MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI
I. Khái niệm về
đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1. Tìm hiểu về đầu tư phát triển
1.1. Đầu t¬ư
1.2. Đầu tư¬ phát triển
2. Tìm hiểu về nguồn lực con người
2.1. Nguồn lực con người
2.2 Phát triển nguồn nhân lực
3. Đầu tư phát triển nguồn lực con người
II. Đặc điểm của đầu tư phát triển nguồn nhân lực
III. Vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1.Đối với từng cá nhân trong xã hội
2.Đối với xã hội.
IV. Nội dung đầu tư phát triển nguồn lực
1. Đầu tư giáo dục đào tạo nguồn nhân lực
1.1. Đầu tư cho chương trình giảng dạy
1.2. Đầu tư đội ngũ giáo viên và phương pháp dạy học
1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục
2. Đầu tư y tế và chăm sóc sức khỏe
2.1. Đầu tư cơ sở vật chất (bệnh viện)
2.2. Đầu tư trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe
2.3. Đầu tư cho cán bộ y tế
3. Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động
4. Đầu tư cho tiền lương
V. Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn lực con người với các loại hình đầu tư khác
1. So sánh giữa đầu tư phát triển nguồn nhân lực với các loại hình đầu tư khác
2. Mối quan hệ với các loại hình đầu tư khác
VI. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1. Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe dân cư
2. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động
3. Chỉ tiêu thể hiện chất lượng lao động
4. Một số chỉ tiêu tổng hợp
5. Chỉ tiêu khác
C. Thực trạng đầu tư phát triển nhân lực tại VN hiện nay
I. Đầu tư kế hoạch hóa dân số và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân
1. Đầu tư cho kế hoạch hóa dân số
2. Đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
II. Đầu tư cho giáo dục đào tạo
1. Nguồn vốn và quy mô vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
2. Đầu tư cho hệ thống giáo dục.
2.1. Đầu tư giáo dục mầm non.
2.2. Đầu tư giáo dục phổ thông.
2.3. Đầu tư giáo dục bậc đại học, cao đẳng
2.4. Đào tạo cho giáo dục sau đại học
2.5. Đầu tư cho hệ thống dạy nghề
3. Đầu tư tạo việc làm.
3.1 Đầu tư tạo việc làm cho lao động
4. Đầu tư xã hội và xuất khẩu lao động
4.1. Đầu tư toàn xã hội
4.2. Xuất khẩu lao động
5. Đầu tư cải thiện môi trường lao động
5.1. Tiền lương
5.2. Bảo hiểm
5.3. Công đoàn
5.4. Điều kiện làm việc
6. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực
2.6.1. Về sức khỏe
2.6.2.Về trình độ văn hóa
2.6.3. Về chuyên môn kỹ thuật
2.6.4. Chỉ số tổng hợp
D. Giải pháp
1.Phát triên nguồn nhân lực theo chiều rộng:
1.1. Thu hút và nâng cao nguồn nhân lực từ nông thôn, vùng núi
1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng ,xây dựng thêm nhà máy xí nghiệp :
1.3. Xây dựng môi trường, thực hiện an toàn lao động
2. Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu
2.1. Tích cực thực hiện đầu tư cho giáo dục đào tạo
2.2. Chuyên môn hóa hệ thống làm việc
2.3. Thực hiện các chính sách thu hút, lôi kéo nhân tài
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung đầu tư phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về mặt kinh tế mà còn nhấn mạnh đến chất lượng cuộc sống và sự công bằng tiến bộ xã hội.
4.2. Chỉ số nghèo đói của con người đối với nước đang phát triển (HPI-1)
Trong khi HDI đo lường thành tựu trung bình thì HPI-1 lại đo sự thiếu hụt ở ba độ đo cơ bản trong phát triển con người mà HDI thể hiện:
Tuổi thọ đo bằng xác suất sống chưa đến 40 tuổi.
Trình độ học vấn đo bằng tỷ lệ mù chữ ở người lớn.
Mức sống đo bằng trung bình không trọng số của hai chỉ tiêu: tỷ lệ dân số không được tiếp cận bền vững tới nguồn nước được
cải thiện và tỷ lệ trẻ thiếu cân số với tuổi.
