DNNN tuy đóng góp nhiều trong GDP nhưng nó vẫn không tương xứng với vốn được đầu tư. Mức vốn đầu tư xã hội của khu vực kinh tế nhà nước chiếm trên 53% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng đóng góp của DNNN trong GDP chỉ chiếm khoảng 40%.
Nguyên nhân là trong quá trình bươn trải, gần đây các doanh nghiệp nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng và yếu kém trong quá trình chuyển đổi để thích ứng với môi trương kinh doanh mới. Sự lúng túng, yếu kém được bộc lộ ở nhiều lĩnh vực mà rõ rệt nhất là ở lĩnh vực xác định các định hướng đầu tư.
Biểu hiện cụ thể nhất trong yếu kém đầu tư là đầu tư dàn trải, sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn của nhà nước, nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh theo phong trào, không chăm chú đầu tư theo chiều sâu với thế mạnh tiềm năng vốn có của mình. Tình trạng các doanh nghiệp đua nhau kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, ngân hàng, địa ốc. đã tạo ra những rối loạn đáng tiếc trong khu vực hàng hoá nhạy cảm này. Tình trạng yếu kém trong định hướng đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đã gây ra nhiều tác hại chẳng những cho bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn gây tác hại lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3414 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và phân tích tình hình đầu tư trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh những vấn đề xã hội mà không phải lúc nào thị trường cũng có thể giải quyết ổn thoả. Chính là ở đây, nhà nước mới có trách nhiệm, nghĩa vụ và được phép hoạt động thay thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế này của nhà nước phải tuân thủ ba nguyên tắc: Chỉ can thiệp vào nơi và khi thị trường đã tỏ ra bất lực; Nguyên tắc trợ giúp; Hạn chế đến mức thấp nhất tác động làm sai lệch môi trường cạnh tranh, làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân.
4.Trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước còn có nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện sống cho người dân.Trên thực tế, có một số lĩnh vực mà thị trường bất lực không thể đáp ứng nhu cầu người dân vì doanh nghiệp không muốn đầu tư, đầu tư có quá nhiều rủi ro, không hứa hẹn lợi nhuận và việc kinh doanh với mục đích lợi nhuận sẽ gây bất bình đẳng xã hội như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, giao thông công cộng, điện – nước sinh hoạt. Khi đó, nhà nước cũng chỉ can thiệp vào thị trường khi thực sự không còn các tác nhân tại chỗ có thể giải quyết sự bất lực của thị trường tốt hơn. Đây cũng là nguyên tắc phân cấp hoạt động cho cơ quan nhà nước. Hoạt động kinh tế của nhà nước cũng phải tuân theo nguyên tắc chung cho mọi hoạt động của nhà nước: nguyên tắc thoả đáng (có mục tiêu chính danh; thích hợp để đạt mục tiêu; cần thiết; gây ít bất lợi nhất).
I.3.Phân biệt đầu tư trong DNNN với đầu tư trong DNTN.
Phân biệt đầu tư phát triển(ĐTPT) trong DNNN và DNTN ta xét theo các khía cạnh chủ đầu tư của DN,nguồn vốn đầu tư và mục điứch đầu tư của DN.
Doanh nghiệp
Chủ đầu tư
Nguồn vốn
Mục đích
Doanh nghiệp nhà nước
Là DNNN nhưng quyền quyết định đầu tư là chính phủ.
• Chủ yếu là từ NNNN, một số nguồn khác như cổ phiếu, vốn tự có của DN.
• Quá trình để chính phủ xem xét và đi đến quyết định duyệt hay không duyệt dự án đầu tư là khá lâu.
• Quá trình giải ngân vốn rất phức tạp có khi dự án bị đình trệ và không theo kế hoạch chỉ vì giải ngân chậm.
ĐTPT trong DNNN không hoàn toàn vì lợi nhuận mà còn vì mục tiêu XH như tạo ra việc làm cho người lao động, hay là ổn định nền kinh tế chỉnh phủ có thể chấp nhận dự án có thể gây thua lỗ…
Doanh nghiệp tư nhân
Người có quyền ra quyết định đầu tư chính là chủ đầu tư.
• Nguồn vốn để đầu tư chủ yếu là vốn tự có của chủ đầu tư và vốn lấy từ bán cổ phiếu của DN.
• Chỉ cần DN duyệt dự án ĐTPT thì dự án đó có thể được tiến hành mà không phải chờ đợi.
