Theo thời gian, hiện tượng này cũng không còn gì để bàn tán nhiều nữa,
người ta coi đây là một điều hết sức bình thường. Và do đó, trong nhiều cuộc thảo
luận, người ta nhận thấy rằng thái độ chung nhất của mọi người đối với các cô gái
lấy chồng nước ngoài là sự cảm thông, chấp nhận vì cho rằng các cô gái đó cũng
chỉ là vì gia đình khó khăn, các cô muốn báo hiếu cha mẹ. Và vì sự hy sinh đó mà
các cô gái nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ từ phía những ngườixung quanh.
”Thứ nhất sự thông cảm giành cho gia cảnh gia đình cô gái, thứ hai là dành cho
bản thân cô, vì báo hiếu cha mẹ mà sẵn sàng đón nhận những hậu quả khó lường
trước được. Cuộc sống ở quê của các cô quá lam lũ thì chí ít đối với sự đổi đời có
thể đạt tới cũng đủ khiến cho các cô chấp nhận rồi”(TLN, nữ thanh niên tại Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ).
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những yếu tố tác động đến việc kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ nông thôn (Nghiên cứu những trường hợp lấy chồng là người Hàn Quốc và Đài Loan), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà vì mục đích kinh tế.
Cũng tại một huyện khác của tỉnh Hậu Giang, huyện Vị Thủy, UBND xã Vĩnh
Trung cho biết: hiện toàn xã có 202 phụ nữ lấy chồng Đài Loan, 2 phụ nữ lấy
chồng Hàn Quốc. Các cô gái lấy chồng nước ngoài do hoàn cảnh khó khăn, thất
nghiệp, do ca mẹ ép buộc chiếm tới gần 80%, số còn lại tự lựa chọn kết hôn với
người nước ngoài nhưng cũng đều xuất phát từ ý muốn đổi đời, muốn có tiền nhiều
để được hưởng cuộc sống giàu sang, sung sướng.
Đề tài ”Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với
người Đài Loan” của tác giả Trần Thị Kim Xuyến (Khoa Xã hội học, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, 2005) khi nghiên cứu các tỉnh được coi là
”điểm nóng” của hiện tượng kết hôn với người Đài Loan ở Đồng bằng sông Cửu
Long (đó là Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang và Vĩnh Long) đã chỉ ra:
theo sự đánh giá của cha mẹ cô gái kết hôn với người Đài Loan về tình hình mức
sống hộ gia đình của mình so với những người xung quanh, phần lớn gia đình họ
thuộc loại nghèo (41,1%) hoặc rất nghèo (19,8%) (Bảng 1).
Bảng 1. Mức sống các hộ - gia đình có con gái lấy chồng Đài Loan ở thời điểm
trước khi con gái lấy chồng (tính theo địa bàn khảo sát)
Rất
nghèo
Nghèo Trung
bình
Tương
đối
Khá giả Khó trả
lời
Tổng
9 29 38 9 4 89Vĩnh
Long 10,1% 32,6% 42,7% 10,1% 4,5% 100%
An 29 49 27 2 2 109
7Giang 26,6% 45% 24,8% 1,8% 1,8% 100%
33 89 35 9 1 167Cần Thơ
19,8% 53,3% 21,0% 5,4% 0,6% 100%
39 52 51 6 1 1 150Đồng
Tháp 26,0% 34,7% 34,0% 4,0% 0,7% 0,7% 100%
7 16 19 12 2 56Tiền
Giang 12,5% 28,6% 33,9% 21,4% 3,6% 100%
9 26 21 5 1 2 64Hậu
Giang 14,1% 40,6% 32,8% 7,8% 1,6% 3,1% 100%
126 216 191 43 10 4 635Tổng
19,8% 41,1% 30,1% 6,8% 1,6% 0,6% 100%
Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng kết hôn với người nước
ngoài của phụ nữ nông thôn, nhưng chung quy lại, vì kinh tế khó khăn, vì muốn có
tiền được xem là nguyên nhân phổ biến nhất. Để có tiền, mặc dù ý thức được rằng
đây là một cách mạo hiểm, không có gì là chắc chắn nhưng họ vẫn chấp nhận.
