Đề tài Nợ nước ngoài và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU . 4

LỜI MỞ ĐẨU . 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . 7

1.1 Lý thuyết chung về nợ nước ngoài: . 7

1.1.1 Khái niệm nợ nước ngoài và tái cơ cấu nợ nước ngoài . 7

1.1.1.1 Khái niệm về nợ chính phủ, nợ nước ngoài và nợ quốc gia . 7

1.1.1.2 Tái cơ cấu nợ nước ngoài: . 9

1.1.2 Phân loại nợ nước ngoài . 11

1.1.2.1 Cơ cấu dòng vốn vào . 11

1.1.2.2 Phân loại nợ nước ngoài . 13

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài . 15

1.1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài . 15

1.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài . 18

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay, chi phí sử dụng nợ . 18

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng

kinh tế . 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NỢ NỨOC NGOÀI VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN

HỆ ĐỊNH LƯỢNG GIỮA NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT

NAM . 30

2.1 Thực trạng tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2009: 30

2.1.1 Quy mô: . 30

2.1.2 Cơ cấu: . 33

2.1.3 Các chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của Việt Nam . 41

2.1.4 Những nguy cơ làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam . 44

2.1.4.1 Nguy cơ vay thêm hàng năm do mất cân đối trong tiết kiệm - đầu tư và thâm

hụt ngân sách . 44

2.1.4.2 Nguy cơ mất khả năng thanh toán lãi vay từ những nhân tố tác động đến chi

phí sử dụng nợ vay của Việt Nam . 46

2.1.5 Hiệu quả sử dụng nợ vay: . 47

2.1.6 Cơ chế quản lý nợ vay: . 49

2.2 Kiểm định thực nghiệm mối quan hệ định lượng giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam . 52

2.2.1 Phương pháp luận áp dụng để khảo sát mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam. 52

2.2.2 Mô tả số liệu . 56

2.2.3 Kết quả thực nghiệm . 58

2.2.3.1 Kiểm định tính dừng của biến: (Unit root test) . 58

2.2.3.2 Kiểm định đồng liên kết (Cointergration Test) . 58

2.2.3.3 Kết quả Kiểm định quan hệ nhân quả Granger Causality . 60

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN RÚT RA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VAY NỢ

NƯỚC NGOÀI . 62

KẾT LUẬN . 65

PHỤ LỤC 1: KÝ HIẸU CÁC BIẾN SỐ . 66

PHỤ LỤC 2: BẢNG SỐ LIỆU ĐẦU TƯ, VỐN TÍCH LUỸ, TỔNG SẢN PHẨM QUỐC

DÂN . 67

PHỤ LỤC 3: BẢNG SỐ LIỆU HỒI QUY MÔ HÌNH . 68

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH BẰNG PHẦN MỀM

STATA . 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77

 

