Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư phát triển của DNNN được thể hiện qua các tiêu chí quan trọng như việc thực hiện vai trò chủ đạo, mức đóng góp vào ngân sách, mức tiền lương của người lao động tăng thêm, quy mô lao động thu hút thêm của khu vực doanh nghiệp này.
Đầu tư không ngừng trong những năm qua của khu vực DNNN đã góp phần quan trọng để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN làm tốt vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, là lực lượng lòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp sản phẩn cho xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ DNNN đang nắm giữ vị trí quan trọng trong hầu hết những ngành, những lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở kỹ thuật quan trọng nhất cho CNH – HĐH, nắm giữ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch khái quát có thể thấy giao đoạn 2001 – 2006 là giao đoạn DNNN vẫn có các đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Kinh tế Nhà nước (mà nòng cốt là doanh nghiệp Nhà nước) đóng góp khoảng 39% tổng sản phẩm trong nước. Đến nay doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư Nhà nước, 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% tổng vốn vay ngoài nước, trên 90% các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài.
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, thì gần 70% còn lại vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Qua điều tra, các doanh nghiệp cũng cho biết chỉ có 5,2% được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, gần 23% rất khó tiếp cận và có đến hơn 70% không hề được tham gia.
Cuộc điều tra cũng cho thấy có đến 90% doanh nghiệp có quy mô dưới 5 tỷ đồng. Các chuyên gia cho rằng, với quy mô nhỏ bé và khả năng cạnh tranh kém, nếu bản thân các doanh nghiệp không tập trung đổi mới, nâng cấp thiết bị công nghệ thì rất khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần hình thành các chương trình riêng để trợ giúp nhằm hỗ trợ khu vực này nâng cao năng lực cạnh tranh như: nhanh chóng lập các quỹ bảo lãnh tín dụng, xây dựng một chương trình xúc tiến xuất khẩu dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Đầu tư phát triển chi cho khoa học công nghệ năm 2003 chỉ chiếm 2% ngân sách, rất nhỏ so với các nước. Khu vực doanh nghiệp, cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, chưa đóng góp được bao nhiêu cho nghiên cứu phát triển khoa học-công nghệ.
Theo sách khoa học-công nghệ VN năm 2003, cả nước có 3.600 công trình nghiên cứu khoa học được công bố, trên 7.000 bài báo khoa học đăng tải trong nước. Trong khi đó, chỉ có 400 công trình được đưa ra công bố ở các tạp chí nước ngoài. Ngay cả trong 400 công trình này, chỉ có 1/3 công trình là dùng nguồn nội lực trong nước; còn lại là do hợp tác quốc tế.
Thực tế của nền sản xuất VN còn quá thấp, phần lớn các doanh nghiệp (nhà nước) đòi hỏi đối với khoa học-công nghệ chưa thật bức bách. Chính vì còn khó khăn để tìm con đường đi vào sản xuất nên nhà khoa học mệt mỏi.
Các doanh nghiệp của chúng ta vẫn phải du nhập công nghệ hiện đại của nước ngoài. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước (còn được bảo hộ khá nặng) không mặn mòi lắm với khoa học-công nghệ trong nước bởi nhiều lý do. Vì khi đầu tư thử nghiệm công nghệ mới nào của VN cũng có thể gặp rủi ro. Còn mua của nước ngoài có thể đắt hơn, nhưng ít rủi ro, chưa kể có thể có yếu tố tiêu cực. Xin lưu ý rằng, nghiên cứu triển khai là khâu rất tốn kém, mà thiếu nó thì độ rủi ro trong áp dụng thành tựu khoa học-công nghệ rất cao
Đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ trong hệ thống DNNN:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta hiện nay là đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để đưa nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020, trong đó việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là thách thức đặt ra hiện nay.