”Hồi đó, mọi người nói lấy chồng Đài Loan ở xa bị bán, không biết đường về.. lúc
đó chưa đi làm sao biết... Với lại lúc đó hơi nghèo, mình lấy chồng ở đây không
giúp cha mẹ được... ừ thì nói thật ra là vì tiền, không phải một mình em mà ai cũng
vậy. Mục đích đi qua Đài Loan là vì muốn có tiền... vì trước ba em đi cây, làm chủ
gỗ, chở mối lúa gạo, đường mía rồi đổ nợ, làm ăn thua lỗ, nợ quá nhiều... Mẹ làm
ruộng thôi, lúc trước làm năm công, thiếu nợ nên bán hết...Ngày nào cũng bị đòi
nợ nên quyết định đi. Chết ở đâu cũng chết nên không thấy sợ nữa, hơi liều mạng.
Số mình chết ở đâu cũng vậy, thôi kệ, thí đại, thử thời, phải thì làm giàu không
phải thì chết chứ có gì đâu nên di thôi. Mình lấy chồng là vì để có được tiền, vậy
8đó, khổ quá mà”. (PVS, nữ, 22 tuổi, xã Tân Lộc – huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần
Thơ).
”Nói chung thì chồng tôi nó không già hơn tui lắm, lớn hơn chừng 6 – 7 tuổi thôi
à, nói chung là nó cũng không có xấu gì hết trơn, thấy cũng hợp, như hồi nảy tui
nói với chị vậy đó, thằng nào cũng như thằng nấy à, kệ nó, chỉ tổ có tiền thôi à, vì
mình lấy chồng Đài Loan là mình cần tiền mà” (PVS, nữ, thị xã Gò Công – tỉnh
Tiền Giang).
Các cuộc thảo luận nhóm đã tranh luận rất sôi nổi và đưa ra nhiều nguyên
nhân của việc lấy chồng Đài Loan, nhưng nổi bật hơn cả vẫn là lý do kinh tế gia
đình. Họ cho rằng, nhiều gia đình ở địa phương nghèo từ đời này sang đời khác,
nhưng cũng có nhiều người gặp rủi ro nên trở nên nghèo. Cái nghèo được thể hiện
như: không có ruộng, học vấn thấp, không có việc làm, nợ nần chồng chất... Đồng
thời, họ cho rằng, lấy chồng Đài Loan có một khoản tiền kha khá sẽ giúp giải quyết
nhiều việc khó khăn trước mắt. Nhìn chung, hầu hết các nhóm đều khẳng định rằng
kinh tế là nguyên nhân chính yếu nhất trực tiếp dẫn đến hiện trạng lấy chồng Đài
Loan (Trần Thị Kim Xuyến, Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long
kết hôn với người Đài Loan, Tạp chí Xã hội học số 1 (89) 2005).
”Theo tôi thì tình hình lấy chồng Đài Loan có thể nói là không giảm vì sự phát
triển kinh tế - xã hội ở ấp này hổng khéo là tụt hậu. Kinh tế chung không ổn thì kéo
theo gia đình cũng vậy đó. Có lẽ cơ hội thoát nghèo qua con đường gả Đài Loan
thì cũng còn rất lớn, không phải là nhỏ. Thí dụ, gia đình người ta ngồi tính từ đây
đến vài ba năm nữa muốn cất một cái nhà thì cũng không thể cất được, bốn năm
chục triệu thì bây giờ hy sinh một đứa để cất cái nhà chứ còn hoàn toàn rất khó...
Nó do kinh tế - xã hội” (TLN trung niên, xã Vị Trung, huyện Vị thủy, tỉnh Hậu
Giang).
Thông thường, việc kết hôn là một việc hết sức lớn lao trong cuộc đời mỗi
con người. Vì vậy, khi đứng trước ngưỡng cửa của hôn nhân, mỗi người đều có
9những suy nghĩ thật sự nghiêm túc, xem xét mọi vấn đề vì nó liên quan đến hạnh
phúc của cả đời mình. Tuy nhiên, khi một cô gái kết hôn với một người nước ngoài
thì với nhiều người, họ chỉ coi việc này chẳng khác gì so với việc đi xuất khẩu lao
động. Có lẽ vì cả hai việc này đều giống nhau ở mục đích, cùng là đi ”làm kinh tế”.
Cho nên, hình thức nào có lợi hơn thì sẽ được mọi người chấp nhận.