4.3. Chỉ số đói nghèo đối với một số nước OECD lựa chọn (HPI-2)
HPI-2 cũng đo sự thiếu hụt ở các độ đo như HPI-1 và cũng thể hiện việc bị loại ra ngoài xã hội. Như vậy nó phản ánh sự thiếu hụt ở bốn độ đo:
Tuổi tho đo bằng xác suất sống chưa đến 60 tuổi.
Trình độ học vấn đo bằng tỷ lệ người lớn (16-65) thiếu kỹ năng đọc viết chức năng.
Mức sống hợp lý đo bằng tỷ lệ người dân dưới chuẩn nghèo thu nhập (50% trung bình của phần thu nhập có thể chi tiêu cho hộ gia đình đã điều chỉnh)
Việc bị loại ra ngoài xã hội đo bằng tỷ lệ thất nghiệp lâu dài (12 tháng trở lên).
. Chỉ số phát triển liên quan tới giới (GDI)
Trong khi HDI đo thành tựu trung bình thì GDI điều chỉnh thành tựu trung bình để phản ánh bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới ở các độ đo sau:
Tuổi thọ đo bằng tuổi thọ trung bình.
Trình độc học vấn đo bằng tỷ lệ biết chữ ở người lớn và tổng tỷ lệ đi học kết hợp cả tiểu học, trung học và đại học.
Mức sống hợp lý đo bằng thu nhập kiếm được ước tính (PPP USD).
. Số đo sự trao quyền cho giới (GEM)
Tập trung vào các cơ hội của phụ nữ hơn là khả năng của họ.GEM thể hiện sự bất bình đẳng giới trong ba lĩnh vực cơ bản:
Sự tham gia chính trị và quyền quyết định số đo bằng tỷ lệ phần trăm số đại biểu quốc hội là nữ và nam.
Sự tham gia kinh tế và quyền quyết định đo bằng tỷ lệ phần trăm phụ nữ và nam giới nắm giữ các chức vụ như lập pháp, cán bộ cao cấp và quản lý, và tỷ lệ phần trăm phụ nữ và nam giới nắm giữ các chức vụ chuyên môn kỹ thuật.
Quyền đối với nguồn lực kinh tế đo bằng thu nhập kiếm được ước tính của phụ nữ và nam giới.(PPP USD).
Chỉ tiêu khác
Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được như trên người ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của người lao động. Chỉ tiêu phản ánh mặt định tính mà khó có thể định lượng được. Nội dung của chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt:
Truyền thống dân tộc bảo vệ tổ quốc.
Truyền thống về văn hóa văn minh dân tộc.
Phong tục tập quán, lối sống.
Nhìn chung chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực tinh thần của người lao động.
C. Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam giai đoạn 2001-2009
I. Đầu tư kế hoạch hóa dân số và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân
I.1. Đầu tư cho kế hoạch hóa dân số
Số lượng nguồn lực con người được phản ánh qua quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số của 18 năm trước đó. Với một tỷ lệ tăng dân số quá cao sẽ làm triệt tiêu mọi cố gắng và thành quả đạt được trong phát triển kinh tế, làm gay gắt thêm các vấn đề xã hội vốn đã gay gắt, mà còn là vật cản không cho phép cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Năm 2003 nhà nước đã ban hành pháp lệnh dân số (hiện nay đang xây dựng luật dân số), trong đó quy định quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số. Cùng Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006 -2010 với mục tiêu mỗi gia đình chỉ sinh 2 con, đã thể hiện quyết tâm của nhà nước về giảm mức độ gia tăng dân số hàng năm. Từ năm 2003, do được đầu tư mạnh từ ngân sách (841 tỷ năm 2002) cho công tác tuyên truyền dân số nên tốc độ gia tăng dân số đã giảm dần và tới năm 2007 còn 1,21%. Tuy nhiên gần đây tỷ lệ số người sinh con thứ 3 có xu hướng tăng, điều này tiềm ẩn nguy cơ tỷ lệ tăng dân số cao trong những năm sắp tới.
