LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Trang
TRONG NỀN KINH TẾ. 3
1/ Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
3
1.1 Sự cần thiết khách quan. 3
1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. 4
2/ Quá trình phát triển của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
7
2.1 Thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
7
2.2 Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
8
3/ Những qui định mang tính nguyên tắc về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
11
3.1 Quy định chung. 11
3.2 Quy định đối với khách hàng. 12
3.3 Quy định đối với Ngân hàng. 12
4/ Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng ở nước ta hiện nay.
13
4.1 Thanh toán bằng séc. 14
4.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền. 22
4.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu. 25
4.4 Thanh toán bằng thư tín dụng. 25
4.5 Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán. 26
4.6 Thẻ thanh toán. 27
5/ Các phương thức thanh toán vốn giữa các Ngân hàng. 28
5.1 Điều kiện để thực hiện thanh toán vốn giữa các Ngân hàng. 28
5.2 Khái quát các phương thức thanh toán vốn giữa các Ngân hàng. 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN.
38
1/ Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. 38
2/ Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Lạng Sơn.
40
2.1 Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động. 40
2.2 Kết quả kinh doanh được thể hiện cụ thể. 41
3/ Thực trạng áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Lạng Sơn.
44
3.1 Hình thức thanh toán bằng séc. 45
3.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền. 46
3.3 Phương thức thanh toán bằng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Lạng Sơn.
48
65 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gân hàng trả tiền: Theo tờ séc khi nhận được tờ séc do người cầm séc nộp vào Ngân hàng trả tiền, kiểm soát lại tờ séc, giải mã, ký hiệu mật, chữ ký, mẫu dấu của Ngân hàng phát hành séc, chứng minh thư nhân dân của người nộp séc, nếu hợp lệ sẽ lập lệnh chuyển nợ gửi Ngân hàng người phát hành.
Nợ: Tài khoản chuyển tiền đi.
Có: Tài khoản các khoản chờ thanh toán khác.
® Tại Ngân hàng phát hành séc: Khi nhận được lệnh chuyển nợ từ Ngân hàng trả tiền sẽ tất toán tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán séc chuyển tiền.
Nợ: Tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán.
Có: Tài khoản chuyển tiền đến.
Sau đó Ngân hàng phát hành sẽ gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ sang Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
¯ Tại Ngân hàng trả tiền: Khi nhận được thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ sẽ trả tiền cho người nộp séc.
Nợ: Tài khoản các khoản chờ thanh toán khác.
Có: Tài khoản thích hợp.
4.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu:
Uỷ nhiệm thu do người thụ hưởng lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng và gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao, hoặc dịch vụ đã cung ứng.
Uỷ nhiệm thu được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng khác cùng hệ thống hoặc khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ.
Để được thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, khách hàng mua và bán phải thống nhất ký hợp đồng thảo thuận dùng hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu với điều kiện thanh toán ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng phục vụ người mua biết để làm căn cứ thanh toán các uỷ nhiệm thu.
Sau khi đã hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn, vận đơn gửi đến Ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp tới Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ. Khi nhận được giấy uỷ nhiệm thu trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng bên trả tiền trích tài khoản của bên trả tiền ngay cho bên thu hưởng để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên trả tiền không đủ tiền thì bên trả phải bị phạt trả chậm cho bên thụ hưởng. Thời gian phạt tính từ ngày nhận uỷ nhiệm thu mà tài khoản tiền gửi không đủ tiền thanh toán đến ngày có đủ tiền. Hình thức phạt được tính như sau:
Số tiền x số ngày chậm trả x 150% mức lãi suất vay hiện hành. Uỷ nhiệm thu được áp dụng cho hai bên thanh toán mua và bán có sự tín nhiệm với nhau, hình thức thanh toán thích hợp đối với các dịch vụ cung ứng, với khối lượng định kỳ như điện, nước, điện thoại.v.v.
4.4 Thanh toán bằng thư tín dụng:
Thư tín dụng dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hởi phải có đủ số tiền để trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.
Khi có nhu cầu, bên mua lập giấy mở thư tín dụng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay Ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng. Ngân hàng bên trả tiền phải gửi ngay thư tín dụng cho Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng để báo cáo cho khách hàng biết.