”Để tôi nói cho nghe nè, nghề thì không có ha, phải làm nông mà ruộng thì không
có, làm mướn thì bữa có bữa không. Có lấy chồng thì chồng cũng nghèo, không
nuôi nổi con mình, lấy đâu mà lo cho cha mẹ. Mấy đứa có ba cái chữ được một
chút muốn đi xuất khẩu lao động gì đó thì phải đóng tiền thế chân đến ba, bốn
chục triệu lận, làm sao có mà đóng? Lấy chồng Đài Loan không mất tiền mà còn
được tiên nữa, tiền sau đám cưới trước kia nhiều hơn, giờ còn không bao nhiêu
nhưng sau này nó gửi hoặc nó mang về” (TLN trung niên, xã Tân Lộc, huyện Thốt
Nốt, Thành phố Cần Thơ).
Nhiều gia đình, nhiều chị em không cần tìm hiểu hoặc không có điều kiện
tìm hiểu vị "hôn thê" của mình là người như thế nào, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì...
sẵn sàng kết hôn với những người bị tật nguyền, những người lớn tuổi hơn cả cha
mình, chỉ cần có tiền gửi về cho gia đình là được. (Ngọc Thiện, 2005, Lấy chồng
nước ngoài - Bi kịch ở “thiên đường”, Tiền Phong).
Trên thực tế, có không hề ít các gia đình có con gái lấy chồng nước ngoài
đều khá giả lên, rất nhiều người đều khẳng định rằng những thay đổi tích cực về
cuộc sống của gia đình những người có con gái kết hôn kiểu này là một điều không
thể phủ nhận được. Điều này phù hợp với những quan sát của tác giả Nguyên Huân
(Báo Nông nghiệp Việt Nam) trong bài viết ”Về nơi nghìn người lấy chồng ngoại”
(2010) khi nói về xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng – nơi đã
chứng kiến rất nhiều cuộc hôn nhân giữa những cô gái ở đây với những chú rể Hàn
Quốc hay Đài Loan.
10
”... màu đỏ rực của hoa phượng đã được thay thế bằng màu đỏ tươi của những
viên gạch tuy-len ốp tường hiển hiện ở hầu hết các căn nhà, con đường, ngõ ngách
của huyện miền biển này. Trong lòng chúng tôi mừng thầm vì đinh ninh bà con
ngư dân nơi đây ăn nên làm ra lắm nên nhà cửa mới lộng lẫy khang trang như
vậy.
Song, khi hỏi người dân vùng biển này về cái sự giàu có ấy họ chỉ gượng ghịu cười
trả lời qua loa rằng "nhà Uôn, nhà Đài đó". Thấy mặt chúng tôi ngơ ngác, bà
bán quán cóc đầu làng không ngần ngại xổ toẹt: “Thì những cái nhà lộng lẫy đó là
do có con gái đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan gửi tiền về xây chứ có gì đâu mà
phải giấu mới giếm. Uôn ở đây là tiền Hàn Quốc còn Đài nghĩa là Đài tệ (tiền của
Đài Loan), đơn giản vậy thôi”.
Chúng tôi vào thăm nhà anh Hùng khi anh đang hoàn thiện nốt ngôi nhà to nhất
nhì thôn 3, xã Tú Sơn. Anh Hùng có hai cô con gái sinh đôi thi trượt đại học năm
ngoái đều đã lấy chồng ngoại cách đây không lâu. Tỉ tê hỏi chuyện tôi được anh
cho biết, tiền xây nhà hết hơn 500 triệu đồng do hai cô con gái, một lấy chồng Hàn
Quốc một lấy chồng Đài Loan gửi về...
... có cả trăm ngàn lý do để những cô gái kia sẵn sàng lên xe hoa với những chàng
trai không hề quen biết. Tuy nhiên, đa số các cô gái chấp nhận lấy chồng xa xứ
mục đích chính vẫn không gì khác ngoài gánh nặng cơm áo, gạo tiền.
... Nói gì thì nói nhưng phải khẳng định một số xã của huyện Kiến Thụy giàu lên
không thể không kể đến những đồng tiền ngoại hối do các cô gái lấy chồng nước
ngoài gửi về. Điều này được ông Chủ tịch xã Tú Sơn Bùi Nhân Tông lấy dẫn chứng
cụ thể như sau: Trước đây thôn 5 thuộc diện nghèo nhất xã Tú Sơn, nhưng sau có
gần 100 cô gái đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan mà kinh tế của thôn giờ vươn lên
vị trí đầu tiên của xã, vậy không phải tiền của họ gửi về thì con ai vào đây được
nữa?”.
