Mục lục
Lời mở đầu 4
CHƯƠNG I: LÝ THYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 5
1. Phát triển nguồn nhân lực 5
1.1. Nguồn nhân lực là gì? 5
1.2. Phát triển nguồn nhân lực 6
1.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 8
2. Đặc điểm đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 9
3. Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 10
3.1. Vĩ mô 10
3.1.1.Đầu tư cho giáo dục 10
3.1.1.1. Đầu tư cho chương trình giảng dạy 10
3.1.1.2. Đầu tư cho đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy 11
3.1.1.3. Đầu tư về cơ sở vật chất cho giáo dục 12
3.1.2. Đầu tư về y tế 12
3.1.2.1. Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng 13
3.1.2.2. Sản xuất lắp đặt trang thiết bị 13
3.1.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y tế 14
3.1.2.4. Đầu tư cho y tế dự phòng, giáo dục chăm sóc sức khỏe 15
3.1.3 Tiền lương 15
3.1.4. Đầu tư cải thiện môi trường làm việc 16
3.2. Vi mô 17
3.2.1. Đầu tư về giáo dục, doanh nghiệp nâng cao trình độ người lao động. 17
3.2.2. Doanh nghiệp đầu tư cho y tế 19
3.2.2.1. Phát triển cơ sở vật chất trạm y tế trong công ty 19
3.2.2.2. Tổ chức khám chữa bệnh định kì 19
3.2.2.3. Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh 19
3.2.3. Tiền lương 19
3.2.4. Cải thiện môi trường làm việc 21
3.2.5. Một số chính sách nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho doanh nghiệp. 21
4. Vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực 21
4.1. Vĩ mô 21
4.2. Vi mô 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 24
1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô. 24
1.1. Đầu tư giáo dục đào tạo. 24
1.1.1. Tình hình chi ngân sách cho giáo dục đào tạo 24
1.1.2. Giáo dục mầm non 25
1.1.3. Giáo dục phổ thông trung học. 26
1.1.4. Giáo dục đại học, cao đẳng 29
1.1.5. Đào tạo chất lượng giáo viên. 30
1.2. Đầu tư cho y tế 31
1.2.1 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng y tế 32
1.2.2 Đầu tư cho thiết bị y tế 34
1.2.3. Đầu tư cho đội ngũ y bác sỹ 35
1.2.4. Đầu tư cho y tế dự phòng và giáo dục chăm sóc sức khỏe 37
1.2.5. Đầu từ cho nghiên cứu và triển khai 38
1.3. Tiền lương, tiền thưởng 38
1.4. Đầu tư cải thiện môi trường lao động 40
1.4.1 Điều kiện làm việc và an toàn vệ sinh lao động 40
1.4.2. Phúc lợi xã hội 41
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm vi mô: Tập đoàn viễn thông Quân đội 42
2.1. Chính sách, cơ chế thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 42
2.2. Sự phát triển về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực 43
2.3. Mục tiêu chiến lược về nguồn nhân lực 43
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 44
1. VĨ MÔ 44
1.1. Một số giải pháp về vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo nghề 44
1.2. Một số giải pháp đối với ngành y tế 48
1.2.1. Về vấn đề cơ sở hạ tầng 48
1.2.2. Về vấn đề nguồn nhân lực trong ngành y tế 50
1.3. Giải pháp đối với vấn đề tiền lương 50
1.4. Giải pháp cải thiện môi trường làm việc 50
2. VI MÔ 51
52 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân lực là nhân tố năng động nhất quyết định sự phát triển.
Lịch sử phát triển con người từ thời kì đồ đá cho đến thời kì hiện đại đã chứng minh rằng trải qua quá trình lao động hàng triệu năm của con người đã làm tăng động lực phát triển của xã hội. Như vậy, động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển tới bản thân con người nằm trong chính bản thân con người. Điều đó lí giải tại sao con người là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất tới sự phát triển kinh tế xã hội. So với các nguồn lực khác nguồn lực con người với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu tiên ở chỗ nó không bao giờ bị cạn kiệt và có thể phát triển vô hạn nếu biết bồi dưỡng,khai thác và sử dụng hợp lí. Còn các nguồn lực khác dù có nhiều đến đâu cũng chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả . Vì vậy con người với tư cách là là nguồn lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định nhất tới sự phát triển kinh tế xã hội.