Mức tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng, tiền gửi thư tín dụng không được hưởng lãi, mối thư tín dụng chỉ dùng để trả cho một người thụ hưởng.
Thời hạn hiệu lực thanh toán của một thư tín dụng là 03 tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng. Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua sau khi nhận được giấy báo thư tín dụng đã mở.
Thư tín dụng được áp dụng thanh toán giữa hai đơn vị mở và sử dụng tài khoản ở hai Ngân hàng khác nhau trong từng hệ thống.
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng trả tiền cho bên thụ hưởng căn cứ vào hoá đơn, vận đơn, các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của người đại diện trả tiền, kèm theo giấy uỷ nhiệm của người đã trả tiền do người thụ hưởng xuất trình, phù hợp với các điều khoản qui định thống nhất giữa hai bên mua, bán được ghi trên thư tín dụng. Sau khi trả tiền Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng phải báo nợ ngay cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền để tất toán thư tín dụng.
Mọi trường hợp tranh chấp về hàng hoá đã giao và tiền hàng đã trả do hai bên mua bán giải quyết.
4.5. Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán:
Ngân phiếu thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Nhà nước độc quyền phát hành. Ngân phiếu thanh toán được lưu hành trong cả nước, có mệnh giá trên mỗi tờ, không ghi tên và địa chỉ chuyển nhượng.
Mệnh giá cụ thể do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định trong từng thời kỳ.
Ngân phiếu thanh toán được áp dụng cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ Ngân hàng, nộp ngân sách, gửi vào tài khoản tiền gửi Ngân Hàng và gửi tiết kiệm.
Thủ tục nộp, lĩnh ngân phiếu thanh toán được áp dụng như thủ tục nộp, lĩnh tiền mặt.
Khi khách hàng không sử dụng ngân phiếu thanh toán hoặc hết thời hạn lưu , người sử dụng ngân phiếu thanh toán nộp vào Ngân hàng hay Kho bạc Nhà nước để ghi có vào tài khoản tiền gửi hoặc đổi lấy tiền mặt hay ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành theo yêu cầu của khách hàng.
Ngân phiếu thanh toán không có hiệu lực thanh toán là ngân phiếu đã hết thời hạn lưu hành, bị tẩy xoá, rách nát, dây bẩn.
Ngân phiếu thanh toán được bảo quản như tiền, mất ngân phiếu thanh toán cũng như mất tiền.
4.6. Thẻ thanh toán:
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán gắn với kỹ thuật tin học được ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động.
Phân loại thẻ thanh toán:
Theo kỹ thuật: Thẻ từ, thẻ điện tử.
Theo nội dung kinh tế: Có 3 loại.
+ Thẻ ghi nợ: (Thẻ loại A) áp dụng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên và có tín nhiệm đối với Ngân hàng, mỗi thẻ có hạn mức nhất định do Ngân hàng phát hành thẻ quy định và chủ thẻ chỉ sư dụng trong phạm vi hạn mức của thẻ. Người sử dụng thẻ không phải lưu ký tiền vào tài koản tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ, căn cứ để thanh toán là số dư tài khoản tiền gửi của chủ thẻ tại Ngân hàng và hạn mức tối đa của thẻ do Ngân hàng tiền quy định.
+ Thẻ phải ký quĩ: (Thẻ loại B) áp dụng đối với mọi đối tượng khách hàng để sử dụng thẻ khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán thông qua việc trích tài khoản tiền gửi hoặc nộp tiền mặt hoặc vay Ngân hàng, số tiền ký quý chính là hạn mức của thẻ.
+ Thẻ tín dụng: (Thẻ loại C) áp dụng cho những khách hàng được vay vốn của Ngân hàng, khách hàng chỉ được thanh toán hoặc rút tiền trong phạm vị hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp nhận.