11
Chính vì những lợi ích kinh tế do cuộc hôn nhân này mang lại mà phần lớn
phụ nữ nông thôn khi được tìm hiểu đều đưa ra lý do này như một sự khẳng định
rằng đó là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất.
2. Thái độ của cộng đồng và gia đình
Thái độ của những người xung quanh cũng như trong gia đình có ảnh hưởng
không hề nhỏ tới quyết định của các cô gái muốn lấy chồng nước ngoài. Và trước
sự phổ biến, công khai của hiện tượng này thì một giả thuyết được đưa ra là xã hội
có thái độ chấp nhận việc kết hôn với người nước ngoài của các cô gái nông thôn.
Khi phân tích tài liệu về vấn đề này, có một điều có thể nhân thấy là có
những luồng dư luận, ý kiến trái ngược nhau đối với việc kết hôn với người nước
ngoài.
Có những ý kiến phản đối việc phụ nữ nông thôn kết hôn với người nước
ngoài vì họ cho rằng đó thực chất là buôn bán phụ nữ: ”Có cả một dịch vụ buôn
bán phụ nữ Việt Nam cho người nước ngoài diễn ra và vẫn còn tiếp tục diễn ra rộn
rịp, phát đạt, vui vẻ, không hề giấu diếm, một ngành buôn người thật sự” (Nguyên
Ngọc, 2006).
Tác giả Nguyên Huân (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2010) trong bài viết
”Về nơi nghìn người lấy chồng ngoại” đã đề cập khá rõ ràng sự không đồng tình
với việc lấy chồng nước ngoài của các cô gái địa phương họ: ”Chúng tôi tìm đến
thôn 3, làng Quần Mục vì biết đây là một trong những nơi có nhiều người đi lấy
chồng ngoại nhất nhì xã Đại Hợp (Kiến Thụy – Hải Phòng), thì được ông Trưởng
thôn Đào Trọng Khuôn chia sẻ, có một sự thật buồn rười rượi ở các gia đình có con
đi lấy chồng ngoại quốc là họ rất mặc cảm, xấu hổ vì bị dân làng thường xuyên
móc máy. Gia đình nào có con đi lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan mà xây nhà
cao cửa rộng là lập tức ngôi nhà đó được gọi là "nhà Uôn, nhà Đài" ngay. Chính vì
vậy những ông bố, bà mẹ nào có con sang sông với người xa xứ rất sợ phải đi ăn
12
cỗ bởi đó là lúc họ dễ trở thành trung tâm cho những câu nói mát, nói kháy của
người đời”.
Tuy nhiên, bên cạnh việc phản đối thì những ý kiến đồng tình về việc này
cũng không phải là ít. Trong nhiều cuộc thảo luận nhóm được tiến hành, những
người tham gia cho rằng trường hợp đầu tiên có người ở địa phương lấy chông
nước ngoài đã gây ra một dư luận xôn xao trong bà con làng xóm. Các nhà có con
lấy chồng Đài Loan ban đầu thường phải chịu sự dòm ngó chê cười của những
người xung quanh. Họ bàn tán cho rằng các gia đình này ”gả bán”. Tuy nhiên, khi
chứng kiến sự thay đổi trông thấy của các gia đình này, nhiều người đã thay đổi
thái độ, sau đó, chính họ cũng gả con cho ngườ Đài Loan (Trần Thị Kim Xuyến,
2005, Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người Đài
Loan).
”Lúc mới phát sinh chuyện đi lấy chồng Đài Loan thì người ta bàn tán xì xầm
nhiều nhưng bây giờ nó giảm dần rồi. Ví dụ như nhà nào đó có con gái đi lấy
chồng Đài Loan, thì người ta cũng chỉ nói ”nhà đó có con gái gả đi lấy chồng Đài
Loan”, vậy thôi, người ta it có xì xầm nữa. Không phải như lúc trước người ta
mang ra nói đủ thứ chuyện, bàn tán người đó sao, chú rể ra sao, cô dâu như thế
nào, bây giờ thì hết rồi, dường như mọi người thấy chuyện đó là bình thường”
(TLN nữ thanh niên, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang).
”Em lấy chồng Đài Loan từ năm 1994, hồi đó ở cồn này chỉ 2 người lấy chồng con
giống như bán con đi để ăn, nhưng bây giờ nhà đó có 2 đứa đều lấy chồng Đài
Loan” (PVS cô gái tái hôn với người Đài Loan, xã Tân Lộc – Thốt Nốt – Cần
Thơ).