pdf78 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nợ nước ngoài và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành công công cuộc đổi mới phát triển đất nƣớc thì vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng mà chúng ta còn thiếu. Chính phủ Việt Nam đã phải đi vay các cá nhân, tổ chức trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế để bù đắp lại khoản thiếu hụt trên. Trong đó, phần lớn là các khoản vay nợ nƣớc ngoài. Để đánh giá về thực trạng nợ nƣớc ngoài của Việt Nam, chúng ta có thể xem xét dựa trên các phƣơng diện: Quy mô, cơ cấu và các chỉ số về khả năng trả nợ. 2.1.1 Quy mô: Tổng dư nợ nuớc ngoài và tổng sản phẩm quốc nội 31 Biểu đồ 1: Tổng nợ, nợ phải trả, GDP, tăng trƣởng Nguồn : Key Indicators – ADB, Tổng cục thống kê Trong những năm đầu thập niên 90, Việt Nam là một nƣớc nợ lớn, tổng nợ cao hơn nhiều lần so với tổng sản phẩm quốc nội. Tổng nợ năm 1990 là 23,27 tỷ USD trong khi tổng sản phẩm quốc nội chỉ là 6,4 tỷ USD cho thấy sự khủng hoảng về khả năng thanh toán nợ của Việt Nam. Từ năm 1997, tổng nợ của Việt Nam đƣợc cải thiện do đã đàm phán thành công với các chủ nợ thành viên của câu lạc bộ Paris, giảm nợ 745 triện USD (tƣơng đƣơng 60% số nợ); câu lạc bộ London, giảm đƣợc 572 triệu USD (tƣơng đƣơng) 53% số nợ. Đặc biệt, sau tám vòng đàm phán từ năm 1994-2000, Việt Nam và Liên Bang Nga đã ký kết hiệp định xử lý nợ tổng thể của Việt Nam với Liên Xô, cụ thể giảm 85% tổng nợ cũ, tƣơng đƣơng 9,3 tỷ USD. Hiệp định này đã đƣa mức nợ tồn đọng của năm 1999 là 23, 260 tỷ USD, giảm xuống còn 12,787 tỷ USD vào năm 2000. Cộng thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trƣởng ở mức cao và ổn định trong thập niên 1990 nên đến năm 2000, tổng nợ chỉ bằng khoảng 1/3 so với 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 % Mn USD Tổng dư nợ nước ngoài, nợ nước ngoài phải trả hàng năm, GDP, tỷ lệ tăng trưởng GDP GDP Tổng dư nợ nước ngoài Nợ nước ngoài phải trả hàng năm Tỷ lệ tăng trưởng GDP 32 tổng sản phẩm quốc nội. Theo đánh giá của các chuyên gia thì nợ của Việt Nam hiện nay chƣa phải là nhiều nếu so với một số nƣớc trong khu vực Châu Á nhƣ Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan. Cùng với sự tăng trƣởng khả quan của nền kinh tế, Việt Nam cũng nhận đƣợc sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam liên tục nhận đƣợc những khoản vay ƣu đãi hỗ trợ phát triển mà nổi bật là những khoản ODA đến từ Nhật Bản, WB và ADB. Do đó, tổng nợ nƣớc ngoài của Việt Nam đang có xu hƣớng liên tục tăng trong những năm gần đây. Đến năm 2009, theo ƣớc tính của bộ tài chính thì nợ nƣớc ngoài của Việt Nam vào khoảng 27 tỷ USD bằng xấp xỉ 30% GDP. Nợ phải trả hàng năm và giá trị xuất khẩu Biểu đồ 2: Total debt, debt service and total export Nguồn:Key indicator Asia Development Bank 2009, EIU – Vietnam country report 2010 Giá trị xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu thể hiện cho khả năng trả nợ của một quốc gia. Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với kinh tế của khu vực và thế 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Tổng dư nợ nước ngoài, nợ phải trả hàng nằm, xuất khẩu Xuất khẩu Tổng dư nợ nước ngoài Nợ nước ngoài phải trả hàng năm 33 giới, VN là một trong những nƣớc có độ mở cửa thƣơng mại lớn nhất thế giới (tỉ lệ giá trị xuất nhập khẩu/GDP là 150%). Tổng giá trị xuất khẩu của VN đã tăng 24 lần từ 2,4 tỷ USD năm 1990 lên 57 tỷ USD năm 2009 và hơn gấp đôi tổng số nợ hiện hữu. Mặc dù VN có mức tổng nợ lớn nhƣng nợ phải trả hàng năm bao gồm trả nợ gốc và trả lãi lại khá thấp do phần lớn các khoản nợ là những khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay ƣu