Thẻ thanh toán ở nước ta mới ở giai đoạn thí điểm cần phải tiếp tục hoàn thiện. Đây là một dịch vụ hoàn toàn tự động và dựa trên cở sở công nghệ tiên tiến nên phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Hiện nay do vốn đầu tư còn hạn chế nên chỉ trang bị được máy đọc thẻ ở nhiều nơi, vì vậy chưa được sử dụng rộng rãi, hiện nay chủ mới được xây dựng ở một số tỉnh, thành phố phát triển. Trong tương lai Việt Nam sẽ xây dựng nhiều siêu thị, trung tâm thương mại thì thẻ thanh toán sẽ được sử dụng rộng rãi và trở thành phương tiện thanh toán được dùng nhiều nhất, tiện lợi nhất.
5/ Các phương thức thanh toán vốn giữa các Ngân hàng:
5.1 Điều kiện để thực hiện thanh toán xốn giữa các Ngân hàng.
- Việc thanh toán vốn giữa các Ngân hàng được thực hiện theo các điều kiện sau:
+ Về mặt pháp lý, phải xây dựng được hành lang pháp lý hoàn chỉnh đồng bộ phù hợp nhất là các cơ chế về thanh toán.
+ Về kinh tế, các Ngân hàng phải đảm bảo khẳ năng chi trả để có thể thanh toán kịp thời cho khách hàng.
+ Về kỹ thuật phải trang bị công nghệ Ngân hàng hiện đại xây dựng đội nhũ nhân viên có đủ trình độ năng lực.
- Thanh toán vốn giữa các Ngân hàn sẽ thiết lập mối quan hệ giữa các Ngân hàng ngày càng phát triển nếu họ thanh toán với nhau một cách sòng phẳng và nhanh chóng. Ngoài ra công tác thanh toán qua Ngân hàng góp phần tăng thu nhập cho Ngân hàng một cách hợp lý.
5.2 Khái quát các phương thức thanh toán vốn giữa các Ngân hàng.
- Các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán, bởi các hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với việc quản lý các tài sản. Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng có thể thực hiện giữa các Ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống và nó gồm các phương thức sau:
- Thanh toán liên hàng.
- Thanh toán bù trừ.
- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi Ngân hàng Nhà nước.
- Thanh toán uỷ nhiệm thu hộ chi hộ.
- Thanh toán qua tải khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng Ngân hàng khác.
a/ Thanh toán liên hàng (chuyển tiền điện tử):
Thanh toán liên hàng là việc thanh toán vốn giữa các Ngân hàng trong cùng một hệ thống. Nội dung chủ yếu thực hiện thu hộ chi hộ giữa hai Ngân hàng cùng một hệ thống ở địa phương khác nhau hoặc để chuyển cấp vốn điều hoà vốn trong cùng hệ thống Ngân hàng.
* Chuyển tiền điện tử:
Ngày 01/4/1997 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 196/TTg về việc cho phép Ngân hàng, tổ chức tín dụng được sử dụng dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo bước khởi đầu cho việc thực hiện chuyển tiền điện tử của hệ thống Ngân hàng phát triển.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 353/1997/QĐ-NHNN2 ngày 22/10/1997 ban hành qui chế chuyển tiền điện tử, từ đây Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại Nhà nước và một số NHTM cổ phần có mạng lưới hoạt động rộng đã xúc tiến xây dựng riêng cho mình một hệ thống thanh toán nội bộ chuyển tiền điện tử trong hệ thống, và đưa vào thực hiện từ đầu năm 1999. Chương trình phần mềm được xây dựng bằng công nghệ mới, chạy trên hệ điều hành UNIX là cơ sở dữ liệu ORACLE, có khả năng bảo mật và chống xâm nhập cao, xử lý tự động toàn bộ các khâu: kiểm soát, xử lý dữ liệu, kết nối, truyền và nhận, đối chiếu các lệnh chuyển tiền, nhờ vậy đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm thời gian thanh toán của các món giao dịch xuống còn một ngày, thậm chí vài giờ. Đây cũng là thời kỳ hệ thống thanh toán của Ngân hàng đã có bước thay đổi căn bản về chất lượng công tác thanh toán.