Theo thời gian, hiện tượng này cũng không còn gì để bàn tán nhiều nữa,
người ta coi đây là một điều hết sức bình thường. Và do đó, trong nhiều cuộc thảo
luận, người ta nhận thấy rằng thái độ chung nhất của mọi người đối với các cô gái
lấy chồng nước ngoài là sự cảm thông, chấp nhận vì cho rằng các cô gái đó cũng
13
chỉ là vì gia đình khó khăn, các cô muốn báo hiếu cha mẹ. Và vì sự hy sinh đó mà
các cô gái nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ từ phía những người xung quanh.
”Thứ nhất sự thông cảm giành cho gia cảnh gia đình cô gái, thứ hai là dành cho
bản thân cô, vì báo hiếu cha mẹ mà sẵn sàng đón nhận những hậu quả khó lường
trước được. Cuộc sống ở quê của các cô quá lam lũ thì chí ít đối với sự đổi đời có
thể đạt tới cũng đủ khiến cho các cô chấp nhận rồi” (TLN, nữ thanh niên tại Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ).
Một ý kiến khác cũng tương tự: ”Thấy đồng tình nhiều hơn phản đối... kiểu
như thấy hy sinh được... thì người ta mừng nhiều hơn ... Như đi thì giúp đỡ cho cha
mẹ, mình thấy vậy thì mình mừng” (TLN, nữ thanh niên tại Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Cần Thơ)
”Tán thành ủng hộ thì chắc không có nhưng mà có trường hợp có người lấy thì
chắc là người ta cũng không phản đối gì? Có những gia đình do hoàn cảnh nghèo
mà có người lấy thì có người người ta nói mừng cũng có người chê trách, hoặc
cũng mừng vì cho gia đình đó đỡ khổ. Tùy từng người, người ta nhìn vào đó người
ta nói” (TLN, nam thanh niên, thị xã Gò Công – tỉnh Tiền Giang).
Ngoài ra, những thông tin qua bảng hỏi các bậc cha mẹ cũng cho thấy thái
độ đồng tình của các thành viên khác trong gia đình. Số người trong gia đình phản
đối cuộc hôn nhân với người nước ngoài không đáng kể so với người không phản
đối (10,4% so với 89,3%) (Trần Thị Kim Xuyến, 2005) Bảng 5.
Bảng 2. Người trong gia đình phản đối cuộc hôn nhân với người Đài Loan tính
theo địa bàn khảo sát.
Địa bàn khảo sát
Vĩnh
Long
An
Giang
Cần Thơ Đồng
Tháp
Tiền
Giang
Hậu
Giang
Tổng
Có 6 10 19 14 6 11 66
14
6,7% 9,2% 11,4% 9,3% 10,7% 17,2% 10,4%
82 99 148 135 50 53 567Không
92,1% 90,8% 88,6% 90% 89,3% 82,8% 89,3%
1 0 0 1 0 0 2Khó trả
lời 1,1% 0% 0% 0,7% 0% 0% 0,3%
89 109 167 150 56 64 635Tổng
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Nhìn chung, tuy rằng vẫn có những ý kiến không đồng tình với việc lấy
chồng nước ngoài của các cô gái nông thôn nhưng nhiều bài viết, nghiên cứu đã
cho thấy rằng thái độ cảm thông vẫn là điểm dễ nhận thấy nhất.
3. Do trào lưu xã hội
Một yếu tố khác cũng có tác động không nhỏ tới việc lấy chồng nước ngoài
là sự lây lan hiện tượng này trong cộng đồng. Thông qua những mối quan hệ gia
đình, bạn bè, hàng xóm mà các cô gái có được thông tin về việc lấy chồng nước
ngoài. Người này thấy người kia đi được, một thời gian thấy gửi tiền về, rồi truyền
tai nhau, giới thiệu cho nhau lâu dần trở thành phong trào. Phong trào lấy chồng
Đài Loan dần dần lan rộng, phổ biến đến nỗi trong tất cả các buổi tiệc tùng, các
cuộc trò chuyện... người ta đều bàn tán đến việc ông này, bà kia có con gả chồng
Đài Loan thu về hàng chục triệu đồng, ai sinh được con gái là có phúc vì gả cho
người nước ngoài sẽ có nhiều tiền nuôi gia đình... (Ngọc Thiện, 2005, Lấy chồng
nước ngoài - Bi kịch ở “thiên đường”, Tiền Phong). Cho nên từ đây, những cái tên
như ”đảo Đài Loan”, ”xã Hàn Quốc”... là những minh chứng cho sự lây lan hiện
tượng này trong một cộng đồng làng, xã...