Trong nhiều năm qua Nhà nước đã ưu tiên nhiều nguồn lực tài chính dành cho KHCN, tạo điều kiện thuận lợi để ngành này tham gia vào tất cả các lĩnh vực trong cả nước, từng bước giữ vai trò dẫn dắt. Từ những kết quả đầu tư ban đầu đến nay theo đánh giá KHCN Việt Nam đã có những bước đi đúng hướng tạo nền tảng cho những bước đi tiếp theo.
Từ xuất phát điểm rất thấp Việt Nam trở thành nước có công nghệ viễn thông phát triển nhanh, hệ thống năng lượng đủ đáp ứng nhu cầu nền kinh tế quốc dân, ngành công nghệ sinh học có khả năng tạo ra nhiều cây trồng vật nuôi có năng suất cao, vượt trội. Mới đây để tạo tiền đề cho việc thúc đẩy kinh tế của các vùng miền năm 2003, Chính phủ đã thông qua kế hoạch đầu tư 45.000 tỷ đồng cho 20 công trình giao thông và 16 công trình thuỷ lợi lớn từ 2003 đến 2010. Đây là môi trường tốt để KHCN nước ta có điều kiện tiếp cận với các ngành kinh tế kỹ thuật trên diện rộng.
Cùng với việc ưu tiên đầu tư hằng năm từ các nguồn vốn tín dụng, ngân sách, nhà nước đã cắt giảm mạnh mẽ hàng rào thuế quan theo cam kết hội nhập quốc tế và sửa đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu theo hướng bảo hộ có thời gian và có chọn lọc, xoá bỏ bao cấp dưới mọi hình thức đã góp phần làm tăng khả năng tiếp cận với thị trường toàn cầu về các luồng công nghệ mới. Việc cắt giảm bảo hộ trong nước cũng góp phần đáng kể vào việc lành mạnh hoá quá trình đầu tư, phân bổ nguồn vốn vào các khu vực có năng suất, hiệu quả cao sử dụng công nghệ tiên tiến. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước với tiến trình cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đã thúc đẩy thu hút công nghệ, kỹ thuật mới nâng cao hiệu suất và hiệu quả kinh doanh. Việc Chính phủ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua tối đa 30% cổ phần của doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu là một bước tiến, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào các doanh nghiệp nhằm đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Theo thống kê, phần lớn trong số 2000 doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu hoạt động hiệu quả hơn, lãi cao hơn so với thời gian trước đó. Kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn một phần do được sắp xếp lại một cách hợp lý, mặt khác do sự đổi mới thiết bị, công nghệ. Mới đây nhà nước cho phép nông dân sản xuất nguyên liệu được mua cổ phần của các doanh nghiệp chế biến nông sản hoạt động trên cùng địa bàn không những đã gắn kết chặt chẽ giữa người nuôi trồng, cung ứng và các doanh nghiệp mà còn tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp chuyển giao công nghệ nuôi trồng. Bên cạnh đó doanh nghiệp chế biến còn đóng vai trò bao tiêu sản phẩm cho nông dân thông qua hợp đồng thương mại về sản xuất và tiêu thụ. Mô hình gắn kết 3 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp là phương thức có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.
Những năm gần đây việc đầu tư của nhà nước cho KHCN đã được quan tâm, tuy nhiên hiện nguồn đầu tư này chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phát triển. Bình quân giai đoạn 1996-2000 đầu tư cho KHCN chỉ chiếm trên dưới 0,4%/GDP, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tới gần 70%. Những năm sau đó tuy mức đầu tư có tăng lên về số tuyệt đối nhưng tính theo số tương đối thì tỷ lệ đầu tư cho KHCN so với tổng chi NSNN hầu như không tăng, đến năm 2001 tỷ lệ này được nâng lên và đến năm 2003 đạt 2% tổng chi NSNN, xấp xỉ khoảng 5% GDP. Nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển KHCN chủ yếu tập trung từ NSNN chiếm khoảng 80% còn lại là dựa vào các nguồn vốn khác như tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp. Năm 2006, tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đã tăng lên gần 5.890 tỉ đồng, đạt 2% chi ngân sách nhà nước. Do môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh chưa cao nên các hoạt động khoa học và công nghệ chưa trở thành một công cụ và động lực thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm đến 60% tổng đầu tư của xã hội cho khoa học và công nghệ, trong đó 2/3 dành cho sự nghiệp khoa học và 1/3 dành cho xây dựng cơ bản. ở các nước, số đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ chiếm trên 60%, còn đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 30%.
Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ tại 28 tổng công ty 90 - 91, từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ 60% tổng số vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp toàn quốc. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu phát triển/đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là 6%/94%. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển của các tổng công ty dao động trong khoảng từ 0,05% - 0,1% trên tổng doanh thu (các nước là 5 - 6%). Như vậy, tỷ lệ này còn rất thấp để các tổng công ty 90 - 91 có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tình hình phát triển công nghệ ở Việt Nam có thể đánh giá thông qua giá trị nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghệ trong thời gian gần đây. Trong 5 năm giai đoạn 2001 - 2005, nước ta đã nhập khẩu 35.997 triệu USD máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2006, con số này là 9.597 triệu USD, chiếm 21,8 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Chính vì tốc độ nhập khẩu công nghệ còn chậm nên hiện nay mặt bằng công nghệ trong các ngành sản xuất kinh doanh của nước ta còn ở mức thấp do công nghiệp hóa chưa hoàn toàn gắn với hiện đại hóa. Số ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít. Các ngành sử dụng công nghệ cao mới đang bắt đầu hình thành. Đến nay, nước ta sử dụng công nghệ trung bình là phổ biến, tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đạt khoảng 20%, trong khi đó của Xin-ga-po là 73%, Ma-lai-xi-a là 51% và Thái Lan là 31% (theo tiêu chí, để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là trên 60%). Tốc độ đổi mới công nghệ của cả nước đạt khoảng 10% (nếu tính riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung công nghệ cao nhất cả nước cũng chỉ đạt khoảng 12%), so với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới thì đó là mức còn rất thấp. Trong công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hóa 26,6%, bán cơ khí hóa 35,7%, thủ công 16,2%.Nhìn chung nguồn vốn đầu tư này còn quá thấp chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, còn thua kém nhiều nước trong khu vực và thấp xa với ngưỡng tối thiểu để có thể công nghiệp hoá. Trong khi nguồn vốn ít lại phân bố và sử dụng chưa hợp lý, kém hiệu quả và cơ chế tài chính thúc đẩy huy động vốn ngoài ngân sách cho phát triển KHCN chưa đủ mạnh, khuyến khích thì nhiều sản phẩm KHCN còn chưa được đưa vào cuộc sống. Từ những lý do đó đã hạn chế việc huy động nguồn tài chính nhằm bù đắp chi phí cần thiết phải bỏ ra để sản xuất các sản phẩm KHCN, lô gích là việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, đời sống còn ít, chỉ chiếm khoảng 10%. Do hạn chế về vốn đầu tư, công tác quản lý nên KHCN phát triển chậm, chưa tương ứng với tiềm năng hiện có. Theo thống kê hiện có 58,7% doanh nghiệp ở nước ta ứng dụng công nghệ thấp trong sản xuất kinh doanh trong khi các nước trong khu vực chỉ chiếm từ 1,5 - 47,7%.
Khoa học công nghệ đang cần một sự khai thông bằng các cơ chế chính sách của nhà nước, bằng sự tham gia mạnh mẽ từ các thành phần kinh tế. Xã hội hoá khoa học công nghệ là chủ trương đúng nhưng để chủ trương này đi vào cuộc sống rất cần một sự đồng bộ về cách làm nhất là từ sự định hướng phát triển của nhà nước, để làm sao những sản phẩm của khoa học được các doanh nghiệp, được thị trường trong nước tiếp nhận và đánh giá đúng giá trị của nó.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
1. Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước.
Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển của toàn hệ thống DNNN về tổng thể đã được nâng cao hơn so với thời kỳ trước đổi mới, như tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tăng quy mô lãi và mức nộp ngân sách trên vốn đầu tư… nhưng trong những năm gần đây còn khá thấp so với các loại hình doanh nghiệp khác và biến động bất thường. mặc dù được ưu đãi nhiều mặt từ phía nhà nước nhưng hệ thống DNNN vẫn chưa thực sự chứng tỏ được ưu thế về hiệu quả của mình so với khu vực kinh tế khác, chưa tương xứng với tiềm lực và những ưu đãi mà nhà nước dành cho, làm ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của DNNN và hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên có một xu hướng tích cực là: cùng với quá trình cải cách DNNN, tốc độ tăng vốn đầu tư ngày càng tăng, cơ cấu đầu tư đang dần dịch chuyển theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường. Chính những yếu tố này là cơ sở để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của DNNN trong những năm tiếp theo của quá trình hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Chỉ số tăng trưởng của DNNN hàng năm thời kỳ 2000- 2006 đạt khoảng 7 đến 8% như thế DNNN vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao hơn mức bình quân của nền kinh tế. Đặc biệt trong sản xuất công nghiệp, giá trị công nghiệp tăng bình quân 15,5%/năm với xu hướng ổn định, năm sau cao hơn năm trước 2001 = 14,6%, 2002 = 14,8%, 2003 = 16%, 2004 = 15,8%.
Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển của DNNN được thể hiện qua các tiêu chí quan trọng như: sản lượng tăng thêm so với vốn đầu tư doanh thu tăng thêm, tỷ suất sinh lời vốn đầu tư, tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn lãi lỗ, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh…
Thứ nhất: nhìn tổng thể hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của toàn khu vực DNNN chưa thực sự được nâng cao rõ rệt và có nhiều biến động, đồng thời vẫn thấp hơn so với toàn bộ hệ thống doanh nghiệp và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như đã chỉ ra trong bảng 8. Vốn sản xuất kinh doanh (SXKD) tăng lên đáng kể năm 2000 vốn SXKD là 747019 tỷ đồng năm 2005 tăng lên là 1450711 tỷ đồng (tăng 1,942 lần) nhưng doanh thu thuần cũng chỉ tăng 1,93 lần tương ứng là 444673 tỷ đồng năm 2000 và 858842 tỷ đồng năm 2005. Năm 2000 một đồng vốn SXKD tạo ra được 0,62 đồng doanh thu tăng thêm, tương tự đến năm 2002 đã tạo ra được 0,67 đồng nhưng đến năm 2005 thì một đồng vốn SXKD chỉ tạo ra được 0,59 đồng doanh thu tăng thêm. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế năm 2005 đã tăng 2,78 lần so với năm 2000 (trong khi doanh thu chỉ tăng 1,93 lần). So với các khu vực kinh tế khác cho thấy, nếu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh năm 2004 của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nói chung đạt 4,854%/năm, thì của riêng khu vực DNNN chỉ đạt 3,147%. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ đạt lớn hơn mức bình quân (13,039%). Xét theo chỉ tiêu “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt cao nhất với mức 15,37%, lớn gấp 3 lần tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước 5,291%
Bảng 8: hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN giao đoạn 2000 – 2005
Đơn vị tính: tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
DT thuần
444673
482447
621215
678735
724962
858842
Vốn SXKD
747019
821362
895225
1018615
1216538
1450711
DT/Vốn (%)
62,02
58,74
69,39
66,63
59,59
59,20
LN trước thuế
17566
20146
25960
28192
38282
48877
Tỷ suất LN/DT (%)
3,950
4,176
4,179
4,154
5,281
5,691
Nguồn: [28] trang171, 205 . [27] trang118,136
