Phân công quản lý thực tế là sự phân quyền uỷ quyền của giám đốc doanh nghiệp cho đội ngũ quản trị viên gồm phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc được uỷ quyền và phân quyền các quản trị viên sẽ hoạt động với sự linh hoạt và chủ động các quyết định của mình, đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong lĩnh vực hoạt động. Guồng máy của doanh nghịêp nhờ thế mà tự vận hành cho dù không có quyết định khởi phát từ tổng giám đốc hay giám đốc.
- Phân công quản lý còn có vai trò quan trọng nữa là các quản trị viên còn có thể được thay thế các cán bộ quản lý cấp trên để quyết định khi cán bộ quản lý vắng mặt. Như vậy các hoạt động của doanh nghiệp không bị ngừng chệ ở bất cứ thời điểm nào của quá trình hoạt động.
61 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung lý luận về tổ chức lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.374.505.232
78.755.730.583
73.177.934.271
5.577.787.312
1.474.675.620
3.637.706.032
456.405.660
465.405.660
148.929.811
319.475.849
25.055.401.795
1.196.076.864
23.859.324.931
21.116.398.742
2.742.926.189
751.800.868
1.932.492.197
58.633.124
58.633.124
18.762.600
39.870.524
108.158.637.610
5.543.582.096
102.615.055.514
94.294.342.013
8.320.713.801
2.226.476.488
5.570.198.229
524.308.784
524.308.784
167.692.410
356.346.374
Phần ii:Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Chỉ tiêu
Tồn đầu kỳ
Số phải nộp kỳ này
Số đã nộp kỳ này
Số còn phải nộp cuối kỳ
I- Thuế
1. Thuế V.T.A(thực nộp + bù trừ)
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
3. Thuế xuất, nhập khẩu
4. Thuế lợi tức
5. Thu trên vốn
6. Thuế tài nguyên
7. Thuế nhà đất
8. Thuế nhập khẩu
II. Bảo hiểm, kinh phí công đoàn.
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
III. Các khoản phải nộp khác.
Các khoản phụ thu
Các khoản phí và lệ phí
Các khoản phải nộp khác.
75.899.513
152.886.585
-9.124.023
324.215.315
-9.714.254
-16.258.614
-640
6.545.000
1.196.076.846
18.762.600
90.000.000
200.000.000
39.701.283
197.000.000
114.000.000
17.100.000
48.000.000
971.987.114
100.000.000
50.000.000
200.000.000.
39.701.283
195.172.600
114.000.000
17.100.000
64.072.600
299.989.263
71.649.185
30.875.977
324.215.315
-25.786.854
-16.258.614
-640
-9.527.600
Như vậy, có thể nhận thấy rằng tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của xí nghiệp năm sau cao hơn năm trước, các chi phí khác như bảo hiểm, công đoàn đều tăng đáng kể, đời sống của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp ngày càng được cải thiện.
II- Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức lao động quản lý ở Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I.
1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Ngành sản xuất dược phẩm là một ngành công nghiệp ché biến mang tính đặc thù riêng của ngành y tế, vì sản phẩm của nó tác động trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của con người. Sản phẩm của xí nghiệp góp phần chủ yếu vào kết quả điều trị của các bác sĩ cho bệnh nhân.
Do tính chất trên của sản phẩm mà công nghệ bào chế bắt buộc phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy chế của ngành, đòi hỏi người lao động phải có những hiểu biết về ngành nghề nhất định và có kiến thức chuyên môn, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý.
Sản phẩm của xí nghiệp được các đầu mối lưu thông phân phối chuyển tới các trung tâm điều trị, các bệnh viện, các nhà thuốc, các công ty dược ở hều hết các tỉnh.Công ty dược phẩm trung ương I à đơn vị, trong thời gian bao cấp đã tiếp nhận toàn bộ sản phẩm của xí nghiệp để phân phối đi các tuyến. Từ 3 năm vừa qua (1997-2000) công ty trực tiếp nhận tiêu thụ: 20-30% sản lượng của xí nghiệp.
Như vậy xí nghiệp tự tiêu thụ qua các kênh khác là công ty, xí nghiệp địa phương, các công ty TNHH, các đại lý v.v. là chính.
Từ 1990 đến nay, thị trường thuốc Việt Nam vô cùng phức tạp và hỗn độn, cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa thuốc nội và thuốc ngoại, giữa thuốc nội với thuốc nội. Chưa có tác động khả dĩ nào về quyền quản lý vĩ mô cho thị trường các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người này.
Trước tình hình đó, Xí nghiệp dược phẩm Trung ương I đã đặt mục tiêu cụ thể:
- Tăng trưởng nhanh về mặt kinh doanh bằng cách đầu tư cán bộ nhân viên, cải tiến thường xuyên các phương án bán, có chính sách giá mềm dẻo.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm cao để giữ uy tín và giữ thị trường lâu dài.
Đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới
Nền kinh tế đất nước càng phát triển thì nhu cầu về thuốc càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, mẫu mã, bao bì đóng gói... Theo số liệ thống kê, năm 1990, bình quân mỗi người dân Việt Nam sử dụng 0,5 USD tiền thuốc, đến năm 1995 đã là 3,4USD và đến năm 2000 mục tiêu của ngành y tế phấn đấu cung cấp 8 USD/người/năm. Với mục tiêu trên, ngành sản xuất dược trong nước cũng cần vấn đề tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo nhu cầu và với định hướng XHCN, doanh nghiệp Nhà nước phải nắm vai trò chủ đạo trong việc sản xuất và lưu thông phân phối thuốc cho nhân dân.
2. Đặc điểm về sản phẩm của xí nghiệp.
Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I là một xí nghiệp sản xuất thuốc tân dược tương đối lớn trong nước, xí nghiệp có gần 80 sản phẩm các loại được cấp giấy phép sản xuất và lưu hành trong toàn quốc. Có thể chia theo nhóm sản phẩm theo tác dụng:
- Thuốc kháng sinh các loại (chiếm tỷ trọng khoảng 4-%)
- Vitamin và thuốc bổ các loại
- Thuốc ho, hen suyễn và lao
- Thuốc tim mạch, thần kinh
- Thuốc sốt rét.
Có thể chia theo các sử dụng:
- Thuốc uống (chiếm khoảng 90%): viên nén, viên bao film, bao đường, viên ngang cứng, viên nang mềm, thuốc bột, siro, cồn thuốc.
- Thuốc tiêm: thuốc tiêm bắp thịt, thuốc tiêm tĩnh mạch và bột thuốc pha tiêm.
Như vậy, chúng ta thấy sản phẩm của xí nghiệp là đang dụng và đa dạng
3. Đặc điểm kinh doanh, thị trường và khách hàng của xí nghiệp.
Sản phẩm của xí nghiệp được chia thành 5 nhóm chính theo công dụng là:
1 - Thuốc kháng sinh
2 - Thuốc bổ và Vitamin
3 - Thuốc hạ nhiệt giảm đau
4 - Thuốc tim mạch, thần kinh
5 - Thuốc lao, ho và hen xuyễn
6 - Thốc phòng và điều trị sốt rét.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, hàng năm xí nghiệp xuất khaỏng 1.200 đến 1.400 triệu viên thuốc các loại. Vào thời kỳ đó, công ty được phẩm trung ương I là "khách hàng duy nhất của xí nghiệp". Công ty dược phẩm trung ương I có nhiệm vụ cung cấp nguyên phụ liệu cho xí nghiệp và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm sản xuất của xí nghiệp. Các công ty hoặc tuyến tỉnh mua lại sản phẩm của xí nghiệp tại Công ty dược phẩm trung ương I để phân phối trọng địa phương của mình.