Khi được hỏi ”Đàn ông, con trai bên Hàn Quốc, Đài Loan có gì hấp dẫn thế
mà con gái quê mình lấy họ đến như vậy?”, ông Hoàng Xuân Tiến, Phó Chủ tịch
UBND xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy – một xã đã có rất nhiều cô gái lấy chồng
15
nước ngoài của thành phố Hải Phòng, cho biết: Khoảng những năm 1998 - 2000,
có một nhóm ngư dân ở Hải Phòng hành nghề đánh cá do thường xuyên qua lại
nên quen rất nhiều người bên Đài Loan và biết bên đó cuộc sống rất sung sướng
nhưng rất thiếu con gái, vậy là họ về mai mối cho những cô gái quá lứa lỡ thì ở quê
sang bên đó lấy chồng. Bên cạnh đó, một số người phụ nữ đi xuất khẩu lao động
Đài Loan rồi lấy chồng ở lại bên đó luôn. Dần dà cô em dẫn cô chị, cô dì đưa cô
cháu tạo nên phong trào lấy chồng Đài Loan. Việc lấy chồng Hàn Quốc cũng
tương tự, ban đầu cũng chỉ có một vài cô gái mạnh dạn đi xuất khẩu lao động rồi
lấy chồng và định cư bên đó dẫn mối tạo nên phong trào lấy chồng Hàn.
Tuy nhiên, theo lời ông Tiến đó chỉ là thời điểm ban đầu. Phong trào lấy
chồng ngoại quốc chỉ thực sự trở nên sôi nổi khi những dòng ngoại tệ được rót về
làng để rồi những tòa nhà cao tầng mà người ngư dân cả đời đánh cá bạc mặt cũng
không có được mọc lên. Nhà này thấy nhà kia to quá nên cũng ao ước có được một
căn biệt thự như vậy cho mở mày mở mặt với thiên hạ nên ép con gái đi lấy chồng
nước ngoài. (Nguyên Huân, 2010, Về nơi nghìn người lấy chồng ngoại, Báo Nông
nghiệp Việt Nam).
Trong đề tài ”Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn
với người Đài Loan” của tác giả Trần Thị Kim Xuyến (Khoa Xã hội học, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, 2005), các cô gái tham gia trả lời phỏng
vấn cho biết họ biết thông tin về vấn đề này và quen với các chú rể Đài Loan qua
những người đã lấy chồng Đài Loan (28,6%), những người thân trong gia đình
(10,2%), người trong họ hàng (14,3%), hoặc hàng xóm (4,1%). Bảng 6.
Bảng 3. Người giới thiệu hôn nhân với người Đài Loan.
Tỷ lệ %
Người đã lấy chồng ĐL dẫn về giới thiệu 28,6
Bạn bè 12,2
16
Người thân trong gia đình 10,2
Qua bà con họ hàng 14,3
Qua hàng xóm 4,1
Người môi giới, thi tuyển 28,6
Không ai giới thiệu 2,0
Tổng 100
Chính vì vậy mới nảy sinh hiện tượng vùng thì có số phụ nữ lấy chồng nước
ngoài cao đột biến, vùng thì lại không đáng kể. Điều này càng khẳng định vai trò
của yếu tố trào lưu xã hội là không hề nhỏ đối với hiện tượng này.
4. Một số nguyên nhân từ phía nam giới
Việc kết hôn với người nước ngoài của các cô gái nông thôn đã gây ra
những tác động nhất định đối với nam giới ở những nơi này vì họ có nguy cơ
không lấy được vợ hay không có vợ để mà lấy. Nếu chỉ đánh giá một chiều như thế
thì có thể thấy nam giới cũng là người phải chịu thiệt thòi và xét trên khía cạnh nào
đó thì đây cũng được xem như là những ”nạn nhân” của hiện tượng này. Tuy
nhiên, nếu xét theo chiều tác động ngược lại thì nhiều ý kiến lại cho rằng quyết
định lấy chồng nước ngoài của những phụ nữ nông thôn cũng bắt nguồn từ những
nguyên nhân thuộc về phía nam giới, vì họ ”suốt ngày say xỉn và đánh vợ con”.
Các cô cho rằng: ”tự mình thấy mấy đứa con gái ở đây có chồng say xỉn hoài à,
bởi vậy nhìn thấy sợ, mới tự nguyện đi lấy chồng xa. Mấy đứa bạn tui nói sống ở
bển tốt hơn bên này, sướng hơn bên này nhiều lắm. Mà thiệt đời sống ở bển tốt hơn
bên này nhiều” (PVS, nữ, huyện Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long).
Các ý kiến khác cũng tương tự:
”Thật ra mình thấy cuộc sống ở đây cực quá, vật chất không thoải mái còn bị đánh
đập, mà con trai thất nghiệp, rồi nghiện ngập, AIDS, lấy về nhiều khi mang nợ vào
thân, sợ lắm” (PVS, nữ, xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ).
17
”Các cô gái lấy chồng Đài Loan đó là vì họ cho rằng lấy chồng ở đâu cũng vậy,
tất cả đều có số phận, nếu khổ thì lấy chồng Việt Nam cũng khổ, hết say xỉn, bài
bạc rồi lại đánh đập vợ con, lấy chồng nước ngoài may ra đồng tiền nước ngoài có
giá hơn ở Việt Nam có cơ hội thay đổi được cuộc đời làm thuê làm mướn” (TLN
thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
”Thì tui thấy lấy chồng Việt khổ quá, thì đồng ý là không phải ai cũng khổ. Nhưng
lấy về rồi cãi vả nhau tui mệt lắm. Mấy cha cứ nhậu nhẹt rồ về đập phá, chửi lộn,
thì lúc lấy chồng ai lại không lấy người thương mình, người mình thương. Nhưng
khi lấy về người ta có chăm lo cho mình nổi không, tiền bạc mà không có thì trước
sau gì mà không cãi nhau. Đồng ý là trước khi cưới có thương nhau đó, người ta
cũng hứa hẹn này nọ đó, nhưng ai biết được về sau nó như thế nào. Người mà có
công ăn việc làm ngon lành, có học ngon lành rồi giàu có này nọ thì ai mà thèm
lấy mình chứ” (PVS nữ sắp LCĐL tại Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai).
Những ý kiến trên chỉ là một số trong rất nhiều suy nghĩ cho rằng đàn ông ở
địa phương của những cô gái lấy chồng nước ngoài ấy không biết chăm sóc vợ
con, lại có thói quen uống rượu rồi say xỉn, đánh đập vợ con. Nhiều người đều
nhấn mạnh vấn đề bạo lực gia đình ở khu vực mình. Trong khi đó, những thông tin
mà họ nghe được về các chú rể nước ngoài lại khác hẳn so với những nam giới ở
đây.
”Hồi nãy tôi nghe nói, có người muốn cho gia đình mình giàu lên, họ muốn giàu
nhanh nên họ lấy người Đài Loan. Nhưng thực tế thì phải thừa nhận thanh niên
mình đối xử không tốt bằng người Đài Loan. Chồng Đài Loan thì khi say xỉn về
nhà không đánh vợ như mình” (TLN thanh niên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
”... còn lấy chồng bên kia ít bị đánh đập, cuộc sống vật chất thoải mái có thể giúp
ba má ở nhà không phải lo về kinh tế nhiều. Chị có nhiều bạn lấy chồng ở Đài
Loan, nghe kể lại thấy bà con quanh đây có con lấy chồng ở bên cũng sung sướng
hạnh phúc” (PVS, nữ, xã Tân Lộc – Thốt Nốt – Cần Thơ).
18
”Cũng như mấy người hàng xóm người ta nói vậy nè... đi về bên cuộc sống khỏe
khoắn vậy đó, chồng không có đánh, không có chửi mắng vậy đó. Chồng thương
mình, lo lắng cho mình dữ lắm nếu mà bệnh nặng anh đưa đi bệnh viện còn nếu
mà nhức đầu anh đòi đưa mình đi bác sỹ... ba mẹ bên đó dễ dữ lắm” (PVS, nữ
LCĐL, xã Tân Lộc – Thốt Nốt – Cần Thơ).
Chính những thông tin như vậy đã làm cho họ có sự so sánh và từ đó thêm
đặt niềm tin vào quyết định lấy chồng nước ngoài của mình.
