Nhượng quyền thương hiệu đã có lịch sử hàng trăm năm ở châu Âu và 30 năm ở châu Á. Ở Việt Nam nhượng quyền thương mại mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây, nhưng nhiều nhà kinh doanh cho rằng đây đang là một "xu hướng" và chắc chắn sẽ bùng nổ trong vài năm tới.
Phở 24 đang tiến hành theo cách thực hiện nhượng quyền riêng lẻ (Single Unit Franchise), về tốc độ phát triển nó sẽ không bằng so với việc lựa chọn hình thức Master Franchise và Area Development Franchise nhưng nó lại dễ dàng kiểm soát tính đồng bộ và chất lượng của các cửa hàng nhượng quyền. Ngược lại, nó đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý cực kỳ chuyên nghiệp và khá là đồ sộ. Chính vì thế các DN cần xây dựng cho mình một mô hình quản lý chặt chẽ và đồng bộ trong toàn hệ thống.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhượng quyền thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoai tây và táo, và tiếp xúc với báo giới, khách hàng để tăng thêm lòng tin cậy của người dân Việt Nam đến KFC, vì thị trường Việt Nam đang tiêu thụ ngày càng nhiều khoai tây của vùng Washington.
KFC hoạt động tại thị trường Việt Nam ngày càng mạnh, thể hiện qua sự ra đời liên tiếp của các cửa hàng KFC, đặc biệt là tại Tp.HCM. Sau đây là 1 số địa điểm cửa hàng của KFC:
01. KFC Sài Gòn Superbowl
A43 Trường Sơn, Q. Tân Bình
02. KFC Big C Đồng Nai
Long Bình Tân, Biên Hòa Đồng Nai
03. KFC Diamond Plaza
34 Lê Duẩn, Q.1
04. KFC Siêu Thị Sài Gòn
34 Đường 3/2, Q. 10
05. KFC Maximark Cộng Hòa
15-17 Cộng Hòa, Q. Tân Bình
06. KFC An Dương Vương
20 An Dương Vương, Q. 5
07. KFC Hai Bà Trưng
74/2 Hai Bà Trưng, Q. 1
08. KFC Chợ Bình Tây
80 Tháp Mười, Q. 6
09. KFC Coop Nguyễn Kiệm
571 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận
10. KFC Xa Lộ Hà Nội
191 Quang Trung, Q. 9
11. KFC Lê Lai
78 Lê Lai, Q. 1
12. KFC Phạm Ngọc Thạch
14 Phạm Ngọc Thạch, Q. 3
13. KFC Đinh Tiên Hoàng
127C-127N Đinh Tiên Hoàng, Q. BìnhThạnh
14. KFC Văn Lang
1 Quang Trung, Q. Gò Vấp
15. KFC Ngô Quyền
99 Ngô Quyền, Q. 5
16. KFC Trần Hưng Đạo
330 Trần Hưng Đạo, Q. 1
17. KFC Lê Văn Sỹ
407 C-D, Lê Văn Sỹ, Q. 3
Như vậy, riêng tại thị trường Tp.HCM, KFC đã có tổng cộng 17 cửa hàng, chủ yếu tập trung ở các địa điểm đông dân và có nhu cầu cao về mặt hàng thức ăn nhanh như quận 1, 3, 5,…Đây cũng là đều dễ hiểu, vì các khu vực này tập trung phần lớn những người bận rộn vì công việc, nên có nhu cầu cao về sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là thức ăn nhanh. Đồng thời, những nơi này cũng quy tụ khá cao khách nước ngoài vốn quá quen thuộc với loại thực phẩm này.
Hình thức nhượng quyền của KFC:
KFC vào Việt Nam cũng áp dụng phương thức nhượng quyền và rất thành công. Các cửa hàng KFC đều được đặt ở những vị trí tốt nhất: KFC Hai Bà Trưng, KFC Diamond Plaza, KFC Lê Lai… để đảm bảo chuỗi cửa hàng của mình luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng mỗi khi nghĩ đến thức ăn nhanh.