Bảng 2: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp dân số kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn 2000-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Chi cho dân số kế họach hoá gia đình
559
434
841
666
397
483
489
612
Nguồn: Tổng cục thống kê
I.2. Đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Nói về sức khỏe thì sự cường tráng về thể chất, sự thoải mái về tinh thần vừa là nhu cầu của bản thân mỗi con người, vừa là vốn quý để tạo ra các tài sản trí tuệ, vật chất, và tinh thần cho toàn xã hội. Do vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho các thế hệ người Việt Nam luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta.
Để thực hiện việc này, nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989), Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh, phục hổi chức năng (1991), cũng như nhiều văn kiện khác về chăm sóc sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân (như cho phụ nữ, trẻ em). Việc thực thi những chính sách chủ trương, biện pháp được nêu trong các văn kiện đó những năm qua đưa lại những kết quả thiết thực trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao một bước chất lượng dân số nước ta.
Phần lớn nguồn vốn đầu tư cho y tế là từ nguồn ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Chính phủ đã ưu tiên tăng chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế, năm sau đã cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN (năm 2007 tăng lên 23.280 tỷ đồng, đạt 6,3% và dự toán năm 2008 là 27.463 tỷ đồng). Bên cạnh nguồn vốn đầu tư cho y tế từ NSNN, Nhà nước cũng có chủ trương khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển hệ thống y tế. Cho đến nay, các bệnh viện công đã huy động được khoảng 3.000 tỷ đồng để triển khai các kỹ thuật cao. Ngoài ra còn có 22 bệnh viện đã được cấp phép đang tiến hành xây dựng
Chính phủ đã đảm bảo đủ kinh phí để khám, chữa bệnh miễn phí cho khoảng 10 triệu trẻ/năm tại các cơ sở y tế công lập với mức chi ngày càng tăng: năm 2005 là 75.000 đồng/trẻ, năm 2007 là 108.000 đồng/trẻ, năm 2008 là 130.000 đồng/trẻ. Hàng chục triệu trẻ em đã được khám chữa bệnh miễn phí, nhiều trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo chi phí lên đến 40-50 triệu đồng. Theo đánh giá của Chính phủ, việc tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước và thực hiện các giải pháp, chính sách nêu trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Bảng 3: Phần trăm chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trong giai đoạn 2000-2007
Đơn vị:%
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Chi sự nghiệp y tế
3,17
3,24
3,14
2,96
2,81
2,90
3,74
4.11
Nguồn: Tổng cục Thống kê
II. Đầu tư cho giáo dục đào tạo
Nhà nước ta đã xác định đầu tư cho giáo dục đào tạo, trong đó có cả dạy nghề là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển, từ đó Nhà nước đã kêu gọi các cấp ngành và toàn xã hội đẩy mạnh phát triển giáo dục, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
II.1. Nguồn vốn và quy mô vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
Nhà nước chịu trách nghiệm hầu như toàn bộ các khoản chi của giáo dục đại học, trung học chuyện nghiệp và dạy nghề. Phần ngân sách nhà nước cấp phần lớn để trả lương cho giáo viên và một phần dành để trao học bổng cho sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp. Chính quyền địa phương cấp tỉnh và thành phố chịu phần lớn ngân sách giáo dục bậc phổ thông. Các địa phương phải lo phần lớn các khoản chi xây dựng trường học, phương tiện học tập của học sinh.
Trong những năm qua nhà nước đã rất chú trọng tăng cường đầu tư cho giáo dục. Tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi, cho đào tạo trình độ cao và những ngành khó thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; bảo đảm điều kiện học tập cho con em người có công và gia đình nghèo. Tăng cường quản lý nhà nước, đặc biệt là hệ thống thanh tra giáo dục, thiết lập kỷ cương, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Tăng cường quản lý và giúp đỡ người đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo năm 2000 là 11,63%, năm 2005 là 10.89%, năm 2007 là 20%.
