Đề tài Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã Tân Lập hiện nay (qua khảo sát địa bàn hộ bản địa xã Tân Lập- Mộc Châu - Sơn La)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

2. Tính cấp thiết của đề tài.

II, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU,PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

1. Đối tượng nghiên cứu.

2. Khách thể nghiên cứu.

3. Phạm vi nghiên cứu.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.

1. Mục tiêu nghiên cứu.

2. Giả thuyết nghiên cứu.

3. Phương pháp luận.

4. Phương pháp cụ thể.

IV. KHUNG LÝ THUYẾT.

V.MỘTSỐKHÁI NIỆM LIÊN QUAN .

1. Thu nhập.

2. Mức thu nhập.

3. Cơ cấu thu nhập.

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH THU NHẬP.

3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP.

3.1. Nghề nghiệp và việc làm ảnh hưởng đến mức thu nhập.

3.2. Vấn đề giới và thu nhập trong gia đình.

3.3. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến mức thu nhập.

3.4. Tuổi và một số nhân tố khác ảnh hưởng đến thu nhập.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN.

II. KIẾN NGHỊ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6103 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã Tân Lập hiện nay (qua khảo sát địa bàn hộ bản địa xã Tân Lập- Mộc Châu - Sơn La), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trợ cho nông thôn: Đầu tư vốn, khuyến nông...v.v... Tuy nhiên sự khởi sắc diễn ra không đáng kể, thậm chí có nhiều nghiên cứu đã kết luận: Trên thực tế mức sống của một số nhóm dân cư có thể đã có mức thu nhập dưới mức nghèo đói bình thường. Vì thế vấn đề thu nhập của các hộ gia đình nông thôn miền núi đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và hoạch định chính sánh. 2. Tính cấp thiết của đề tài. Tân Lập là một xã có 8.593 nhân khẩu. Tân lập có nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cho thị trường. Theo báo cáo năm 2005 tổng sản lượng lương thực có hạt toàn xã tăng 2,4 lần đạt trên 4.457 nghìn tấn / năm bình quân đạt trên 700 kg/1 nhân khẩu, Theo số liệu cho thấy hiện trạng nhà ở là nhà mái p rô xi măng chiếm tới 89%. Khi đi sâu vào tìm hiểu thực tế mức thu nhập của người dân ở đây mức thu nhập bình quân đầu người quy tiền mặt là3.312.000 đ/ người; toàn xã không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn8,3%. Nguồn thu nhập chính ở đây là nông nghiệp. Trong số được hỏi có 97,2 được hỏi chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra còn có thu nhập từ một số nguồn thu như từ dịch vụ, buôn bán và các nghề khác... tuy có nhiều nguồn thu từ các công việc trên nhưng mức thu nhập và đời sống của người dân ở đây vẫn rất thấp, mức trênh lệch về thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo là rất lơn. Các hộ sản xuất nông nghiệp có mức thu nhập thấp hơn với các nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp, và mức trênh lệch thu nhập giữa các hộ làm nông nghiệp với nhau cũng có mức thu nhập trênh lệch khá rõ. Điều đó cho thấy cá yếu tố cá nhân có mức ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập của các hộ gia đình. Do vậy tôi chọn đề tài “ các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình Tân Lập hiện nay" làm đề tài nghiên cứu. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã Tân Lập hiện nay. 2, Khách thể nghiên cứu. Những người nông dân xã Tân lập - Mộc Châu - Sơn La 3. Phạm vi nghiên cứu: Xung quanh vấn đề thu nhập của cá gia đình ở địa bàn xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 12/5/2007 đến ngày 19/5/2007 III. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1. Mục tiêu nghiên cứu. Báo cáo thực tập, đề tài hướng đến mục tiêu sau: - Mô tả về thực trạng thu nhập đồng thời có sự phân hoá rõ rệt giữa các mức thu nhập của các hộ gia đình xã Tân Lập. - Chỉ ra một số nhân tố được xem là có ảnh hưởng đến thu nhập như: nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác… Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó so với mức thu nhập của các hộ gia đình xã Tân Lập. - Đưa ra một số ý kiến, giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao mức thu nhập và giảm bớt sự phân hoá giữa các hộ gia đình ở. Tân Lập 2. Giả thuyết nghiên cứu. - Có sự khác biệt về mức thu nhập giữa các hộ gia đình, sự khác biệt đó cũng được thể hiện như tháp phân tầng về thu nhập của Miền núi. Trong đó có một tỷ lệ những hộ rất giàu và rất nghèo tương đối xấp xỉ nhau. Mức chênh lệch về thu nhập giữa hai loại hộ này rất lớn, làm nên sự phân hoá giàu nghèo giữa các hộ gia đình. - Mức thu nhập của các hộ gia đình ở đây chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố sau: * Nghề nghiệp và việc làm: Những hộ gia đình có nhiều nghề phụ, nhiều nguồn thu nhập có thu nhập cao hơn những hộ gia đình có nguồn thu từ làm ruộng và chăn nuôi. * Giới tính: Mức thu nhập ở đây được đo bằng đơn vị hộ Gia đình. Do đó việc phân biệt Nam – Nữ rất khó định vị, tuy nhiên thực tế Nữ giới chỉ có nguồn thu nhập từ làm ruộng và chăn nuôi. Bởi vậy có đóng góp rất thấp thu nhập gia đình so với Nam giới. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo lương thực đủ ăn. * Học vấn: Do mặt bằng dân trí ở đây nhìn chung là thấp và ngang nhau, do đó mức chênh lệnh không cao, nhưng một quy luật chung những người có trình độ học vấn cao thì mức thu nhập cũng cao hơn những người ít học, nhận thức kém. * Tuổi tác: Tuổi tác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập. Thanh niên tuổi từ 18 đến 25 có đóng góp nhiều. Tuy nhiên họ không phải là những người giàu có. Ngược lại những người ở độ tuổi ≥ 50 lại có mức thu nhập cao nhất. - Ngoài ra một số nhân tố khác nhu ruộng đất, vốn kỹ thuật… cũng góp phần là những nguyên nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã Tân Lập mà trong khuôn khổ hạn hẹp báo cáo chỉ đề cập một cách sơ lược. 3. Phương pháp luận. Do đặc thù của đề tài nghiên cứu báo cáo dựa trên cơ sở của việc phân tích cấu trúc và sử dụng các quy luật của xã hội học kinh tế để phân tích và nghiên cứu. Lý thuyết Cấu trúc coi đối tượng như một hệ thống có cấu trúc, đề tài dựa vào đó lấy hộ gia đình và cá nhân thành viên là chủ thể thu nhập, từ đó xét rộng ra cơ cấu các mối liên hệ vững chắc các thành tố trong hệ thống xã hội: Nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác… Đây là những yếu tố của cấu trúc tăng thu nhập của các hộ gia đình cũng như quy định mức thu nhập của các chủ thể. Từ cơ cấu đó chỉ ra được các nguyên nhân của mức thu nhập cao hay thấp. Các yếu tố, nguyên nhân này được xem như những biến số độc lập. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chọn mẫu: lấy 254 Bảng hỏi được làm sẵn để thu thâp thông tin. - Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi là kết quả của sự tập chung kiến thức nhằm định lượng các thông tin cần thiết. - Phương pháp phỏng vấn sâu do cá nhân thực hiện nhằm khai thác thông tin sâu định tính giúp cho báo cáo có tính thuyết phục và có chiều sâu. - Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng trong việc định hướng đề tài nghiên cứu các số liệu về thông tin thu thập được sử lý và phân tích giải quyết các vấn đề được nêu ra trong giả thuyết. IV. KHUNG LÝ THUYẾT. Điều kiện kinh tế xã hội Khác Tuổi Học vấn Nghề nghiệp và việc làm Giới MỨC THU NHẬP V. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN. 1. Thu nhập: Khái niệm thu nhập được từ điển tiếng việt định nghĩa như sau: - Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó, hay là các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm… (trang 925 – Từ điển Tiếng Việt năm 1994). Từ định nghĩa trên cho ta thấy khi nói đến thu nhập thường người ta nói đến hai khía cạnh: Phương thức thu nhập: Thu nhập bằng gì, tiền hay sản phẩm… Mức thu nhập: Cao hay thấp, so sánh chung trong xã hội hoặc cụ thể trên mỗi địa bàn. 2. Mức thu nhập. Mức là cái xác định về mặt nhiều ít, làm căn cứ để nhằm đạt tới trong hoạt động, để làm chuẩn đánh giá, so sánh ( Từ điển Tiếng Việt 1994 – Trang 163). Vậy có thể hiểu mức thu nhập là các khoản thu nhập được định mức quy đổi ra tiền tệ hoặc sản phẩm nhằm so sánh lẫn nhau, mức thu nhập thường được đánh giá là cao hoặc thấp. 3. Cơ cấu thu nhập. Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể Như vậy có thể hiểu cơ cấu thu nhập trên bình diện theo các loại tổ chức thành phần. Tuy nhiên ở đây xét chủ thể của thu nhập là các hộ gia đinh, các nhóm xã hội tạo nên thu nhập. Vậy cơ cấu của nhóm xã hội đó là các yếu tố xã hôi như nghề nghiệp giới tính, tuổi tác, học vấn… PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. Huyện Mộc Châu là một huyện miền núi của Tỉnh Sơn La với hai thị trấn, 25 xã, có diện tích tự nhiên là 2.025 km2 dân số 187.677 người (số liệu năm 2003). Cao nguyên Mộc Châu có độ cao 700 - 1.500m có diện tích đất canh tác khá đa dạng, khí hậu mát mẻ rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Xã Tân Lập – Mộc Châu – Sơn La là một xã nằm cách trung tâm huyện mộc Châu 20 km, toàn xã có 1.791 hộ; 8.593 nhân khẩu. Về hệ thống chính trị: Toàn Đảng bộ xã có 10 chi bộ đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Những năm qua Đảng bộ xã luôn phát huy truyền thống anh hùng, sức mạnh đoàn kết lãnh đạo nhân dân trong xã phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhân dân. Về kinh tế Tân Lập đang có nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cung cấp cho thị trường. Theo báo cáo năm 2005 tổng sản lượng lương thực có hạt toàn xã tăng 2,4 lần đạt trên 4.457 nghìn tấn / năm, bình quân đạt trên 700 kg/1 nhân khẩu thu nhập bình quân đầu người quy tiền mặt đạt 3.312.000đ/ người; toàn xã không có hộ đói, tỷ lệ nghèo chỉ còn 8,3 %; Trên 90% số hộ gia đình có máy cày... Về văn hoá - xã hội: Tính đến năm 2004 toàn xã đẫ hoàn thành chương trình phổ cập trung học sở, xoá mù chữ, tăng cường đầu tư cho giáo dục, đời sống tinh thàn của người dân được cải thiện , đến năm 2005 toàn xã có1.761 hộ được dùng điện lưới quốc gia, chiếm 96%, mạng lưới giao thông, thuỷ lợi phát triển đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân Về an ninh Quốc phòng: Xã Tân lập là xã luôn phát huy danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân luôn xung kích trong phong trào bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, sẵn sàng đối phó với âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, đáu tranh chống các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn về ma tuý. Tân Lập là một trong những xã được chọn làm điểm tái định cư thuỷ điện Sơn La, từ 2002 đến nay xã đã đón 600 hộ dân đến tái định cư tại 7 điểm trong xã "Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, quyết tâm phát huy nội lực để phát triển kinh tế, xoã đói giảm nghèo; đội ngũ cán bộ xã nhiệt tình, trách nhiệm, gắn bó với cơ sở, luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng" ( Trích : Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005 - 2012). 2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH THU NHẬP. Tân Lập thực tế là xã, có mức thu nhập sau khi điều tra cho thấy mức tổng thu của các hộ gia đình tính theo đơn vị năm như sau: <3 triệu đồng/năm: 6% 3 – 5 triệu đồng/năm: 12,2% >5 – 10 triệu đồng/năm: 22,8% >10 – 20 triệu đồng/năm: 33,6% > 20 triệu đồng/năm: 20,8% Căn cứ vào cơ cấu này ta có thể phân chia một cách tương đối các loại hộ giàu, trung bình, nghèo và cực nghèo. Thu nhập của nông dân xã Tân Lập chủ yếu là bằng sản phẩm lúa, gạo, hoa màu, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, dịch vụ. Như vậy mức thu nhập được đo bằng sản lượng so với giá cả thị trường. Tất cả các phương thức thu nhập trên khi điều tra chúng tôi đã quy đổi ra thành tiền theo giá hiện hành năm 2006. Mức tổn thu mô tả cơ cấu trên được tính theo đơn vị hộ gia đình. Hộ gia đình ở đây có số nhân khẩu khá đông do sinh con nhiều và một số lớn là gia đình mở rộng. Bình quân mỗi hộ gia đình có khoảng 5,4 người. Điều đó lại càng khẳng định rõ mức thu nhập thấp nếu tính theo đầu người. Có 6% thu nhập dưới 60.000 VNĐ/tháng/người và 12% thu nhập khoảng từ 60.000 – 100.000 VNĐ/tháng/người. Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập đó mang tính đại diện cho toàn xã hội nếu so sánh tương quan trong phạm vi địa bàn. Số hộ giàu và nghèo ở hai ngưỡng trên và dưới có tỷ lệ tương đối ngang bằng nhau và chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số mẫu điều tra. Những hộ có mức thu nhập trung bình từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm chiếm tỷ lệ cao 56,4%. Tất nhiên cái nghèo ở nước ta không bao giờ được coi chỉ đơn thuần là vấn đề thu nhập vật chất. Thế nhưng đánh giá theo số liệu của Tổng cục Thống kê tỉnh (200) thì người nghèo (theo chuẩn mới) là người có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 180 nghìn trở xuống là nghèo. Vậy thì mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/năm của một hộ gia đình đông người có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng 6% số hộ này thuộc diện rất nghèo. Bên cạnh đó 20,8% số hộ khác có mức thu nhập trên 20 triệu đồng/năm. Như vậy mức chênh lệch lên tới 7 lần. Sự phân hoá giàu nghèo đứng ở góc độ nào đó thì nó vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả trong quá trình phát triển xã hội. Nguyên nhân của sự phân hoá mức thu nhập giữa các hộ gia đình nông thôn thì có rất nhiều, đó là sự khác biệt thiếu hụt về phương tiện sản xuất, vốn, nhân lực, trình độ kỹ thuật… Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực và thời gian, trong khuôn khổ bản báo cáo này tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố có sự tác động ảnh hưởng rõ nhất đến mức thu nhập của người nông dân. 