• Quá trình cung cấp vốn được DN tính toán sao cho có lợi nhất cho DN, đáp ứng kịp thời nhất nhu cầu DA .
ĐTPT trong DNTN là tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí và nhằm đạt được lợi nhuận lớn nhất. Do đó các DNTN sẽ lựa chọn phương án đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất để đầu tư.
I.4 Sự cần thiết của DNNN trong nền kinh tế thị trường
Theo sự phân tích trên,DNNN gần như hoạt động kém hiệu quả so với hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường.Tuy vậy ,nó vẫn tồn tại và vận động,phát triển trong nền kinh tế.
Về chính trị:
Một là, DNNN nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng quốc gia.
-Hai là, DNNN tham gia chiếm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng (tuỳ theo từng thời kỳ phát triển kinh tế) để chủ động định hướng xã hội, làm đối trọng trong phát triển hội nhập kinh tế quốc tế.
-Đối với những vấn đề xã hội:
DNNN đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, đặc biệt đối với địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, nơi các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nếu lợi nhuận là mục tiêu cở bản của doanh nghiệp tư nhân thì đối với DNNN, ngoài mục tiêu kinh doanh còn nhiều mục tiêu cở bản khác. Lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất mà trước hết phải xem xét đến lợi ích chính trị- xã hội- kinh tế của đất nước. DNNN phải có mặt và phát triển tại các lĩnh vực mà các doanh nghiệp khác không muốn hoặc không có khả năng làm, để đảm bảo cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho nhu cầu của các tầng lớp dân cư. Vì vậy, hiệu quả của DNNN có thể là hiệu quả kinh tế, hoặc hiệu quả xã hội, hoặc cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Do đó trong nhiều trường hợp các DNNN hoạt động trong lĩnh vực công ích phải đặt mục tiêu lợi nhuận xuống hàng thứ yếu.
Về kinh tế: DNNN phải là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động đến các quá trình kinh tế xã hội, điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mối cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH. Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò kinh tế chung rất quan trọng. Vai trò ấy thể hiện chủ yếu ở chỗ khắc phục thất bại thị trường, điều tiết vĩ mô, nhằm làm cho các hoạt động kinh tế có hiệu quả, công bằng, ổn định.Giúp chính phủ giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội to lớn trong những giai đoạn đặc biệt như cạnh tranh,khủng hoảng kinh tế…
Sự tồn tại và phát triển các DNNN chủ yếu do các mục tiêu phi thương mại của chính phủ nhằm điều tiết đời sống kinh tế xã hội . Mục tiêu ngăn chặn độc quyền của khu vực tư nhân trong một ngành công nghiệp nào đó có khả năng gây thiêt hại chung cho xã hội. Mục tiêu phân phối lại thu nhập quốc dân,tạo công ăn việc làm và cung cấp hàng hoá cho những thiệt hại kinh tế.
Sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà sản phẩm của chúng được tiêu dùng mang tính xã hội không thương mại hoá như giao thông đường thuỷ,những công thình kiến trúc mang tính lịch sử,bảo vệ phong cảnh thiên nhiên…Những sản phẩm náy được coi là thuộc về cộng đồng ,chính phủ phải chi phí đảm bảo giao thông đường thuỷ,bảo tồn các di tích lịch sử và phong canh thiên nhiên,khu vực tư nhân không thể cung cấp vì nó không có quyền sở hữu chúng ,vì vậy DNNN phải đảm nhiệm.
Chính phủ phải luôn có trách nhiệm trước những ngành thuộc kết cấu hạ tầng ,tạo cơ sở cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế trong đó có khu vực tư nhân,sản xuất những hàng hoá này đòi hỏi cũng lớn,vốn thu hồi chậm nên không hấp dẫn các khu vực tư nhân.Chính vì phái đảm nhận việc cung cấp những loại hàng hoá này nên thu nhập tài chính của DNNN thường được đánh giá thấp hơn thu nhập thực tế,vì không tính đến những lợi ích bên ngoài doanh nghiệp.