4.2. Vi mô
Nhân lực là yếu tố cấu thành không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, sự thành hay bại của doanh nghiệp do nhân tố con người quyết định. Do đó, hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp đó. Nói như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư nhân lực.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực – nguồn gốc của lợi nhuận doanh nghiệp.
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận giữa giá trị hàng hóa và giá trị dịch chuyển, phần giá trị này phần lớn là do lao động sáng tạo ra. Đó chính là nguồn gốc của lợi nhuận doanh nghiệp. Giá trị gia tăng càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn, muốn có giá trị gia tăng cao thì phải dựa vào chất lượng và giá trị nguồn nhân lực. Điều này đồng nghĩa với việc phải có sự đầu tư vào nhân tố con người.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực - mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Bất cứ một doanh nghiệp thành công nào lại không thể không có một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao. Hay nói cách khác, nguồn nhân lực đem lại thương hiệu cho doanh nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng đó nên các doanh nghiệp luôn coi đầu tư phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu chiến lực lâu dài của doanh nghiệp mình
Hàng năm, các doanh nghiệp luôn trích một phần chi phí cho hoạt động đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên: các khóa đào tạo ngắn, dài hạn, các chương trình đào tạo từ xa, cho một bộ phận nhân viên đào tạo ở nước ngoài…
Mặt khác, đầu vào nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng, trong cấu thành chất lượng nguồn nhân lực. Giống như đặc điểm của đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thì hoạt động đào tạo lại, chuyên tu trong doanh nghiệp không thể đem lại hiệu quả tức thời mà cần có thời gian. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp có sự đầu tư nhân lực từ khâu đầu vào, sẽ đem lại những hiệu quả to lớn và tiết kiệm được thời gian, chi phí đào tạo lại. Vì vậy công tác tuyển dụng nhân lực của mỗi doanh nghiệp cần có những đòi hỏi cao về chất lượng, về kỹ năng tuyển dụng nhân lực, kỹ năng mềm cũng như chuyên môn của người lao động.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô.
1.1. Đầu tư giáo dục đào tạo.
Trong thời đại ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của giáo dục. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư có lãi lớn nhất cho tương lai của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, dòng tộc và mỗi cá nhân.
Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương và giải pháp quan trọng mà Đảng, Nhà nước ta đã triển khai nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho sự nghiệp xây dựng, phát triển giáo dục và đào tạo. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và coi “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”
1.1.1. Tình hình chi ngân sách cho giáo dục đào tạo.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT ngân sách nhà nước cho giáo dục năm 2006 tăng so với 2005 là 13.940 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với 2006 là 11.400 tỷ đồng. Riêng phần ngân sách cho chi thương xuyên của năm 2006 là 42.625 tỷ đồng, của năm 2007 51.860 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2002-2006, ngân sách nhà nước chi cho GD&ĐT đã tăng gấp 2.4 lần, từ hơn 22.600 tỷ đồng năm 2002 lên gần 55.00 tỷ năm 2006. Tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tăng từ 4,2% năm 2002 lên 5.6% năm 2006. Trong đó, chi thương xuyên cho giáo dục đại học tăng 2,4 lần giai đoạn 2002-2006.
Theo bộ giáo dục và đào tạo cho biết tổng dự đoán chi cho giáo dục và đào tạo năm 2011 là 5018.6 tỉ tăng 2.9% so với năm 2010 (4937.5 tỷ) trong đó các khoản chi sẽ tăng bao gồm sự nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) tăng 8.1%, sự nghiệp bảo vệ môi trường tăng 5.3%.
Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục mỗi năm một tăng, hiện nay cao hơn 20% trong tổng chi ngân sách. Như vậy Việt Nam là một trong những nước đầu tư cho giáo dục từ ngân sách vào loại cao trên thế giới.
1.1.2. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ của trẻ. Ðể GDMN thật sự đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, ngoài việc bảo đảm tốt các yếu tố như chương trình học, đội ngũ giáo viên... thì hệ thống cơ sở hạ tầng trường, lớp học cũng giữ vai trò quan trọng.
Phát triển GDMN nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Những năm qua, mạng lưới cơ sở vật chất cho GDMN được quan tâm phát triển. Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), từ khi Ðề án kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ giáo viên được triển khai, nhiều trường học nói chung, trường mầm non nói riêng được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ mầm non, nhất là trẻ ở vùng khó khăn. Mặt khác, trong năm năm gần đây, nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; cải tạo, củng cố và xây dựng hơn 26 nghìn sân chơi ngoài trời, trang bị đồ chơi bổ ích cho 16 nghìn sân chơi... tạo môi trường học tập tốt cho GDMN.
Kết quả của Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là
Tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 21,1% (vượt 1,2% so với kế hoạch)
Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến nhà trẻ, mẫu giáo đạt 80,9% (vượt 13,9% so với kế hoạch)
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 98% (vượt 3% so với kế hoạch)
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, với số lượng khoảng hơn ba triệu trẻ học mầm non hằng năm, mạng lưới trường, lớp hiện nay vẫn còn thiếu để thực hiện huy động trẻ ra lớp đồng đều giữa các vùng, miền, nhất là cơ hội đến trường của trẻ em miền núi vùng sâu, vùng xa bị hạn chế. Ðáng chú ý, năm học 2008-2009, vẫn còn khoảng 15% số xã chỉ có một đến hai lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học hoặc lớp mẫu giáo độc lập đặt ở trung tâm xã; thậm chí nhiều thôn, bản ở xa chưa có phòng học để mở lớp mẫu giáo. Ở một số tỉnh, thành phố, việc xây dựng quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị chưa gắn với quy hoạch đất đai để xây dựng trường, lớp mầm non đã dẫn đến tình trạng, một số trẻ em ở lứa tuổi mầm non không được đến trường. Tình trạng nhiều trẻ em không được đến lớp, hoặc đến nhưng chỉ học một buổi và với chương trình rút gọn... xảy ra ở nhiều địa phương.
Mặc dù phát triển GDMN được đánh giá như điểm khởi đầu cho GD và ÐT con người nhưng thực tế việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường, lớp học của bậc học mầm non còn nhiều hạn chế. Phòng học kiên cố của GDMN hiện nay chiếm tỷ lệ thấp; số phòng học tạm, phòng tranh tre, nứa, lá, phòng học nhờ nhà dân và đình chùa còn phổ biến. Theo các chuyên gia giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo phát triển GDMN trong nhiều năm qua chưa đổi mới và chưa theo kịp yêu cầu. Việc chăm lo để mọi trẻ em được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên, tình trạng thiếu cơ sở vật chất trường, lớp học cho GDMN cho thấy cần có sự quan tâm đúng mức, thiết thực đối với bậc học này
Bên cạnh đó, chất lượng chăm sóc GDMN hạn chế, nhất là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay. Nhiều nơi nhóm lớp mầm non tư thục tận dụng nhà ở, nhà thuê, thiếu nhiều trang thiết bị và phòng lớp không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Thậm chí nhiều điểm trông giữ trẻ mở 'chui', vừa thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị, vừa thiếu phương pháp sư phạm chăm sóc trẻ...
Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng trẻ năm tuổi năm học 2008- 2009, vùng đồng bào dân tộc có 221.780 trẻ, nhưng chỉ có 141.330 trẻ, chiếm 63% ra lớp; còn 37% trẻ không được đi học do thiếu trường, lớp học.
Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), kết thúc năm học 2009-2010, cả nước có 12.357 trường mầm non (trong đó có 5.322 trường ngoài công lập) với tổng số 123,5 nghìn phòng học. Tuy nhiên, tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp, cả nước vẫn còn hơn 54 nghìn phòng học bán kiên cố và hơn 15,3 nghìn phòng học tạm.