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP. 3.1. Nghề nghiệp và việc làm ảnh hưởng đến thu nhập. Một đặc trưng nổi bật của xã Tân Lập là thuần nông hoàn toàn, rất ít hộ làm nghề phi nông nghiệp. Do đó đây là một xã sản xuất nông nghiệp là chính, tuy có chuyển đổi sang cá dạng khác song nhóm hộ thuần nông vẫn còn rât lớn, trong khi đó các nhóm hộ phi nông nghiệp và nhóm kết hợp còn rất ít và năng lực yếu kém. Do vị trí địa lý của xã nằm cách xa trung tâm và xa trục giao thông chính, nên Tân Lập rất thiếu sự giao thông buôn bán với nền kinh tế thị trường. Trong xã xuất hiện các hộ buôn bán dịch vụ nhưng hầu hết khả năng kinh doanh không có dấu hiệu khả quan, vì lượng hàng tiêu thụ ít ỏi. Đa số người dân vẫn chỉ tập trung lo làm ruộng, làm nương, làm vườn kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm. Mặc dù với thực trạng tu nhập rất thấp như trên đã mô tả nhưng phần lớn nông dân vẫn chưa ý thức vươn lên để làm giàu. Sự nghèo đói và không có tri thức đã làm hạn chế nhu cầu của họ và họ tạm bằng lòng với cuộc sống hiện có. Căn cứ vào chỉ báo về xu về sản xuất kinh doanh của các hộ có thể chia ra làm 3 loại hộ như sau: - Nhóm hộ thuần nông gồm: những hộ có thu nhập chủ yếu và cơ bản từ trồng trọt và chăn nuôi. Đây là những hộ có thời gian nông nhàn nhiều nhất, họ chỉ tập trung lo chăm bón ruộng lúa, cây chè, hoa màu và chăn nuôi. Trong số này có cả những hộ thuần nông nhưng lại có xu hướng mở rộng sản xuất chăn nuôi, không ít trong số họ biết vận dụng đúng và linh hoạt các biện pháp kỹ thuật, có sự đầu tư đúng đắn về vốn cho nên thu nhập khá cao nhờ năng suất và sản lượng cao. Nhóm hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu, lên tới hơn 90% số người được hỏi. - Nhóm hộ kết hợp gồm những hộ có mức thu nhậ khá dàn trải từ nghề chính và phụ. ở đây họ coi nông nghiệp là hàng đầu, bên cạnh đó còn xoay xở, kiếm thêm nguồn thu nhập từ các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, … ngoài ra một số cán bộ xã được hưởng lương nhà Nước… Đặc điểm của nhóm hộ này là có ý thức và mong muốn có sự cải thiện về mức thu nhập. Tuy nhiên do năng lực hạn chế nên mức thu nhập của họ tăng lên không đáng. Loại hộ này chỉ chiếm tỷ lệ là 3,2% số người được hỏi. - Nhóm hộ vẫn duy trì làm ruộng, ý thức của họ là trong nhà có đủ thóc vẫn yên tâm hơn. Tuy nhiên nhiều khi trong công việc đống áng họ lại thuê mướn người còn bản thân họ lại tập trung vào kiếm thêm thu nhập từ các nghành nghề khác. Đây là hộ kinh doanh buôn bán. Số hộ này chiếm tỷ lệ 9,2% số người được hỏi. Đây là số hộ có thu nhập cao nhât trong cả 3 loại hộ kể trên. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu phân tích tạm gọi đây là loại hộ phi nông nghiệp. Tổng thu Loại hộ <3 triệu đ/năm 3 – 5 triệu đ/năm 5 – 10 triệu đ/năm 10 - 20 triệu đ/năm >20 triệu đ/năm Tổng Thuần nông 22,5 25,1 20,7, 21,9 4,0 100 Kết hợp 100 Phi nông 100 Bảng 1: Tương quan giữa nghề nghiệp với mức thu nhập (%). Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy ở hai nhóm hộ phi nông nghiệp và kết hợp không có gia đình nào thu nhập ở dưới mức thu nhập 3 triệu đồng/năm. Điều đó có nghĩa là nếu có thêm nghề phụ thì sẽ giảm đi số người nghèo đói. Nhóm hộ phi nông nghiệp là nhóm có thu nhập cao nhất, 59% trong số này có thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng/năm và 41% thu nhập trên 20 triệu đồng/năm. Như vậy giảm bớt việc làm nông nghiệp để tăng các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và buôn bán dịch vụ không những loại bỏ được khả năng nghèo đói mà còn cho nhiều cơ hội để nâng cao thu nhập. Nhóm hộ thuần nông có mặt ở hầu hết các mức thu nhập, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở mức 5 triệu đến 10 triệu đồng/năm. Có tỷ lệ nhỏ 5,7% có mức thu nhập cao > 20 triệu đồng/năm do biết ứng dụng kỹ thuật tốt trong lao động sản xuất, sáng tạo trên đặc thù vùng đất. Số hộ này chủ yếu biết vận dụng chăn nuôi, họ nuôi gia súc gia cầm lấy thịt, trứng, sữa. Nhóm hộ kết hợp tuy không có thu nhập cao nhưng phần lớn nhóm này thuộc loại trung bình khá với mức thu từ 5 triệu đến 20 triệu đồng/năm. Đây là những hộ có thu nhập thêm từ các nghề phụ khác như thợ rèn, thợ xây, công nhân bốc vác, đóng gạch…Tuy nhiên số nghề phụ ở đây còn rất ít và khó khăn trong vấn đề tìm việc và tiêu thụ. Vốn để sản xuất cũng là một thực trạng bức xúc bó buộc mọi suy nghĩ và tính năng động của người dân. Họ cho rằng ngại làm và cái chính là không có vốn, sản phẩm mình tự làm ra không bán được. Nhiều hộ gia đình không thể làm thêm nghề phụ do sức khoẻ yếu và thiếu nhân lực. Một thực tế ở đây cho thấy, rất nhiều người đã đi nơi khác để kiếm việc làm chiếm khoảng 60 – 70% là thanh niên. Những phân tích trên cho thấy rõ ràng có nhiều nghề phụ, nhiều nguồn thu nhập thì sẽ cho thu nhập cao hơn là làm nông nghiệp. Đặc biệt là: nếu chỉ trông vào trồng trọt thì thu nhập hầu như đều không đủ ăn. Những người chỉ tập trung làm nông nghiệp thì thời gian nhàn rỗi của họ sẽ rất nhiều trong khi có thêm nghề phụ thì toàn bộ thời gian rỗi ấy đầu tư vào sản xuất đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Mặt khác công việc trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế rất thấp chưa kể đến điều kiện thời tiết và đất đai ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của sản phẩm. So sánh về quan niệm nhận thức giữa hộ giàu làm dịch vụ buôn bán với hộ nghèo cũng cho thấy sự khác biệt. Trong khi những hộ nghèo thuần nông an phận với công việc của mình thì những người tham gia vào việc buôn bán có quan niệm không chịu cảnh mãi với cuộc sống nghèo khổ, họ luôn tìm kiếm cách thức để bươn trải làm giàu. Với điều kiện lao động và việc hỗi trợ vốn, người dân còn muốn có những chính sách xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, đó cũng là những vấn đề đáng lưu tâm trong việc tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập. Xã hội Việt Nam trong lịch sử vốn là một xã hội trong nông với nguyên tắc “dĩ nông vi bản”. Ngày nay, đường lối đổi mới của nước Đảng và Nhà nước là công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông thôn nông nghiệp. Điều đó chứng tỏ vẫn lấy nông nghiệp làm hàng đầu. Xu thế chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp theo định hướng kinh tế thị trường và xu thế phi nông hoá là tất yếu và cần thiết nếu muốn nâng cao mức thu nhập của người nông dân. 3.2. Vấn đề giới và thu nhập trong gia đình. Sự bất bình đẳng về giới vốn ăn sâu vào nếp sống, vào suy nghĩ, vào mọi ngõ ngách ở mọi miền trên đất nước ta. Từ xưa vốn đã quan niệm truyền thống nhất Nam khinh Nữ. Truyền thống ấy là nguồn gốc tạo nên