Việc trang bị cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển công nghệ thông tin cho hoạt động Ngân hàng nói chung, công tác thanh toán nói riêng cũng được toàn ngành quan tâm đầu tư đúng mức. Đến cuối năm 2001 toàn ngành có trên 1.900 máy chủ (NHNN 359, NHTM 1.600), hơn 16.400 máy PC (NHNN 2.470, các NHTM gần 13.700) và các thiết bị khác như máy in, máy quét, mạng…
“Chuyển tiền điện tử được hiểu là toàn bộ quá trình xử lý một khoản chuyển tiền qua mạng máy vi tính kể từ khi nhận được một lệnh chuyển tiền của người phát lệnh đến khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng (đối với lệnh chuyển tiền có) hoặc thu nợ từ người nhận lệnh (đối với chuyển tiền nợ).
Các bên tham gia trong chuyển tiền điện tử:
+ Người phát lệnh là khách hàng gửi lệnh chuyển tiền đến Ngân hàng để thực hiện việc chuyển tiền điện tử.
+ Người nhận lệnh: Là khách hàng được hưởng khoản tiền (nếu là lệnh chuyển có) hoặc phải trả tiền (nếu là lệnh chuyển nợ).
Lệnh chuyển tiền là một chủ định của người phát lệnh đối với Ngân hàng dưới dạng chứng từ kế toán, nhằm thực hiện việc chuyển tiền điện tử.
Lệnh chuyển có: Là lệnh ghi:
Nợ: Tài khoản người phát lệnh
Có: Tài khoản người nhận lệnh.
Lệnh chuyển nợ: Là lệnh ghi:
Nợ: Tài khoản người nhận lệnh.
Có: Tài khoản người phát lệnh.
Riêng đối với lệnh chuyển nợ trong chuyển tiền điện tử chỉ thực hiện lệnh chuyển nợ nếu giữa ngươì phát lệnh và người nhận lệnh có hợp đồng uỷ quyền cho Ngân hàng được lập lệnh chuyển nợ trước, được ghi trước một khoản phải thu từ người nhận lệnh.
+ Ngân hàng A (Ngân hàng khởi tạo) là Ngân hàng trực tiếp nhận lệnh chuyển tiền từ người phát lệnh để thực hiện lệnh chuyển tiền đó.
+ Ngân hàng B là Ngân hàng được xác định trên lệnh chuyển tiền sẽ trả tiền cho người thụ hưởng nếu là lệnh chuyển có hoặc thu nợ từ người nhận lệnh nếu là lệnh chuyển nợ.
+ Các bên khác.
+ Chứng từ trong chuyển tiền điện tử: Có thể bằng giấy hoặc bằng chứng từ điện tử. Một lệnh chuyển tiền có thể được chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử hoặc được chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy.
+ Việc cấp phát sử dụng và bảo quản ký hiệu mật, chữ ký điện tử và khoá bảo mật do Ngân hàng Nhà nước qui định đối với từng Ngân hàng.
- Kiểm soát và đối chiếu trong chuyển tiền điện tử.
Ngân hàng B
Trung tâm kiểm soát và đối chiếu
Ngân hàng A
Gửi lệnh chuyển tiền đi Gửi tiếp lệnh chuyển tiền đi
(1) (2)
(3) (3)
Đối chiếu báo cáo chuyển tiền đi Đối chiếu báo cáo chuyển tiền đến
Do ứng dụng tin học nên việc kiểm soát tập trung và đối chiếu tập trung đối với phương thức chuyển tiền điện tử giúp nâng cao năng suất lao động, cũng như việc chính xác, kịp thời của mỗi món chuyển tiền điện tử.
* Tài khoản sử dụng trong kế toán chuyển tiền điện tử:
+ Tài khoản chuyển tiền đi: 5111.
Nợ: Phản ánh số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển nợ.
Có: Phản ánh số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển có.
+ Tài khoản chuyển tiền đến 5112.
Nợ: Phản ánh số tiền theo lệnh chuyển có chuyển đến.
Có: Phản ánh số tiền theo lệnh chuyển nợ chuyển đến.
Tài khoản chuyển tiền đế chờ xử lý: 5113
* Kế toán chuyển tiền điện tử:
- Tại Ngân hàng A: Khi nhận được một lệnh chuyển tiền từ người phát lệnh, kế toán sẽ phải tiến hành chuyển chứng từ cho kế toán viên chuyển tiền điện tử để kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ như chữ ký điện tử, họ tên, địa chỉ... sau đó lập lệnh chuyển tiền gửi Ngân hàng B.