Yêu cầu đầu tư để có 1 cửa hàng KFC như sau: KFC có một số qui định về việc đầu tư để mở 1 chi nhánh KFC. Chi phí để mở 1 chi nhánh KFC là 25000 USD. Theo qui định tất cả đều được thanh toán bằng tiền mặt. Bên thuê (franchisee) có thể đầu tư vốn trong phạm vi tài chính của mình, đầu tư ban đầu có thể thấp hơn so với bảng báo giá dưới đây:
Hạng mục
Phí thành lập mức 1
Phí thành lập mức 2
Lệ phí nhượng quyền
25.000$
25.000$
Quảng cáo
5.000$
5.000$
Thiết bị
250.000$
250.000$
Tồn kho ban đầu
10.000$
10.000$
Bất động sản
832.000$
1.357.000$
Phí đào tạo
2.300$
2.300$
Những chi phí và quỹ khác (cho 3 tháng)
42.850$
33.000$
Tổng đầu tư
1.142.300$
1.732.300$
Ngoài lệ phí nhượng quyền, bên thuê còn phải chi trả 1 số khoản đầu tư ban đầu như đã nêu trong bảng trên. Và với 1 khoản chi phí tổng cộng này, bên thuê có thể mở 1 chi nhánh chính thức mang thương hiệu KFC.
Khi đã đi vào hoạt động, Chi nhánh KFC (bên thuê) phải trả cho công ty tiền bản quyền khoảng 4% hoặc 600 USD/tháng, phí quảng cáo trong khu vực 3% và quảng cáo toàn quốc khoảng 2% trong tổng thu nhập.
Và khi đã chính thức trở thành 1 chi nhánh KFC, chi nhánh đó sẽ được xem như là một đội “những khách hàng kỳ quặc”, mà mục đích của họ là đảm bảo thực khách luôn luôn nhận được sự phục vụ tốt nhất. Sở giao dịch và hệ thống đảm bảo chất lượng cũng sẽ cung cấp cho các chi nhánh nguồn thực phẩm an toàn, sự huấn luyện chu đáo với các cách thức kiểm tra sổ sách. Đồng thời, công ty KFC sẽ đồng ý bảo trợ độc quyền trong bán kính 1,5 dặm với số dân khoảng 30.000 người.
Kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty và các franchisee là các đại lý KFC có quyền tự do chọn lựa và chuyển nhượng các chi nhánh với nhau.Các đại lý đa chi nhánh không chỉ có nhiều loại thực đơn thu hút thực khách mà họ còn không ngừng đẩy mạnh tên tuổi của mình và tìm kiếm thị trường đầu tư, chia sẻ những phương sách, không gian và nhân lực giữa những chi nhánh có thu nhập cao để tăng doanh thu cho họ. KFC gần đây tập trung vào mở rộng các chi nhánh như là phương tiện truyền bá chính để phát triển trong tương lai.
MC DONALD’S
Giới thiệu về công ty.
Được thành lập bởi 2 anh em nhà Mc Donald, Dick và Mac vào năm 1940 ở San Bernardino, Caliornia. Đến khi Ray Kroc - một người bán hàng gốc Chicago có năng khiếu marketing - cùng hợp tác với 2 anh em này thì công việc kinh doanh của họ mới thực sự phát đạt. Ray Kroc nhận ra rằng chìa khóa để thành công là nhanh chóng mở rộng kinh doanh, và cách tốt nhất để đạt được là thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu ngày nay. Hơn 70 % cửa hàng McDonald’s được điều hành theo phương thức này. Tại Anh Quốc, nhà hàng được chuyển nhượng đầu tiên mở vào năm 1986. Hiện nay tại đây đã có trên 1200 nhà hàng cùng với hơn 70.000 nhân công, trong đó có 36 % được quản lý bằng hình thức nhượng quyền.
Hiện nay có hơn 30.000 cửa hàng McDonald’s trên 119 quốc gia. Trong năm 2003, chúng đã phục vụ cho hơn 16 tỉ khách hàng, tương đương một bữa ăn trưa và một bữa ăn tối cho mọi người trên toàn thế giới. Với doanh thu 40 tỉ dollar trên toàn cầu, McDonald’s trở thành công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất thế giới.
Hình thức nhượng quyền của Mc Donald’s.