Ngoài vai trò kinh tế chung, nhà nước có hai vai trò cơ bản hết sức quan trọng trong lĩnh vực đầu tư phát triển của toàn xã hội:
-Một là tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động đầu tư phát triển được tiến hành
-Hai là khuyến khích, dẫn dắt hoạt động đầu tư phát triển theo định hướng nhất định trên cơ sở quyết định quy hoạch, kế hoạch, cấp phát ngân sách, cho vay vốn hoặc các biện pháp điều tiết khác.Vai trò của nhà nước trong hoạt động đầu tư phát triển được thể hiện rõ thông qua chính hoạt động đầu tư phát triển của nhà nước cũng như việc điều tiết, thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư khu vực ngoài nhà nước( tư nhân và đầu tư nước ngoài) và thông qua việc quyết định kế hoạch, quy hoạch.
Ở một góc độ cụ thể hơn, ta có thể thấy vai trò của nhà nước thể hiện trên các khía cạnh như chi tiêu, cấp phát ngân sách, cho vay vốn ưu đãi; đầu tư phát triển để tạo ra hàng hoá công; đầu tư phát triển để thực hiện việc cung cấp công cộng một số hàng hoá tư nhân; chính sách bao tiêu một số sản phẩm và dịch vụ từ đầu tư phát triển được lựa chọn để giữ vững cầu, ổn định giá cả và thúc đẩy tăng trưởng; đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; thi hành chính sách thuế khoá liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển; quản lý nhà nước về đầu tư phát triển (quản lý cá nhân và tổ chức tham gia đầu tư phát triển , quản lý sản phẩm của đầu tư phát triển ); xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động đầu tư phát triển; thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư phát triển ,...
I.5.Vai trò của đầu tư trong DNNN:
I.5.1. Tầm vĩ mô:
a.Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế .
Tăng trưởng kinh tế là một bộ phận quan trọng của đời sống kinh tế xã hội và là một trong những chỉ tiêu then chốt để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Có nhiều yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và tùy vào từng giai đoạn lịch sử các yếu tố đó được ưu tiên xem xét ở các mức độ khác nhau. Nếu như trước đây tăng trưởng chủ yếu dựa vào tỷ lệ tiết kiệm, tích lũy tư bản và vốn vật chất, thì ngày nay tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực, công nghệ, thể chế chính trị và truyền thống văn hóa trong đó tiến bộ của khoa học công nghệ chính là động lực của tăng trưởng kinh tế, của tăng năng suất lao động và cải thiện lâu dài mức sống .
Muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ15- 20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước:Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn từ 5- 7. ở các nước chậm phát triển ICOR thấp từ2- 3. Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư dủ để dạt được một tỉ lệ tăng thêmsản phẩm quốc dân dự kiến.Có sự khác nhau trên là vì chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông htường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường đãn đến tốc độ tăng trưởng thấp.
b.Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
b.1.Đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành kinh tế then chốt,có tiềm năng,thế mạnh.
- Đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận nên các ngành có tỉ suất lợi nhuận cao sẽ được chú trọng hơn làm cho quy mô và trình độ của ngành đó tăng.
- Đầu tư nghiên cứu và triển khai có xu hướng làm xuất hiện các ngành mới,phát triển các ngành kinh tế cao dẫn tới các ngành này lại thu hts vốn đầu tư,dând dần sẽ chiếm được vị trí trong nền kinh tế.
b.2.Tác động tới cơ cấu vùng,lãnh thổ.
-Làm cơ cấu lãnh thổ chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng đống góp vào GDP của các vùng có nhiều lợi thế so sánh,có điều kiện thuận lợi.
-Đầu tư vào vùng khó khăn của đât nước làm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.
b.3.Tác động tới cơ cấu thành phần kinh tế.
Đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân gia tăng làm cơ cấu chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế của từng thành phần kinh tế,giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước.
c.Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước.
Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học- công nghệ của đất nước.Công nghệ là trung tâm của CNH. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.Có 2 con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là sự nghiên cứu hay nhập nó thì cũng cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
Khoa học công nghệ ngày càng có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hôi củat một quốc gia.Việc đầu tư 1 cách có hiệu quả vào các ngành sản xuất dịch vụ luôn đồng thời đi kèm phát triển khoa học công nghệ của ngành đó.
I.5.2. Tầm vi mô:
a. Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay đổi các cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư.
b. Quy mô sản xuất kinh doanh….
Quy mô doanh nghiệp ngày càng được mở rộng do sự tăng cường đầu tư hợp lý.
II. Thực trạng:
II.1.Vốn sản xuất kinh doanh& doanh thu thuần của DNNN.
Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển.Vì vậy việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một khâu quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt và thu hút các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển.