+ Lệnh chuyến có:
Nợ: Tài khoản thích hợp/người phát lệnh
Có: Tài khoản chuyển tiền đi.
+ Lệnh chuyển nợ có uỷ quyền:
Nợ: Tài khoản chuyền tiền đi.
Có: Tài khoản các khoản chờ thanh toán khác.
Khi nhận được thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ Ngân hàng B sẽ ghi.
Nợ: Tài khoản các khoản chờ thanh toán khác.
Có: Tài khoản thích hợp/người phát lệnh.
Đối với lệnh chuyển tiền có có giá trị cao thì Ngân hàng B trước khi ghi có vào tài khoản của người nhận lệnh sẽ yêu cầu Ngân hàng A xác nhận lại khi đó Ngân hàng A sẽ phải kiểm soát và đối chiếu laị lệnh chuyển có có giá trị cao đã chuyển đi nếu đúng sẽ thông báo ngay cho Ngân hàng B. Lệnh chuyển cáo có giá trị cao hiện nay trên 500 triệu.
Nếu nhận được thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển tiền thì sẽ tất toán lại những tài khoản trước đây đã ghi đối ứng với 5111 và tài khoản đối ứng là 5112.
Nếu có sự cố kỹ thuật truyền tin không chuyển được lệnh chuyển tiền đi, Ngân hàng A phải lập biên bản sự cố kỹ thuật trong chuyển tiền điện tử và thông báo ngay cho khách hàng, nếu khách hàng yêu cầu trả lại chứng từ thì trả lại chứng từ cho khách hàng, nếu không ghi “nhập sổ theo dõi chứng từ chuyển tiền chưa chuyển đi” do sự cố kỹ thuật. Sáng ngày hôm sau nếu khắc phục được sự cố sẽ ghi “xuất sổ theo dõi” này và hạch toán nội bảng như bình thường.
- Tại Ngân hàng B: Khi nhận được lệnh chuyển tiền gửi đến. Ngân hàng B phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chuyển tiền, làm các thủ tục cần thiết sau đó in lệnh chuyển tiền ra.
+ Đối với lệnh chuyển có: Nợ: Tài khoản chuyển tiền đến.
Có: Tài khoản thích hợp/người nhận lệnh.
+ Đối với lệnh chuyển nợ có uỷ quyền:
Nợ: Tài khoản thích hợp/người nhận lệnh.
Có: Tài khoản chuyển tiền đến.
Đối với lệnh chuyển có có trị giá cao trước khi ghi có cho người nhận lệnh thì pahỉ yêu cầu Ngân hàng A xác nhận.
- Tại Trung tâm kiểm soát và đối chiếu:
Lệnh chuyển tiền
Lệnh chuyển tiền
Ngân hàng A
Trung tâm thanh toán
Ngân hàng B
Tại trung tâm thanh toán khi nhận được lệnh chuyển tiền do Ngân hàng A chuyển đến, trung tâm thanh toán sẽ tiến hành kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chuyển tiền, nếu không có gì sai sót sẽ tự động ký chữ ký điện tử lên các lệnh và truyền đi các Ngân hàng B.
+ Đối với lệnh chuyển có:
Nợ: Tài khoản thanh toán chuyển tiền đến/Ngân hàng A.
Có: Tài khoản thanh toán chuyển tiền đi/Ngân hàng B.
+ Đối với lệnh chuyển nợ:
Nợ: Tài khoản thanh toán chuyển tiền đi/Ngân hàng B.
Có: Tài khoản thanh toán chuyển tiền đến/Ngân hàng A.
Đối với các lệnh chuyển tiền có sai sót trung tâm thanh toán phải điện kiểm soát Ngân hàng A ngay, để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo an toàn trong hệ thống.
Nếu nguyên nhân do lỗi kỹ thuật nghiệp vụ, trung tâm thanh toán huỷ bỏ lệnh chuyển sai và yêu cầu Ngân hàng A gửi lại lệnh chuyển tiền đúng để thay thế.
Nếu phát hiện lệnh có dấu hiệu giả mạo hoặc có thông tin lạ thì áp dụng ngay các biện pháp ngăn ngừa cần thiết, sau đấy báo cho các bên có liên quan.