đãi với lãi suất thấp. Giá trị xuất khẩu cao hơn gấp nhiều lần so với số nợ phải trả hàng năm cho thấy tính thanh khoản trong khả năng thanh toán nợ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, nếu so với qui mô của nền kinh tế, mức dự trữ ngoại tệ còn quá ít thì tổng mƣc nợ nƣớc ngoài của Việt Nam không phải là nhỏ. Hơn nữa nợ nƣớc ngoài cũng đã tích tụ một khối lƣợng đáng kể nợ đến hạn phải trả hàng năm, năm 2003 chúng ta phải trả cả gốc và lãi là 1.630 triệu USD và tăng lên 1.952 triệu USD vào năm 2006, trong khi đó khả năng thanh toán nợ của nền kinh tế nói chung và của ngân sách N hà nƣớc nói riêng là rất khó khăn. 2.1.2 Cơ cấu: Nhìn chung, cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của Việt Nam phân theo nhóm ngƣời đi vay tƣơng đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, cơ cấu nợ nƣớc ngoài của Việt Nam chƣa hợp lý. Phần lớn các khoản vay là của chính phủ và đƣợc chính phủ bảo lãnh, còn nợ tƣ nhân chỉ bằng khoảng xấp xỉ 20% trong tổng dƣ nợ nƣớc ngoài của Việt Nam. Điều này tạo áp lực cho chính phủ phải tạo nguồn để trả nợ. Mặt khác các khoản vay trong những năm 90 sắp đến hạn, thời gian ân hạn cho những khoản vay trƣớc đó sẽ dần kết thúc nghĩa vụ nợ tăng lên sẽ gây những khó khăn cho công tác trả nợ. 34 Biểu đồ 3: Cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của Việt Nam phân theo nhóm ngƣời đi vay Nguồn: IMF, Bản tin nợ nước ngoài – Bộ tài chính Cơ cấu dư nợ nước ngoài của chính phủ phân theo loại điều kiện tín dụng: Nợ nƣớc ngoài của Chính phủ và đƣợc chính phủ bảo lãnh chủ yếu đƣợc thực hiện dƣới 3 hình thức : - Nợ ODA (phần cho vay ƣu đãi trong khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA) - Vay thƣơng mại qua các hợp đồng vay song phƣơng hay đa phƣơng. - Phát hành trái phiếu quốc tế. Trong đó, nợ ODA, chiếm tới 70% trong cơ cấu dƣ nợ của chính phủ Việt Nam. Biểu đồ 4: Cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của chính phủ và đƣợc chính phủ bảo lãnh phân theo loại điều kiện tín dụng tính đến 30/6/2009 Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 4 – Bộ tài chính 0 5000 10000 15000 20000 25000 2003 2004 2005 2006 Cơ cấu dư nợ nước ngoài phân theo nhóm người đi vay Nợ tư nhân Nợ được chính phủ bảo lãnh Nợ chính phủ 73% 5% 22% Cơ cấu dư nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh phân theo loại điều kiện tín dụng tính đến 30/06/2009 Vay ODA Vay ưu đãi Vay thương mại 35 Tổng quan về nợ ODA tại VN Trong tổng số vốn ODA cam kết mà chúng ta nhận đƣợc giai đoạn 1993 - 2007, khoảng 15 - 20% là viện trợ không hoàn lại, còn phần lớn là vốn cho vay ƣu đãi đối với Chính phủ. Nguồn vốn ODA huy động đƣợc sử dụng để bổ sung cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, chiếm khoảng 12% tổng đầu tƣ toàn xã hội, bằng 28% tổng vốn đầu tƣ từ NSNN. Biểu đồ 5: Cam kết – ký kết – giải ngân vốn ODA Nguồn: Asia Development Bank 2007 Mức cam kết ODA hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Trong thời kì 1993 - 2007, tổng giá trị ODA cam kết đạt 40,751 tỷ USD. Điều này thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân còn khá thấp trung bình chỉ bằng 60% vốn cam kết và bằng khoảng 80% vốn ký kết. Tỷ lệ vốn ký kết thấp hơn vốn cam kết cũng cho thấy VN cần phải nỗ lực hơn nữa để nhận đƣợc sự tin tƣởng của các nhà tài trợ vào các dự án phát triển của VN. Tỷ lệ giải ngân thấp còn thể hiện khả năng hấp thụ yếu kém của thể chế đối với sự quan tâm của cộng đồng thế giới. 36 Trong số 51 nhà tài trợ thƣờng xuyên cho Việt Nam, có 28 nhà tài trợ song phƣơng và 23 nhà tài trợ đa phƣơng, có 3 nhà tài trợ cung cấp chủ yếu là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm khoảng 80% tổng giá trị ODA đã kí kết. Biểu đồ 6: 10 nhà tài trợ hàng đầu cho VN 1990 – 2005 Nguồn: Planning and Investment Ministry Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cũng là nƣớc có chính sách hỗ trợ tích cực vốn ODA cho các nƣớc đang phát triển, Nhật Bản hiện là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam, với gần 5 tỷ USD cao hơn hẳn những nhà tài trợ khác. Do có lợi thế về công nghệ và kỹ thuật xây dựng hạ tầng nên vốn ODA từ Nhật Bản chủ yếu là dành cho xây dựng hạ tầng giao thông với điều kiện kèm theo thƣờng là để các công ty của Nhật Bản thiết kế, thi công và giám sát. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ABD) thƣờng tài trợ vốn cho các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc và xây dựng hệ thống pháp lý. Đòi hỏi của nhà tài trợ này thƣờng đi kèm với các yêu cầu về cải cách hành chính và cơ chế quản lý kinh tế. Vốn ODA từ ba nhà tài trợ lớn nhất này chủ yếu là vay ƣu đãi, tỷ lệ viện trợ không hoàn lại rất thấp. 37 Ngƣợc lại, vốn viện trợ từ các quốc gia phát triển ở châu Âu mặc dù thấp hơn khá nhiều so với ba nhà tài trợ trên nhƣng chủ yếu là viện trợ không hoàn lại, tập trung ở các lĩnh vực nhƣ giáo dục (France), nƣớc sạch (Denmark), môi trƣờng (Sweden). Đối với nƣớc tiếp nhận, ODA đƣợc xem nhƣ một nguồn lực thực sự nếu nó đƣợc kết hợp hiệu quả với các nguồn lực trong nƣớc khác để đạt đƣợc mục tiêu quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Từ những tác động của nguồn vốn này trong thời gian qua, có thể khẳng định ODA ở Việt Nam đã trở thành một nguồn vốn thật sự và hiệu quả trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong thu hút và sử dụng vốn ODA, còn tồn tại nhiều vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết để sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả hơn trong tƣơng lai. Tổng quan về vay thương mại Bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng Bảo lãnh Chính phủ đối với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khi vay nƣớc ngoài đƣợc thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi nguồn lực có giới hạn. Các doanh nghiệp vay nợ có bảo lãnh bao gồm các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI) và các doanh nghiệp Nhà nƣớc có quy mô lớn trong các ngành Bƣu chính viễn thông, dầu khí, điện lực, xi măng, hàng không và dệt. Tính đến hết 30/6/2009, tổng số vay nƣớc ngoài của các doanh nghiệp đƣợc Chính phủ bảo lãnh là 3,68 tỷ USD.2 Trong cơ cấu nợ vay có bảo lãnh, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 4,8%), chủ yếu là nợ trung và dài hạn. Nhìn chung nợ có bảo lãnh đáp ứng đƣợc yêu cầu cho quá trình đầu tƣ trung và dài hạn. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu nhƣ các dự án vay nợ nƣớc ngoài có bảo lãnh đều trong quá trình xây dựng hoặc mới đƣa vào sử dụng nên chƣa phát sinh nợ quá hạn. 2 Nguồn: Bản tin nợ nƣớc ngoài – Bộ tài chính 38 Vay và trả nợ nước ngoài của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bên cạnh khoản nợ vay trực tiếp của chính quyền trung ƣơng, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng khi muốn gia tăng nguồn vốn đầu tƣ phát triển kinh tế cũng tiến hành hoạt động vay nợ dƣới 2 hình thức, phát hành trái phiếu chính quyền địa phƣơng và vay nƣớc ngoài. Theo quy định, chính quyền địa phƣơng không đƣợc trực tiếp tiến hành vay nợ nƣớc ngoài mà phải thông qua chính phủ nên trên thực tế, vốn vay nƣớc ngoài của các địa phƣơng chủ yếu là vốn ODA do chính phủ cho vay lại hoặc phần thụ hƣởng từ các dự án đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp của các cơ quan trung ƣơng thực hiện trên địa bàn. Biểu đồ 7: Vốn vay nƣớc ngoài của các địa