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤCPUBLIC EXPENDITURE ON EDUCATION & TRAINING(Tỉ đồng - VND billion)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số - Total
15609
20624
22795
32730
41630
55300
66770
Chi cho xây dựng cơ bảnCapital Expenditure
2360
3008
3200
4900
6623
9705
11530
Chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạoRegurar expenditure
10356
12649
16906
18625
27830
35007
45595
55240
Kinh phí CTMT giáo dục và đào tạoNational target program
600
600
710
970
1250
1770
2970
3380
Chia ra - Of which:
* Giáo dụcFor education
415
495
725
925
1305
2328
2333
Dạy nghềVocational training
90
110
130
200
340
500
700
Trung học chuyên nghiệpProfessional Secondary Education
20
25
30
35
35
37
50
Đại học và cao đẳngHigher education
75
80
85
90
90
105
297
* Chương trình mục tiêu.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trên thực tế, tính theo thu nhập trên đầu người, Việt Nam có lẽ là nước chi cho giáo dục cao nhất thế giới : trung bình hàng năm khoảng 8% GDP/năm, ở Mĩ mới chỉ là 6%, Trung Quốc là 2,7%... ; nếu tính theo thu nhập hộ gia đình tỷ lệ chi cho giáo dục ở nước ta còn cao hơn nữa.Ví dụ Trung Quốc, họ chi trung bình cho một học sinh là 332 $US một năm, so với Việt Nam là 227 $US. Tất nhiên so sánh này cũng còn khập khiễng vì thu nhập trên đầu người Trung Quốc gấp 3 Việt Nam (2 055 $US so với 643 $US), và giá cả cao hơn Việt Nam khoảng 20%. Nhưng như vậy cũng cho thấy là về con số tuyệt đối, sau khi điều chỉnh giá, Việt Nam không thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Nhiều quốc gia mơ tưởng chỉ số này dành cho giáo dục của họ.
Bên cạnh đó có nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính như việc miễn học phí và trợ cấp cho sinh viên có gia đình thuộc diện đối tượng chính sách, cho sinh viên nghèo vay tiền ngân hàng để chi cho học tập. Chính phủ sẽ dành 4 tỷ USD tạo một quỹ cho người Việt Nam đủ tiêu chuẩn được duyệt đi học. Sau 1 năm triển khai, 2007-2008 số sinh viên được vay đã tăng từ 100.000 lên hơn 750.000 (tăng gấp hơn 7 lần), khẳng định không có học sinh- sinh viên nào phải bỏ học vì không có điều kiện đóng học phí. Tổng số tiền cho vay là gần 5.300 tỷ đồng, trong đó 1,7% số học sinh được vay thuộc diện mồ côi; 16,5% thuộc gia đình nghèo; 67% cận nghèo và 14% là gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
II.2. Đầu tư cho hệ thống giáo dục.
Việt Nam có hệ thống giáo dục tương tự hệ thống giáo dục của hầu hết các nước châu Á. Chính phủ quản lý các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ; tỉnh thành phố quản lý giáo dục trung học ; quận huyện quản lý giáo dục tiểu học. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề, trung học chuyên nghiệp (theo chương trình 3 năm), giáo dục đại học và cao đẳng (3-5 năm) ; cuối cùng là giáo dục sau đại học (từ 3-5 năm) .
II.2.1. Đầu tư giáo dục mầm non.
Trong giai đoạn vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề nâng cao vai trò của Gia đình trong chức năng giáo dục trẻ em (thông qua hàng loạt các chương trình, chính sách như: Chiến lược phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2001-2010, luật giáo dục....) Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 đã được phê duyệt theo quyết định số 149/2006/QD-TT ngày 23-5-2006 của thủ tướng chính phủ
Nhà nước chú trọng phát triển mạng lưới giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu thực tế. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong giai đoạn 1999-2007 số lượng các trường mầm non tăng lên 20%, từ 9.598 đến 11.509 trường và đến 2009 con số này là 12190 trường .
Không chỉ số lượng giáo viên tăng lên, mà chất lượng giáo viên cũng đã được nâng cao hơn trước (nhiều trường đại học, cao đẳng đã thực hiện chương trình đào tạo ngành sư phạm mầm non).
II.2.2. Đầu tư giáo dục phổ thông.
