương danh nghĩa chậm hơn tốc độ tăng giá. So sánh các năm với năm 1985 ta thấy ( lấy năm 1985=100%) :

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận chung về quy luật phân phối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế nông nghiệp tập thể, trong các hợp tác xã nông nghiệp đã hình thành một hình thức đặc biệt trong việc trả công lao động. Trong hợp tác xã nông nghiệp, quỹ phân phối lao động được chia đều cho tổng số ngày công, mỗi xã viên được hưởng nhiều hay ít tuỳ theo số ngày công đã làm cho hợp tác xã. Vật phẩm tiêu dùng làm ra trong các hợp tác xã nông nghiệp là thuộc sỡ hữu tập thể của những người lao động trong hợp tác xã đó, nên các quỹ phân phối là do tổng thu nhập bằng tiền và hiện vật của hợp tác xã đó. Ngày công là thước đo mức hao phí lao động của xã viên. Ngày công được dùng để xác định phần được chia của mỗi xã viên trong quỹ phân phối cho lao động của hợp tác xã. Trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có nhiều loại công việc khác nhau, đòi hỏi trình độ thành thạo và mức độ hao phí khác nhau. Do đó, việc quy định các hình thức lao động cụ thể thành một đơn vị đo lường lao độnh thống nhất là một vấn đề cần thiết đối với hợp tác xã. Để làm việc này, cần tiến hành định mức, xếp bậc các công việc khác nhau trong hợp tác xã, cần căn cứ vào điều kiện lao động, yêu cầu kỹ thuật, tính chất công việc khác nhau mà quy định mức độ mỗi loại công việc khác nhau phải đạt trong một ngày công. Do đó, ngày công không phải là một ngày lao động. Tuỳ theo trình độ lao động và sự cố gắng của từng người mà trong một ngày công lao động có thể đạt ít hơn hay nhiều hơn ngày công. Việc trả công cho xã viên căn cứ vào số lượng ngày công đã dạt được trong một thời gian sản xuất nhất định ( thuờng là một vụ ). Nhưng khác với chế dộ tiền lương, giá trị ngày công trong hợp tác xã nông nghiệp không xác địng trước được, mà phải dựa vào thu hoạch thực tế sau mỗi vụ. Tuỳ theo tình hình thu hoạch của từng vụ và từng năm mà giá trị ngày công giữa các hợp tác xã và giữa các năm trong hợp tác xã có sự cao thấp khác nhau. Sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã càng phát triển thì giá trị ngày công càng cao, đời sống của nông dân tập thể càng được cải thiện. Nhưng thu nhập và đời sông của nông dân tập thể không phải chỉ do ngày công. Mỗi hộ xã viên thường có ba nguồn thu nhập : thu nhập bằng ngày công, thu nhập từ kinh tế phụ gia đình và thu nhập từ phúc lợi công cộng do quỹ tiêu dùng của hợp tác xã đài thọ, trong đó nguồn thu nhập từ ngày công là quan trọng nhất. Trong thời kỳ đầu, nguồn thu nhập từ kinh tế phụ gia đình cũng rất quan trọng; và khi sản xuất hợp tác xã càng phát triển thì nguồn thu nhập về phúc lợi xã hội do nhà nước và hợp tác xã mang lại cho nông dân ngày càng quan trọng, ngày càng phát triển. Trả công theo chế độ ngày công đã xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng lâu đời về kinh tế giữa nam và nữ, giữa trẻ và già; trong đó cách trả công hợp lý nhất trong điều kiện sản xuất còn thấp. Nhưng do phần trả công mà người xã viên hợp tác xã được lĩnh dưới hình thức hiện vật là chủ yếu và một phần bằng tiền. Đó là, do trình độ phát triển sản xuất chưa cao, kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Nên trả công theo chế độ nagỳ công mang tính chất không ổn định, phần nào làm cho người xã viên không yên tâm và phấn khởi sản xuất. Do đó để đảm bảo tốt hơn nữa quan hệ làm chủ tập thể của công nhân và nông dân tập thể về kinh tế trên phạm vi toàn bộ xã hội, hình thức trả công trong hợp tác xã ngày càng phải nhích dần đến hình thức phân phối theo lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh. Với đà phát triển của xã hội, của sản xuất, với