phƣơng (đơn vị : %) Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư Nhìn biểu đồ 5, ta thấy vốn vay của chính quyền địa phƣơng chủ yếu là ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ (34,4%). Điều này cũng phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, miền trên địa bàn cả nƣớc vì khu vực này có tiềm năng kinh tế rất lớn nhƣng khai thác chƣa hiệu quả. 7 34.4 7.6 18.1 6.2 8 18.7 Vốn vay của các địa phương Vùng núi phía Bắc Vùng đồng bằng Bắc Bộ (kể cả Hà Nội) Bắc Trung Bộ Duyên hải Miền Trung Tây Nguyên Đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ (kể cả TP.HCM) 39 Tổng quan về phát hành trái phiếu quốc tế Sau một giai đoạn chuẩn bị, ngày 27/10/2005, Chính phủ đã chính thức phát hành trái phiếu trên thị trƣờng chứng khoán New York với tổng số vốn huy động đƣợc là 750 triệu USD, lãi suất 7,125%/năm, thời hạn 10 năm.3 Đợt phát hành trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên ra thị trƣờng vốn quốc tế đã giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn huy động vốn, thiết lập một “thang chuẩn” để giúp cho các doanh nghiệp và địa phƣơng huy động vốn sau này. Trái phiếu quốc tế của Chính phủ đã thu hút đƣợc sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên khắp thế giới. Trong số 255 nhà đầu tƣ mua trái phiếu có 51% là các quỹ đầu tƣ tài chính, ngân hàng 25%, các công ty bảo hiểm 17% và 7% là các tổ chức đầu tƣ khác. Số trái phiếu này đƣợc phát hành rộng rãi ở châu Á (nắm giữ 38%), Châu Âu (32%) và Mỹ (30%). Toàn bộ số tiền huy động đƣợc giao cho Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) sử dụng để đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu quốc tế có thể thực hiện qua 3 hình thức: Chính phủ Việt Nam phát hành về cho vay lại; Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành mà chính phủ không phải bảo lãnh. Tuy nhiên, các tập đoàn lớn của Việt Nam đƣợc kỳ vọng vẫn chƣa hội đủ điều kiện để phát hành trái phiếu quốc tế. Mới nhất, vào ngày 26/1/2010, chính phủ Việt Nam đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu trên thị trƣờng quốc tế với thời hạn 10 năm và lợi tức 6,95%.4 Đây cũng là lần thứ ba Chính phủ vay tiền để các doanh nghiệp nhà nƣớc vay lại sau 2 đợt phát hành vào năm 2005 và 2007. 3 Nguồn: 4 Nguồn: va-van-de-lien-quan.htm 40 Dư nợ nước ngoài của chính phủ phân theo loại chủ nợ và loại tiền : Biểu đồ 8: Dƣ nợ nƣớc ngoài của chính phủ phân theo chủ nợ và theo loại tiền Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 4 – Bộ tài chính Cơ cấu về nợ ngắn hạn và dài hạn Cơ cấu về tỉ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn cho thấy khả năng ổn định của dòng vốn vay nợ nƣớc ngoài. Tỉ lệ vay ngắn hạn càng cao thì dòng vốn càng dễ đổi chiều và gây bất ổn cho nền kinh tế. Biều đồ dƣới đây cho thấy tuy có mức vay nợ nhiều nhƣng cơ cấu nợ nƣớc ngoài của VN chủ yếu là nợ dài hạn. Tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ luôn ở mức trên dƣới 90% trong khi nợ ngắn hạn trên tổng nợ thƣờng ở mức dƣới 10%, thời điểm cao nhất cũng ở mức 14% năm 1996. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 khiến nhiều nƣớc rơi vào khủng hoảng do các dòng vốn chảy ra nhất là những nƣớc vay nợ ngắn hạn cao nhƣ Thái Lan, nhƣng VN lại không bị ảnh hƣởng trực tiếp một phần cũng vì tỉ lệ vay ngắn hạn thấp. 48% 37% 4% 10% 1% Dư nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh phân theo nhóm người cho vay và loại chủ nợ tính đến 30/06/2009 Song phương Đa phương Người nắm giữ trái phiếu Ngân hàng thương mại Các chủ nợ tư nhân khác 40% 16% 12% 28% 4% Dư nợ nước ngoài của chính phủ phân theo loại tiền tính đến 30/6/2009 JPY USD EUR SDR Khác 41 Biểu đồ 