Đầu tư xây dựng mạng lưới trường phổ thông đã được tương đối ổn định. Hiện nay cả nước có khoảng 21 nghìn trường tiểu học và trung học cơ sở; hầu hết các xã đã có trường tiểu học; phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở. Các địa phương bắt đầu chú ý quy hoạch mạng lưới trường gắn với quy hoạch kinh tế xã hội. Các trường ngoài công lập đang hình thành và phát triển mạnh. Hệ thống các trường dân tộc nội trú tỉnh huyện được củng cố; hầu hết các bản làng ở vùng núi cao, vùng sâu đã mở lớp học. Loại hình trường bán trú đang phát triển mạnh.
Hiện nay đã có 239 trường dân tộc nội trú, đảm bảo điều kiện học tập, ăn ở nội trú cho 45 nghìn học sinh dân tộc. Số trường phổ thông trong cả nước tăng liên tục. Năm học 1999-2000 cả nước có 23960 trường phổ thông thì năm học 2006-2007 có 27595 trường , tăng 15,17%, năm học 2008-2009 có 28144 trường.
II.2.3. Đầu tư giáo dục bậc đại học, cao đẳng
Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam áp dụng mô hình của Liên Xô cũ, từ sau khi đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng Việt nam đến nay Việt Nam đã có 322 trường đại học và cao đẳng trong đó 275 trường công lập và 47 trường ngoài công lập. Hầu hết các tỉnh đều ít nhất có một trường đại học. Để có được số lượng này một mặt do nhu cầu học đại học gia tăng, một mặt do ở các tỉnh, thành phố đều có chính sách khuyến khích đầu tư cho giáo dục nhất là giáo dục đại học. Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất cho các trung tâm, viện, trường đại học có uy tín quốc tế đầu tư vào khu công nghệ cao (Q.9).
Tuy nhiên chúng ta cũng cần quan tâm đến những mặt hạn chế trong việc đào tạo - giáo dục bậc đại học – cao đẳng ở nước ta:
· Những năm gần đây tốc độ phát triển quy mô đào tạo đại học và cao đẳng quá nhanh so với các điều kiện dạy và học. Tỷ lệ bình quân số sinh viên so với giáo viên của ta hiện nay đang quá tải (26,5 sinh viên/giáo viên), là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo giảm thấp. Một số trường đại học phát triển quy mô quá mức, thiên về lợi ích kinh tế (nhất là hệ tại chức). Một số trường đại học dân lập tuyển sinh quá mức cho phép, vượt xa các điều kiện bảo đảm việc dạy và học, tổ chức quản lý đào tạo lỏng lẻo, chất lượng đào tạo chưa cao. Quy mô một số trường đại học của nước ta còn quá lớn :
Ø Đại học Quốc gia TPHCM : 81.000
Ø Đại học Kinh tế TPHCM : 34.000
Ø Đại học Huế : 81.000
Ø Đại học Đà Nẵng : 52.000
Trong khi đó ở Mỹ, đại học lớn nhất là Arizona State cũng chỉ có khoảng 52.000 sinh viên. Các trường đại học hàng đầu chỉ khoảng 15.000 sinh viên.
· Cơ cấu đào tạo mất cân đối về bậc học, về ngành nghề, người học dồn nhiều vào bậc đại học và một số ngành nghề có nhu cầu trước mắt, không có sự hướng dẫn, điều chỉnh của Nhà nước về ngành nghề đào tạo. Trong đào tạo mất cân đối theo vùng và lãnh thổ, học sinh tốt nghiệp đại học tập trung xin việc ở thành phố và đồng bằng, nhiều trường hợp làm việc trái nghề. Trong hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 5/1/2008, cả nước chỉ có 25 trường, có tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng nghề, trên 60%.
· Cơ sở vật chất của ngành giáo dục đào tạo mặc dù đã được chú ý đầu tư, nhưng so với nhu cầu nâng cao chất lượng thì ở mức rất thấp, đặc biệt là thiếu thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, thư viện nghèo nàn, thiếu ký túc xá cho học sinh, sinh viên. Sự tăng cơ sở vật chất thấp xa so với tăng quy mô học sinh, sinh viên.
· Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, “thiếu cơ chế, chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao” và “nhiều chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành". Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hoá, ít có điều kiện cập nhật kiến thức mới. Sự hẫng hụt về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản”.
2.2.2.4. Đào tạo cho giáo dục sau đại học
Để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ từ trình độ đại học trở lên, đạt chuẩn quốc tế tại cơ sở nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng, mỗi năm đề án 332 (Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”) tuyển 400 chỉ tiêu, trong đó 50% chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 25% đào tạo thạc sĩ, 15% đào tạo kỹ sư, cử nhân và 10% thực tập khoa học đi đào tạo ở nước ngoài. Đối tượng được cử đi đều là những cán bộ, sinh viên xuất sắc, trải qua các vòng thi tuyển và đáp ứng đủ yêu cầu ngoại ngữ. Theo thống kê năm 2005 của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 38.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại hơn 20 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó gần 20% du học bằng ngân sách Nhà nước.
2.2.2.5. Đầu tư cho hệ thống dạy nghề
Ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho dạy nghề từ nay đến năm 2010 dự kiến khoảng 7.000 tỉ đồng. Hệ thống các trường dạy nghề cũng sẽ được nâng cấp để đến năm 2010 có 40 trường chất lượng cao, 3 trường tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và có khoảng 7,5 triệu LĐ được qua đào tạo nghề.
Trong những năm gần đây, số trường trung học chuyên nghiệp không tăng hoặc tăng không đáng kể. So với năm học 2005-2006, năm học 2006-2007 số trường dạy nghề giảm đi. Trước vấn đề này, đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 50% vào năm 2010 và 75% năm 2015 của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm xóa bỏ tình trạng “thừa thầy thiếu thợ “ hiện nay, tăng cường số lượng công nhân có tay nghề cao.
Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo.Đến nay trong cả nước có 2052 cơ sở dạy nghề (trong đó có 62 trường cao đẳng nghề, 235 trường trung cấp nghề). Số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện có 789 cơ sở dạy nghề công lập.
2.3. Đầu tư tạo việc làm.
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế phát triển. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính phủ và sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, trong những năm qua công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động đã thu được nhiều kết quả khả quan.
2.3.1 Đầu tư tạo việc làm cho lao động
Vai trò của nhà nước chuyển tự tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông qua các chính sách nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Trong những năm qua đã có sự lồng ghép hiệu quả với chương trình phát triển kinh tế xã hội khác, thực hiện các dự án vê tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dich cơ cấu lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, tạo và tự tạo việc làm cho từ 300-350 nghìn lao động trên năm. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm có mục tiêu hỗ trợ những người lao động tự tạo việc làm, tính đến năm 2007 tổng nguồn vốn cho vay lên trên 2.900 tỷ, tạo ra 25-30% việc làm được giải quyết mỗi năm. Tuy nhiên ngân sách đầu tư cho phát triển tạo việc làm còn quá ít so với nhu cầu hàng năm, bình quân mỗi năm chưa tới 300 tỷ, chỉ đáp ứng được 35-40% nhu cầu vay vốn tạo việc làm cho nhân dân. Suất đầu tư cho mỗi chỗ làm việc trong thực hiện cấc dự án cho vay theo chính sách hỗ trợ việc làm cho người nghèo thấp nên chất lượng của giải quyết việc làm theo các dự án đạt được chưa cao.
Nhà nước đã thực hiện vai trò bà đỡ thông qua việc ban hành các chính sách cho nhóm lao động yếu thế, như các chế độ ưu đãi đối với người lao động là người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động dôi dư ... góp phần hỗ trợ người lao động tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi phát triển các hoạt động giao dịch trên thị trường. Đến nay đã có 150 trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng triệu lượt người. Các hội chợ việc làm, tháng tạo việc làm, sàn giao dịch việc làm được tổ chức thường xuyên, đặc biệt là những trang thông tin chuyên về việc làm như www.vietnamworks.com.vn đã tích cực gắn kết người lao động và người sử sụng lao động.