trình độ làm chủ tập thể được nâng lên về mọi mặt trong hợp tác xã, với trình độ quản lý khá hơn như hiện nay chúng ta phải cố gắng thanh toán cho xã viên hoàn toàn bằng tiền. Nếu có thể thì thanh toán theo hình thức tiền lương. Trong hợp tác xã nông nghiệp, ngoài việc áp dụng hình thức trả công theo thời gian ( ngày công ) còn có hình thức trả công theo sản phẩm . Trả công theo sản phẩm dùng để trả cho số lượng sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra còn hình thức khoán, có hai loại khoán chủ yếu là : khoán việc và khoán sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại cây trồng, vật nuôi , của các ngành nghề khác nhau trong hợp tác xã mà vận dụng hình thức này hoặc hình thức khác hoặc áp dụng đồng thời cả hai hình thức khoán để bổ xung cho nhau. Nhưng qua thực tế thì chúng ta thấy hình thức khoán sản phẩm là một hình thức khoán khoa học, hợp lý và tiên nhất cho từng đơn vị sản xuất và mỗi người lao động. Để hình thức khoán thực sự là động lực phát triển của sản xuất thì chúng ta phải xác định chính xác mức khoán và thưởng phạt công minh. Mức khoán chính xác là mức khoán vừa đảm bảo lợi ích của hợp tác xã và lợi ích của người lao động, vừa nâng cao thu nhập của xã viên bằng cách tăng sản lượng và tăng giá trị ngày công là chủ yếu đồng thời có thu nhập bổ xung bằng hình thức thưởng vượt mức khoán. 1.1.3.3 Lợi nhuận trong các xí nghiệp xã hội chủ nghĩa : Lợi nhuận là hính thức biểu hiện thu nhập thuần tuý của các xí nghiệp xã hội chủ nghĩa. Lợi nhuận dưới chủ nghĩa xã hội là một phần lao động thặng dư do những người lao động sản xuất sáng tạo ra cho xã hội và được sử dụng vào việc tích luỹmở rộng sản xuất để thoả mãn nhu cầu cần thiết theo quy định của nhà nước. Khối lượng lợi nhuận của xí nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập thể xí nghiệp, vào mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước quy định việc sử dụng lợi nhuận một cách có kế hoạch mhằm lập các quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, trích bổ xung vốn lưu động, trả nợ ngân hàng, nộp ngân sách cho nhà nước. 1.2 Quan hệ phân phối dưới chế độ tư bản chủ nghĩa : 1.2.1 Phân phối theo quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản chủ nghĩa : Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, đã có nhiều nhà kinh tế học tư bản chủ nghĩa cố gắng giải quyết vấn đề lý luận về phân phối thu nhập. Đặc biệt là các nhà kinh tế chính trị tư bản cổ điển, các nhà kinh tế chính trị tiểu tư sản và các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng. Nổi bật trong số họ là Adam Smith, David Ricardo và Sismondi. 1.2.1.1 Lý thuyết phân phối thu nhập của Adam Smith và D.Ricardo : a. Lý luận về tiền lương : Theo Adam Smith, một khi người lao động làm việc bằng chính những tư liệu sản xuất và ruộng đất của mình thì lẽ tất nhiên họ phải được nhận sản phẩm toàn vẹn của lao động của họ. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, toàn bộ tư liệu sản xuất thuộc về tư bản, người lao động không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản. Họ nhận được một số tiền từ phía chủ sau khi làm việc cho phía chủ một thời gian nhất định. Số tiền đó được gọi là tiền lương. Adam Smith khẳng định cơ sở của lượng tiền lương là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân làm thuê và giáo dục nuôi dưỡng con cái anh ta để có thể đưa ra thay thể trên thị trường lao động. Ông chỉ ra được mức bình thường của tiền lương và cho rằng tiền lương phải đạt được ở mức ( giới hạn ) tối thiểu.Tiền lương không được hạ thấp quá giới hạn đó, nếu như thấp hơn mức tối thiểu thì sẽ có thảm hoạ xảy ra. Adam Smith cho rằng mức tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Ở những nước tiền lương thấp hơn giới hạn tối thiểu, nền kinh tế của nước đó đang trong tình trạng suy thoái về kinh tế. Còn ở những nước nền kinh tế phát triển, tiền lương cao hơn mức tối thiểu, phần hơn đó do định mức tiêu dùng, truyền thống, mức sống văn hoá quy định. Theo Adam Smith, các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương là trình độ tay nghề, tính thời vụ của công việc, đối tượng lao động khác nhau Một quan điểm thể hiện tính nhân bản trong học thuyết của Adam Smith là ông ủng hộ mức tiền lương cao ( dễ chịu ), vì ông cho rằng tiền lương cao sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống. Nhưng Adam Smith cũng có những hạn chế, đó là ông còn lầm lẫn giữa lao động và mức sống, coi tiền lương là giá cả sức lao động. Kế tục Adam Smith, David Ricardo cho rằng giá trị được tao ra gồm hai phần :tiền lương và lợi nhuận. Ông cho rằng : năng xuất lao động tăng lên, tiền lương giảm và lợi nhuận tăng. Cũng như Adam Smith, ông chưa phân biệt được lao động và sức lao động, nhưng xác định được đúng tiền công. Điểm nổi bật của Ricardo là phân tích được tiền công thực tế và xác định nó như là một phạm trù kinh tế. Ông cho rằng địa vị xã hội của một người không phải là được xác định bởi lượng hàng hoá mà người đó mua được bằng tiền công mà phụ thuộc vào mối quan hệ với giai cấp tư sản. D.Ricardo cho rằng tiền lương cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng lên một cách nhanh chóng, dẫn đến cung về lao động lớn hơn cầu về lao động và do đó làm cho tiền lương hạ xuống. Có một điểm tiến bộ khác của Ricardo là xem xét những người lao động làm thêu và tiền lương của họ trong mối quan hệ với giai cấp tư sản. b. Lý luận về lợi nhuận : Adam Smith đã coi lợi nhuận là sản phẩm của lao động làm thuê của người công nhân cho nhà tư bản, là kết quả lao động không được trả công của người công nhân làm thuê. Theo ông, lợi nhuận là “khoản khấu trừ thứ hai ” vào sản phẩm; ông đã phần nào nhận thấy được nguồn gốc sâu xa của giá trị thặng dư được đẻ ra từ lao động. Adam Smith chỉ ra rằng, lợi tức của quá trình cho vay là một phần lợi nhuận mà các nhà tư bản hoạt động sủ dụng tư bản cho vay phải trả cho chủ nó. Ông đã nhìn thấy xu hướng chia nhau lợi nhuận theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân và quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm sút do quy mô tư bản đầu tư ngày càng tăng. Nối tiếp Adam Smith, Ricardo cũng xem xét lợi nhuận với tư cách là phần giá trị thừa ra ngoài tiền lương. Ông cho rằng những tư bản có đại lượng bằng nhau thì thu được lợi nhuận như nhau. c. Lý luận về địa tô : Theo Adam Smith thì địa tô chỉ là “ khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động ”, nó chính là số dôi ra ngoài tiền lương của công nhân và lợi nhuận của nhà tư bản. Phát hiện quan trọng của ông là : độc quyền hữu ruộng đất là điều kiện chiếm hữu địa tô thông qua việc coi địa tô như là “ tiền trả cho việc sử dụng đất đai ”. Ông cho rằng tiền tô khác với địa tô và tiền tô = địa tô + lợi tức của tư bản chi phí vào cải tạo đất đai. Theo ông thì : địa tô chênh lệch có được là do độ màu mỡ của đất đai và vị trí thuận lợi của đất đai đưa lại; mức địa tô của một mảnh ruộng là do thu nhập của mảnh ruộng đó quyết định. Còn Ricardo thì phân tích địa tô trên cơ sở lý luận giá trị - lao động đó là điểm nổi bật của ông. Ông bác bỏ lý luận địa tô là sản vật của những lực lượng tự nhiên hoặc do năng suất lao động đặc biệt trong nông nghiệp mang lại. Ông nhấn mạnh rằng địa tô hình thành không ngược quy luật giá trị mà tuân theo quy luật giá trị. Cụ thể ông cho rằng, giá trị nông phẩm được hình thành trên điều kiện ruộng đất xấu nhất, vì ruộng đất là yếu tố khan hiếm nên xã hội phải canh tác cả trên ruộng đất xấu. Do đó, nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này phải nộp cho địa chủ. 1.2.1.2 Lý luận về thu nhập của Sismondi : Sismodi phân tích vấn đề lợi nhuận, địa tô, tiền lương rò hơn Adam Smith và D.Ricardo.Trong vấn đề lợi nhuận ông cho rằng lợi nhuận chính là khoản khấu trừ từ sản phẩm lao động, đó là thu nhập không lao động. Ông khẳmg định việc san bằng lợi nhuận chỉ đạt được bằng cách : phá huỷ những tư bản cố định và sự tiêu vong của công nhân ở các ngành bị suy sụp. Về địa tô, ông cho đó là phần giá trị do nâong dân tạo ra và không được hưởng, trái lại chủ ruộng lại được hưởng. Đối lập với D.Ricardo, Sismondi cho rằng ruộng xấu cũng phải nộp tô. Đó là quan điểm địa tô tuyệt đối. Về tiền lương Sismondi công nhận công nhân là người tạo ra của cải vật chất và ông đã phân biệt được rõ sự khác nhau giữa thu nhập của công nhân với thu nhập không lao động của các nhà tư bản. Theo ông tiền lương phải ngang bằng toàn bộ giá trị sản phẩm của công nhân. Qua các học thuyết của các nhà kinh tế học cổ điển, chúng ta thấy rằng họ có đạt được những thành tựu nhất định trong việc giải quyêt những vấn đề lý luận đang nổi cộm trong xã hội thời bấy giờ. Tuy nhiên, họ vẫn có những sai lầm mang tính chất thời đại và tư tưởng trong những vấn đề này. Chỉ khi đến Mác, ông đã tiếp thu có phê phán các vấn đề lý luận nói trên chúng ta mới có một hệ thống lý luận có hệ thống và khá hoàn chỉnh. 1.2.2 Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản dưới góc nhìn của quan điểm Mác-Lenin : 1.2.2.1 Bản chất và các hình thức cơ bản của tiền lương dưới chế độ tư bản: Lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là lao động làm thuê. Người công nhân làm thuê cho nhà tư bản, sau một thời gian làm việc nhất định thì được trả công bằng một số tiền, gọi là tiền lương. Thoạt nhìn, hình như công nhân bán sức lao động cho nhà tư bản và tiền lương là giá cả của lao động. Nhìn hiện tượng bề ngoài này làm cho người ta có ấn tượng là hình như công nhân được trả công đầy đủ, còn lợi nhuận của nhà tư bản là kết quả của việc mua bán trên thị trường. Nhưng Mác vách ra rằng, người công nhân chỉ bán sức lao động, chứ không phải bán lao động cho nàh tư bản, do đó lao động không phải và không thể là hàng hoá; vậy tiền lương không thể là giá cả của lao động. Bởi vì : - Nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có giá trị. Nhưng giá trị của mọi hàng hoá lại là lao động kết tinh trong hàng hoá đó. Vậy, giá trị của hàng hoá của lao động là lao động. Điều đó là một sự luẩn quẩn, vô lý không chứng minh được điều gì cả. - Lao động chỉ biểu hiện ra trong qua trình sản xuất, khi sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất. Người công nhân chỉ có sức lao động; khi vào xưởng của nhà tư bản, họ đem sức lao động của mình kết hợp với tư liệu sản xuất của nhà tư bản để tiến hành lao động. Nhưng, khi ấy việc mua bán giữa công nhân và nhà tư bản đã xong rồi; lao động và công nhân không thuộc về anh ta nữa, mà thuộc về nhà tư bản. Như vậy công nhân không thể bán cái mà mình không có. -Nếu lao động là hàng hoá thì sẽ rơi vào một trong hai trường hợp không giải quyết được vấn đề lý luận : + Hoặc là hàng hoá được trao đổi ngang giá; nếu vậy thì nhà tư bản không có chút lời lãi nào. Điều đó cũng có nghĩa là phủ nhận quy luật giá trị thặng dư, cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản . + Hoặc là hàng hoá trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy sẽ phủ nhận quy luật giá trị. Do đó, lao động không phải là hàng hoá. Lao động không phải là hàng hoá thì tiền lương cũng không thể là giá trị hay giá cả sức lao động. Vậy, tiền lương là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của sức lao động, biểu hiện ra ngoài là giá cả của lao động. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa , tiền lương đã xoá ranh giới của sự phân chia ngày công lao động thành thời gian lao động thặng dư và thời gian lao động cần thiết, của sự phân chia giữa lao động trả công và lao động không công, tạo ra một bề ngaòi giả dối, tựa hồ như toàn bộ lao động hao phí của công nhân đều được bù đắp. Nó che giấu sự bóc lột tư bản chủ nghĩa và bóp méo quan hệ thực tế giữa tư bản và lao động. Vạch rõ bản chất của tiền lương, Mác bóc trần bản chất của quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Chứng minh học thuyết giá trị thặng dư là đúng đắn, do đó giáng một đòn chí tử vào những luận điệu bịa đặt và xuyên tạc của các học giả tư sản hòng tô điểm cho mối quan hệ tốt đẹp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. 1.2.2.2 Xu hướng hạ thấp tiền lương thực tế dưới chế độ tư sản : Xu hướng chung trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tiền lương thực tế trung bình của công nhân bị hạ xuống không ngừng. Tiền lương giá cả của hàng hoá sức lao động, nó chịu sự chi phối của giá trị sức lao động. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giá trị sức lao động luôn luôn vận động theo hai chiều hướng trái ngược nhau; trình độ kỹ thuật càng phát triển, năng xuất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân và các ngành sản xuất tư liêu sản xuất để sản xuất tư liệu sinh hoạt đó càng cao, thì giá trị sức lao động càng thấp; nhưng mặt khác, sự phát triển của sản xuất xã hội lại làm cho nhu cầu xã hội của người ta về tư liệu sinh hoạt tăng thêm, đồng thời sức lao động hao phí nhiều do tăng cường độ lao động lại là những nhân tố làm cho giá trị sức lao động tăng lên. Giá cả sức lao động cũng chịu sự vận động hai chiều đó của giá trị sức lao động. Nhưng, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, xu hướng chung là giá cả sức lao động luôn luôn thấp hơn giá trị của nó. Tình trạng tất nghiệp ở thành thị và nhân khẩu thừa ở nông thôn làm cho thị trường sức lao động luôn luôn có hiệ tượng cung lớn hơn cầu. Đòi hỏi của việc bán hàng hoa sức lao động đã gây ra sự cạnh tranh lẫn nhau trong công nhân, tạo điều kiện cho các nhà tư bản trả công thấp hơn giá trị sức lao động. Kỹ thuật ngày càng phát triển, một mặt đòi hỏi phải có một số nhân công lành nghề hơn; mặt khác, lại đơn giản hoá các động tác lao động, tạo điều kiện sử dụng rộng rãi lao động của phụ nữ trẻ em, nhiều nhân công lành nghề bị loại ra, buộc phải làm ngững công việc đơn giản hơn với tiền lương rẻ mạt. Chíh sách phân biệt chủng tộc, chế độ phạt cắt lương trong các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng là những nhân tố làm cho tiền lương hạ thấp. Chẳng những về phương diện là người bán (bán sức lao động), người công nhân phải chịu thiệt, mà về phương diện người mua ( mua hàng tiêu dùng ), họ cũng phải chịu thiệt thòi không kém : giá cả hàng tiêu dùng tăng, tiền thuê nhà và những chi phí dịch vụ khác đắt đỏ, thêm vào đó tiền thuế trực tiếp và gián tiếp Tất cả những yếu tố đó đều làm cho tiền lương thực tế của người công nhân giảm sút, dẫn đến xu hướng hạ thấp không ngừng tiền lương thực tế trong xã hội tư bản chủ nghĩa. 1.2.3 Lý thuyết hiện đại về phân phối thu nhập : Trong nền kinh tế thị trường, công cụ chủ yếu của kinh tế vĩ mô là chính sách thu nhập. Nội dung cốt lõi của chính sách thu nhập là phân phối thu nhập. Vấn đề phân phối thu nhập là một vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong các loại hình kinh tế học. đã có rất nhiều lý thuyết về phân phối thu nhập, nhìn chung mỗi trường phái đều đã giải quyết những mặt, những nội dung trong phân phối nhưng vẫn bộc lộ những nặt thiếu sót. Trong bối cảnh thế giới mới vận động, nẩy sinh những vấn đề mới trong phân phối thu nhập mà những học thuyết kinh tế cổ điển không giải thích được. Vì vậy nhiều trường phái lý thuyết kinh tế hiện đại ra đời. Trong lý thuyết kinh tế hiện đại, hai phương thức phân phối thu nhập chủ yếu là : phân phối thu nhập theo chức năng và phân phối thu nhập theo mức độ. Phân phối thu nhập theo chức năng cho ta biết tổng thu nhập của một nền kinh tế được phân chia như thế nào giữa các yếu tố sản xuất khác nhau như thế nào cụ thể là các yếu tố sản xuất truyền thống là đất đai, lao động và tư bản. Phân phối theo mức độ, cho ta biết thu nhập quốc dân được phân chia cho các cá nhân và các hộ gia đình khác nhau như thế nào không phân biệt các dịch vụ về các yếu tố sản xuất đem lại thu nhập cho họ. 1.2.3.1 Lý thuyết của John Clark : John Clark giải quyết vấn đề phân phối theo các chu trình cung và cầu, hoạt động tại các thị trường cạnh tranh hoàn hảo hoặc không hoàn hảo và được thay thế bằng luật lệ của chính phủ. Vấn đề phân phối thu nhập được John Clark giải quyết bằng lý thuyết sản phẩm tăng thêm hạn mức. Lý thuyết vè năng xuất tăng thêm trên hạn mức do Clark phát hiện là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu cách đánh giá các yếu tố đàu vào khác nhau. Clark đã thấy vị trí của đất đai và lao động có thể thay đổi đảo ngược để có một lý thuyết hoàn chỉnh về phân phối. Trên cơ sở lý thuyết năng suất giới hạn, clark đưa ra lý thuyết tiền lương và lợi nhuận. Công nhân có lao động, nhà tư bản có tư bản, họ đều nhận được sản phẩm giới hạn tương ứng. Theo Clark, tiền lương của công nhân bằng sản phẩm giới hạn của lao động, phần còn lại là sản phẩm của tư bản. Clark cho rằng phân phối như trên sẽ không còn sự bóc lột. 1.2.3.2 Lý thuyết của A.Pigou : Theo Pigou, phúcc lợi kinh tế phụ thuộc vào lượng thu nhập quốc dân, tình hình phân phối thu nhập quốc dân và tình hình sử dụng của thu nhập quốc dân. Theo ông quá trình tăng phúc lợi kinh tế là quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó tăng thu nhập quốc dân và để tăng thu nhập quốc dân phải sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên. Pigou kiên quyết cho rằng, bằng con đường điều chỉnh thu nhập, giảm hoặc xoá bỏ sự phân phối không đều thu nhập quốc dân cũng có thể làm tăng phúc lợi kinh tế. Chương II THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP 2.1 Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta : 2.1.1 Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta dưới chế độ bao cấp : 2.1.1.1 Thực trạng chính sách tiền lương : Trước năm 1986, nước ta đang ở trong tình trạng bao cấp, tiền lương thời kỳ này mang tính chất hiện vật cụ thể là việc cung cấp một số mặt hàng thiết yếu bằng chế độ tem phiếu. Đồng thời nhà nước duy trì chế độ bán cung cấp về nhà ở, điện nước sinh hoạt. Hàng tháng cán bộ công nhân viên chức chỉ phải trả tiền nhà tiền điện nước sinh hoạt bằng 1% - 3% - 5% tuỳ theo mức lương và chức vụ. Giá cả sinh hoạt tăng lên nhưng tiền lương danh nghĩa không tăng, nên tiền lương thưc tế của cán bộ công nhân viên chức ngày càng giảm sút. Nhà nước đã tiến hành nhiều cuộc cải cách tiền lương, nhưng điển hình cho thời kỳ này là cuộc cải cách tiền lương 18-9-1985. Chính sách tiền lương ban hành kèm theo nghị định số 235/HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội Đồng Bộ Trưởng trong điều kện tổng thể điều chỉnh giá – lương - tiền, nhưng vẫn dựa trên cấu trúc kinh tế - xã hội của mô hình quản lý trực tiếp cứng của nhà nước, chưa có sự thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế. Do đó , cải tiến tiền lương năm 1985 vẫn chỉ giới hạn ở đối tượng là công nhân, viên chức trong biên chế nhà nước, nội dung, kết cấu của tiền lương phụ thuộc trực tiếp vào mô hình phân phối gián tiếp có tính chất phúc lợi xã hội trong điều kiện kế hoạch hoá tập trung cao độ. Vì vậy, tiền lương vừa phụ thuộc vào khả năng ngân sách, vừa chỉ thể hiện một phần trong quỹ tiêu dùng cá nhân được phân phối trực tiếp bằng tiền như : ăn, mặc, một phần đồ dùng, văn hoá, dịch vụ. Còn phần lớn các khoản chi thuộc phúc lợi xã hội như : nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội .tnì do ngân sách nhà nước cấp qua cơ quan đơn vị để phân phối lại cho công nhân viên chức vừa tuỳ tiện vừa không đủ và thiếu công bằng. Tổ chức tiền lương về cơ bản vẫn dựa trên kết cấu hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp năm 1960 cụ thể như sau : - Mức thang lương tối thiểu ( phần phân phối trực tiếp bằng tiền ) là 220đ/tháng, xác định theo 44 mặt hàng với cơ cấu như sau : + Phần chi cho bản thân : 160đ, chiếm 72,7% lương tối thiểu. Chia ra : ăn uống, chất đốt ( 12 mặt hàng ) :105,8đ. Mặc, đồ dùng văn hoá, dịch vụ ( 32 mặt hàng ) : 54,2đ. + Phần con ăn theo : 60đ, chiếm 27,3% lương tối thiểu ( bằng 37,5% phần chi cho bản thân ). Mức lương tối thiểu như trên có các đặc trưng sau : - Tương ứng với trình độ lao động đơn giản nhất ( không đào tạo ). + Cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình thường. + Tương ứng với giá các tư liệu sinh hoạt ở vùng thấp nhất tại thời điểm 9-1985. + Nhu cầu tiêu dùng các tư liệu sinh hoạt ở mức độ tối thiểu cần thiết, có xem xét khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 1985 và mức lương tối thiểu trước ( cải tiến 8-1985, gồm lương bằng tiền + bù giá ). + Mức lương tối thiểu 220đ so với mức lương tối thiểu ( kể cả bù giá ) tháng 8/1985 tăng khoảng 2 lần Hệ thống bảng lương, thang lương về cơ bản vẫn dựa trên hệ thống thang, bảng lương 1960, trong đó có sắp xếp gọn lại các thang lương công nhân và điều chỉnh lại một số mức lương và hệ thống bảng lương viên chức cụ thể : Quan hệ tiền lương chung là 1-1, 32-3,5. Trong đó : Mức lương tối thiểu là : 220đ Mức lương trung bình ( bậc 1 cua rtốt nghiệp đại học ) là :290đ Mức lương của bộ trưởng là : 770đ Hệ thống phụ cấp lương gồm 13 loại, phân theo 3 nhóm sau : - Nhóm phụ cấp có tímh chất dền bù gồm : phụ cấp khu vực độc hại, khó khăn, nguy hiểm, làm đêm, thêm giờ, Chênh lệch giá sinh hoạt giữa các vùng. - Nhóm phụ cấp có tính chất ưu đãi gồm : phụ cấp thu hút, tỷ lệ khuyến khích lương sản phẩm. Mỗi loại phụ cấp ( trừ phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng ) có từ 2-3 mức, tỷ lệ phụ cấp được xách định từ 5% đến 25% so với mức lương cấp bậc, chức vụ . Tổng các khoản phụ cấp theo nghị định 235/HĐBT là : - Khu vực hành chính sự nghiệp : bình quân bằng 15% lương cấp bậc, chức vụ. - Khu vực sản xuất kinh doanh : bình quân bằng 25% lương cấp bậc, chức vụ. Còn đối với cơ chế quản lý tiền lương thì vẫn thực hiện theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, trong đó lao động và tiền lương của các đơn vị đều phải kế hoạch hoá và do ngân sách nhà nước chi trả. 2.1.1.2 Thực trạng vấn đề lợi nhuận : Đây là thời kỳ nhà nước chưa đặt các daonh nghiệp hạot động trong mối quan hệ với thị trường. Kinh phí của các doanh nghiệp do nhà nước cấp;sản xuất kinh doanh thu lỗ thì nhà nước bù,sản xuất,tiêu thụ sản phẩm do nhà nước quy định và lao liệu giá cả do nhà nước quy định; việc tuyển dụng hoặc sa thải người cũng do nhà nước đảm nhận..Vốn kinh doanh thì được vay với lãi xuất thấp .Đó là một cơ chế tập trung chỉ huy làm mất khả năng sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh,thủ tiêu khả năng cạnh tranh, thiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV008.doc
Tài liệu liên quan