Mc Donald’s là một ví dụ điển hình về nhượng quyền thương hiệu, cho phép bán những mặt hàng mang nhãn hiệu Mc Donald’s cho những người muốn kinh doanh tư nhân, hay còn gọi là người nhận quyền. Những thỏa thuận trong giấy phép cho phép McDonald’s đòi hỏi hình thức sản xuẩt hoặc những phương thức quản lý và chất lượng của sản phẩm. Đây là một thỏa thuận mà có thể làm hài lòng cho cả hai bên.
Thông qua việc nhượng quyền, Mc Donald’s có thể sở hữu hoặc ký hợp đồng thuê vị trí hoặc một nhà hàng. Những người nhận quyền sẽ mua những vật dụng, thiết bị và quyền sử dụng sự chuyển nhượng này trong vòng 20 năm. Để đảm bảo sự đồng bộ trên toàn thế giới, tất cả những người được chuyển nhượng phải dùng nhãn hiệu Mc Donald’s đã được tiêu chuẩn hóa, các thực đơn, cách bố trí thiết kế và hệ thống quản trị.
Để mở cửa hàng ăn nhanh McDonald’s, người nhận quyền cần phải mua “quyền kinh doanh” của Công ty McDonald’s. Để có tủ tư cách của một chủ cơ sở nhượng quyền theo quy ước thông thường, người nhận quyền phải có 175 ngàn USD (đây không được là khoản tiền vay mượn). Nhưng toàn bộ chi phí cho việc mở cửa hàng như thuê mặt bằng, xây dựng, trang trí, mua sắm trang thiết bị … sẽ nằm đâu đó trong khoảng từ 430 ngàn đến 750 ngàn USD, và 40% trong số này phải do người nhận quyền tự đầu tư (bằng tiền của bản thân).
Người nhận quyền sẽ trả trực tiếp cho công ty McDonald’s số tiền 45 ngàn USD gọi là “Phí đăng ký nhượng quyền ban đầu”. Những chi phí khác sẽ được thanh toán cho các nhà cung cấp, vì thế đây là loại phí duy nhất người nhận quyền phải trả cho McDonald’s. Sau đó, người nhận quyền sẽ tham gia một khoá huấn luyện nghiêm ngặt kéo dài 9 tháng, được dạy về các phương pháp làm việc theo đúng phong cách đặc trưng của McDonald’s như: tiêu chuẩn chất lượng, cung cách phục vụ, giá trị hình ảnh thương hiệu, công thức và cách chế biến từng món trong thực đơn, cách thức quản lý, các kỹ năng kiểm kê, giám sát… Người nhận quyền buộc phải chấp nhận điều kiện chỉ được mở một cửa hàng McDonald’s tại một địa điểm nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 20 năm, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc về bài trí cửa hàng, tuyển dụng nhân viên…và tất cả những yếu tố khác nữa, sao cho cửa hàng McDonald’s này toát lên được “thần thái” của một McDonald’s thực sự.
Sau khi người nhận quyền kết thúc khoá huấn luyện và đã sẵn sàng bắt tay vào việc, Mc Donald’s sẽ giới thiệu cho một địa điểm kinh doanh đã được lựa chọn từ trước. Mặt ngoài của toà nhà sẽ được hoàn thiện, nhưng người nhận quyền phải chú ý phần nội thất bên trong sao cho có thể sắp xếp một cách hợp lý các thiết bị nhà bếp, chỗ ngồi, cảnh quan trang trí... Người nhận quyền sẽ nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ một nhân viên thuộc Bộ phận tư vấn của McDonald’s, người đó sẽ định kỳ ghé thăm cơ sở kinh doanh và cho người nhận quyền những lời khuyên hữu ích, cũng như hướng dẫn và giải thích mọi việc một cách chi tiết. Người nhận quyền sẽ trả cho McDonald’s khoản phí hàng tháng là 4% trích từ doanh thu bán hàng, và cộng thêm tiền thuê mặt bằng ít nhất cũng chiếm 8,5% nữa. Lợi nhuận từ cửa hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ vị trí tọa lạc và thói quen của cư dân trong khu vực, cho đến hiệu quả của việc kiểm soát chi phí, kể cả khả năng điều hành và tổ chức hoạt động kinh doanh.
