Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hoá lao vụ, dịch vụ, doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá sản phẩm, hoặc cung cấp, lao vụ cho khách hàng được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ.
Các nghiệp vụ cần hạch toán ở giai đoạn này là suất thành phẩm để bán và thanh toán vơi người mua, tính chính xác các khoản doanh thu bán hàng trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt để xác định doanh thu thuần và cuối cùng xác định lãi- lỗ về tiêu thụ sản phẩm.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm thành phẩm.
- Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập:
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm thành phẩm. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng thành phẩm xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho.
VD: Ngày 1/1 tồn kho thành phẩm x của doanh nghiệp là 3000 TP, đơn giá 1000đ/TP
Ngày 3/1 nhập kho thành phẩm x là 2000TP , giá thự ctế nhập kho: 1100đ/TP kế toán n/đ đơn vị bình quân cỷa 1TP x là:
(3000 x 1000 + 2000 x 1100)
= 1040đ/TP
(3000 + 2000)
Ngày 4/1 xuất kho thành phẩm x: 4000TP
Kế toán x/đ giá thực tế 4000TP x là: 4000 x 1040 = 4.160.000đ
Giá trị TP x tồn kho:
3000 x 1000 + 2000 x 1100 - 4160.000 = 1.040.000đ
Ngày 5/1, doanh nghiệp nhập kho TP x: 3000TP, đơn giá 1080đ/TP
Kế toán x/đ đơn giá bình quân.
(1.040.000 + 3000 x 1080)
= 1070đ/TP
(1000 + 3000)
Ngày 6/1, doanh nghiệp xuất kho 2000TP x, giá thực tế xuất kho là
1.080 x 2000 = 2.160.000đ
Phương pháp này cho phép kế toán tính giá thành phẩm xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm thành phẩm. Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít doanh điểm thành phẩm và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.
- Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kì trước:
Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng thành phẩm tồn kho cuối kì trước. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng thành phẩm xuất kho trong kì để kế toán xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho theo từng danh điểm.
Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán, nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả thành phẩm. Trường hợp giá cả thị trường thành phẩm có sự biến động lớn thì việc tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm).
- Phương pháp trị giá hàng tồn cuối kì.
Với các phương pháp trên, để tính được giá thực tế thành phẩm xuất kho đòi hỏi kế toán phải xác định được lượng thành phẩm xuất kho căn cứ vào các chứng từ xuất. Tuy nhiên, trong thực tế có những doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm với mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, lại được xuất dùng thường xuyên thì sẽ không có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho.
Trong điều kiện đó, doanh nghiệp phải tính giá cho số lượng thành phẩm tồn kho cuối kì trước, sau đó mới xác định được giá thực tế của thành phẩm xuất kho trong kì.
Giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kì
=
Số lượng tồn kho cuối kì
x
Đơn giá thành phẩm nhập kho lần mới
Giá thực tế thành phẩm xuất kho
=
Giá thực tế thành phẩm nhập kho
+
Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kì
-
Giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kì
- Phương pháp giá hạch toán.
Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm, giá cả thường xuyên biến động nghiệp vụ nhập - xuất vật liệu diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.
Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho thành phẩm trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua thành phẩm ở một thời điểm nào đó hay giá thành phẩm bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập, xuất. Thành phẩm hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của thành phẩm xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.
Hệ số giá thành phẩm
=
Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kì + Giá thực tế
thành phẩm nhập kho trong kì
Giá hạch toán thành phẩm tồn kho đầu kì + giá hạch toán thành phẩm nhập kho trong kì
Giá thực tế thành phẩm xuất kho
=
Hệ số giá
thành phẩm
x
Giá hạch toán thành phẩm xuất kho
Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về thành phẩm trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm thành phẩm, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.
(VD: phương pháp nhập trước - xuất trước)
Ngày 1/1 tồn kho thành phẩm x của doanh nghiệp là 3000TP, đơn giá 1000đ/TP
Ngày 3/1 nhập kho thành phẩm x là 2000TP, giá thực tế nhập kho 1.100đ/TP
Ngày 4/1 xuất kho thành phẩm x: 4000TP
Giá thực tế 4000TP x xuất kho ngày 4/1 theo phương pháp nhập trước - xuất trước là: 3000 x 1000 + 1000 x 1100 = 4.100.000đ
(VD: phương pháp nhập sau - xuất trước)
Ngày 1/1 tồn kho thành phẩm x của doanh nghiệp là 300TP, đơn giá 1000đ/TP
Ngày 3/1 nhập kho thành phẩm x là 2000TP, giá thực tế nhập kho 1.100đ/TP
Ngày 4/1 xuất kho thành phẩm x: 4000TP
Giá thực tế 4000TP x xuất kho ngày 4/1 theo phương pháp nhập sau - xuất trước là: 2000 x 1100 + 2000 x 1000 = 4.200.000đ.