Đối với các lệnh chuyển có và lệnh chuyển nợ sau khi đã tiếp nhận từ Ngân hàng A mà không truyền đi được đến Ngân hàng B thì sẽ hạch toán đối ứng vào tài khoản thanh toán chuyển tiền chờ xử lý. Sau đó nếu chuyển đi được sẽ tất toán tài khoản này để ghi vào tài khoản thanh toán chuyển tiền đi.
b- thanh toán bù trừ
- Thanh toán bù trừ là phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng qua nghiệp vụ này các ngân hàng thực hiện thu hộ, chi hội ngân hàng bạn và sẽ thanh toán số chênh lệch thu hộ chi hộ trong ngày
- Một số nguyên tắc chung: Khi thực hiện thanh toán bù trừ, các ngân hàng tham gia thanh toán bù trừ phải tuân thủ các quy định mang tính nguyên tắc sau:
Phải có văn bản đề nghị tham gia thanh toán bù trừ và cam kết chấp hành đúng quy định trong thanh toán bù trừ.
Các văn bản giới thiệu các nhân viên có trách nhiệm đến trực tiếp giao, nhận chứng từ và làm thủ tục thanh toán. Nhân viên thanh toán bù trừ phải giới thiệu chữ ký của mình với ngân hàng, ngân hàng chủ trì và các ngân hàng thành viên khác (theo thủ tục giới thiệu chữ ký).
Phải thực hiện đúng giờ giao ngân chứng từ hoặc truyền số liệu (nếu là thanh toán bù trừ điện tử). Theo quy định chung của ngân hàng chủ trì.
Nguyên tắc số chênh lệch trong thanh toán bù trừ:
Ngân hàng chủ trì được chủ động trích tài khoản tiền gửi của các ngân hàng thành viên phải trả (nếu có) để thanh toán cho các ngân hàng thành viên được thu.
c- Thanh toán qua tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước
* Tại ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán
Để thanh toán thông qua tiền gửi NHNN, Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán phải lập và gửi ngân hàng Nhà nước nơi mình mở tài khoản chứng từ thanh toán thích hợp như sau:
Chứng từ thành toán: Đối với trường hợp điều chỉnh vốn và các khoản thanh toán khác của chính mình; hoặc
Bảng kê các chứng từ thanh toán qua tài khoản tiền gửi ngân hàng Nhà nước (mẫu do ngân hàng quy định) có kèm theo các chứng từ thanh toán của khách hàng (chứng từ gốc): Đối với các khoản thanh toán của khách hàng
* Tại ngân hàng Nhà nước.
Chi tiết tiếp nhận các chứng từ thanh toán do ngân hàng phát sinh nghiệm vụ thanh toán chuyển đến, nếu không sai sót gì sẽ sử lý và hạch toán.
* Tại ngân hàng tiếp tục thanh toán.
Sau khi tiếp nhận và kiểm soát chứng từ thanh toán do ngân hàng Nhà nước chuyển sang, nếu không có gì sai sót trên bảng kê và chứng từ gốc, ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán.
d- Thanh toán uỷ nhiệm thu hộ - chi hộ
Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán thu hộ chi hộ, các ngân hàng và các đơn vị ngân hàng phải hạch toán.
Định kỳ 2 ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng phải đối chiếu doanh số phát sinh và số dư tài khoản thu hộ chi hộ để thanh toán cho nhau số chênh lệch và tất toán số dư tài khoản này.
e- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng ngân hàng khác.
Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán (nếu là tài khoản thanh toán của mình) hoặc bảng kê có kèm theo các chứng từ thanh toán của khách hàng (đối với các tài khoản thanh toán của khách hàng), gửi tới ngân hàng có quan hệ tiền gửi để yêu cầu thanh toán.
Tất cả các phương thức thanh toán
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN.
1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Lạng Sơn:
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc tổ quốc, có diện tích 8.187 km2, toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh, gồm 220 xã, phường có khoảng trên 70 vạn dân.