Đối với nhà khoa học công nghệ, nhất là với những tài năng đỉnh cao, để tạo việc làm cho họ phải cung cấp được tài chính và tạo những điều kiện làm việc cần thiết như cung cấp thông tin, trang thiết bị phương tiện thí nghiệm, các cơ sở triển khai ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Tuy nhiên nguồn tài chính này nếu chỉ đơn giản là do nhà nước cấp để cho các nhà khoa học nghiên cứu mà không có đơn đặt hàng từ phía sản xuất thì việc nghiên cứu đó sẽ không đem lại hiệu quả thực.
Ø Thống kê cho thấy, hiện nay đầu tư cho Khoa học - Công nghệ ở Việt Nam chiếm 0,56% GDP so với 1% của Trung Quốc và 5,5% của Hàn Quốc và có năm (2005-2006) cũng không chi hết số tiền này.
Ø Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP về chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (tháng 9/2005) hay gọi là ”khoán 10 trong khoa học công nghệ”. Nghị đinh này cho phép ngoài việc thực hiện các chức năng chính là nghiên cứu như trước đây, khi đăng ký chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các tổ chức khoa học công nghệ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh như một doanh nghiệp. Đây được coi là bước chuyển lớn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ để họ tự thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu của mình để góp vốn liên doanh qua đó họ có điều kiện để nâng cao hiệu quả đầu tư cho khoa học và công nghệ
2.4. Đầu tư xã hội và xuất khẩu lao động
2.4.1. Đầu tư toàn xã hội
Muốn tạo việc làm phải tăng vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh vì phát triển lao động mà không có vốn đầu tư thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giảm xét từ góc độ kinh tế. Theo báo cáo của bộ kế hoạch và dầu tư giai đoạn 2005-2010 để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động hiện có cần lượng vốn đầu tư ít nhất sấp xỉ 50 tỷ USD. Để có được lượng vốn lớn như vậy phải tạo vốn từ nhiều kênh khác nhau, trong đó nhà nước phải có chính sách hấp dẫn, tin cậy để thu hút nguồn vốn trong nhân dân, nước ngoài dưới nhiều hình thức.
Ø Trong những năm gần đây tỷ lệ tiết kiệm nội địa so với GDP tăng nhanh và ổn định ở mức 31% - 33% (đây là cũng là mức tiết kiệm của Nhật bản trong giai đoạn bùng nổ kinh tế ).
Ø Bên cạnh đó để thu hút vốn đầu tư trước tiếp FDI chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách thủ tục đầu tư, ban hành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI, cùng với luật đầu tư nước ngoài được ban hành đã biến Việt Nam thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã thu hút mới 772 dự án với 46,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bằng 79,2% về số dự án và tăng gấp 5 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI giải ngân được đạt trên 7 tỷ USD, tuy thấp hơn so với vốn đăng ký nhưng tăng tới 32,1% so với cùng kỳ năm 2007 và là mức cao nhất kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đến nay.
2.4.2. Xuất khẩu lao động
Để giải quyết sức ép việc làm trong nước, phát triển thu nhập cho người lao động, nhà nước đã tiến hành các chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Ở một số địa phương đã phối hợp cùng các ngân hàng tiến hành cho người lao động đi vay tiền để xuất khẩu. Ví dụ người lao động sẽ được vay 20 triệu để đi Malaysia với thu nhập trung bình 4 triệu/tháng.Theo thống kê, hiện nay, tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài nhiều nhất là Malaysia là trên 100 nghìn người, trong đó một số nghề thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Thứ hai là Đài Loan có trên 90 nghìn người có thu nhập lên tới 300 – 500 USD/tháng và sau đó là Hàn Quốc có trên 30 nghìn, thu nhập bình quân của lao động khoảng 900 - 1000 USD/tháng.
2.5. Đầu tư cải thiện môi trường lao động
2.5.1. Tiền lương
Để bảo vệ quyền lợi của người lao động trước chủ lao động, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đều quy định định mức lương tối thiểu cho lao động. Khác với các nước trên thế giới áp dụng một mức lương tối thiểu chung cho cả nước thì chúng ta phân biệt mức lương tối thiểu ở doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu giữa 2 khu vực này tạo ra lợi thế tương đối về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26123.doc