9: Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Việt Nam Nguồn: Asia Development Bank, 2009 2.1.3 Các chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của Việt Nam Bảng 4:Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ nƣớc ngoài của Việt Nam Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng nợ nƣớc ngoài/ GDP(%) 37.2 32.2 31.4 32.5 29.8 Tổng nợ nƣớc ngoài khu vực công/ GDP (%) 29.9 27.8 26.7 28.2 25.1 Nợ phải trả hàng năm/ Xuất khẩu (%) 5.5 4.8 4 3.9 3.3 Nợ phải trả hàng năm của chính phủ/ Tổng thu ngân sách nhà nƣớc (%) 4.9 4.1 3.7 3.6 3.5 Dự trữ ngoại hối/ Nợ ngắn hạn (%) 1,943 4,075 6,380 10,177 2,808 Nghĩa vụ nợ dự phòng của chính phủ/ thu ngân sách nhà nƣớc (%) 5.3 5.2 4.5 4.6 4.7 Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 4 - Bộ tài chính 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Evolution of external debt in Vietnam, 1990–2006 (Per cent of GNI) Total long-term debt percent of GNI Short-term debt percent of GNI 42 Các chỉ số về nợ cho thấy một hệ số an toàn cao đối với tình trạng nợ của VN. Chỉ số về tổng nợ trên tổng thu nhập quốc dân (38%) ở vào mức trung bình và giảm từ năm 2000 tới 2005, nhƣng lại đang có xu hƣớng tăng trở lại trong những năm gần đây. Ngoài ra, hầu hết các chỉ số khác đều ở dƣới mức có thể gây ra khủng hoảng về nợ hoặc tính thiếu thanh khoản để trả nợ. Theo đánh giá của WB nợ nƣớc ngoài của Việt Nam hiện nay đƣợc đánh giá là ổn định, gánh nặng về nợ và nghĩa vụ trả nợ nƣớc ngoài chƣa ở ngƣỡng nguy hiểm, tình trạng nợ nƣớc ngoài vẫn đang ở trong tầm kiểm soát. Song chúng ta không thể chủ quan, mà đã đến lúc phải thận trọng hơn trong vay nợ nƣớc ngoài. Dù số dƣ nợ vay thêm hàng năm của Việt Nam có giảm nhƣng đó chỉ là do các chủ nợ xóa và giảm nợ chứ không phải ta sử dụng nguồn lực của mình để trả nợ. Thêm vào đó là nợ vay thêm tăng lên nhanh chóng tạo ra những nguy cơ vay nợ ngày càng cao trong khi tốc độ tăng trƣởng lại không tƣơng xứng với tốc độ gia tăng của nợ. Điều này có thể dẫn đến vỡ nợ và mất chủ quyền quốc gia. Lúc đó, sẽ ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ, hạn chế luồng vốn nƣớc ngoài chảy vào trong nƣớc. Vấn đề thâm hụt NSNN và mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tƣ có lẽ là nhân tố chủ yếu làm nợ vay thêm của Việt Nam hàng năm tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra còn phải kế đến tốc độ tăng trƣởng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát… cũng ảnh hƣởng đến tình hình vay nợ. Theo dự báo của các tổ chức kinh tế nhƣ WB, IMF, EIU, nhằm mục tiêu duy trì tốc độ tăng trƣởng cho nền, kinh tế nợ khu vực công của Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới, trong đó phải kể tới sự gia tăng của nợ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều mâu thuẫn trong những đánh giá, dự báo về xu hƣớng gia tăng cũng nhƣ khả năng trả nợ của nền kinh tế Việt Nam. Trong báo cáo phân tích khả năng chịu đựng nợ của nền kinh tế Việt Nam năm 2007 của World Bank và IMF đã có những nhận định khá lạc quan vể vấn đề nợ nƣớc ngoài của Việt Nam nhƣ sau: 43 Bảng 5: Dự báo một số chỉ tiêu nợ nƣớc ngoài của Việt Nam của IMF và WB Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2017 2027 NPV of debt-to-GDP ratio 18 19 18 17 17 17 17 12 NPV of debt-to-exports ratio 24 24 22 21 20 20 18 14 NPV of debt-to-revenue ratio 73 74 72 70 72 74 72 50 Debt service-to-exports ratio 3 4 4 4 4 4 4 4 Debt service-to-revenue ratio 10 11 11 12 13 14 15 13 Nguồn: Báo cáo phân tích khả năng chịu đựng nợ của nền kinh tế Việt Nam năm 2007 của World Bank và IMF Trong thời gian gần đây, hầu hết các tổ chức đều nhận định nợ công của Việt Nam sẽ vƣợt ngƣỡng