1.1.3. Giáo dục phổ thông trung học.
Năm 2010, nước ta đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thực hiện Nghị quyết số 41/2000/NQ-QH10 ngày 12/9/2000 của Quốc hội khoá X, Chỉ thị số 61-CT/TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị về việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS); trên cơ sở củng cố và phát huy kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng với các địa phương tập trung huy động các nguồn lực để triển khai công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến tháng 6/2010, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Hàng năm, hầu hết học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đều tiếp tục vào học trung học cơ sở, tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt 87,2%. Thành quả đạt được về phổ cập giáo dục THCS đã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cũng trong năm nay, nhiều chính sách mới về giáo dục dân tộc được ban hành. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp tại thôn bản có học sinh dân tộc rất ít người, cung cấp đủ thiết bị, đồ dùng dạy học cho các điểm trường tiểu học, xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ học sinh các dân tộc rất ít người có thể học hết cấp học và tiếp cận giáo dục cao đẳng, đại học. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Theo đó, học sinh bán trú sẽ được hỗ trợ về tiền ăn, nhà ở; trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, nhằm giúp con em đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn ổn định đời sống vật chất, tinh thần để học tập, duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này; đảm bảo công bằng trong giáo dục.
Theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 17/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020 được phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư 651 tỷ đồng nhằm đưa Việt Nam lên hàng các nước tiên tiến trên thế giới về Toán học. Mục tiêu của Chương trình là đến năm 2020 có đủ đội ngũ giảng viên Toán có trình độ ở các trường đại học, cao đẳng, trong đó trên 70% giảng viên ở các trường đại học lớn có bằng tiến sĩ. Một giải pháp quan trọng là xây dựng Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán và xây dựng Viện Toán học, khoa Toán ở các trường đại học lớn trở thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo Toán của khu vực.
Với sự hỗ trợ của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, nước ta đã hoàn thành chương trình kết nối mạng cho 100% cơ sở giáo dục.Với 29.559 cơ sở giáo dục, hơn 25 triệu cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong cả nước đã có điều kiện tiếp cận Internet phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập, tìm kiếm thông tin, tài liệu. Trong đó 72% số trường được kết nối Internet băng thông rộng. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 500 tỉ đồng và vận hành trong các năm tiếp theo là 100 tỉ đồng/năm.Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được xếp hạng thứ nhất về ứng dụng CNTT trong các bộ, ngành do Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học đánh giá xếp hạng.
Kết quả của Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là
Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường tiểu học đạt 99,0%.
63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS trước thời hạn 6 tháng.
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trường THPT đạt 50,2% (vượt 0,2% so với kế hoạch)
Giáo dục đào tạo là một trong những khâu trọng yếu góp phần đảm bảo việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Đó là điều dễ hiểu vì các nhà trường là nơi đào tạo con người có tinh thần yêu nước, có trí tuệ, nắm vững sự phát triển khoa học công nghệ để bổ sung cho quân đội và tham gia tất cả các ngành hoạt động sản xuất, quản lý đất nước. Vì vậy việc kết hợp tốt giữa đào tạo với công tác quốc phòng, an ninh sẽ góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ bảo vệ Tổ quốc
Trong 10 năm qua (2001-2010) thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, công tác GDQP-AN cho học sinh, sinh viên đã có những chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức. Đặc biệt trong giai đoạn 2005-2010 kết quả GDQP-AN cho học sinh, sinh viên đã có những thay đổi mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Từ chỗ tổ chức học giáo dục quốc phòng tập trung ồ ạt trong một tuần đầu năm học cho học sinh phổ thông, do sĩ quan cơ quan quân sự địa phương huấn luyện, đến nay đã xây dựng được đội ngũ giáo viên tự đảm nhiệm công tác GDQP-AN. Đã có 86% trường trung học phổ thông tổ chức dạy học theo phân phối chương trình, đánh giá kết quả học tập đến từng học sinh như các môn học khác
1.1.4. Giáo dục đại học, cao đẳng
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2008-2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 khối các trường ĐH-CĐ được Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 25.8 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ, hiện tại xã hội còn băn khoăn về chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) cũng như quy mô các trường ĐH chưa đáp ứng nhu cầu. Nhiệm vụ của toàn ngành là hướng tới tăng chất lượng đồng thời tăng quy mô giáo dục đại học
Năm 2009, sau 22 năm, số trường ĐH và CĐ tăng từ 101 trường lên 376 trường, số sinh viên tăng 13 lần từ 133.000 (năm 1987) lên 1,7 triệu (năm 2009). Sinh viên tăng 13 lần trong khi giáo viên chỉ tăng 3 lần. Nếu tính bình quân thì vào thời điểm năm 1987, cứ 6,6 sinh viên thì có 1 giảng viên nhưng năm 2009 tỉ lệ này là 28/1. Do đó, điều kiện vi mô cho GDĐH hiện không thể bằng so với hơn 20 năm trước đây.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến năm 2009,cả nước hiện có 320 giảng viên ĐH có chức danh giáo sư, tăng 6 người so với năm học trước, chiếm 0,52% trong 61.190 giảng viên cơ hữu ở 376 đại học, học viện, trường ĐH, CĐ. Số giảng viên có chức danh PGS là 1.966, đạt tỷ lệ 3,21%, tăng 121 người so với năm học 2007-2008. Qua một năm học, số giảng viên cả nước đã tăng hơn 9% với 5.070 người. Trong số đó, tăng nhiều nhất là lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ. Cụ thể, số giảng viên có trình độ tiến sĩ là 6.217, đạt tỷ lệ 10,16% (tăng 335). Số giảng viên có trình độ thạc sĩ là 22.831, đạt tỷ lệ 37,31% (tăng 2.556). Tuy nhiên trong số cán bộ khoa học đang làm việc ở các trường ĐH, CĐ, có tới 75% đã quá tuổi 50, đây là thực trạng đáng báo động về thiếu cán bộ khoa học kế cận. Việc thiếu cán bộ giảng dạy có trình độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng GDĐH. Sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên đào tạo trình độ tiến sĩ và hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng làm giảm tiến độ đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên.
Năm học 2008 - 2009 GDĐH Việt Nam cũng đẩy mạnh việc áp dụng các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới (Chương trình tiên tiến), xây dựng 4 trường đại học có trình độ quốc tế bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á và tiếp tục chương trình đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường ĐH, CĐ đến năm 2020 đồng thời đẩy mạnh đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội…
Trong giáo dục toàn diện cho sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) trong nhà trường; giáo dục lịch sử truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân, giáo dục ý thức phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Hệ thống trung tâm GDQP-AN sinh viên đã được hình thành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn 1 (2001-2010) 15/16 trung tâm đã đi vào hoạt động, hàng năm tham gia giảng dạy cho 45% sinh viên tuyển mới của cả nước. Tuy nhiên, kết quả thực hiện GDQP-AN cho học sinh, sinh viên vẫn chưa thống nhất, đồng bộ ở một số đơn vị cơ sở. Chất lượng giáo dục chưa cao, công tác thiết bị và xây dựng đội ngũ giáo viên GDQP-AN chưa đáp ứng nhu cầu về quy mô, trình độ chuẩn. Các trường dân lập, tư thục còn nhiều hạn chế trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Một bộ phận học sinh, sinh viên du học nước ngoài và sinh viên học tại các trường có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không được học GDQP-AN.
1.1.5. Đào tạo chất lượng giáo viên.
Hiện nay cả nước có 13 trường đại học sư phạm (ĐHSP), 15 khoa sư phạm (SP) trong các trường đại học đào tạo giáo viên trung học phổ thông (THPT). Theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT, tổng thời gian dành cho kiến thức sư phạm đối với đào tạo giáo viên sư phạm chỉ chiếm từ 16 – 18% trong khi đó kiến thức đại cương lại chiếm tới 38%. Nặng lý thuyết, nhẹ thực hành đang là thực trạng đào tạo giáo viên THPT và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trong các trường ĐHSP hiện nay.
Chương trình khung giáo dục ĐH khối ngành sư phạm của Việt Nam hiện nay có ba tồn tại cần khắc phục:
Tỷ lệ thời gian đào tạo dành cho các khối kiến thức chưa hợp lý. Tổng thời gian dành cho kiến thức sư phạm chỉ có 33 – 36 đơn vị học trình (đvht), chiếm từ 16 – 18%. Trong đó, thực tập sư phạm chỉ chiếm 10 đvht/210 đvht. Còn kiến thức đại cương chiếm tới 38% thời lượng.
Mọi ngành cùng chung một khối kiến thức giáo dục đại cương là bất hợp lý. Thực tế cho thấy, tất cả 14 ngành sư phạm đào tạo giáo viên THPT đều có các môn đại cương như nhau.
Chương trình chưa phù hợp với từng trường. Đối với thời gian thực tập của các sinh viên cũng rất ít. Chỉ có 8 - 10 tuần đi thực tập và cũng chỉ giới hạn ở một số tiết nhất định tại trường phổ thông.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng cho hay hiện các trường sư phạm không bước đồng hành cùng các trường phổ thông. Nhiều trường vừa đào tạo SP vừa đào tạo ngoài SP nên dẫn đến tình trạng đào tạo SP ít được chú ý, chỉ nặng lý thuyết, không có thực hành. Còn đội ngũ giáo viên các trường TCCN xuất phát từ các trường ĐH nên vừa thiếu kỹ năng SP vừa thiếu kỹ năng thực hành
1.2. Đầu tư cho y tế
Việt Nam là nước có tỷ trọng chi cho phát triển y tế vào mức thấp nhất trên thế giới. Vẫn biết rằng đầu tư cho y tế chính là đầu tư phát triển nhưng do nguồn lực có hạn nên chưa có sự đầu tư thích đáng cho y tế. Y tế là lĩnh vực được quan tâm nhiều trong những năm gần đây nhưng so với những ngành khác chi cho y tế vẫn còn rất thấp.
Trong những năm qua, chi ngân sách cho lĩnh vực y tế vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Ngân sách Nhà nước chi cho y tế về tuyệt đối hàng năm có tăng nhưng về tỷ lệ so với GDP, so với tổng chi ngân sách nhà nước thì không những quá thấp (chỉ bằng một nửa mức chi trung bình của các nước có thu nhập trung bình) mà còn có xu hướng giảm không đáp ứng được nhu cầu chi của ngành y tế.
Phần trăm chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trong giai đoạn 2000-2006
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
%
3.17
3.24
3.14
2.96
2.81
2.9
3.74
4.11
4.03
Nguồn: Tổng cục thống kê
Một thực tế đáng buồn ở nước ta la hiện nay, dù đã có rất nhiều dự án đầu tư cho phát triển cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của người dân. Đa số các bệnh viện hiện này đều không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Theo thống kê đầu tư của nhà nước cho y tế còn quá thấp chỉ 5USD/người/năm, ở vị trí thấp nhất so với các nước trong khu vực ( Malaysia 63 USD/người/năm, Thái Lan 44 USD/người/năm, Lào 8 USD/người/năm, Indonesia 7 USD/người/năm) còn ở các nước phát triển chi phí y tế khoảng 2000 USD/ người/ năm. Cụ thể chi ngân sách nhà nước cho y tế được thể hiện qua biểu đồ sau:
Theo báo cáo này, đầu tư của Nhà nước cho y tế có xu hướng ngày càng giảm: trước 1991, ngân sách giáo dục gấp 2,18 lần y tế, nay gấp hơn 4 lần. Trong phần đầu tư cho y tế, Bộ Y tế đánh giá việc phân bổ và sử dụng tỏ ra kém hiệu quả: 41% chi cho thuốc (trong khi thế giới chi cho thuốc 15-30%); 15% chi lương và phụ cấp (thế giới chi 50-70%)... Phân bổ kinh phí cho bệnh viện tính theo giường bệnh không phù hợp với xu thế nâng cao chất lượng điều trị.
Đi vào nghiên cứu thực trạng đầu tư cho y tế theo từng bộ phận ta có thể đánh giá được những thành tựu và hạn chế của việc đầu tư cho y tế phục vụ phát triển nguồn nhân lực.
1.2.1 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng y tế
Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân là vô cùng lớn vì vậy cần xây dựng hệ thống cơ sở y tế đống bộ từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ sở y tế có thể chia thành 3 tuyến
Tuyến cơ sở bao gồm các trạm xá cấp xã phường được trang bị các thiết bị thô sơ, đội ngũ nhân viên thông thường là y tá, y sĩ trình độ không cao, ít được bội dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. tuyến này chỉ giải quyết một số nhu cầu cơ bản của nhân dân, đa phần các trường hợp bệnh nhân đều được chuyển lên tuyến trên
Tuyến địa phương bao gồm những bệnh viện cấp huyện cấp tỉnh. Các cơ sở này đáp ứng hầu hết nhu cầu khám chữa bệnh trong nhân dân. ở đây có đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao hơn. Nhưng thực tế cho thấy đầu tư trang thiết bị hiện đại cho tuyến này là chưa nhiều, chưa phục vụ đủ cho quá trình khám chữa bệnh.
Tuyến trung ương bao gồm những bệnh viện được trang bị những thiết bị hiện đại, đội ngủ bác sỹ lành nghề, trình độ cao, chuyên tiếp nhận những trường hợp phức tạp nguy hiểm
Mỗi tuyến có chức năng riêng nhưng cùng thực hiện mục tiêu chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Nhưng cũng do đặc thù, điều kiện của từng tuyến mà hiện nay trong hệ thống cơ sở y tế chưa thể hỗ trợ hiệu quả cho nhau để có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe vô cùng lớn của nhân dân. Chưa có sự cân đối trong phân bổ nguồn lực cho từng tuyến để đưa lại hiệu quả cao nhất.
Về cơ sở hạ tầng của ngành y tế được thống kê trong biểu sau
Số cơ sở y tế và số giường bệnh ở nước ta trong giai đoạn 2005-2008
2005
2006
2007
2008
Số cơ sở
13243
13232
13438
13460
Bệnh viện
878
903
956
974
Phòng khám đa khoa
880
847
829
781
Trạm y tế xã, phường
10613
10672
10851
10917
Số giường bệnh (nghìn)
197.2
198.4
210.8
219.8
Do sự chênh lệch về trình độ tay nghề cũng như thiết bị y tế giữa các tuyến nên hầu như ở tuyến cơ sở không thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng đòi hỏi chất lượng của người dân. Đa phần các ca nhận được đều chỉ sơ cứu khẩn cấp rồi chuyển lên tuyến trên. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu hụt giường bệnh nghiêm trọng ở các bệnh viện lớn .Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại các bệ, nh viện tuyến trung ương, công suất sử dụng giường bệnh từ 200 đến 250%. Ở tuyến trên, mức quá tải của các bệnh viện khoảng 130%, thậm chí có nơi đến gần 300% như những chuyên khoa Huyết học và truyền máu, u bướu..
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên nhân của tình trạng quá tải một phần là hiện cả nước mới chỉ có 18 giường bệnh trên một vạn dân. Năng lực tuyến y tế cơ sở còn hạn chế. Nhiều bệnh viện tuyến huyện đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu thốn. Sở Y tế Hà Nội cho biết toàn thành phố còn thiếu khoảng 8.000 -9.000 giường bệnh mới đạt được chỉ tiêu hơn 20 giường bệnh trên 10.000 dân. Do đó, thời gian tới Hà Nội, cần xây dựng thêm khoảng 15 bệnh viện mới đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Việc quá tải ở các bệnh viện chính là một nguyên nhân làm giảm chất lượng khám chữa bệnh. Đây là một vấn đề đáng báo động và đang được dư luận quan tâm rất nhiều. Trước búc xúc về đề quá tải tại các bệnh viện, Thủ tướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện nay của việt nam.docx