Khi đã chính thức trở thành thành viên của McDonald’s, người nhận quyền có những thuận lợi sau:
* Tự mình làm chủ:
Để đáp lại, phía nhận quyền đồng ý điều khiển nhà hàng của họ theo tiêu chuẩn về chất lượng, về dịch vụ, về vệ sinh, về giá trị của McDonald’s. McDonald’s thường xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra của bên nhận quyền, nếu những tiêu chuẩn không được duy trì, họ có thể bị rút giấy phép. Phía nhận quyền, dưới sự huấn luyện và ủng hộ của Mc Donald’s, sẽ điều hành việc kinh doanh của mình. Công ty nhận quyền tự hoạch toán lỗ lãi cho chính họ.Việc này khiến họ kinh doanh một cách tích cực hơn và sẽ tự quyết định sự thành công của mình.
* Bán những sản phẩm chất lượng cao và ổn định:
Trong trường hợp này, sản phẩm được công nhận trên toàn cầu. Phần lớn những doanh nghiệp và những sản phẩm mới bị thất bại thường là do phải chi phí nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển cần thiết. Tuy nhiên thể thức của Mc Donald’s đã được thử nghiệm và kiểm tra thành công. Ray Kroc khẳng định rằng tất cả những đại lý của Mc Donald’s bán ra những sản phẩm như nhau và đạt được chất lượng tương đồng, điều này đã dẫn tới sự tiêu chuẩn hóa của quy trình và sự chú ý lớn vào chi tiết.
Quy trình chế biến trong những nhà hàng Mc Donald’s được phân nhỏ, làm việc theo quy trình giúp cho nhân viên làm việc có hiệu quả cao và thích nghi với tất cả công việc. Sự phân chia lao động và tỉ lệ quay vòng cao của một cửa hàng nhất định sẽ liên quan đến lợi thế kinh tế theo qui mô. Đối với phía nhượng quyền, việc này có thể rút ngắn một cách đáng kể khó khăn của việc thành lập những doanh nghiệp tư nhân. Bản thân người nhận quyền không cần thiết phải phát triển sản phẩm hay tổ chức nghiên cứu thị trường với chi phí khá cao. Và họ sẽ không phải lo lắng nhiều về thái độ người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình. McDonald’s đã hỗ trợ họ về nghiên cứu thị trường.
* Sự huấn luyện ban đầu kỹ lưỡng:
Mỗi người nhận quyền phải hoàn thành một chương trình huấn luyện đầy đủ thời gian, kéo dài khoảng 9 tháng, mà họ phải tự trả học phí. Khóa huấn luyện này rất cần thiết. Nó bắt đầu với công việc trong nhà hàng, mặc đồng phục và học về mọi thứ từ bếp núc cho đến việc chuẩn bị thức ăn để phục vụ khách hàng và lau dọn.
Khóa huấn luyện nâng cao hơn tại trung tâm huấn luyện địa phương tập trung vào những lĩnh vực như quản trị kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, làm việc theo đội, nhóm và hỗ trợ thông tin khách hàng. Phía được chuyển nhượng sẽ phải tuyển chọn, huấn luyện và thúc đẩy lực lượng lao động riêng của họ, nên họ phải học tất cả những kỹ năng của việc quản lý nhân sự. Trong suốt khoảng thời gian cuối, học viên học cách sắp xếp và kiểm soát hàng hóa, lợi nhuận, những tài khoản bị lỗ vốn và sự hợp pháp của việc thuê và sử dụng công nhân. Thường thì không có sự chuyển nhượng nào của Mc Donald’s phải yêu cầu một công nhân nào làm những việc mà họ không muốn. Điều này có thể sẽ là một sự khích lệ lớn cho công nhân.
* Việc hỗ trợ lâu dài:
Mc Donald’s cam kết rằng việc nhượng quyền không chỉ dừng lại ở việc đào tạo. Sự thành công và lợi nhuận của Mc Donald’s liên kết chặt chẽ với sự thành công của những chi nhánh. Một nhóm cố vấn chuyên nghiệp cao cấp sẽ hỗ trợ tư vấn cho ngườI nhận quyền mọi thứ từ nguồn nhân lực đến kiểm toán và máy tính. Những nhà tư vấn đó có thể trở thành đối tác kinh doan giá trị của người nhận quyền và là người đưa ra các ý tưởng.
* Lợi nhuận từ việc thực hiện tiếp thị toàn cầu của Mc Donald’s:
Một thương hiệu bao gồm tên, giá cả, biểu tượng hoặc mẫu thiết kế (hay những thứ liên quan) để có thể nhận ra sản phẩm của một tổ chức nào đó với những sản phẩm khác của đối thủ. Sự phát triển của Mc Donald’s vẫn được coi là nhờ vào sự tạo thành thương hiệu đồng nhất. Thương hiệu của Mc Donald’s, The Gorden Arches, và tên nhãn hiệu của nó đã trở thành một trong những biểu tượng phổ biến nhất trên thế giới.
Tại Anh, Mc Donald’s đã thấy được sự cần thiết của một chính sách marketing phù hợp. Để đạt được thành công, một tổ chức phải biết được ý muốn của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để làm hài lòng họ, điều chỉnh giá hợp lý và làm cho sản phẩm được nhiều người biết thông qua quảng cáo. Quảng cáo trên điện ảnh và truyền hình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự tiếp thị hòa hợp của Mc Donald’s .
Hiện nay mẫu quảng cáo lớn nhất của Mc Donald’s được phát trên truyền hình Anh. Đài phát thanh và những mẫu quảng cáo trên báo thường đưa ra những thông tin nhấn mạnh chất lượng của thành phần sản phẩm. Những hoạt động quảng cáo, đặc biệt bên trong nhà hàng, có vai trò đặc biệt để lôi kéo khách hàng thường xuyên quay trở lại nhà hàng. Tất cả những lợi nhuận của các chi nhánh thu được từ việc tiếp thị quốc gia và góp vào chi phí của nó, một khoản phí chiếm 4,5 % giá thành sản phẩm.
Ngoài ra lợi nhuận của các chi nhánh từ những chương trình nghiên cứu thị trường để đánh giá thái độ và nhận thức của khách hàng. Họ muốn mua những sản phẩm gì và với giá cả như thế nào? Họ so sánh thế nào với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
Bất cứ một sản phẩm mới nào khi đưa ra thị trường cũng được kiểm tra vô cùng nghiêm khắc nên chi nhánh sẽ đưa ra một ý kiến phù hợp có khả năng thực hiện trước khi nó được thêm vào thực đơn. Việc giới thiệu sản phẩm được nghiên cứu và kiểm tra, rút ngắn đáng kể những khó khăn cho các chi nhánh.
Đầu tư vào tài trợ cũng là một phần trọng tâm của quy trình xây dựng thương hiệu. Việc tài trợ các cuộc thi, chương trình như: Cúp bóng đá thế giới, Thế Vận hội Olympic, Hiệp hội bóng đá Scotland, Hiệp hội bóng đá Bắc Ailen, Hiệp hội bóng đá xứ Wale... đã góp phần làm tăng thêm sự nổi tiếng của nhãn hiệu Mc Donald’s. Tuy nhiên, ngày nay Mc Donald’s vẫn đi theo sự tin tưởng của Ray Kroc, ủng hộ Tidy Group Britian và Ground World Trust và cả những họat động cộng đồng địa phương.
* Dự báo:
Một vấn đề lớn nữa cho những doanh nhân mới là dự đoán bao nhiêu doanh nghiệp sẽ hưởng ứng và giải quyết khó khăn của vấn đề chi thu hoặc những khó khăn liên quan việc buôn bán quá mức tiêu thụ. Doanh thu và lợi nhuận từ đầu ra sẽ nhiều, phụ thuộc vào phạm vi quốc tế rộng lớn và những biến động bên ngoài. Người nhận quyền đòi hỏi có những dự báo về doanh số, và lợi nhuận trung bình của McDonald’s thường trên 20% doanh thu.
* Những đổi mới:
Trong khi các chi nhánh phải đồng ý điều khiển nhà hàng của họ theo cách của Mc Donald’s, thật ra vẫn còn tồn tại những vấn đề cần đổi mới. Nhiều ý tưởng cho những món mới trong thực đơn đến từ những chi nhánh đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Phát triển sản phẩm mới là thiết yếu đối với các doanh nghiệp, ngay cả doanh nghiệp đã đưa vào thành công một thực đơn có hạn chế trong nhiều năm. Khẩu vị của khách hàng thay đổi theo thời gian và một công ty cần đáp ứng những thay đổi đó. Đổi mới sẽ giúp tạo nên những động lực và cho phép công ty lựa chọn khai thác hoặc từ chối các thị trường tiềm năng. Việc giới thiệu sản phẩm Egg McMuffin năm 1971 là 1 ví dụ, cho phép McDonald’s chiếm lĩnh thị trường thức ăn buổi sáng.. Filet-o-fish, Drive-thru’s và Playhands là những sản phẩm mà ý tưởng thực hiện là của những người nhận quyền.
* Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp:
Nhóm thứ 3 trong số những đối tác của McDonald’s là nhà cung cấp, có vai trò thiết yếu đối với 1 hệ thống nhượng quyền. McDonald’s luôn xem trọng chất lượng sản phẩm như là nhân tố cốt lõi của thành công, và vì vậy họ đã đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe cho nhà cung cấp phải đảm bảo chất lượng cao nhất. McDonald’s tin rằng cùng với sự phát triển mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp – mọi thứ sẽ được tổ chức và thực hiện tốt .
Nhà cung cấp thắt chặt quan hệ với McDonald’s để đảm bảo cung cấp những sản phẩm và công nghệ sản phẩm đúng chuẩn. Mối quan hệ được xây dựng vững chắc như thế kiềng 3 chân giữa nhà cung cấp, McDonald’s và người nhận quyền. Nhà cung cấp luôn sẵn sàng cho những tiêu chuẩn chất lượng được thiết lập bởi McDonald’s và sẽ cùng chia sẻ sự phát triển và thành công với thương hiệu này.
PHỞ 24 - NAM AN GROUP
Giới thiệu về thương hiệu Phở 24:
Phở 24 là một thương hiệu đang nổi lên trong thời gian gần đây tại Việt Nam, dưới hình thức kinh doanh nhượng quyền (Franchise) Phở 24 ngày càng khẳng định được thương hiệu và không ngừng mở rộng ở trong nước cũng như ra thế giới. Sở dĩ phở có tên gọi là Phở 24 bắt nguồn từ việc có 24 thứ gia vị được kèm theo một bát phở và nước dùng được ninh trong 24 giờ.
Tháng 6-2003, tập đoàn An Nam do giám đốc Lý Quý Trung điều hành đã khai trương quán Phở 24 đầu tiên tại số 5 Nguyễn Thiệp, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh và chỉ trong vòng 2 năm, thương hiệu Phở 24 của tập đoàn Nam An đã phát triển được chuỗi 12 tiệm theo hình thức nhượng quyền thương mại tại Tp.HCM, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội và Indonesia…Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh Phở 24 có 10 cửa hàng. Cho đến thời điểm gần đây nhất thì thương hiệu Phở 24 đã xây dựng được thành công 19 cửa hàng trong cả nước và một cửa hàng tại Jakarta (Indonesia) trong đó có 8 cửa hàng nhượng quyền (hay đúng hơn là bán thương hiệu). Dự kiến trong năm 2006, Phở 24 phấn đấu để đạt con số 50 cửa hàng trên địa bàn cả nước, đồng thời phát triển ra các nước khác như Singapore, Malaysia, Philippines, Australia
Với tiêu chí “ngon, sạch, đẹp” và một mô hình kinh doanh gọn nhẹ, vốn đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn nhanh và qui trình chế biến thức ăn, điều hành quản lý được tiêu chuẩn hóa, thương hiệu Phở 24 đã nhân rộng mô hình ở trong cũng như ngoài nước. Với việc mở rộng mô hình kinh doanh thông qua phương thức nhượng quyền, Phở 24 đã xác định yếu tố chất lượng đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của một hệ thống. Tuy phở là món ăn có khẩu vị và cách chế biến đặc trưng của người Việt Nam, nhưng Phở 24 đã xây dựng nên một hương vị phở độc đáo tạo dấu ấn sâu đậm, bền vững trong cảm quan của thực khách trong nước và quốc tế.
Phở 24 đã nhượng quyền như thế nào?
Nhượng quyền thương hiệu đã có lịch sử hàng trăm năm ở châu Âu và 30 năm ở châu Á. Ở Việt Nam nhượng quyền thương mại mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây, nhưng nhiều nhà kinh doanh cho rằng đây đang là một "xu hướng" và chắc chắn sẽ bùng nổ trong vài năm tới.
Phở 24 đang tiến hành theo cách thực hiện nhượng quyền riêng lẻ (Single Unit Franchise), về tốc độ phát triển nó sẽ không bằng so với việc lựa chọn hình thức Master Franchise và Area Development Franchise nhưng nó lại dễ dàng kiểm soát tính đồng bộ và chất lượng của các cửa hàng nhượng quyền. Ngược lại, nó đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý cực kỳ chuyên nghiệp và khá là đồ sộ. Chính vì thế các DN cần xây dựng cho mình một mô hình quản lý chặt chẽ và đồng bộ trong toàn hệ thống.
Cách tạo thương hiệu của Phở 24 kết hợp nhiều yếu tố như: Khẩu vị của Phở 24 được chế biến theo một công thức riêng, người nào cũng có thể ăn được mà không quá ngọt hoặc quá mặn. Dù là người miền nào của Việt Nam hay du khách của nước nào đi nữa thì họ cũng đều hài lòng với khẩu vị của Phở 24. Tiếp đến là sự khác biệt thể hiện trong từng chi tiết nhỏ như cách múc phở vào tô cũng được tiêu chuẩn hoá thành sáu bước, cách bưng phở để trên bàn cho khách cũng được tiêu chuẩn đồng nhất. Ngoài ra, Phở 24 cũng rất kén chọn trong việc đặt vị trí và chỉ nằm ở những con đường có đông khách nước ngòai. Đối với các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền như vậy thì địa điểm là đòi hỏi khó khăn nhất trong việc lựa chọn người được nhượng quuyền. Nếu đối tác có địa điểm tốt nghĩa là đối tác đã có 50% cơ hội thành công.
Để tham gia loại hình kinh doanh Franchise của Phở 24, các Franchisee phải trả phí nhượng quyền ban đầu (phí hành chính chuyển giao công thức kinh doanh, đào tạo) thanh toán một lần và phí hàng tháng (duy trì sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, dịch vụ hỗ trợ...). Mức phí do các bên thỏa thuận. Tổng chi phí đầu tư cho cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam hiện nay khoảng 70.000 USD (các đây 2 năm khoảng 50.000 – 60.000 USD) và ở nước ngoài là 12.000USD bao gồm phí nhượng quyền, chi phí xây dựng cải tạo mặt bằng, trang trí nội thất, mua sắm trang thiết bị. Phí trên chưa kể đến doanh thu 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã chuyển nhượng.
Có 4 điều kiện bắt buộc đối với các đối tác mua thương hiệu của Phở 24, đó là tin tưởng tuyệt đối mô hình kinh doanh của Phở 24; am hiểu thị trường từng địa phương; khả năng quản trị điều hành và khả năng tài chính. Chẳng hạn, trong tiêu chí đồng nhất – ổn định, chỉ một chi tiết múc phở phải đảm bảo đủ 6 động tác (như phở phải được cân đúng trọng lượng, đựng trong bao nilon; trụng bánh phở đổ ra tô, sắp xếp thịt; múc nướcphở; thêm gia vị hành, tiêu). Động tác này được áp dụng giống nhau ở tất cả các chuỗi cửa hàng của phở 24 trên toàn quốc
Những hỗ trợ từ phía Phở 24 khi đối tác tham gia nhượng quyền:
Công ty mẹ sẽ lo trọn gói trong việc tổ chức huấn luyện nhân viên sao cho cửa hàng nhượng quyền và các cửa hiệu gốc không có gì khác nhau, khách hàng không phân biệt được.
Phở 24 hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho các đối tác khi mua thương hiệu này như :
Đầu tư an toàn.
Có khách ngay.
Được sự giúp đỡ của Phở 24 (từ trước, trong và sau ngày khai trương).
Dễ vay tiền ngân hàng để kinh doanh.
Xây dựng đội ngũ chuyên viên về thương hiệu.
CÔNG TY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
Lịch sử hình thành:
Tại Việt Nam, bạn có thể thưởng thức cà phê ở bất kỳ nơi nào nhưng chỉ có Trung Nguyên mới có vị sáng tạo. Để có được thành quả như ngày nay Trung Nguyên đã trải qua nhiều khó khăn. Đây chính là quy luật như câu: “Trên thế gian này lúc đầu làm gì có đường chỉ vì người ta đi mãi mới thành đường đó thôi”
Trước khi đi đến đại lộ vinh quang thì Trung Nguyên đã trải qua một thời gian gầy dựng:
Năm 1996:
Lúc mới thành lập công ty, công ty Trung Nguyên chỉ mới là một cơ sở chế biến nhỏ tại thành phố Buôn Mê Thuột. Chủ nhân của công ty Trung Nguyên là một sinh viên y khoa khát khao gầy dựng một thương hiệu cà phê Việt Nam mang tính đặc thù của miền đất cao nguyên. Anh kỳ vọng đem đến cho người Việt Nam sành điệu một hương vị và phong cách thưởng thức cà phê khác biệt không những trong phạm vi nước Việt Nam mà còn trên bình diện quốc tế.
Năm 1998: Được xem là năm “Mang lại nguồn sáng tạo mới”
Câu khẩu hiệu của cà phê Tung Nguyên bắt đầu xuất hiện trên các đường phố sang trọng của Sài Gòn qua 6 quán cà phê đầu tiên. Người Sài Gòn đã ngạc nhiên trước phong cách uống mới lạ và hương thơm quyến rũ của tách cà phê Trung Nguyên đến từ Ban Mê. Sự đón nhận nhiệt tình và nhanh chóng của người tiêu dùng đã tạo nên một “ Hiện tượng Trung Nguyên” trên mảnh đất năng động và đầy cạnh tranh này.
Năm 2000: trên 100 quán Trung Nguyên khác đã ra đời, cụ thể là:
3/2000: Trung Nguyên đã có mặt khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
6/2000: Chi nhánh Cần Thơ được thành lập.
8/2000: Trung Nguyên hiện diện tại Hà Nội, đánh dấu sự phát triển toàn diện và vũ bão của cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam.
Năm 2001: Trung Nguyên với khẩu hiệu “Khơi nguồn sáng tạo” đã có mặt trên 61 tỉnh thành Việt Nam.
Năm 2002: Trung Nguyên mở rộng ra thị trường thế giới.
Mở đầu là cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên tại Nhật.
9/2002: Chuyển nhượng thành công thương hiệu tại Singapore.
12/2002: Thái Lan là quốc gia thứ 3 Trung Nguyên “đặt chân” đến.
Năm 2003: Công ty đã vững mạnh
1/2003: Trung Nguyên vươn vai sang Campuchia.
4/2003: Dòng sản phẩm mới “Trà tiên” xuất hiện trên thị trường.
6/2003: Liên tiếp 2 cửa hàng Trung Nguyên xuất hiện tại Singapore.
Đến nay Trung Nguyên đã có mặt tại các thị trường Mỹ, Canada, Đức, Autralia, Trung Quốc…Với hương vị cà phê truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, Trung Nguyên đang tiếp tục chinh phục nhiều thị trường khác trên thế giới.
Sự thành công của Trung Nguyên đã chứng minh cho câu nói của Kim Woo Choong: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ, dám biến ước mơ thành hiện thực và có những người chia sẻ ước mơ ấy, quốc gia ấy sẽ đi tiên phong trong lịch sử nhân loại”.
Ý nghĩa logo:
H 2.2: Logo của công ty Trung Nguyên
Logo “mũi tên” là hình ảnh cách điệu nhà rông của Tây Nguyên - nơi khởi nguồn của cà phê Trung Nguyên. Mũi tên là khát vọng vươn lên, thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao của công ty. Ba vạch trắng là hình ảnh cách điệu của lối đi lên nhà sàn thể hiện văn hoá của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hoá Tây Nguyên. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, là cam kết an toàn về vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu tố là thiên, địa, nhân. Cả 3 hoà quyện trong một tổng thể hài hoà thể hiện tiềm năng sức mạnh và sự phát triển mang tính kế thừa của công ty Trung Nguyên.
Triết lý kinh doanh của công ty:
Trung Nguyên công bố “Sứ mạng công ty”, đó là: “Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang đến cho người thưởng thức cà ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhuong_quyen_thuong_mai_5928.doc