3. Hạch toán thành phẩm:
TK sử dụng hạch toán: * TK 155 "Thành phẩm"
Bên nợ:
+ Giá thực tế của thành phẩm nhập kho
+ Giá thực tế của thành phẩm thừa trong kiểm kê
+ Giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kì
(Phương pháp kiểm kê định kì)
Bên có:
+ Giá thực tế của thành phẩm xuất kho
+ Giá thực tế của thành phẩm thiếu hụt trong kiểm kê
+ Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kì
(Phương pháp kiểm kê định kì)
Dư nợ: Phản ánh giá thjưc tế của thành phẩm tồn kho đầu kì hoặc cuối kì.
* TK 632 "Giá vốn hàng hóa" (phương pháp kiểm kê định kì)
Bên nợ: + Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm tồn đầu kì
(Giá thành sản xuất thực tế)
+ Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm nhập trong kì
Bên có: + Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm tồn cuối kì
+ Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kì sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh vào cuối kì
Cuối kì không có số dư.
a) Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp thành phẩm (theo phương pháp kê khai thường xuyên).
TK154
TK155
TK154
TK157
Thành phẩm sản xuất xong hoặc thuê ngoài gia công xong nhập kho (giá thành sản xuất thực tế) (1)
Giá vốn của thành phẩm gửi bán, giao đại lý đã được coi là tiêu thụ bị trả lại mang về nhập kho (2)
Thành phẩm thừa trong kiểm kê chờ giải quyết (3)
Đánh giá tăng (số chênh lệch tăng) (4)
TK157, 632
TK3381
TK412
Xuất thành phẩm gửi bán giao đại lý
Xuất thành phẩm tiêu thụ trực tiếp
TK632
Xuất thành phẩm góp vốn tham gia liên doanh
(giá ghi sổ) Giá thực tế được đánh giá
TK412
Số chênh
lệch
Số chênh
lệch
TK1381
Thành phẩm thiếu hụt trong kiểm kê chờ
xử lý (7)
Đánh giá giảm (số chênh lệch) (8)
TK412
Tk 128,222
b) Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp thành phẩm (theo phương pháp kiểm kê định kì)
TK155, 157
TK632
TK155, 157
Kết chuyển thực tế của thành phẩm tồn
(Cuối kì) (3)
Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm tồn đầu kì (Giá thành sản xuất thự ctế) (1)
Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm tồn đầu kì (Giá thành sản xuất thự ctế) (1)
TK911
TK631
Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kì (ghi một lần vào sổ cuối kì) (4)
Giá thực tế của thành phẩm hoàn thành trong kì (Nhập kho, gửi bán, giao đại lý tiêu thụ ngay) (2)
c) Hạch toán chi tiết thành phẩm: Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: phương pháp thẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển phương pháp số dư.
- Phương pháp thẻ song song: Theo phương pháp này thẻ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất thành phẩm để ghi "Thẻ kho" (mở theo từng danh điểm trong từng kho). Kế toán thành phẩm cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất thành phẩm để ghi số lượng và tính thành tiền thành phẩm nhập, xuất vào "Thẻ kế toán chi tiết vật liệu" (mở tương ứng với thẻ kho). Cuối kì kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên "Thẻ kế toán chi tiết thành phẩm" với "Thẻ kho" tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ "sổ kế toán chi tiết thành phẩm" theo từng danh điểm, từng loại thành phẩm để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất thành phẩm.
Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm thành phẩm kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng được khi doanh nghiệp có ít danh điểm thành phẩm.
Mẫu sổ và sơ đồ kế toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song như sau:
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thành phẩm
Tháng....năm....
Số danh điểm
Tên vật liệu
Tồn đầu tháng
Nhập trong tháng
Xuất trong tháng
Tồn cuối tháng
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Thẻ kế toán chi tiết thành phẩm
Số thẻ.... số tờ.....
Tên vật tư:
Số danh điểm:
Đơn vị tính:
Kho:
Chứng từ
Trích yếu
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ kế toán tổng hợp về thành phẩm (bảng kê tính giá)
Thẻ kho
Thẻ kế toán chi tiết thành phẩm
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thành phẩm
Ghi chú: đ: Ghi hằng ngày
ị: Ghi cuối tháng
ô: Đối chiếu
- Phương pháp đối chiếu luân chuyển:
Đối với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm thành phẩm và số lượng chứng từ nhập, xuất thành phẩm không nhiều thì phương pháp thích hợp để hạch toán chi tiết thành phẩm là phương pháp đối chiếu luân chuyển.
Theo phương pháp này, kế toán chỉ mở "Sổ đối chiếu luân chuyển thành phẩm" theo từng kho, cuối kì trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng danh điểm thành phẩm và theo từng kho, kế toán lập "Bảng kê nhập vật liệu" "Bảng kê xuất vật liệu" và dựa vào các bảng kê này để ghi vào "Sổ luân chuyển thành phẩm". Khi nhận được thẻ kho, kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với "Sổ luân chuyển thành phẩm". Đồng thời từ "Sổ luân chuyển thành phẩm", để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp thành phẩm. Như vậy, phương pháp này giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của kế toán, nhưng vì tồn công việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu vào cuối kì, nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập xuất của từng danh điểm thành phẩm khá nhiều thi công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và hơn nữa là ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác.
Mẫu sổ và sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp đối chiếu luân chuyển như sau:
Bảng kê nhập (xuất) thành phẩm
Danh điểm vật liệu
Tên vật liệu
Đơn vị tính
Giá hạch toán
Số lượng chứng từ
Số lượng
Số tiền
Kho
...
Cộng
Sổ đối chiếu luân chuyển
Năm:.....
Kho:.......
Số danh điểm
Tên thành phẩm
Đơn vị tính
Số dư đầu tháng
Luân chuyển tháng 1
Số dư cuối tháng 2
Số lượng
Số tiền
Nhập
Xuất
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp đối chiếu luân chuyển
Bảng kê nhập thành phẩm
Phiếu nhập kho
Sổ kế toán tổng hợp về thành phẩm
Bảng tổng hợp nhập xuất, tồn kho thành phẩm
Sổ đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Bảng kê xuất thành phẩm
Phiếu xuất kho
Ghi chú: đ: Ghi hằng ngày
ị: Ghi cuối tháng
ô: Đối chiếu
- Phương pháp sổ số dư:
Với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm thành phẩm và đồng thời số lượng chứng từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều thì phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm thích hợp nhất là phương pháp sổ số dư.
Thu phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi "Thẻ kho" như các phương pháp trên thì cuối kì còn phải ghi lượng thành phẩm tổn kho từ :Thẻ kho " vào "Sổ số dư". Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất mà kế toán nhập được khi kiểm tra các kho theo định kì 3,5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo "phiếu giao nhập chứng từ") và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền thành phẩm nhập xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào "Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn" (bảng này được lập theo từng kho). Cuối kì tiến hành tính tiền trên "Sổ số dư" do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm thành phẩm trên "Sổ số dư" với tồn kho trên "Bảng lũy kế nhập xuất, tồn". Từ "Bảng kũy kế nhập, xuất, tồn" kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn thành phẩm để đối chiếu với ổ kế toán tổng hợp về thành phẩm.
Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công việc ghi sổ trong kì, nên không bị dồn việc vào cuối kì, nhưng việc kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn, vì vậy, phương pháp này đòi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải có trình độ chuyên môn cao.
Mẫu sổ và sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư như sau:
Phiếu giao nhận chứng từ
Từ ngày....đến ngày....tháng....năm....
Nhóm vật liệu
Số lượng chứng từ
Số hiệu
Số tiền
Ngày....tháng.....năm
Người nhận Người giao
Sổ số dư
Năm:
Kho:
Số danh điểm
Tên thành phẩm
Đơn vị tính
Đơn giá
Định mức dự trữ
Số dư đầu năm
Tồn kho tháng 1
Tồn kho cuối tháng 2
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho thành phẩm
Tháng.....năm......
Kho:......
Số danh điểm
Tên thành phẩm
Tồn kho đầu tháng
Nhập
Xuất
Tồn kho cuối tháng
Từ ngày...đến ngày...
Từ ngày...đến ngày...
Cộng nhập
Từ ngày...đến ngày...
Từ ngày...đến ngày...
Cộng nhập
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Phiếu nhập kho
Sổ kế toán tổng hợp về thành phẩm
Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn kho thành phẩm
Sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Ghi chú: đ: Ghi hằng ngày
ị: Ghi cuối tháng
ô: Đối chiếu
II- HT tiêu thụ thành phẩm :
1)Một số khái niệm và nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm
- Một số khái niệm :
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hoá lao vụ, dịch vụ, doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá sản phẩm, hoặc cung cấp, lao vụ cho khách hàng được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ.
Các nghiệp vụ cần hạch toán ở giai đoạn này là suất thành phẩm để bán và thanh toán vơi người mua, tính chính xác các khoản doanh thu bán hàng trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt để xác định doanh thu thuần và cuối cùng xác định lãi- lỗ về tiêu thụ sản phẩm.
*Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.
*Doanh thu thuần là số chênh lêch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm giá, doanh thu của số hàng bán bị trả lại , thuế tiêu thụ đặc biệt thuế xuất khẩu.
*Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian địa điểm trong hợp đồng…
*Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do không tôn trọng hợp đồng kinh tế như đã kí kết.
*Lợi nhuận gộp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng hoá.
*Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp.
Có thể khái quát mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh thu- chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng sơ đồ sau đây:
Lợi nhuận
Thuế thu nhập
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí quản lý và chi phí bán hàng
Lợi nhuận gộp
trị giá vốn hàng hóa
Doanh thu bán hàng thuần
Giảm giá, hàng hóa bị trả lại t
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK
Doanh thu bán hàng
- NHiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm.
* Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán thành phẩm, tính chính xác các khoản bị giảm trừ và thanh toán với ngân sách các khoản thuế phải nộp.
* Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm.
* xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ thành phẩm.
2) TK sử dụng: Để HTQT tiêu thụ sản phẩm theo các phương pháp liên hiệpác nhau kế toán sử dụng các tài khoản sau
+ TK157: "Hàng gửi bán": TK này được sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm hàng hóa tiêu thụ theo phwơng thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ đại lý, kí gửi hay ghi lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, mua hàng chưa chấp nhận thanh toán. Số hàng hóa sản phẩm, lao vụ này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
Bên nợ: Giá trị sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ gửi bán
Bên có: Giá trị sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán.
* Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại.
T157 có thể mở chi tiết cho từng loại hàng gửi bán.
+ TK511: "Doanh thu bán hàng": Tài khoản này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kì và các khoản giả doanh thu.
Tài khoản sử dụng hạch toán tiêu thụ thành phẩm:
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Bên nợ: + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng của phương pháp trực tiếp phải nộp.
+ Kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại.
+ Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kì.
Cuối kì không có số dư.
TK511 được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2.
*TK5111 - Doanh thu bán hàng hóa: phản ánh doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa đã xác định là tiêu thụ....TK5111 được sử dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh vật tư hàng hóa.
* TK5112 - Doanh thu bán các thành phẩm phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng thành phẩm và bán thành phẩm đã được xác định là tiêu thụ
TK5112 chủ yếu được dùng cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp ngư nghiệp, lâm nghiệp.
* TK5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ phản ánh doanh thu và doanh thu thuần khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ.
TK5113 chủ yếu dùng cho các ngành, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ công cộng, du lịch.
* TK5114 - Doanh thu trợ cấp trợ giá: Dùng để phản ánh tài khoản thu từ trợ cấp giá của nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.
c) Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ.
Bên nợ:
- Trị giá hàng bán trả lại (theo giá tiêu thụ nội bộ) khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ, số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hóa tiêu thụ nội bộ.
- Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào tài khoản xác định kết quả.
Bên có:
- Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ tài khoản 512 không có só dư cuối kỳ, TK512 có 3 tài khoản cấp 2.
+ TK5121 - Doanh thu bán hàng hóa phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ nội bộ. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp thương mại như vật tư, lương thực.
+TK5122 - Doanh thu bán sản phẩm: Phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong cùng công ty hay tổng công ty. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất như công nghiêp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản.
+ Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: giao thông vận tải, dịch vụ, bưu điện...
Khi sử dụng TK512 cần chú ý một số điểm sau đây:
_ Tài khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một công ty hay tổng công ty, nhằm phản ánh số doanh thu tiêu thụ nội bộ trong kỳ.
- Chỉ phản ánh vào tài khoản số doanh thu của khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ của các đơn vị thành viên cung cấp lẫn nhau.
+ Không hạch toán vào tài khoản này các khoản doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp không trực thuộc công ty, tổng công ty.
d) Tài khoản 531 - Hàng hóa bị trả lại:
Dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa, thành phẩm lao dụ dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng hóa bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá của số hàng bán bị trả lại bằng số lượng hàng bị trả lại nhân (x) với đơn giá trên hóa đơn khi bán.
Bên nợ:
Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hóa đã bán ra.
Bên có:
Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trà vào doanh thu trong kỳ.
TK531 - cuối kỳ không có số dư.
e) TK532 - Giảm giá hàng bán:
Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận vì các lý do chủ quan của doanh nghiệp (hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế).
Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán được chấp thuận.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu
TK532 cuối kỳ không có số dư.
Chú ý: Chỉ phản ánh vào tài khoản 532 các khoản trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn.
g) Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
- Tài khoản 632 dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng bán, thành phẩm lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hàng hay thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ. TK632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai định kỳ để xác định giá hàng hóa tồn kho.
+ Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Bên nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ đã cung cấp theo hóa đơn.
Bên có: kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả.
TK632 cuối kỳ không có số dư.
+ Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế khai định kỳ.
Bên nợ: Trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ (với đơn vị kinh doanh vật tư, hàng hóa).
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và sản xuất trong kỳ, giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ (với đơn vị sản xuất và dịch vụ.
Bên có: - Giá hàng hóa đã xuất bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ.
- Giá trị thành phẩm tòn kho cuối kỳ (với đơn vị sản xuất và dịch vụ).
- Kết chuyển giá trị vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả.
- TK632 cuối kỳ không có dư
TK 632 "giá vốn hàng bán" (phương pháp kê khai thường xuyên).
Bên nợ:
+ Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kì.
+ Chi phí sản xuất chung cố định vượt quá mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm.
+ Chi phí tự xây dựng hoặc tự chế vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình.
+ Số thiếu hụt của hàng tồn kho sau kho sau khi trừ tiền bồi thường của người phạm lỗi tính vào giá vốn hàng bán.
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên có:
+ Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã được coi là tiêu thụ bị trả lại trong kì
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh vào cuối kì.
Cuối kì không có số dư.
Các phương thức tiêu thụ và phương pháp hạch toán
a. Tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trực tiếp:
Phương thức trực tiếp là phương thức khi sản phẩm, hàng hóa xuất kho được coi là tiêu thụ ngay tức là người mua chấp nhận thanht oán, chuyển giao quyền sở hữu cho người mua.
* Sử dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
sơ đồ hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trực tiếp
TK 154 TK632 TK911 TK511 TK111,112,131...
Tổng giá thanh toán
(Giá thành sản
xuất thực tế)
Giá bán chưa có thuế
Kết chuyển doanh
thu thuần
(cuối kì)
3b
Kết chuyển giá
vốn hàng bán
(cuối kì)
1a
Xuất sản phẩm phân xưởng trực tiếp (giá bán thực tế)
TK 3331
TK 155
3a
2
Thuế
phải nộp
Xuất sản phẩm tại kho tiêu thụ trực tiếp (giá bán thực tế)
(Giá thành
sản xuất thực tế)
1b
b. Tiêu thụ sản phẩm theo phương thức gửi bán hoặc chuyển hàng theo hợp đồng: phương thức hàng gửi bán là phương thức khi sản phẩm hàng hóa suất kho chưa tiêu thụ ngay, hàng vẫn còn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, hàng gửi bán còn gọi là hàng chờ chấp nhận.
Sơ đồ: hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức gửi bán
TK111,112,131...
TK632
TK154
TK511
TK911
TK157
Kết chuyển DT giá bán
thuần (cuối kì) chưa thuế
(4b)
Xuất sản phẩm tại
phân xưởng gửi bán
(Giá thành sản xuất
thực tế) (1a)
Giá bán có
VAT
(3)
TK3331
Kết chuyển giá vốn hàng hóa (cuối kì)
(4a)
Hàng gửi bán đã
bán được (2a)
TK155
VAT
Xuất sản phẩm tại
kho gửi bán (1b)
Hàng gửi bán bị trả lại
mang về nhập kho (2b)
c) Tiêu thụ theo phương thức trả chậm, trả góp.
Phương thức trả chậm, trả góp là phương thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33666.doc