sự bất bình đẳng. Tân Lập là một xã thuần nông mà công việc làm nông nghiệp vốn dĩ là rất đỗi nặng nhọc. Mọi khâu từ làm ruộng, bỏ phân, cấy, cày, gặt hái… đều là công việc đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và sức lực. Chị em phụ nữ phải làm phần lớn tất cả những công việc trên. Điều kiện như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người phụ nữ. Mặt khác đặc điểm xã này là một xã nghèo, do đó hầu hết sản xuất ở đây là lao động thủ công chiếm tới 70%. Hàng năm có rất nhiều lao động rời xã đi nơi khác làm ăn. Số lao động ấy đa phần là Nam giới. Mọi công việc nhà nông còn lại là do phụ nữ đảm nhiệm gánh vác. Tuy có nhiều người không đi làm thuê mà làm thuê tại nhà cũng không chịu tham gia vào công việc đồng áng, chăn nuôi… Kết quả điều tra cho thấy chỉ co 17% cho rằng sự vắng mặt của người chồng ảnh hưởng đến lao động gia đình điều đó cũng cho thấy phần lớn số người có chồng đi làm ăn xa đã quen với công việc và biết cách khắc phục nó. Mặc dù sức lao động bỏ ra rât nhiều tuy nhiên thu nhập từ công việc của người phụ nữ không cao luôn ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn đàn ông. Tổng thu Giới <3 triệu đ/năm 3 – 5 triệu đ/năm 5 – 10 triệu đ/năm 10 - 20 triệu đ/năm >20 triệu đ/năm Tổng Nam Nữ Bảng 2: Tương quan giới với mức thu nhập (%). Bẳng số liệu trên cho thấy tỉ lệ tương quan giữa hai ngưỡng thu nhập. ậ ngưỡng đáy với mức thu nhập trên 3 triệu đồng/năm, tỷ lệ nữ chiếm 7,4% trong khi nam giới chiếm 4,0%. Ngược lại ở ngưỡng đỉnh với mức thu nhập trên 20 triệu đồng/năm, nữ chiếm 3,3% trong khi nam giới chiếm 8,7%. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ nữ nghèo hơn Nam. Tuy nhiên số tổng thu này được tính theo cả hộ gia đình do đó mức chênh lệch không đáng kể. Nhưng dù sao lao động nông nghiệp vẫn cho thu nhập rất thấp, trong khi họ còn phải đảm đương toàn bộ công việc nội trợ trong gia đình. Sự bất bình đẳng này cần phải được khắc phục, mặc dù đây không phải là điều đơn giản có thể giải quyết một sớm một chiều. 3,3, Trình độ học vấn và ảnh hưởng đến mức thu nhập. Ở Tân Lập trình độ học vấn nói chung rất thấp do ngẫu nhiên trong chọn mẫu trong tổng số 254 bẳng hỏi không biết chữ là 03 người chiếm1.2%, cấp I chiếm 22.1%. THCS chiếm 29,2 hầu hêt ở đây học cấp THPT. Tỷ lệ này chiếm 39,9%, Tỷ lệ trung cấp chỉ có 4.3%, tỷ lệ học đến cao đẳng Đại Học rất thấp chỉ chiếm 3,2% hầu hết số này là giáo viên. Thực trạng này cho thấy mọi người ở đây chỉ thực hiện theo chủ trương chính sách của nhà nước về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học. Vì nhiều lý do trong đó căn bản nhất vẫn là do mức thu nhập quá thấp việc học lên cao là một gánh nặng của gia đình. Tổng thu Loại hộ <3 triệu đ/năm 3 – 5 triệu đ/năm 5 – 10 triệu đ/năm 10 - 20 triệu đ/năm >20 triệu đ/năm Tổng Cấp I Cấp II Cấp III ≥ CĐ - ĐH Bảng 3: Tương quan học vấn với mức thu nhập. Một thực trạng nữa là trình độ giáo viên ở đây rất yếu kém, cá biệt có trường hợp theo phản ánh của người dân giáo viên mới học xong lớp 7 đứng dậy học sinh lớp 8. Do cuộc sống thiếu thốn bám vào cây lúa để có lương thực cho nên việc giáo viên không có trình độ sâu rộng về chuyên môn là điều dễ hiểu. Do mặt bằng trình độ học vấn tương đối ngang nhau do đó dễ nhận thấy tỷ lệ tương quan giữa học vấn với các mức thu nhập chênh nhau rất thấp và chủ yếu là rơi vào nhóm có mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/năm. tuy nhiên ở đây có những nhận xét về sự khác nhau mà đặc trưng ở hai mức thu nhập thấp nhât 20 triệu đồng/năm. Điều gây bất ngờ cho người nghiên cứu là ở mức thu thấp nhất có 20% số người có trình độ Cao Đẳng và Đại Học. Lý giải điều này là bởi vì tỷ lệ tổng số người đạt trình độ này chỉ chiếm 2,7% tổng số người được hỏi. Do đó 20% của 2,7% sẽ rất thấp, con số này thuộc về những người già, ốm đau bệnh tật... Ngoại trừ trường hợp nêu trên các con số còn lại phản ánh một cách khá chính xác sự ảnh hưởng của trình độ học vấn lên mức thu nhập của hộ gia đình nông thông. trình độ học vấn cao cho thu nhập cao và ngược lại trình độ học vấn thấp cho thu nhập thấp. ở mức thu thấp nhất dưới 3 triệu đồng/năm, người có trình độ cấp 1 chiếm 7,3%, cấp II chiếm 5% và câp III chỉ có 3,2% trong khi đó ở mức thu cao nhất trên 20 triệu đồng/năm thì ngược lại người có trình độ cấp I chỉ chiếm 3,2% trong khi cấp II và cấp III chiếm 6,5%, còn Cao Đẳng và Đại Học lên đên 10%. Nói tóm lại với trình độ dân trí thấp như vậy ảnh hưởng đến sự cơ động, phát triển xã hội, người dân thiếu đi tính linh hoạt, năng động, năng lực tiếp cận thị trường kém, lấy sự an toàn về mặt lương thực làm mục đích. Những năm gần đây Đảng và Nhà Nước đã đầu tư khá nhiều cho ngành giáo dục, tuy nhiên vấn đề thụ hưởng nền giáo dục ở nông thôn vẫn là vấn đề cấp bách và khó giải quyết, đặc biệt là đối với những vùng có thu nhập thấp như địa bàn xã Tân Lập. 3.4. Tuổi và nhân tố khác ảnh hưởng đến mức thu nhập. Bên cạnh các nhân tố nghề nghiệp học vấn, giới tính thì độ tuổi của người nông dân khác nhau cũng cho thây thu nhập khác nhau. Xã Tân Lập hàng năm có gần 100 người bước vào độ tuổi lao động, chủ yếu là nam giới. Nữ giới thì ở nhà lấy chồng sớm và làm ruộng, mặc dù tuổi trẻ và sức khoẻ nhưng không hẳn họ là những người có thu nhập cao hơn những người lớn tuổi. Tổng thu Loại hộ <3 triệu đ/năm 3 – 5 triệu đ/năm 5 – 10 triệu đ/năm 10 - 20 triệu đ/năm >20 triệu đ/năm Tổng 18 – 25 26 – 35 36 – 49 ≥ 50 Bảng 4: Tương quan số tuổi với mức thu nhập (%). Bảng 4 cho thấy không có hộ giàu ở lứa tuổi từ 18 đến 25. Chủ yếu lứa tuổi này có mức thu nhập trung bình từ 5 đến 10 triệu đồng/năm. Do sự thiếu kinh nghiệm thiếu tích luỹ tâm lý (được đồng nào sài đồng ấy) do đó không có thu nhập cao đó là chưa kể đến đây là lứa tuổi dễ bị các tệ nạn xã hội xâm nhập. Ở các lứa tuổi lớn hơn đặc biệ khi về già do kinh nghiệm được tích luỹ trong một thời gian dài nên họ thường có thu nhập cao hơn. Hầu hết trong số họ làm việc tại nhà hoặc làm thợ, tỷ lệ mức thu > 20 triệu đồng cao nhất ở người trên 50 tuổi chiếm 10,4%. Ngoài ra mức thu nhập còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như vốn đất đai, kỹ thuật... Đất đai ở Tân Lập là đất kém màu mỡ do đó có phần nào ảnh hưởng không tố đến sản lượng cây trồng dẫn đến năng suất thấp. Vốn kinh doanh của các hộ gia đình rất nhỏ, 53,2% số người được hỏi cho rằng họ không có đủ vốn, tuy nhiên việc vay vốn từ tín dụng ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Theo đánh giá của người dân như thời gian vay quá ngắn (16,7%) thủ tuc rườm rà (39,7%) và phải thế chấp mới được vay, 34,4% vốn là nguồn lực đầu tiên và quan trọng trong việc kinh doanh và sản suất. Tình trạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1951.doc
Tài liệu liên quan