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghệp Nhà nước thấp. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của DNNN thấp hơn cả lãi suất ngân hàng. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của khu vực DNNN đều nhỏ hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai: Số lượng DNNN kinh doanh có lãi tuy có giảm (do quá trình cổ cải cách, cổ phần hóa) năm 2000 là 4539, năm 2005 còn 3253 nhưng tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi không hề giảm và chiếm khá cao trên dưới 80% trong tổng số doanh nghiệp, năm 2000 chiếm 78,82% năm 2005 là 79,61%. Đồng thời, tổng mức lãi từ năm 2000 đến năm 2005 tăng 2,56 lần, và lãi bình quân một doanh nghiệp cũng tăng nhanh năm 2000 là 4597 triệu đồng đến năm 2005 lên tới 16457 triệu đồng vậy cả giao đoạn đã tăng 3,58 lần điều này phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của khối doanh nghiệp này trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó thì số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cũng đã giảm, năm 2000 có 1005 doanh nghiệp đến năm 2005 chỉ còn 701 doanh nghiệp nhưng vẫn chiếm khoảng 17% trong tổng số DNNN. Số doanh nghiệp thua lỗ giảm nhưng tổng mức lỗ cũng như lỗ bình quân một doanh nghiệp lại tăng lên lỗ bình quân một doanh nghiệp năm 2000 là 3283 triệu đồng, năm 2004 tăng lên là 7629 triệu đồng, năm 2005 là 6642 triệu đồng. Còn nhiều DNNN để xảy ra tình trạng kinh doanh bị lỗ mất hết vốn. Các DNNN có tỷ lệ nợ khoanh, nợ chờ xử lý và nợ quá hạn lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác. Hệ thống Ngân hàng ước tính DNNN chiếm khoảng 80% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Năm 2003, trong số 79% DNNN làm ăn có lãi, chỉ chưa đầy 40% có mức lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, nếu tính cả giá đất vào chi phí và cắt đi các khoản ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước thì nhiều DNNN thua lỗ chứ không phải có lãi. Số doanh nghiệp này phần lớn thuộc ngành nông nghiệp, giấy, dệt, cà phê, dâu tằm tơ, mía đường, thủy sản.
Bảng 7: số doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc lỗ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
DN có lãi:
Số DN :
So với tổng số DN (%) :
Tổng mức lãi (Tỷ đồng) :
Lãi bq một DN (Trđồng):
4450
82,96
29131
6546
3847
79,40
30956
8047
3727
81,09
43920
11784
3253
79,61
53533
16456,5
DN lỗ:
Số DN :
So với tổng số DN (%) :
Tổng mức lỗ (Tỷ đồng) :
Lỗ bq một DN (Triệu đồng):
787
14,67
-3171
-3815
838
17,30
- 2764
- 3298
739
16,08
- 5638
- 7629
701
17,16
- 4656
- 6642
Nguồn: tổng cục thống kê 2006 và kết quả tính toán.
Tổng số lỗ năm 2005 của các doanh nghiệp nhà nước là 1.919 tỷ đồng; số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ chiếm 19,5%, hoà vốn chiếm 8,8%. Tổng số lỗ luỹ kế tính đến cuối năm 2005 là 6549 tỷ đồng, tuy có giảm 8,7% so với năm trước, nhưng lại tăng 20% so với năm 2000. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như cấp bổ xung vốn, chuyển nợ thành vốn ngân sách cấp, hỗ trợ lãi suất…nhưng trong tổng số DNNN hiện nay, mức thua lỗ vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Lãi bình quân một doanh nghiệp tăng lên điều này cho biết mức độ hiệu quả của một đồng vốn sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức quản lý, sử dụng vốn và khả năng nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của khu vực DNNN này. Điều này cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN nói chung đã được nâng cao và quá trình đổi mới cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã từng bước phát huy hiệu quả.
2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư phát triển của DNNN được thể hiện qua các tiêu chí quan trọng như việc thực hiện vai trò chủ đạo, mức đóng góp vào ngân sách, mức tiền lương của người lao động tăng thêm, quy mô lao động thu hút thêm…của khu vực doanh nghiệp này.