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hoá kinh tế chính trị của tỉnh với diện tích khoảng 80km2, có 5 phường xã, dân số khoảng trên 10 vạn người. Hơn 10 năm thực hiện đổi mới thành phố Lạng Sơn đã có những chuyển biến rõ rệt về kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế bình quân 11% GDP đầu người đạt 300 USD, du lịch dịch vụ chiếm 55%, tổng sản phẩm xã hội. Trong năm 2001 các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước thích ứng với thị trường, năng động hơn so với năm 2000. Tốc độ tăng GDP đạt 14% trong đó ngành thương mại du lịch tăng 14%, công nghiệp xây dựng tăng 16,5%, nông lâm nghiệp tăng 6,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 74,58%, công nghiệp xây dựng chiếm 19,5%, nông lâm nghiệp chiếm 5,88% GDP.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nâng cao mức sống của nhân dân, thành phố Lạng Sơn đã có mục tiêu phương hướng tổng quát nhiệm vụ cụ thể: Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao và bền vững, tăng cường phát huy nội lực, kết hợp với thu hút nguồn vốn bên ngoài để tạo đà trong sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tích cực tháo gỡ khó khăn đi đối với đổi mới kinh tế, tạo môi trường để các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa phát triển. Coi trọng nhân tố con người, tiếp tục phát triển mạnh các lĩnh vực văn hoá xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của xã hội, tập trung chỉ đạo triển khai chương trình nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.
Phát huy lợi thế mở rộng hoạt động ngành thương mại dịch vụ, du lịch giữ tỷ trọng hợp lý trong cơ cấu kinh tế, có giải pháp tích cực để thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu, giao lưu hàng hoá, tiếp cận thị trường huy động nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và dịch vụ, tiếp tục đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tiếp tục đầu tư vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tạo được bước chuyển biến về cơ cấu sản xuất, trong năm 2003 mục tiêu phấn đấu của Thành phố Lạng Sơn là xây dựng kết cấu hạ tầng khu dân cư, xây dựng 2 trường chuẩn quốc gia, phấn đấu hoàn thành kè suối Lao Ly, chợ kinh doanh hàng tươi sống, chợ phiên, các trường phổ thông cơ sở thành các trường tiểu học.
Năm 2003 phấn đấu ngành thương mại dịch vụ đạt 70,6%, ngành công nghiệp xây dựng cơ bản 24,3%, ngành nông lâm nghiệp 5,1%.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra thành phố Lạng Sơn phải có sự giúp đỡ của tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân toàn Thành phố.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn là một Ngân hàng thương mại hoạt động tương đối lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Để đáp ứng được nhu cầu thanh toán, cũng như việc phát triển kinh tế thị trường trên địa bàn. Được sự đồng ý của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam cho phép Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn thành lập thêm Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Kỳ Lưà, nay là Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố Lạng Sơn.
Tháng 10 năm 1994 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Lạng Sơn được thành lập và đi vào hoạt động, là một Ngân hàng thương mại được thành lập sau khi mà trên địa bàn đã có nhiều Ngân hàng thương mại khác được thành lập trước, trên địa bàn hoạt động kinh doanh của họ ổn định chiếm phần lớn cả về số lượng vốn và lĩnh vực đầu tư. Đây là một thử thách lớn đối với Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố Lạng Sơn, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền trên địa bàn. Ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố Lạng Sơn đã động viên cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh cùng nhau quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, từng bước đưa Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Ngay những năm đầu mới thành lập Chi nhánh bước đầu kinh doanh đã có lãi, từng bước khẳng định được vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp Ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố được thể hiện qua các mặt công tác như sau:
2/ Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Thành phố Lạng Sơn:
2.1 Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động:
Ngày đầu mới thành lập Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố có 21 cán bộ công nhân viên, phần đông chuyển từ các huyện ở Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh đến. Do vậy trình độ cán bộ không đồng đều, với phương châm vừa học vừa làm, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh, đưa Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thành phố Lạng Sơn ngày càng phát triển. Đến nay số cán bộ công nhân viên của toàn Chi nhánh có 40 cán bộ trong đó có:
- Đại học: 8 người
- Cao đẳng: 1 người
- Cao cấp: 5 người
- Trung cấp: 25 người
- Sơ cấp: 1 người
Hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0306.doc