Cơ cấu vốn trong DNNN có vốn chủ sở hữu, vốn bổ sung từ lợi nhuận hàng năm, các quỹ của doanh nghiệp, vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, vốn đi chiếm dụng của khách hàng.
Và trong thời gian qua nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư cũng tăng lên đáng kể.
Nguồn: tổng cục thống kê (đơn vị nghìn tỷ đồng)
Năm
2007
2008
2009
2010
Tổng số
461,9
637,3
704,2
830,3
Khu vực nhà nước
200
184,4
245,0
316,3
Khu vực ngoài nhà nước
187,8
263,0
278,0
299,5
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
74,1
189,9
187,2
214,6
Kinh tế nhà nước mà nòng cốt là các DNNN đóng góp khoảng 39 % tổng sản phẩm trong nước. Đến nay, DNNN đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 53% tổng vốn đầu tư nhà nước, 60% tổng lượng tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% tổng vốn vay nước ngoài….
Theo thống kê, năm 2007, tổng đầu tư toàn xã hội ước khoảng 460.000 ngàn tỷ đồng, thì đầu tư của khu vực nhà nước chiếm khoảng ½ như vậy nhà nước luôn luôn là nhà đầu tư áp đảo, dẫn dắt thị trường. Đầu tư nhà nước chủ yếu thông qua các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước vay ngân hàng tới 60% tổng mức vay của toàn xã hội, như vậy nhất cử nhất động các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đều ảnh hưởng tới thị trường. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử đầu tư từ vốn trong DNNN là vấn đề cần được quan tâm và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng.
DNNN tuy đóng góp nhiều trong GDP nhưng nó vẫn không tương xứng với vốn được đầu tư. Mức vốn đầu tư xã hội của khu vực kinh tế nhà nước chiếm trên 53% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng đóng góp của DNNN trong GDP chỉ chiếm khoảng 40%.
Nguyên nhân là trong quá trình bươn trải, gần đây các doanh nghiệp nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng và yếu kém trong quá trình chuyển đổi để thích ứng với môi trương kinh doanh mới. Sự lúng túng, yếu kém được bộc lộ ở nhiều lĩnh vực mà rõ rệt nhất là ở lĩnh vực xác định các định hướng đầu tư.
Biểu hiện cụ thể nhất trong yếu kém đầu tư là đầu tư dàn trải, sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn của nhà nước, nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh theo phong trào, không chăm chú đầu tư theo chiều sâu với thế mạnh tiềm năng vốn có của mình. Tình trạng các doanh nghiệp đua nhau kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, ngân hàng, địa ốc... đã tạo ra những rối loạn đáng tiếc trong khu vực hàng hoá nhạy cảm này... Tình trạng yếu kém trong định hướng đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đã gây ra nhiều tác hại chẳng những cho bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn gây tác hại lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Với mỗi doanh nghiệp nó làm phân tán nguồn lực và sức mạnh nguồn vốn và trí tuệ khi doanh nghiệp còn chưa đủ sức cạnh tranh, thậm chí nó là nguy cơ tiềm ẩn của sự thua lỗ và phá sản.
Với nền kinh tế quốc dân, nó gây ra sự lãng phí và thất thoát tiền vốn và tài sản công, nó gây ra sự rối loạn dòng chảy tài chính, tiền tệ, làm cho ngân sách quốc gia sa vào tình trạng bội chi, và kết cục nó là một trong những tác nhân của lạm phát, khiến cho nền kinh tế phát triển không bền vững.
Số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN luôn tăng lên và luôn cao hơn so với khu vực DN ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên hiệu quả của nguồn vốn hệ thống DNNN đem lại lại không cao và còn rất nhiều vấn đè bất cập cần phải giải quyết ngay.
Nhà nước chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ vấn đề này nên có nhiều công ty Nhà nước huy động vốn quá lớn, dư nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, dẫn đến khả năng thanh toán không đảm bảo, ảnh hưởng đến an ninh tài chính. Theo một số thống kê cho thấy, trong số 70 tập đoàn, tổng công ty (TCT) nhà nước thì có 30 đơn vị có hệ số nợ phải trả trên vốn vượt trên 3 lần, thậm trí nhiều doanh nghiệp vượt trên 20 lần như Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 gấp 42 lần, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 gấp 22,5 lần, Tổng công ty Lắp máy Việt nam gấp 21,5 lần…
Do được hưởng nhiều ưu đãi như không bắt buộc phải có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay, thủ tục vay vốn đơn giản … một số doanh nghiệp chủ quan dễ dẫn đến đổ vỡ dây chuyền khi mất khả năng thanh toán khi đầu tư dàn trải,không hiệu quả vào các ngành khác nhau.Với quy định không hạn chế phạm vi ngành nghề, lĩnh vực và quy mô đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp nên trong thời gian vừa qua nhiều DNNN đã góp vốn đầu tư hoặc mua cổ phần, vốn góp tại nhiều doanh nghiệp khác, phân tán vào nhiều lĩnh vực kể cả không thuộc lĩnh vực ngành nghề chủ yếu.