II. Nguyên nhân chủ quan
1. Muốn báo hiếu cha mẹ
Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt
Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay. Nhiều ca dao, tục ngữ phản ảnh sinh
động truyền thống đó:
"Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ Mẹ kính Cha,
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con."
Trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, người xưa luôn
xếp chữ Hiếu lên hàng đầu trong trăm đức hạnh của con người. Phật giáo cũng dạy
rằng: “Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch
nhi…” (tức là người nào có hiếu với cha mẹ mình thì sau này, con cái họ cũng sẽ
có hiếu với họ và ngược lại).
Sống trong nền văn hóa như vậy, ít nhiều người Việt Nam nói chung và đặc
biệt là người dân khu vực nông thôn nói riêng – nơi mà còn in đậm dấu ấn của
những giá trị truyền thống, đã được tiếp thu từ nhỏ và trở thành chuẩn mực. Đây
được xem như kết quả của quá trình xã hội hóa cá nhân ngay từ khi còn nhỏ. Cho
nên, việc kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ nông thôn nhằm tìm cơ hội báo
19
hiếu cha mẹ, nhất là ở những gia đình khó khăn được xem là một nguyên nhân nữa
không kém phần quan trọng.
Nhận xét này cũng phù hợp với kết quả của rất nhiều cuộc nghiên cứu. Tất
cả các cuộc thảo luận nhóm trong các trường hợp các cô giá lấy chồng Đài Loan,
chỉ một phần nhỏ là do cha mẹ ép còn phần lớn thì vẫn là do tự nguyện của các cô
gái. Theo họ, những cô gái lấy chồng Đài Loan là một sự hy sinh để có tiền giúp
đỡ cha mẹ bớt khổ, những đứa em được tiếp tục học hành. Đó là kết quả của quan
niệm báo hiếu cho cha mẹ, các nhóm trung niên và nhóm người cao tuổi đều cho
rằng hành động báo hiếu như vậy rất đáng được đề cao. Những câu nói được lặp lại
nhiều lần trong các cuộc thảo luận nhóm là ”là con gái thì phải thương cha mẹ
thôi” hoặc ”con giá nó làm vậy là có hiếu, mình phải thông cảm cho nó chứ” (Trần
Thị Kim Xuyến, Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với
người Đài Loan, Tạp chí Xã hội học số 1 (89) 2005).
Trong khi đó, con cái nhìn chung đều có phẩm chất của văn hoá truyền
thống Việt Nam là yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ. Thấy cha mẹ nghèo, muốn
giúp đỡ nên nhiều cô gái chọn cách lấy chồng ngoại để có tiền giúp bố mẹ, để bố
mẹ mở mày mở mặt với chòm xóm. Nhiều người trót đi lấy chồng ngoại nay phải
trở về cũng thật thà tâm sự rằng, không hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán của
nhau thì làm gì có tình yêu. Nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, bố mẹ lại già cả ốm
yếu nên các cô đành tặc lưỡi gửi thân phận yếu ớt mỏng manh của mình sang xứ
người với hi vọng sẽ có được một khoản tiền gửi về cho bố mẹ xây lại cái nhà cái
cửa cho hẳn hoi để sống lúc tuổi già, chứ thật sự trong thâm tâm họ không ai muốn
lấy chồng xa xôi cách trở làm gì cho tủi thân (Nguyên Huân, 2010, Về nơi nghìn
người lấy chồng ngoại, Báo Nông nghiệp Việt Nam).
”Em nghĩ còn mơ ước đi qua bên đó nữa nhưng không theo đoàn, tính làm hợp
đồng các công ty đưa người đi làm, mình còn lượng ước cũng như quyết định
được. Muốn đi lấy chồng nhưng làm thủ tục lâu. Nhưng mình không thích sống ở
20
Việ Nam.... ở Việt Nam không có nghề nào kiếm nhiều tiền, chỉ lo được chồng con
chứ không lo cho mẹ được, qua đó nhiều tiền... Định đi một thời gian lo cho cha
mẹ đầy đủ như người ta rồi sẽ về Việt Nam ở”. (PVS, nữ 25 tuổi kết hôn với người
Đài Loan khôngthành, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ).
Trong các nghiên cứu, có rất nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm cho rằng:
”Theo mình, người con gái lấy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những yếu tố tác động đến việc kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ nông thôn (Nghiên cứu những trường hợp lấy chồng là người Hàn Quốc và Đài Loan).pdf