Đầu tư không ngừng trong những năm qua của khu vực DNNN đã góp phần quan trọng để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN làm tốt vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, là lực lượng lòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp sản phẩn cho xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ…DNNN đang nắm giữ vị trí quan trọng trong hầu hết những ngành, những lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở kỹ thuật quan trọng nhất cho CNH – HĐH, nắm giữ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch… khái quát có thể thấy giao đoạn 2001 – 2006 là giao đoạn DNNN vẫn có các đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Kinh tế Nhà nước (mà nòng cốt là doanh nghiệp Nhà nước) đóng góp khoảng 39% tổng sản phẩm trong nước. Đến nay doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư Nhà nước, 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% tổng vốn vay ngoài nước, trên 90% các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài. Các TCT Nhà nước đã thể hiện là công cụ để Nhà nước thực hiện một số chính sách xã hội: TCT điện lực cung cấp một bóng điện miễn phí cho mỗi gia đình ở một số địa phương vùng biên giới, cung cấp điện giá thấp cho nông dân các vùng nông thôn. TCT Bưu chính – Viên thông xây dựng hệ thống bưu điện văn hóa xã ở khắp mọi miền. Nhiều TCT Nhà nước đi đầu trong thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo…
Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư phát triển của DNNN thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:
Thứ nhất đóng góp của DNNN trong tổng GDP của nền kinh tế quốc dân khá lớn tăng lên theo từng năm. Năm 2000 mức đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước là 170141 tỷ đồng, năm 2004 là 279704 tỷ đồng, năm 2006 là 363449 tỷ đồng. Mức đóng góp bình quân hàng năm từ 2001 đến 2006 vào khoảng 32218 tỷ đồng. Trong khi đó tỷ trọng của DNNN trong GDP không tăng và có xu hướng giảm cụ thể là năm 2002 chiếm 38,38%, năm 2006 chiếm 37,32%. Trong nhiều ngành, DNNN chiếm gần như tuyệt đối, như ngành công nghiệp khai thác chiếm 80%, 99% công nghiệp điện – gas - dầu khí, cung cấp nước, 82% vận chuyển hàng hoá. DNNN chiếm tuyệt đối trong sản xuất lốp ôtô (100%) chế tạo động cơ điesel loại nhỏ (100%). hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm thị phần áp đảo trong việc huy động vốn (80%) và thị phần cho vay đối với nền kinh tế (74%).
Bảng 9: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế (Đơn vị tính: tỷ đồng)
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
535762
613443
715307
839211
973790
KTNN
205652
329736
279704
322241
363449
Nguồn: tổng cục thống kê.
Bảng 10: tỷ trọng đóng góp của DNNN trong GDP (Đơn vị tính: %)
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
100
100
100
100
100
KTNN
38,38
39,08
39,10
38,40
37,32
KTNNN
47,86
46,45
45,77
45,61
45,66
KT có vốn ĐTNN
13,76
14,47
15,13
15,99
17,02
Nguồn: Niên giám thống kê 2006. NXB thống kê 2007 trang 72.
Thứ hai: hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư còn được xét theo các chỉ tiêu: mức nộp ngân sách tăng thêm/vốn đầu tư, ngoại tệ thuần tăng thêm/vốn đầu tư, tiền lương bình quân một lao động/ tháng tăng thêm…Nhìn vào bảng 11 ta thấy mức tiền lương bình quân một lao động/ tháng của toàn khối DNNN có xu hướng tăng, năm 2000thu nhập bình quân một người/tháng chỉ là 1,072 triệu đồng, năm 2004 là 1,693 năm triệu đồng, và 2005 tăng lên 2,142 triệu đồng (tăng 2 lần so với năm 2000,trong khi bình quân chung chỉ tăng 1,62 lần) lớn hơn mức thu nhập bình quân của toàn khối hệ thống doanh nghiệp với mức thu nhập tương ứng qua các năm là 1054 triệu đồng, 1,476 triệu đồng và 1,713 triệu đồng.
Bảng11: thu nhập bình quân một lao động/tháng của các loại hình doanh nghiệp:
Đơn vị tính: 1000 đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Chung cho các DN
1054
1103
1249
1422
1476
1713
DNNN
1072
1157
1309
1617
1693
2142
DNNNN
737
803
916
1046
1135
1303
ĐTNN
1767
1673
1897
1774
1780
1945
Nguồn:số liệu năm 2000, 2001, 2002 lấy từ [28] trang 232. năm 2003, 2004, 2005 lấy từ [27] trang 164, 165.
Riêng năm 2005 mức thu nhập bình quân một người/tháng của khu vực DNNN đạt 2,142 triệu đồng cao hơn cả khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chỉ được 1,945 triệu đồng/tháng) mà những năm trước khu vực này thường có mức thu nhập cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp điều này cho thấy đời sống của người lao ngày càng được nâng cao
DNNN đóng góp vào thu NSNN khá lớn và tương đối ổn định, thể hiện được vai trò chủ đạo của khu vực doanh nghiệp này. Nếu tính toàn bộ các khoản nộp ngân sách do DNNN thực hiện thì DNNN đã đóng góp cho NSNN khoảng 50% số thu trong nước.
Mặc dù những năm gần đây mức tăng trưởng giảm, nhiều doanh nghiệp thua lỗ và tỷ trọng nộp ngân sách NSNN có chiều hướng giảm nhưng DNNN vẫn là nguồn đóng góp chính cho ngân sách Nhà nước (Những đơn vị đóng góp nhiều cho ngân sách là Tổng công ty Xăng dầu (8.252 tỷ đồng), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (3.130 tỷ đồng), Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn (2.130 tỷ đồng)).
Bảng 12:thuế và các khoản đã nộp ngân sách nhà nước. ĐVT: tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
60735,8
86401,5
109590,3
110199,8
128368,8
158658,8
DNNN
30760,4
52331,7
57584,9
53422,7
53131,5
64664,1
Tỷ trọng (%)
50,65
60,57
52,55
48,48
41,39
40,76
Nguồn: số liệu năm 2000, 2001, 2002 lấy từ [28] trang 262. năm 2003, 2004, 2005 lấy từ [27] trang 198.
Thứ ba hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt đầu tư phát triển của DNNN còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao rất quan trọng. Mặc dù từ năm 2000 đến năm 2005 số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động giảm xuống đáng kể cả về tuyệt đối (do quá trình cải cách đổi mới, cổ phần hóa) năm 2000 cả nước có 5759 DNNN năm 2003 có 4845 doanh nghiệp đến năm 2005 chỉ còn 4086 doanh nghiệp và cả về tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (từ 13,62% xuống còn 6,73% và 3,69% trong thời gian tương ứng) trong khi đó số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước vẫn tăng lên trong giao đoạn 2000- 2003 và có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Bảng: số lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm trong DN.
Đơn vị tính: người
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
3536998
3933226
4657803
5175092
5770201
6243540
DNNN
2088531
2114324
2260306
2264942
2249902
2040859
Cơ cấu(%)
59,05
53,75
48,53
43,77
38,99
32,69
Nguồn: tổng cục thống kê và số liệu tính toán
Tuy nhiên, cơ cấu lao động trong DNNN đang giảm mạnh so với tổng số lao động trong hệ thống doanh nghiệp, cụ thể là năm 2000 số lao động trong DNNN chiếm 59,05%, đến năm 2005 giảm xuống còn 32,69% điều này cho thấy lao động đang được thu hút vào khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy trên cơ sở tăng vốn đầu tư phát triển, từ năm 2000 đến năm 2006 nền kinh tế quốc dân có thể thu hút thêm tối đa gần 7 triệu lao động. Trong số này số lượng lao động do các DNNN thu hút vào hàng năm chiếm một bộ phận không nhỏ. Tuy nhiên hiện nay lao động thiếu việc làm và dôi dư đang là một khó khăn lớn ảnh hưởng đến quá trình đổi mới và phát triển của DNNN. Số lao động không bố trí được việc làm của DNNN chiếm 6,08% số lao động hiện có của các DNNN.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG DNNN.
1. Nhóm nhân tố vĩ mô:
1.1. Công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư chư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24917.doc