Đáng chú ý, một số tập đoàn, TCT đã dành một lượng vốn khá lớn đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua bán cổ phiếu trên thị trường. Có tới 28 đơn vị hoạt động đầu tư chứng khoán, thành lập công ty chứng khoán, đầu tư vào công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm với giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra ngoài.Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí đầu tư 5.780 tỷ đồng, trong đó ngân hàng 1.100 tỷ đồng, công ty chứng khoán 76,5 tỷ đồng, công ty tài chính 4.005 tỷ đồng, công ty bảo hiểm 570 tỷ đồng, quỹ đầu tư 29 tỷ đồng; Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam đầu tư 1.894 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực ngân hàng 344 tỷ đồng, bảo hiểm 1.462 tỷ đồng (Bảo Việt), quỹ đầu tư 88 tỷ đồng...
Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 theo hướng đa dạng hóa sở hữu với các hình thức cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Tổng số doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại trong 5 năm qua vượt xa cùng thời kỳ trước đó. Các doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao được tính cạnh tranh, phát huy được vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt động kinh tế, xã hội.
Hiện nay, đã có 47 tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập xây dựng đề án chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, một số doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép xây dựng thí điểm đề án các Tập đoàn kinh tế hoạt động trong một số lĩnh vực mang tính then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế như Bưu chính - Viễn Thông; Dầu khí; Điện lực; Xi măng..
Hiện nay tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đã bước sang giai đoạn quan trọng, đó là cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lớn. Theo báo cáo vẫn còn khoảng 2.200 doanh nghiệp nhà nước loại lớn tổng vốn là 31 tỷ USD, tương đương 31% GDP. Nhà nước dự tính sẽ chỉ giữa lại 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Năm 2007 dự tính thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn với tổng giá trị 10 tỷ USD.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa và đặt mục tiêu niêm yết 71 doanh nghiệp nhà nước lớn trên thị trường chứng khoán trước năm 2010. Sẽ mở rộng qui mô của doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa để đưa vào danh sách các công ty TNHH 100% vốn nhà nước và các cơ quan hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước. Tiêu chí lựa chọn và số lượng các nhà đầu tư chiến lược sẽ do Ban chỉ đạo đề xuất và nhà đầu tư chiến lược phải trả giá không thấp hơn giá trúng thầu trung bình
Việc DNNN được sắp xếp lại là một bước tiến quan trọng, tạo động lực để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, đồng thời giúp Nhà nước có điều kiện để tập trung đầu tư vào các dự án lớn. Tuy nhiên, quy mô nhiều DNNN hiện nay chưa lớn, năng suất lao động và hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế và chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước.
Quá trình sắp xếp, đổi mới DN và cổ phần hoá (CPH) các DNNN đã góp phần thu hút vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng các khoản doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và tiền lương bình quân của người lao động trong các DN.
Việc hình thành các TCty và Cty hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con đã tạo điều kiện bằng cơ chế đầu tư tài chính. Tại các DN này, bước đầu đã có sự tích tụ vốn, công nghệ và các nguồn lực khác để kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, có đủ sức đầu tư, thực hiện các dự án có quy mô lớn. Mặt khác, công tác quản lý DN của thành phố thông qua sắp xếp, tổ chức lại DN đã có chuyển biến tích cực theo hướng sâu sát, cụ thể, do giảm đựơc các đầu mối quản lý. Việc chuyển các DNNN sang Cty TNHH nhà nước một thành viên đã tạo ra sự thay đổi về cơ chế quản lý vốn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng: với bản chất DN 100% vốn nhà nước, cơ chế quản trị tại các DN vẫn chưa có sự thay đổi về chất, phong cách quản lý và tư duy kinh doanh vẫn còn yếu kém. Ví dụ: Quá trình sắp xếp và đổi mới DNNN của thành phố Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cần được khắc phục. Đó là, một số văn bản pháp lý, các cơ chế, chính sách còn bất cập, chậm ban hành, lại thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó nhận thức của các sở, ban, ngành và bản thân DN về CPH chưa đầy đủ, chưa sâu sát, nên khi triển khai thực hiện còn nhiều sai sót, có hiện tượng trục lợi và thao túng tài sản của nhà nước. Mức tăng trưởng của các DN sau chuyển đổi còn thấp so với các DN, thuộc các thành phần kinh tế khác. Đáng chú ý: vai trò hoạt động của tổ chức Đảng, các đoàn thể trong DN chưa đổi mới kịp theo yêu cầu...