chuẩn về mức an toàn của WB là 50% trƣớc năm 2015, trong đó nợ nƣớc ngoài sẽ tiệm cận con số 50%. Đặc biệt, trong World Factbook, CIA đã khẳng định tỷ lệ nợ nƣớc ngoài của VN năm 2009 đã lên tới con số 52% so với GDP. Trong báo cáo mới đây của mình vào tháng 2 năm 2010, tổ chức EIU đã dự báo nợ công của Việt Nam sẽ vào khoảng 54.2% vào năm 2010 và nợ nƣớc ngoài là 33,3% vào năm 2010. Bảng 6: Dự báo một số chỉ tiểu nợ nuớc ngoài của Việt Nam của EIU Năm 2008b 2009b 2010c 2011c 2012 c 2013c 2014c Total external debt (US$ bn) 25.9 26.6 33.3 37.5 41.7 44.4 47.2 Total external debt (% of GDP) 28.8 28.7 33.5 33.9 34.0 32.9 31.8 Debt/exports ratio (%) 33.4 38.5 42.0 41.8 40.4 37.4 34.4 Debt-service ratio, paid (%) 1.6 1.6 1.5 1.6 1.6 1.6 1.5 a Actual. b Economist Intelligence Unit estimates. c Economist Intelligence Unit forecasts. 44 Thêm vào đó, hiện nay, chính phủ đang cân nhắc xây dựng đƣờng sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tƣ vào khoảng 60 tỷ USD (bằng 2/3 GDP năm 2009), trong đó xác định phần lớn vốn đầu tƣ là khoản vay nợ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, chƣa cần biết hiệu quả của dự án đạt đƣợc tới mức nào thì nếu dự án trên đƣợc thông qua, chắc chắn tỷ lệ nợ nƣớc ngoài của Việt Nam sẽ vƣợt xa ngƣỡng an toàn của WB quy định, Việt Nam sẽ trở thành một con nợ lớn và nguy cơ vỡ nợ nếu dự án không thành công là rất cao. Tình trạng vay nợ quá mức sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền kinh tế vĩ mô. Đó là gây tổn thất về tính hiệu quả của việc đánh thuế: vay nợ nhiều tạo áp lực buộc nhà nƣớc phải tăng thuế để trả nợ vay và điều này sẽ càng làm bóp méo kinh tế vĩ mô, ảnh hƣởng đến thu hút vốn nƣớc ngoài. 2.1.4 Những nguy cơ làm gia tăng nợ nƣớc ngoài của Việt Nam Mặc dù mọi chỉ số đánh giá về nợ nƣớc ngoài của Việt Nam đang nằm trong giới hạn an toàn theo chuẩn mực của WB và không đáng lo ngại, nhƣng thực tế, nợ nƣớc ngoài của Việt Nam giảm là do đƣợc giảm nợ chứ không phải nội lực trả nợ. “Liệu nếu không có việc đƣợc miễn giảm nợ đó, Việt Nam có vỡ nợ hay không?” Chắc chắn không ít ngƣời có câu trả lời là có. Do đó nếu chúng ta không nhìn lại và ghi khắc vận hội có một không ai đó của giai đoạn bắt đầu chuyển đổi thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong chi trả. Hiện nay nợ nƣớc ngoài vẫn ngày càng tăng, thêm vào đó các nguy cơ làm gia tăng nợ vẫn luôn tiềm ẩn, trong khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế lại không tƣơng xứng với tốc độ gia tăng nợ, điều này dễ dẫn tới gia tăng rủi ro tài chính. 2.1.4.1 Nguy cơ vay thêm hàng năm do mất cân đối trong tiết kiệm - đầu tƣ và thâm hụt ngân sách - Mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư: Trong những năm gần đây, mức gia tăng tiết kiệm nội địa ở Việt Nam thấp hơn mức gia tăng đầu tƣ gây ra sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, sau khi đạt mức 45 thặng dƣ vào 2000, 2001 thì những năm tiếp theo cán cân tiết kiệm - đầu tƣ liên tục bị thâm hụt. Bảng 7: Tỷ lệ tiết kiệm – đầu tƣ so với GDP Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 - Tổng tiết kiệm (% GDP) 31,7 33,2 32 30,4 31,1 30,1 31 31,3 - Tổng đầu tƣ (% GDP) 29,6 31,2 33,2 35,1 35,5 34,6 34,5 34,7 - Cán cân tiết kiệm và đầu tƣ (% GDP) 2,1 2 -1,2 -4,7 -4,4 -4,5 -3,5 -3,4 Nguồn: IMF Theo mục tiêu mà chính phủ đƣa ra trong giai đoạn 2001 – 2010 là phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình trên 7%/năm thì tỷ lệ nhu cầu về vốn cho phát triển phải đạt khoảng từ 31 - 32% GDP. Tổng mức đầu tƣ toàn xã hội khoảng 135 tỷ- 140 tỷ USD, tỷ lệ vốn trong nƣớc chiếm khoảng 2/3 tổng vốn đầu tƣ, tức có thể đáp ứng khoảng 98 - 100 tỷ USD. Nhƣ vậy nguồn vốn nƣớc ngoài cần huy động bổ sung cho đầu tƣ phát triển từ 45 - 50 tỷ USD, trong đó nguồn vốn FDI dự kiến khoảng 25 tỷ USD, phần còn lại phải huy động vốn vay nợ và viện trợ nƣớc ngoài khoảng 20 - 25 tỷ USD. Do đó tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa là rất cần thiết nhằm giảm bớt gánh nặng nợ nƣớc ngoài. - Thâm hụt ngân sách Khi gia nhập WTO, nguồn thu từ thuế nhập khẩu của NSNN sẽ giảm xuống do các cam kết cắt giảm thuế quan. Theo tính toán của Bộ Tài chính, nguồn thu từ thuế nhập khẩu - một loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN sẽ giảm bình quân mỗi năm 1.000 tỷ đồng trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO. Trong khi đó NSNN cho nhu cầu chi thƣờng xuyên và chi phí phát sinh trong giai đoạn 2006 - 2010 ngày càng tăng. Vì thế tình trạng thâm hụt NSNN ngày càng gia tăng sẽ tạo ra nguy cơ 46 nợ vay nƣớc ngoài ngày càng cao do nguồn vay trong nƣớc khó có thể thực hiện vì tiết kiệm nội địa thấp. 2.1.4.2 Nguy cơ mất khả năng thanh toán lãi vay từ những nhân tố tác động đến chi phí sử dụng nợ vay của Việt Nam - Lạm phát: Lạm phát cao là nguyên nhân mất giá đồng nội tệ, vì vậy sẽ làm tăng nợ thực tế của một quốc gia. Do những nguyên nhân bất ổn trên thế giới cộng với diễn biến giá dầu thế giới ngày một leo thang, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu đùng (CPI) của Việt Nam đã liên tục tăng trong những năm gần đây, đẩy lạm phát tăng cao đột biến lên tới hơn 25% vào năm 2008 (Nguồn: Tổng cục thống kê), ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. - Tỷ giá hối đoái Nhƣ đã phân tích trong phần cơ cấu nợ vay, nợ nƣớc ngoài của Việt Nam chủ yếu là nợ trung và dài hạn do đó chịu ảnh hƣởng của rủi ro tỷ giá là rất lớn, lãi vay thực tế ngày càng gia tăng về sau khi tỷ giá gia tăng. Mặc dù tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng Việt Nam so với USD trong những năm qua là tƣơng đối ổn định, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng đồng Việt Nam đang đƣợc định giá quá cao so với sức mua thực tế. Trong những năm tới khi chúng ta tiến hành tự do tài chính mạnh mẽ, tỷ giá đƣợc xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trƣờng thì VND sẽ trở về giá trị thực của nó lúc đó tỷ giá sẽ gia tăng nhanh, nhƣ vậy lãi vay các khoản nợ đang có nguy cơ gia tăng. - Hệ số tín nhiệm: Ngày 7/9/2006, tổ chức S & P đã chính thức nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với tất cả các loại hệ số tín nhiệm. Cụ thể: Hệ số tín nhiệm của nhà phát hành bằng ngoại tệ từ mức BB - (triển vọng tích cực) lên mức BB lên mức BB (triển vọng ổn định). Hệ số tín nhiệm cho khoản vay ngoại tệ không bảo đảm đến hạn vào 2016 từ mức BB - lên BB. 47 Ngày 2/4/2007 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (Tổ chức của các nƣớc phát triển) đã bỏ phiếu xếp hạng lại phân loại rủi ro tín dụng cho các nƣớc. Trong lần bỏ phiếu này Việt Nam đƣợc nâng hạng từ nhóm 5 lên nhóm 4. Trong tháng 3/2007, tổ chức tƣ nhân chuyên đánh giá rủi ro tín dụng Moody’S đã nâng hạng rủi ro trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ của Việt Nam từ “Ba ổn định” lên “Ba tích cực”(Ba3), và tiếp tục duy trì vị trí này cho đến năm 2009. Mức xếp hạng này tƣơng đƣơng với Philippines và thấp hơn 1 bậc so với Indonesia, nhƣng thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tƣ trái phiếu.5 Tất cả những chỉ số trên thể hiện tiềm năng tăng trƣởng kinh tế ngày càng gia tăng của nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ Việt Nam đang ngày càng dành đƣợc s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNợ nước ngoài và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan