LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 2
1. Khái niệm bản chất và vai trò của định giá cổ phiếu 2
1.1. Khái niệm về định giá cổ phiếu 2
1.2. Bản chất của định giá cổ phiếu 2
1.3. Vai trò của định giá cổ phiếu 4
2. Phương pháp luận trong việc định giá cổ phiếu 7
2.1. Các khái niệm về giá trị liên quan đến việc định giá cổ phiếu 7
2.2. Những nguyên tắc cơ bản trong định giá cổ phiếu 15
2.2.1. Cơ sở định giá cổ phiếu 15
2.2.1. Nguyên tắc ngang giá 18
2.2.2. Lợi suất tương ứng với rủi ro 19
3. Phân tích những thông tin cơ bản phục vụ quá trình định giá cổ phiếu phổ thông 23
3.1. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 23
3.2. Phân tích môi trường kinh tế 31
4. Các phương pháp định giá cổ phiếu 36
4.1. Nhóm phương pháp chiết khấu dòng tiền 36
4.1.1. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức 36
4.1.2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền hoạt động 40
4.1.3. Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần đối với chủ sở hữu 43
4.2. Nhóm phương pháp tỷ lệ tham chiếu 45
4.3. Một số điểm cần lưu ý 49
51 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề lý thuyết liên quan đến định giá cổ phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó đi. Nói tóm lại, cổ phiếu đem lại cho người sở hữu một dòng thu nhập trong tương lai.
Do tiền có giá trị về mặt thời gian, cho nên mỗi đồng tiền ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ đem lại một giá trị khác nhau. Vì vậy, để xác định giá trị cổ phiếu tại một thời điểm nào đó, người ta phải xác định được giá trị luồng thu nhập mà cổ phiếu đó (hoặc công ty đó) đem lại ở các thời điểm khác nhau và quy chúng về cùng thời điểm cần định giá. Việc quy đổi này luôn tuân theo nguyên tắc chung là một đồng của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng của ngày mai do tính chất sinh lợi của đồng tiền như sau:
Ngày hôm nay, người đầu tư bỏ ra một đồng để tiết kiệm với lãi suất r thì sau một năm khoản tiền trên có giá trị bằng 1(1+r). Như vậy, giá trị sau một năm của một đồng sẽ là (1+r) đồng. Nếu làm phép tính ngược lại thì nếu người đầu tư muốn có được một khoản tiền M1 = (1+r) đồng sau đây một năm thì ngày hôm nay, người đó phải gửi tiết kiệm một khoản M1/(1+r) = (1+r)/(1+r) = 1 đồng. Đây chính là nguyên lý cơ bản để xác định giá trị luồng thu nhập theo thời gian. Do vậy, việc xác định giá trị cổ phiếu được dựa trên nguyên tắc xác định giá trị đồng tiền theo thời gian như sau:
Xác định giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại
Đồng tiền có giá trị theo thời gian. Một khoản đầu tư có thể tăng sau một thời gian do có lãi suất. Nếu đầu tư một khoản PV trong n năm, lãi suất các năm tương ứng là r1, r2, .... và FV(n; r1, r2...rn) là giá trị cuối kỳ thì:
FV(n; r1, r2...rn) = PV(1+r1)(1+r2)...(1+rn)
Nếu lãi suất không đổi qua các năm: r1=r2=...=rn thì :
FV(n;r) = PV(1+r)n
Trong đó:
FV(n;r) : giá trị cuối kỳ
n: Số năm (hay số thời kỳ)
r : lãi suất năm (%) (hay thời kỳ)
PV: Giá trị ban đầu
- Nếu tính theo tháng thì công thức biến đổi như sau:
FV(n;r) = PV(1+r)n/12
Trong đó:
FV(n;r) : giá trị cuối kỳ
n: Số tháng gửi
r : lãi suất năm (%)
PV: Giá trị ban đầu
- Nếu tính theo ngày thì công thức biến đổi như sau:
FV(n;r) = PV(1+r)n/365
Trong đó:
FV(n;r) : giá trị cuối kỳ
n: Số ngày gửi
r : lãi suất năm (%)
PV: Giá trị ban đầu
- Lãi suất nhiều kỳ trong năm:
FV(n,r) = PV (1 + )n´m
Trong đó:
r: Lãi suất hàng năm
n: Số năm gộp lãi
m: Số kỳ gộp lãi mỗi năm (tháng, quý, ngày)
- Giá trị tại một thời điểm thời gian trong tương lai của một dòng thu nhập đều đặn trước đó.
FV(n, r1 r2 ... rn) = PV(1+rn)0 + PV(1+rn-1)1 + ... + PV(1+r1)n-1
Nếu lãi suất như nhau:
FV(n, r) = PV{(1+r)0 + PV(1+r)1 + ... + PV(1+r)n-1}
FVA(n,r) = PV ( )
Xác định giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai:
PV=
Với lãi suất cố định:
PV=
Thời gian tính theo tháng:
PV =
Thời gian tính theo ngày:
PV =
- Giá trị hiện tại của dòng thu nhập tại các thời điểm khác nhau trong tương lai
PV(n, r1 r2 ... rn %) = + + ... +
Trong đó:
PV: Giá trị hiện tại
FV1: Giá trị thu nhập của năm 1
FV2: Giá trị thu nhập của năm 2
FVn: Giá trị thu nhập của năm n
Nếu FV1 = FV2 = FVn = FV và r1 = r2 = ... = rn = r thì
PV(n, r) = + + ... +
Như vậy, nếu ta cần xác định giá trị của toàn bộ công ty hoặc của từng cổ phiếu tại thời điểm hiện tại thì có thể áp dụng công thức tổng quát sau:
Po =
Trong đó:
FVi : là thu nhập của toàn công ty hoặc từng cổ phiếu hàng năm.
ri : lãi suất năm i.
Về nguyên tắc, dòng thu nhập có thể là vô hạn vì một công ty và cổ phiếu của công ty có thể tồn tại vô thời hạn.
2.2.1. Nguyên tắc ngang giá
Trong điều kiện thị trường hoạt động trôi chảy và không có những yếu tố làm nó méo mó giá cả, nguyên tắc giá trị hiện tại và lợi suất tương ứng với rủi ro đưa đến hệ quả là giá cả của nó. Tại những thời điểm nhất định, do sự mất cân đối về thông tin hay thông tin không đầy đủ thì có thể phát sing sự chêch lệch giữa giá cả và hiện giá của một tài sản nhưng trên thị trường lập tức sẽ đẩy giá thị trường về sát với hiện giá của nó. Đây chính là hoạt động có tác dụng điều chỉnh thường xuyên trên các TTCK phát triển. Mặt khác, cơ chế trên còn đưa một nguyên lý nữa là giá cả của các tài sản có cùng dòng tiền thu nhập và cùng độ rủi ro thì phải bằng nhau nếu giả định rằng chi phí giao dịch là bằng không và thị trường hoạt động hiệu quả.
2.2.2. Lợi suất tương ứng với rủi ro
Lãi suất r nêu trên chính là tỷ suet để qui các luồng tiền thu nhập trong twong lai của tài sản tài chính về giá trị hiện tại hay còn gọi là tỷ lệ chiết khấu. Với choc năng đó, tỷ lệ chiết khấu phải tương xứng với mức độ rủi ro của tài sản tài chính và còn được gọi là lợi suất mong đợi điều chỉnh theo rủi ro bởi vì xét từ góc độ nhà đầu tư nó là lợi tức được thể hiện theo giá trị tương đối (phần trăm) mà họ mong muốn thu được qua việc đầu tư vào một tài sản có mức độ rủi ro nhất định. Rủi ro này bao gồm rủi ro hệ thống (rủi ro không thể tránh khỏi) và rui ro phi hệ thống (rủi ro có thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá). Do vậy, r phải bao hàm hai yếu tố: lợi suất phi rủi ro và phí bù đắp rủi ro. Lợi suất phi rủi ro đem lại lợi tức thực, cps tính lợi đến lạm phát cho nhà đầu tư (mà điển hình là lãi suất của Tín phiếu Kho bạc); còn phí bù đắp rủi ro bao gồm: rủi ro vỡ nợ, rủi ro kỳ hạn, rủi ro về tính thanh khoản, rủi ro tỷ giá hối đoái...gắn với từng loại tài sản.
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
Một phát triển của lý thuyết thị trường vốn là mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), được áp dụng phổ biến trong bối cảnh tài chính hiện tại. Về cơ bản, CAPM chỉ ra rằng lợi suất mong đợi (hay yêu cầu) của tài sản tài chính bằng với lợi suất của chứng khoán phi rủi ro cộng với chi phí bù đắp rủi ro, theo công thức sau:
r = r + [ E(r) - r]
Trong đó:
r= lợi suất phi rủi ro
E(r) = lợi suất dự tính của danh mục thị trường
E(r) - r = mức bù đắp rủi ro thị trường
= rủi ro hệ thống của tài sản
%
E(r)
r
r
r = r + [ E(r) - r]
E(r) - r= hệ số góc
Bêta
1,0
Bêta
r= lợi suất yêu cầu
Lợi suất yêu cầu, r là một hàm số của rủi ro hệ thống (). Rủi ro beta của danh mục thị trường bằng 1,0. Hệ số của chứng khoán càng lớn thì mức rủi ro càng cao, và do vậy lợi suất yêu cầu (r) phái càng lớn.
Để áp dụng phương pháp CAPM, chúng ta cần phải xác định ba nhân tố: lợi suất phi rủi ro, mức bù đắp rủi ro thị trường, và rủi ro hệ thống ().
Xác định lợi suất phi rủi ro
Lợi suất phi rủi ro là thu nhập từ một chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư chứng khoán không có rủi ro và hoàn toàn không chịu tác động của các biến đôngk kinh tế. Người ta thường áp dụng lãi suất tín phiếu kho bạc là phù hợp nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tín phiếu kho bạc có kỳ hạn ngắn, do vậy hầu như không chịu rủi ro biến động lãi suất trên thị trường.
Xác định mức bù đắp rủi ro thị trường
Bù đắp rủi ro thị trường (giá của rủi ro) là phần chênh lệch giữa lợi suất dự tính từ danh mục thị trường và lợi suất phi rủi ro, E(r) - r. Mô hình CAPM lập luận rằng chứng khoán càng rủi ro thì mức lãi suất yêu cầu khi đầu tư vào chứng khoán đó càng phải lớn, tức là chi phí của công ty phát hành ra chứng khoán đó phải càng lớn. Lý do ở chỗ rủi ro càng cao thì mức bù đắp rủi ro phải càng lớn. Vì danh mục thị trường có hệ số bằng 1 nên mức bù đắp rủi ro thị trường E(r) - r được coi là giá của một đơn vị rủi ro. Vì vậy, đối với một chứng khoán nào đó có > 1 thì mức bù đắp rủi ro cho chứng khoán đó phải cao hơn mức bù đắp rủi ro thị trường, [ E(r) - r]. Trường hợp ngược lại thì mức bù đắp rủi ro của chứng khoán sẽ thấp hơn mức bù đắp thị trường.
Xác định rủi ro hệ thống ():
Xác định hệ số phụ thuộc vào việc liệu cổ phần của công ty có được niêm yết hay không.
Nếu công ty thực hiện chào bán ra công chúng thì nhà đầu tư có thể sử dụng các hệ số được công bố rộng rãi làm thước đo. Các hệ số này được cập nhật theo định kỳ (quý hoặc năm,...). Việc xác định rủi ro hệ thống này được căn cứ vào các hệ số tài chính của từng công ty. Chúng thay đổi khi các hệ số tài chính này thay đổi, và phản ánh sự đánh giá gần nhất của thịư trường vfề rủi ro vốn cổ phần một cách chính xác hơn.
Một phương pháp xác định một cách phổ biến là dùng thống kê toán học. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể hực hiện được khi thị trường chứn khoán đã hoạt động được một thời gian dài. Để xác định của một công ty, người ta thu thập số liệu quá khứ (ít nhất là 5 năm) về mức chi phí vốn cổ phần (r) của công ty đó và gắn kết chúng trong mối quan hệ với mức bù đắp rủi ro thị trường thep mô hình CAPM như sau:
r = + ( r - r)
Đới với những công ty không niêm yết thì thông thường trên thị trường không công bố beta của một công ty đó. Trong trường hợp này, có thể sử dụng hệ số của một công ty tương tự được niêm yết hoặc có thể dùng hệ số bình quân ngành làm trước đó.
- Nếu vốn của công ty bao gồm cả vốn cổ phần và vốn nợ thì r cần được xác định theo phương pháp chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC):
r = r x + r (1-t)
Trong đó:
r là lợi suất thu nhập ước tính trên tài sản của công ty hay chính là chi phí vốn bình quân gia quyền của một công ty.
r là lợi suất phải trả cho vốn cổ phần (chính là lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư) và r là lãi suất vay nợ.
E và D là khối lượng vốn cổ phần và vốn vay tương ứng
t là thuế suất thuế thu nhập của công ty
Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức tính lợi suất yêu cầu đới với cổ phiếu:
r = r + (D/E) [ r - r(1-t)]
Mô hình CAPM đựoc sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính để xác định lợi suất yêu cầu đối với một tài sản tài chính. Tuy nhiên, mô hình này có các nhược điểm sau:
- Không phản ánh được cả rủi ro hệ thống lẫn rủi ro phi hệ thống của chứng khoán
- Do thông tin không cân xứng nên khó dự đoán được hệ số beta, lợi nhận bù đắp rủi ro của thị trường.
3. Phân tích những thông tin cơ bản phục vụ quá trình định giá cổ phiếu phổ thông
3.1. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đi sau xem xét tình hình tài chính những năm đã qua của công ty có cổ phiếu định giá và so sánh với những công ty hoạt động cùng ngành nhằm thu được những đặc thù hoạt động riêng của công ty, những xu hướng biến động riêng của công ty làm cơ sở dự báo hoặc tìm kiếm công ty tương đương.
Khi phân tích các chỉ số tài chính cần lưu ý rằng: Nếu như bảng cân đối kế toán (BCĐKT) phản ánh những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của công ty tịa một thời điểm, thì báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy khi phân tích các chỉ số tài chính mà có một chỉ tiên thuộc BCĐKT, một chỉ tiêu thuộc BCKQKD thì có hai quan điểm khác nhau về việc lựa chọn số liệu phục vụ phân tích: Thứ nhất, có thế tính toán theo số dư cuối kỳ, quan điểm thứ hai lại dùng số dư trung bình của kỳ. Nhưng trong báo cáo này, em sẽ phân tích các chỉ số tài chính dựa trên số dư trung bình của kỳ, do số dư trung bình của kỳ cho phép phản ánh hợp lý những thay đổi trong kết quả kinh doanh mà có kiên quan đến việc thay đổi các khoản mục tài sản trong kỳ tài chính. Phần này bao gồm:
Phân tích các tỷ số tài chính
Các hệ số tài chính được sử dụng rộng rãi khi xem xét tình hình và đặc điểm hoạt động của một doanh nghiệp do chúng phản ánh được mối quan hệ của những con số tuyệt đối trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do các hệ số này là chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan hệ giữa các đại lượng, nên việc phân tích chỉ có ý nghĩa khi so sánh tương quan; thông thường người ta thường so sánh hệ số của một doanh nghiệp xem xét với:
- Hệ số của nền kinh tế;
- Hệ số trung bình ngành hoạt động của doanh nghiệp;
- Hệ số của các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành ;
- Hệ số thực hiện trong quá khứ.
Do các hệ số tài chính được tính toán từ số liệu tuyệt đối trên báo cáo tài chính, để đảm bảo tính so sánh được của các hệ số thì việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh ngiệp phải nhất quán; điều này đòi hỏi phải có sự hiện diện của những nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung hoặc các chuẩn mực kế toán cung như sự tuân thủ của các doanh nghiệp. Tại những nước có nền kinh tế phát triển, sự thống nhất về chẩn mực kế toán cho phép việc tính toán hệ số tài chính được thực hiện bởi các công ty chuyên nghiệp. Đới với những quốc gia chưa đạt đến sự đồng nhất trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, tuỳ thuộc quan hệ tài chính cần tìm hiểu, người phân tích có sự linh hoạt độc lập khi lựa chọn hệ số phân tích và việc đưa các số liệu từ báo cáo tài chính vào công thức tính toán.
Các tỷ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động thường bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả nàh cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác...Cả tài sản lưư động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà phân tích còn quan tâm tới chỉ tiêu vốn lưu động ròng hay vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với tài sản ròng. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng qui mô sản xuất king doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng. Do vậy, sự phát triển của không ít doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng.
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ là tài sản khó chuyển đổi thanh tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được đem bán. Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hàon trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ chia cho nợ ngắn hạn.
Các tỷ số về khả năng cân đối vốn
Tỷ số này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ.
- Hệ số nợ (tỷ số nợ trên tổng tài sản)
Tỷ số này được đo bằng lấy tổng nợ phải trả chia cho tài sản. Tỷ số này được sử dụng để sác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Các tỷ số về khả năng hoạt động
Các tỷ số hạot động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét khả năng hạot động của doanh nghiệp.
- Vòng quay của tiền
Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu (DT) trong năm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân (chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng); nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm.
- Vòng quay dự trữ (tồn kho)
Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm (hoặc giá vốn hàng bán) và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân.
Vòng quay hàng tồn kho sẽ xem xét hiệu quả của công ty trong việc quản lý và bán hàng trong kho. Đó chính là tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản của hàng tồn kho của một công ty.
- Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360/DT
Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Kỳ thu tiền bình quân giúp chúng ta đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản thu, hay khả năng của công ty trong việc thu nợ của khách hàng. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tìa sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Chỉ tiêu này được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Các tỷ số về khả năng sinh lãi
Nếu như các nhóm chỉ số trên phản ánh hiệu quả từng hạot động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu.
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư và doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
- Doanh lợi tài sản (ROA)
ROA = hoặc ROA =
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiẹp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi vay hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản.
ROA phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp - khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý doanh nghiệp.
- Thu nhập trên cổ phần: Hệ số này được tính bằng cách lấy thu nhập sau thuế chia cho số lượng cổ phiếu đã phát hành. Hệ số này cho chúng ta thấy thu nhập của cổ đông thường.
- Hệ số chi trả cổ tức: Đo bằng cổ tức cho trả cho cổ phần thường hàng năm chia cho thu nhập của mỗi cổ phần. Hệ số này đo lường phần trăm lợi nhận ròng trả cho cổ đông thường dưới dạng cổ tức.
Phân tích rủi ro tài chính
Do mục đích của việc phân tích là tìm kiếm những cơ sở thông tin để dự báo những thông số của dòng tiền trong phương pháp chiết khấu dòng tiền, do vậy việc phân tích tương quan sẽ tập trung so sánh với mức trung bình ngành và mức thực hiện quá khứ. Đồng thời, thống nhất với bản chất của các hệ số thuộc nhóm này, việc phân tích cũng tập trung tìm kiếm mức dộ rủi ro tài chính do việc sử dụng vốn nợ của doanh nghiệp làm cơ sở xác định phần bù rủi ro khi tính toán chi phí vốn chủ sở hữu (hoặc mức lợi tức yêu cầu của chủ sở hữu). Việc phân tích có thể sử dụng cáchệ số sau:
Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu =
Hệ số này nói lên cơ cấu sử dụng nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong đó nợ dài hạn bao gồm các khoản vay dài hạn, trái phiếu, các khoản nợ thuế dài hạn, nợ dài hạn khác. Việc phân tích cơ cấu sử dụng nợ dài hạn cũng có thể sử dụng một số hệ số khác:
Nợ dài hạn/ Tổng vốn dài hạn =
Trong đó tổng vốn dài hạn bao gồm cả nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu
Đối với những công ty sử dụng nhiều nợ ngắn hạn để tài trợ cho vốn lưu động, việc phân tích có thể sử dụng hệ số sau:
Tổng nợ/ Tổng vốn chủ sở hữu =
Trong đó tổng nợ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cho phép phản ánh chính xác hơn rủi ro thanh toán, rủi ro tài chính do sử dụng nợ của doanh nghiệp.
Việc phân tích cũng có thể tiến hành với một hệ số điều chỉnh như sau:
Tổng nợ dài hạn có lãi suất/ Tổng vốn chủ sở hữu =
Hệ số này rất gần gũi với công thức xác định chi phí vốn bình quân, nó phản ánh chính công ty phải chia sẻ lợi nhận từ hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ phải đảm bảo dòng tiền thanh toán gốc vay.
Khi phân tích các hệ số thuộc nhóm rủi ro tài chính này, đối với một nền kinh tế thị trường non trẻ như Việt Nam, các doanh nghiệp chưa có sự đồng nhất trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, chính sách kế toán còn nhiều thay đổi, người phân tích cần tìm hiểu kỹ những ghi chú báo cáo tài chính để đạt được sự hiểu biết thấu đáo về bản chất của các khoản mục của báo cáo. Việc phân tích cũng được tiến hành theo hướng đạt được hiểu biết sâu sắc về tình hình sử dụng nợ và những điểm nhất quán trong chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp hữu hiệu cho việc áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền định giá cổ phiếu.
