Đề tài Nhượng quyền thương mại_thực trạng và biện pháp phát triển tại Việt Nam

Lời Nói Đầu . .3

Chương 1: Lý luận chung về phương thức nhượng quyền thương mại

1. Sự hình thành và phát triển của phương thức nhượng quyền

thương mại .5

2. Một số khái niệm và đặc điểm về nhượng quyền thương mại .7

2.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại 7

2.2 Đặc điểm về nhượng quyền thương mại 12

3. Các hình thức nhượng quyền thương mại 13

 3.1 Theo hình thức của hoạt động kinh doanh .13

 3.2 Theo tính chất mối quan hệ bên nhận quyền và bên

nhượng quyền .14

4. Lợi ích và rủi ro của nhượng quyền thương mại 16

 4.1 Lợi ích của nhượng quyền thương mại .16

 4.2 Rủi ro của nhượng quyền thương mại . 20

Chương 2: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại

tại Việt Nam

1. Môi trường pháp lý của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 23

2. Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời

Gian qua .28

2.1 Hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là

 người nhượng quyền .30

2.2 Hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là

người nhận quyền . 34

 

3. Nhận xét chung về thực trạng áp dụng nhượng quyền thương

mại tại Việt Nam 39

3.1 Những kết quả đạt được .39

3.2 Những tồn tại .42

 

Chương 3: Những giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại

tại Việt Nam

1. Cơ hội và thách thức để phát triển nhượng quyền thương mại

tại Việt Nam 52

1.1 Cơ hội phát triển nhượng quyền thương mại 52

1.2 Những thách thức phát triển mô hinh nhượng quyền thương

mại tại Việt Nam .55

2. Các giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 56

2.1 Nhóm giải pháp từ phía nhà nước và cơ quan Chức năng 56

2.2 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp nhượng quyền .61

2.3 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp nhận quyền .65

Kết Luận . 68

Tài liệu tham khảo . 69

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4130 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhượng quyền thương mại_thực trạng và biện pháp phát triển tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h theo phương thức nhượng quyền thương mại tuy đã có mặt và phát triển mạnh ở hầu hết các nước và châu lục trên khắp thế giới. kết quả thực tiễn tại nhiều nước trên thế giới cũng đã chứng minh franchise đã và đang đóng vại trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nền kinh tế. Tại Việt Nam theo điều tra của hội nhượng quyền thế giới (WFC) vào năm 2004 thì hiện nay Việt Nam chỉ có 70 hệ thống nhượng quyền thương mại trong đó chiếm đa số lại là các thương hiệ nước ngoài như KFC, Lotteria, Jollibee, Burgerkhan, Carval, Subway restaurants, pizza Hut, Gloria Jean Coffees.. Và một số ít các thương hiệu Việt Nam như: Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, Highlands Coffee, Nước mía siêu sạch. Franchise xuất hiện ở Việt Nam từ giữa thập niên 90 khi có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt Kiều về đầu tư và đưa ra hình thức franchise nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nêm cũng không thành công và phải 3 – 5 năm trở lại đây kinh doanh theo hình thức franchise mới bắt đầu rục rịch trở lại và thực sự sôi động sau sự kiện công ty quản lý quỹ quốc tế (Vinacapital) và nhóm G18 (đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu phía Nam) phối hợp với đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức hội thảo Franchise tại Việt Nam “Franchise Việt Nam 2005” vào ngày 28/6/2005. Đến 2006, có khoảng 530 hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngày 5.4.2007, tại KS Sofitel, TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), báo Sài Gòn Tiếp Thị cùng Dự án phát triển mạng lưới bán lẻ Việt Nam, hiệp hội Franchise Singapore (Franchising & Licensing Association - FLA Singapore) đã tổ chức buổi toạ đàm "Franchise Việt Nam 2007 - kiến thức và kinh nghiệm xây dựng - quản lý" Gần 70 hệ thống nhượng quyền con số này dẫu còn khiêm tốn so với các nước láng giềng như Trung Quốc hay Thái Lan, nhưng bước đầu đã tạo ấn tượng năng động, hiện tại và hiệu quả kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam hay đối với người mới khởi sự kinh doanh khi phần lớn các hợp đồng nhượng quyền thương mại đang triển khai thành công. Thống kê hệ thống nhượng quyền thương mại của một số nước trên thế thới STT Quốc Gia Số lượng bên nhượng quyền thương mại 1 Trung Quốc 1900 2 Mỹ 1500 3 Nhật Bản 1100 4 Úc 800 5 Pháp 765 6 Anh 695 7 Indonesia 300 8 Thái Lan 100 9 Việt Nam 70 (nguồn: Báo cáo của Hội đồng nhượng quyền thương mại Thế Giới năm 2004 ) Hoạt động nhượng quyền thương mại của Việt Nam gồm hai mảng chính là hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là người nhận quyền và với tư cách là người nhượng quyền 2.1 Hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là người nhượng quyền Nhượng quyền thương mại đang là hình thức kinh doanh phát triển tại Việt Nam. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng hình thức này để làm đòn bẩy phát triển thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp hoạt động theo hình thức này vẫn còn rất ít và số liệu về hoạt động nhượng quyền thương mại hầu như chưa được thống kê chính thức và công bố bởi bất kì một cơ quan, tổ chức nào trong nước. Hiện tại ở Việt Nam, chỉ có một số hệ thống nhượng quyền là thực sự của doanh nghiệp Việt Nam. Trong số đó có 4 thương hiệu lớn là Cà Phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery và Bánh Đức Phát. Các doanh nghiệp thức hiện nhượng quyền thương mại của Việt Nam hầu hết thực hiện chiến lược nhượng quyền thương mại riêng lẻ, trực tiếp cho khách hàng ở trong nước hay ngoài nước. Bởi vì, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn đầu làm quen với frachise, chưa khẳng định và chưa thực sự có những chính sách kiểm soát chặt chẽ, liên tục các tiêu chuẩn đồng bộ của từng cơ sở nhượng quyền và cũng chưa sử dụng đối tác trung gian thay mặt mình quản lý. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam e ngại thương hiệu chưa kịp vững mạnh thì có thể đã gây ấn tượng xấu và mại một dần trong mắt người tiêu dung. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp trước với mục đích thăm do, sau đó nếu thấy khả năng hợp tác và điều hành của đối tác nhận quyền đạt các tiêu chuẩn cần thiết thì mới phát triển họ thành đại lý nhượng quyền độc quyền hoặc đại lý nhượng quyền phát triển khu vực. Chiến lược này tuy chậm nhưng có thể nói hiện nay là an toàn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Áp dụng hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là chủ thương hiệu có điều kiện làm việc và kiểm tra cơ sở nhượng quyền một cách chặt chẽ, sâu sát. Mối quan hệ giữa người mua và người bán nhờ vậy mà gắn bó hơn và phí nhượng quyền thu được cho chủ thương hiệu không phải chia sẻ cho đối tác trung gian. Với hình thức nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp, Trung Nguyên có thể coi là tiên phong đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trung Nguyên ra mắt cửa hàng đầu tiên vào năm 1998 tại thanh phố Hồ Chí Minh. Bằng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại từ năm 2000 đến nay thương hiệu đã có hơn 1000 quán cà phê trên khắp 63 tỉnh thành cả nước và đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là sự phát triển thêm của hệ thống siêu thị G7 Mart. Hệ thống này cũng sẽ nhân rộng mô hình thông qua phương thức nhượng quyền thương mại với tham vọng chiếm lĩnh thị trường nội địa ở Việt Nam trước khi có đối thủ cạnh tranh nước ngoài đổ bộ và trong tương lai sẽ hướng ra nước ngoài Tương tự phở 24 của tập đoàn Nam An cũng đã định hình được uy tín và đã nhượng quyền ra nước ngoài. khi nhắc đến các nhà nhượng quyền (franchisor) thành công tại Việt Nam,có lẽ người ta nghĩ ngay đến Phở 24. Mặc dù, Trung Nguyên là thương hiệu tiên phong trong hoạt động nhượng quyền (năm 2000), thế nhưng việc xây dựng một hệ thống nhượng quyền chuẩn mực, mang tính hàn lâm vẫn là Phở 24. Sở dĩ nói như vậy là vì Trung Nguyên thành công trong việc nhân rộng mô hình quán cà phê trên khắp Việt Nam, nhưng Trung Nguyên lại không chú trọng đến việc phải duy trì, phát triển hệ thống theo những chuẩn mực, nguyên tắc nhất định của phương thức franchise, vì thế kể từ năm 2004 trở về sau, hệ thống quán cà phê Trung Nguyên bị “khựng lại”, không còn dấu hiệu mạnh mẽ như trước. tháng 6 năm 2003 cửa hàng phở đầu tiên đã được mở tại Thành Phố Hồ CHí Minh, đến nay phở 24 đã trở thành thương hiệu yêu thích với trên 50 cửa hàng tại Việt Nam, Phở 24 đã nhượng quyền thành công tại nhiều nước như Inđênêxia, Philíppin, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và mới nhất là Singapore. Mức giá nhượng quyền trong nước là 7000 USD và ở nước ngoài là 12000 USD chưa kể doanh thu 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã chuyển nhượng Thêm vào nữa là Công ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam với hơn 200 nhà phân phối và với hơn 65000 cửa hàng bán lẻ đã bắt đầu kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại. Ngày 10 tháng 4 năm 2005, cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của công ty Kinh Đô đã đi vào hoạt động tại quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh. Theo đây Kinh Đô là công ty thực phẩm trong nước đầu tiên nhượng quyền kinh doanh cho một cửa hàng bán lẻ. Từ năm 1999 đến tháng 3 năm 2006, hệ thống Kinh Đô Bakery đã có 26 cửa hàng bán lẻ thực phẩm và đồ uông với trên 400 loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên trong số đó có 6 cửa hàng “Kinh Đô Bakery” là cửa hàng được thực hiện theo phương thức nhượng quyền thương mại từ chủ thương hiệu. Công ty nhượng quyền là công ty cổ phần thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn, 20 cửa hàng còn lại đều là các cửa hàng bán lẻ do công ty tự thành lập. Ngoài 3 hệ thống được xem là bài bản nhất của doanh nghiệp Việt Nam như trên ta có thể kể đến những cái tên như: thời trang Ninomax, Foci, giày dép T&T, AQ silk, phở 2000... Đặc biệt T&T là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Thương mại cấp phép nhượng quyền sang Maysia và Úc. Đây cũng là những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển non trẻ của lĩnh vực franchise tại Việt Nam. AQsilk là thương hiệu của công ty lụa tơ tằm Á Châu, một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm lụa tơ tằm. Tháng 8 năm 2002 công ty đã kí kết hợp đồng nhượng quyền thương mại với một Việt Kiều ở Mỹ trị giá 100.000 USD. Nhất là thương hiệu thời trang Foci, trong 48 cửa hiệu thời trang Foci hiện nay, có 35 cửa hiệu nhượng quyền thương mại. Dự kiến, năm 2008, Foci sẽ nhân lên 100 cửa hiệu trên toàn quốc. Mục tiêu lâu dài của Foci là xây dựng một thương hiệu thời trang đẳng cấp quốc tế và đưa Foci ra thế giới bằng con đường nhượng quyền thương mại. Trong lĩnh vực xây dựng nhà ở cũng xuất hiện nhượng quyền thương mại. Nhà vui là đơn vị tiên phong đầu tiên khởi xướng xây dựng mô hình các trung tâm thiết kế và thi công nhà ở với thương hiệu nhavui.center. Mô hình nhượng quyền kinh doanh là mô hình trung tâm tư vấn thiết kế và thầu xây dựng, sản phẩm chính là các công trình nhà ở. Mô hình nhượng quyền thương mại Nhavui.center đã thực sự khởi động bằng lễ kí kết nhượng quyền được tổ chức trang trọng tại văn phòng chính của Công ty Nhà vui cho 4 Centre mới: Nhavui.Center Nam Saigon, Nhavui.Center Hậu Giang, Nhavui.Center Bình Thạnh, Nhavui.Center Vũng Tàu. Ngoài ra còn có nhượng quyền thương mại cũng được đề cập đến trong lĩnh vực kế toán, thuế. Khi tham gia hội trợ quốc tế lần thứ 14 tại washington vào tháng 4 năm 2005 do thường vụ của Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức, điều gây ngạc nhiên là danh mục sản phẩm đưa ra là nhượng quyền đâu tiên là dịch vụ kế toán, thuế chứ không phải hàng hóa tiêu dung. Mặc dù hiện nay ở Việt Nam việc nhượng quyền thương mại đối với dịch vụ kế toán và chưa từng biết đến. Hiện nay ngành kinh doanh thực phẩm phục vụ ăn uống đang là ngành thế mạnh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng đối với đa số các doanh nghiệp việt nam nhượng quyền thương mại vẫn còn là một ẩn số. nhiều doanh nghiệp đã giải ẩn số này nhưng chưa tường tận, chưa hiểu hết đường đi nước bước của nó lên chưa khai thác hết tiềm năng của nhượng quyền thương mại một cách hiệu quả nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình này, nhưng nội dung hoạt động nhượng quyền lại chưa hoàn toàn đúng như nội dung hoạt động nhượng quyền trên thế giới áp dụng. Hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là người nhận quyền Thị trường nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 qua một hệ thống bán kem Baskin Robbins ở Mỹ. Đến nay đã có nhiều thương hiệu trên thế giới được nhượng quyền thương mại vào Việt Nam. Các thương hiệu lớn của thế giới khi mở rộng thị trường ra thế giới bằng phương thức nhượng quyền thương mại thường không bao giờ nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp. thay vào đó họ áp dụng franchise độc quyền cho cả một quốc gia hoặc nhượng quyền thương mại phát triển khu vực hoặc tự lập công ty đại diện thay mặt mình nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp cho các đối tác trong nước. Các mô hình nhượng quyền tiên phong tại Việt Nam của các thương hiệu nước ngoài được tìm thấy tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể là những công ty con (công ty 100% vốn nước ngoài) hoặc liên doanh với tỉ lệ vốn gop cao của các thương hiệu nước ngoài lớn. tại các doanh nghiệp này sau khi hoàn thành thủ tục cấp phép đầu tư và thành lập công ty, công ty mẹ tại nước ngoài sẽ tiến hành nhượng quyền cho công ty con, liên doanh với việt nam dưới dạng cấp li-xăng nhãn hiệu hàng hóa và chuyển giao công nghệ (thực chất là chuyển giao toàn bộ hệ thống kinh doanh). Bên nhận quyền của các thương hiệu nổi tiếng này phải là các công ty lớn tiềm lực tài chính vững mạnh, đủ mở hàng loạt cửa hàng trong vài năm. Đây là điều kiện bắt buộc đặt ra của chủ thương hiệu mà các công ty nhỏ cá nhân kinh doanh không thể nào đap ứng nổi. Được biết hầu hết các doanh nghiệp đứng ra mua franchise độc quyền các thương hiệu lớn thế giới đều phải chịu lỗ trong it nhất vài năm đầu để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Làn sóng nhượng quyền sau hội nhập: Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhượng quyền thương mại sẽ trở thành một trong những phương thức kinh doanh quan trọng. Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu: KFC, Lotteria, Jollibee Và gần đây nhất, thương hiệu cà phê nổi tiếng của Úc đã tiến vào thị trường Việt Nam thông qua hợp đồng franchise với công ty Viet Lifestyle. Gloria Jean là tập đoàn toàn cầu có trụ sở ở Australia. Đây là tập đoàn có hệ thống franchise lớn nhất thế giới với khoảng 800 điểm nhận franchise ở trên 30 quốc gia như Nhật, Philippines, Malaysia, Singapore... Tháng 4/2007, Gloria Jeans Coffees khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng cà phê thứ hai có vốn đầu tư 250.000 đô la Mỹ mà Công ty Viet Lifestyle - đại lý nhượng quyền thương mại của Gloria tại Việt Nam mở sau cửa hàng đầu tiên khai trương hồi cuối tháng 1-2007 tại TPHCM. Viet Lifestyle dự định sẽ mở thêm năm cửa hàng nữa trong năm nay, trong đó có bốn ở TPHCM và một ở Hà Nội. Cửa hàng cà phê Gloria thứ hai tại thủ đô sẽ được khai trương vào tháng 6 tới. Ngoài ra, Gloria Việt Nam sẽ nhượng quyền thứ cấp cho một công ty Việt Nam vào giữa năm nay. Ông Billy Sin, Giám đốc kinh doanh vùng châu Á, Tập đoàn Gloria Jean cho biết "Trước khi vào Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về thị trường Việt Nam. Chúng tôi biết rõ cà phê là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, rất may là điều đó không ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm cà phê của chúng tôi. Việt Nam có thể mạnh về loại cà phê Robusta, còn Gloria Jean phát triển mạnh đối với loại Arabica và đây cũng chính là sản phẩm chúng tôi muốn phát triển. Mặt khác, Việt Nam đang phát triển và là một thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Chúng tôi nghiên cứu nhiều thị trường ở khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Thái Lan, Malaysia... và nhận thấy các thị trường này giống nhau và đều có tiềm năng phát triển. Đây là thời điểm thích hợp để xâm nhập thị trường Việt Nam. Đối với tôi, vấn đề thời gian có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của nhãn hiệu như Gloria Jean." Từ đây ta có thể thấy rõ khả năng làm ăn kinh doanh rất bài bản và chuyên nghiệp với việc tìm hiểu rất tốt về sản phẩm, về thị trường Việt Nam của những doanh nghiệp nước ngoài khi muốn vào Việt Nam kinh doanh. KFC đã thành công với 65 cửa hàng ở Việt Nam trong đó có 14 cửa hàng ở Hà Nội. Lotteria phát triển với 18 cửa hàng, sắp tới Lotteria sẽ mở chiến lược kinh doanh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc để phục vụ kiểu ăn “thời công nghiệp”. Hay Jollibee, loại thức ăn nhanh của Philippines do Công ty Tân Việt Hương tại TP.HCM mua nhượng quyền cũng lần lượt chào hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP.HCMNhiều tập đoàn lớn của thế giới đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu. “Người khổng lồ” trong “làng” thực phẩm thế giới Mc Donald’s; Starbucks Cafe, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven; Wallmart... dự định sẽ đặt chân vào thị trường Việt Nam. Ông Han Guang Chou, Phó Tổng giám đốc Han’s Singapore Pte. Ltd, một thương hiệu nổi tiếng về bánh ngọt, cà phê, đồ ăn nhanh tại Singapore cho biết, Han’s đã tiêu chuẩn hóa tất cả các công đoạn, sẵn sàng “xuất ngoại” sang Việt Nam. Những đối tác mua thương hiệu của Han’s sẽ được hỗ trợ về tiếp thị, quảng cáo, nhất là trong giai đoạn thiết lập ban đầu. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá rằng các thương hiệu lớn vào Việt Nam nhanh nhất bằng con đường nhượng quyền. Điều đó đang trở thành hiện thực...Louis Vuitton, Gucci, hai nhãn hiệu thời trang lừng danh thế giới này là một ví dụ: Louis Vuitton - một thương hiệu có "tuổi đời" 150 năm - xuất hiện ở Hà Nội đã 10 năm nay, giờ đang tiến vào TP.HCM. Hãng thời trang vốn rất tự hào là mọi sản phẩm của mình đều được sản xuất hoàn toàn trên lãnh thổ nước Pháp này chọn ngay tòa nhà mới nằm ở khúc quanh đẹp nhất thành phố. Gucci - một thương hiệu thời trang sang trọng bậc nhất của Ý - cũng đã góp mặt bằng cửa hàng sang trọng 250m2 bên cạnh Milano ngay trong khách sạn 5 sao Sheraton Saigon. Ở những lĩnh vực khác, nhiều thương hiệu nổi tiếng cũng bắt đầu bước vào thị trường có sức mua thuộc hạng "top ten" thế giới này. Có thể kể đến những tên tuổi mới như: Coffee Bean & Tea Leaf, Bread Talk hay Pizza Hut... Một bức tranh rất nhộn nhịp của nền kinh tế Việt Nam thời hội nhập kinh tế quốc tế là như thế. Điều này là một triển vọng rất tốt đối với nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, quyền lực ngày càng tăng và đòi hỏi của họ cũng càng lớn. Ảnh hưởng của hệ thống Franchise của các công ty nước ngoài lên công cuộc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước:Tiệm phở Minh Châu, một địa chỉ khá quen thuộc đối với nhiều thực khách nghiện món "quốc hồn quốc túy" này trên đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM bỗng biến mất, thay vào đó là tiệm thức ăn nhanh KFC với hình ảnh ông già "Tây" mặc đồ trắng đội mũ phớt mời chào thực khách. Miss Sài Gòn, quán cà phê "ruột" của giới trẻ nằm ngay bùng binh hồ Con Rùa, một ngày đẹp trời cũng phải dọn đi chỗ khác nhường chỗ lại cho Lotteria, một thương hiệu thức ăn nhanh đến từ Hàn Quốc. Nhiều công ty nước ngoài đang ráo riết săn tìm các mặt bằng đẹp thông qua việc thành lập hẳn một đội chuyên đi tìm mặt bằng, thuê các công ty địa ốc. Mở rộng hệ thống với tốc độ “tên lửa” hiện nay chính là hệ thống thức ăn nhanh KFC và Lotteria ở khu vực nội thành TP.HCM. Ở những ngã ba, ngã tư, góc phố đẹp đến các trung tâm thương mại, siêu thị - những vị trí đắc địa của trung tâm thành phố đều thấy bóng dáng hai thương hiệu này. Chính vì vậy đây là một thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải suy nghĩ và hành động để đáp lại xu hướng này một cách sáng tạo và đem lại cho người tiêu dùng càng nhiều giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp không muốn “chết” ngay trên sân nhà. Nhin chung nhượng quyền thương mại đang nóng và sôi động tại Việt Nam Như vậy tỷ lệ những người tham gia nhượng quyền thương mại đã tăng đáng kể 15 -20 % /năm. Trong số doanh nghiệp nhượng quyền thì chiếm 50% về cơ bản là không thuộc về doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại chiếm 70% số cửa hàng và doanh số nhượng quyền. Ảnh hưởng thực sự của hệ thống nhượng quyền nước ngoài còn có thể lớn hơn những con số chỉ ra ở đây vì nhiều hệ thống nhượng quyền đã xâm nhập thì trường Việt Nam thông qua những người nhượng quyền chính do những người Việt Nam sở hữu. Những hệ thống nhượng quyền này có thể được tính là người nhượng quyền Việt Nam. Số lượng các quốc gia có doanh nghiệp tham gia vào thị trường nhượng quyền tại Việt Nam đến nay gồm có Mỹ, Thái Lan, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, ÚCnhưng trong đó các doanh nghiêp Mỹ chiếm thì phần lớn nhất tại Việt Nam. Các hệ thống nhượng quyền nước ngoài chủ yếu trong ngành dịch vụ ăn uống, phân phối, bán lẻ,. Nhận xét chung về thực trạng áp dụng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 3.1 Những kết quả đạt được - Hệ thống nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được bản sắc văn hóa riêng có của quốc gia. Các doanh nghiệp này rất khôn ngoan khi lực chọn hình thức nhượng quyền thương mại đối với lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam. Đối với những sản phẩm riêng có của đất Việt. Với hàng nông sản thì cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam song chủ yếu dưới dạng thô, chưa chế biến. xuất phát từ thực tế đó Trung Nguyên đã mở ra quán cà phê sử dụng nguyên liệu đầu vào của chính người Việt. nếu Trung Nguyên chỉ đơn thuần kinh doanh theo phương thức xuất khẩu trực tiếp cà phê ra nước ngoài thì có lẽ sẽ không đạt được thành công vang dội đến như thế. Khách hàng thưởng thức cà phê cũng chỉ biết vị cà phê đơn thuần và sẽ không dễ dàng nhớ được hương vị cà phê ấy khi nó được pha chế theo nhiều cách thức khác nhau tùy thuộc theo vùng miền địa lý và tay nghề của nhân viên. Nhưng với phương thức nhượng quyền thương mại, bản sắc văn hóa cà phê riêng có của Việt Nam được đảm bảo vì các cửa hàng nhượng quyề cà phê này phải tuân thủ tính chuẩn mực và nguyên tắc thống nhất từ khâu nguyên liệu đến kĩ thuật pha chế cà phê. Bên cạnh cà phê Buôn Mê Thuột, Việt Nam còn nổi tiếng với du khách quốc tế nhờ món phở. Và phở 24 đã nắm bắt được lợi thế này để phát triển thệ thống nhượng quyền ra nước ngoài. Có thể mang thương hiệu của nước mình ra nước ngoài thay vì những sản phẩm thô. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc như Trung Nguyên hay Phở 24 thì nhượng quyền thương mại là phương thức tối ưu. - Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng phát triển. Việt Nam đang là tâm điểm đến lý tưởng của các tập đoàn phân phối đa quốc gia. Theo kết quả khảo sát của tập đoàn tư vấn thế giới AT Kearnay( Mỹ) Việt Nam là thị trường hấp dẫn thứ 3 thế giới. Trong số các ngành có thể áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại thì bán lẻ là một trong những ngành có tỉ lệ nhượng quyền cao nhất, chỉ sau ngành thực phẩm. Tại Trung Quốc, tỉ lệ nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ chiếm 30%, sau lĩnh vực thực phẩm (35%). Tại Nhật, tỉ lệ đó là 32% nếu tính theo số hệ thống nhượng quyền và 36% nếu tính theo số cửa hàng nhượng quyềnỞ Việt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối của những nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh. Do đó hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng như một số thương hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào hình thức nhượng quyền.Theo lộ trình cam kết về việc mở cửa thị trường bán lẻ sau WTO, Việt Nam đã ban hành một số quy định mới. Từ ngày 1/1/2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài. Ngày 1/1/2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Để thúc đẩy doanh nghiệp nội địa phát triển thì Chính phủ nên đưa ra những biện pháp bảo vệ ngành bán lẻ trong nước đối với nước ngoài như quy định mỗi tập đoàn chỉ được mở một siêu thị thay vì nhiều siêu thị, quy định tỉ lệ thị trường nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước Điều này đã khiến những doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam “lên cơn sốt”. Theo dự báo từ nay đến năm 2010 sẽ có ít nhất 10 tập đoàn bán lẻ trong nước có thể cạnh tranh ngang ngửa với các siêu thị 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, xuất hiện dưới nhiều hinh thức nhưng nhượng quyền thương mại là phổ biến nhất. Nhận thức về giá trị thương hiệu, xây dựng thương hiệu và ý thức bảo vệ thương hiệu bằng công cụ pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng lên. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, tài sản vô giá của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã có ý thức và kỹ năng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu riêng của mình song song cùng với quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như trong trường hợp của công ty Foci, đã tiến hành bảo vệ thương hiệu thời trang Foci bằng cách không chỉ đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu Foci bằng cách không chỉ đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu Foci mà còn đăng ký sở hữu trí cho hơn 20 cái tên có thể mang lại ảnh hưởng đến Foci, chẳng hạn như Foxi, Focy, Focci,..theo số liệu thống kê Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam thì năm 2005 có 21000 nhãn hiệu nộp đơn xin bảo hộ độc quyền và đến năm 2006 Cục sở hữu trí tuệ đã cấp bằng bảo hộ độc quyền cho 120000 nhãn hiệu hàng hóa trong đó có 30.000 nhãn hiệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam và đa số là các doanh nghiệp nhượng quyền. Rất nhiều hợp đồng nhượng quyền thương mại đã triển khai thành công. Theo báo cáo của cục sở hữu trí tuệ Việt Nam số lượng nhãn hiệu số lượng nhãn hiệu thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại tăng rất nhanh. thì theo số liệu thống kê cho thấy đã có 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sử dụng và 811 nhãn hiệu được chuyển quyền sở hữu. Năm 2006 công ty cổ phần văn hóa Phương Nam (PNBC) đã mua nhượng quyền thương hiệu của hãng Walt Disney và hiện nay đang phát triển thành công chuỗi cửa hàng cho 2 nhãn hiệu là Disney Corner (DC, chuyên kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm) và Disney Princess (DP, kinh doanh trang phục, phụ kiện danh cho bé gái ). Phương thức nhượng quyền với những ưu điểm riêng của mình đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tiến hành nhận quyền nhiều hơn, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng hình ảnh của minh trên trường quốc tế với những thương hiệu có tên tuổi của nước ngoại. Hoạt động nhượng quyền thương mại đã giải quyết được bài toán xã hội về lao động và giáo dục. Phát triển mạnh ở lĩnh vực thực phẩm một lĩnh vực thu hút được nhiều lao động nhất, nhượng quyền thương mại đã tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt nhượng quyền trong lĩnh vực giáo dục đã tiết kiệm được một lượng đáng kể chi phí du học của nhà nước, xã hội ; đồng thời trình độ tay nghề người dân được nâng cao. Xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi doanh nghiệp phải tự thân vận động, đào tạo tay nghề cho nhân viên nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa và năng lực cạnh tranh. Nếu thuê đối tác nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1977.doc
Tài liệu liên quan