II.2.Tình hình thực hiện các nội dung đầu tư:
II.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm:
+ Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch công trình chuẩn bị đầu tư
+ Chi phí thiết kế và xây dựng
+ Chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị
+ Các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán và chi phí dự phòng( bằng 10 % tổng dự toán).
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể chia ra theo các mục sau:
a. Chi phí xây dựng và lắp đặt bao gồm:
+ Chi phí phá huỷ tháo dỡ các vật kiến trúc cũ.
+ Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng.
+ Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công.
+ Chi phí xây dựng các hạng mục công trình như làm mới mở rộng cải tạo và khôi phục các công trình xây dựng.
+ Chi phí lắp đặt thiết bị bao gồm việc lắp đặt trang thiết bị vật dụng, các hoạt động thăm dò phục vụ cho hoạt động lắp đặt đó.
+ Các chi phí di chuyển thiết bị thi công và vật liệu, lực lượng xây dựng.
b. Chi phí mua sắm thiết bị máy móc bao gồm:
+ Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt.
+ Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho lưu bãi chi phí bảo quản bảo dưỡng tại kho chi phí gia công sửa chữa chi phí kiểm tra thiết bị máy móc khi tiến hành lắp đặt.
+ Các loại thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình cần thiết.
c. Chi phí liên quan đén đất đai:
+ Tiền thuê đất, hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất.
+ Chi phí đền bù và tổ chức thực hiên trong quá trinh đền bù.
Đầu tư XDCB của là những khoản chi lớn của nhà nước đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ ngân sách Nhà nước. Tổng đầu tư xây dựng cơ bản của DNNN năm 2009 lên đến 64100 tỷ đồng trong đó chi xây dựng cơ bản hạ tầng là 57467 tỷ đồng, chi dự án trồng mới là 1425 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng là chủ yếu, chiếm tỉ lệ lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Chi đầu tư XDCB là một khoản chi trong chi đầu tư phát triển và hiện nay chi đầu tư phát triển chiếm hơn một phần ba giá trị GDP; khoảng 9% được đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng,chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN(6- 7% GDP). Hiện nay quan điểm của Đảng ta là không sử dụng tiền đi vay cho tiêu dùng mà chỉ dùng vào mục đích đầu tư phát triển và phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và chủ động trả nợ khi đến hạn, đồng thời trước khi đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ nhằm đẳm bảo mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra đều mang lại hiệu quả cao.Nhiều khoản chi sai bị từ chối, công trình phải dừng,giãn tiến độChính phủ cho biết, tính đến cuối tháng 6/2010, hầu hết các Bộ, cơ quan Trung ương đã phân bổ, giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên cho các đơn vị trực thuộc . UBND cấp tỉnh cũng đã ra quyết định giao tiết kiệm 10% chi thường xuyên cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới.
Tuy nhiên, trong quản lý kinh phí, vẫn còn tình trạng thực hiện không đúng các quy định. Từ tháng 10/2009 đến tháng 8/2010, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã kiểm soát 174.838 tỷ đồng, phát hiện 35.222 khoản chi của hơn13 nghìn lượt đơn vị chưa đúng thủ tục, trình tự quy định.Cũng nằm trong chương trình tiết kiệm, chống lãng phí, đến nay các Bộ, cơ quan trung ương đều đã giao quyền tự chủ theo quy định cho các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý, với số lượng là 23.399 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Trong đó chủ yếu là các đơn vị thuộc cấp tỉnh còn các đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện thì tỷ lệ giao tự chủ còn thấp.Đối với các Tổng công ty, Tập đoàn, đã rà soát cắt giảm, hoãn khởi công, ngừ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 162.docx