Tiềm năng tăng trưởng
Phân tích các hệ số phản ánh khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp rất có ý nghĩa trong việc lập dự báo mức tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Phân tích tương quan ngành, tương quan với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, tương quan thực hiện quá khứ kết hợp với các nguồn thông tin về nền kinh tế, ngành hoạt động cho phép chúng ta nắm bắt được vị trí và tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại và khả năng tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Việc phân tích thông thường sử dụng những hệ số sau:
Hệ số thu nhập giữ lại =
Thu nhập không chia cổ tức là một thành phần quan trọng để tái đầu tư sinh lợi, để đạt được một tỷ lệ tăng trưởng doanh thu kế hoạch thì bên cạnh việc sử dụng nợ, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc sử dụng một phần hợp lý của lợi nhận sau thuế để đầu tư cho vốn lưu động hoặc tài sản cố định. Hệ số trên nói lên một đồng thu nhập doanh nghiệp có được từ hạot động sản xuất kinh doanh sẽ giữ lại bao nhiêu đồng làm vốn chủ sở hữu để tái đầu tư.
Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu =
Hệ số trên nói lên một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong năm qua đã mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến hệ số này khi xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Sự kết hợp giữa hai hệ số trên sẽ cho ta tỷ lệ tăng trưởng tiềm tàng của thu nhập đối với chủ sở hữu:
g = Hệ số thu nhập giữ lại x Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ tăng trưởng tiềm tàng trên được sử dụng khi xác định tỷ lệ tăng trưởng của dòng tiền trong phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Phân tích cơ cấu
Để dự báo được các dòng tiền (dòng tiền hoạt động, dòng tiền thuần đối với chủ sở hữu, luồng cổ tức) hoặc lấy thông tin cơ sở để tìm môt đối tượng tương quan theo hệ số tham chiếu thì cần thiết phải dự báo được BCĐKT và BCKQKD trong một giai đoạn nhất định. Vì vậy, cần thiết phải phân tích cơ cấu: Các khoản mục tài sản, các khoản mục chi phí trên doanh thu của số liệu trong những năm quá khứ. Từ đó, tìm được tỷ lệ biến động qua các năm trên cơ sở đó dự đoán xu hướng biến động cho những năm tới của từng khoản mục trong hai báo cáo tài chính.
Các khoản mục tài sản có thể được phân tích trên doanh thu (Ví dụ: Phải thu, TSCĐ...) hoặc phân tích trên tổng tài sản hoặc trên giá vốn hàng bán. Qua đó lựa chọn độ biến động của từng khoản mục hợp lý theo tài sản hoặc doanh thu.
3.2. Phân tích môi trường kinh tế
Phân tích môi trường kinh tế xem xét tình hình phát triển kinh tế của quốc gia, tình hình phát triển của ngành xem xét trong tổng thể nên kinh tế quốc dân, tình hình cạnh tranh nội bộ ngành từ đó cung cấp những cơ sở dự báo hoặc có những điều chỉnh thích hợp khi định giá cổ phiếu xem xét. Phần này bao gồm:
Phân tích tình hình phát triển và triển vọng nền kinh tế
Môi trường chính trị-xã hội và pháp luật luôn có những tác động nhất định đến hạot động của TTCK của quốc gia đó, thậm chí còn có ảnh hưởng đến TTCK của quốc gia khác. Những biến động về môi trường chính trị-xã hội và pháp luật có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn về thu nhập mong đợi và làm cho nhà đầu tư quan tâm hơn đến khoản tiền bù đắp rủi ro.
Những thay đổi về Chính phủ và các hoạt động chính trị, thay dổi các chính sách kinh tế, chính sách quản lý nhà nước, chính sách đối ngoại, các kế hoạch thu chi...của Chính phủ đều tác động đến nhiều ngành nghề, làm thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô và tác động tới TTCK.
Các nhà đầu tư và nhà kinh doanh trên thị trường phải luôn thận trọng trước những thay đổi về chính trị và phải có khả năng đánh giá những thay đổi này theo hoạt động của thị trường. Họ không thê xem nhệ vấn đề này hơn báo cáo thu nhập mới nhất của công ty.
Như vậy, thật cần thiết khi phân tích các ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô tới rủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0292.doc