Ngày nay cac công ty dược phẩm các tỉnh dã trực tiếp đặt đơn hàng hoặc ký hợp đồng tiêu thụ với xí nghiệp, tỷ lệ này khá lớn: 60% tổng doanh thu. Trong lúc đó, công ty dược phẩm trung ương I trước đây là đơn vị tiêu thụ duy nhất của xí nghiệp (100%) thì nay chỉ chiếm khoảng 30%. Hà Nội là một thị trường lớn tiêu thụ thuốc do dân số tập trung, nhiều bệnh viện lớn và trung tâm điều trị cho các tuyến địa phương, do vậy xí nghiệp tổ chức bán trực tiếp tại Hà Nội với doanh số năm 2000 khoảng 10% doanh thu. Mặt khác các vùng lân cận Hà Nội hàng ngày vẫn về Hà Nội thu gom thuốc để đưa bán lẻ ở các nhà thuốc xã, phường, nhà thuốc tư.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhu cầu thuốc tiêm giảm, nhu cầu thuốc uống tăng lên, để đáp ứng theo nhu cầu đó, xí nghiệp đã chuỷen hướng công nghệ, đầu tư thêm máy móc, lao động sản xuất thuốc viên, giảm dần sản lượng thuốc tiêm. Năm 2000, sản lượng thuốc viên đã đạt được 2.100 triệu viên thuốc các loại và còn khaỏng 45 triệu ống tiêm. Năm 2001 sản lượng thuốc viên theo kế hoạch là 2.300 triệu và sản lượng thuốc tiêm vẫn giữ nguyên. Về tiêu thụ sản phẩm, công ty dược phẩm trung ương I không còn là đơn vị phân phối duy nhất sản phẩm của xí nghiệp nữa. Khảo sát số liệu tiêu thụ năm 2000 đã cho thấy:
Các kênh và số liệu tiêu thụ các chủng loại sản phẩm của XNDP TW I - năm 2000
Đơn vị tính: 1000 ĐVSP - 1000.000 đ
Đối tượng phân phối sản phẩm
Chủng loại sản phẩm
Các C.Ty dp cấp II
Các C.ty TNHH
Công ty DPTƯI
Bán trực tiếp
Tổng cộng
% giá trị
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Kháng sinh
- Kháng sinh tiêm
- Kháng sinh viên
5.880
189.000
2.607
15.218
2.700
96.000
1.439
7.751
1.861
33.000
690
3.675
10.441
318.000
4.736
26.644
40,5
Vitamin
- Vitamin tiêm
- Vitamin viên
15.820
440.000
1.705
9.460
7.240
222.000
535
4.800
3.494
73.000
260
1.575
26.554
735.000
2.500
15.835
23,7
Hạ nhiệt - giảm đau
- Viên
380.000
7.405
190.000
3.760
62.000
125
632.000
11.290
14,6
Tim mạch - thần kinh
- Tiêm
- Viên
2.810
25.000
152
1.235
1.290
13.000
70
627
60
4.000
35
205
4.160
42.000
257
2.067
3
Lao - Ho - Suyễn
- Viên
185.000
2.880
95.000
460
30.000
450
310.000
4.790
6,2
Sốt rét
- Tiêm
- Viên
2.300
38.000
608
4.940
1.040
19.000
278
2.500
505
6000
135
820
3.845
63.000
1.021
8.260
12
Tổng cộng
- Tiêm
- Viên
26.810
1.257
5.072
41.138
12.270
635
2.322
20.898
5.920
208
1.120
6.850
45.000
2.100.000
8.514
68.886
100
% giá trị
59,7
30,0
10,3
100
Biểu trên phản ánh kết cấu chủng loại sản phẩm 2000 của xí nghiệp và tình hình các kênh phân phối thuốc như sau:
- Về kết cấu sản phẩm :
+ Tỷ lệ sản lượng thuốc khán sinh thấp nhưng gía trị sản phẩm lại cao: gần 41% doanh thu cả năm của toàn xí nghiệp
+ Thuốc bổ và vitamin có sản lượng cao nhất (26 triệu ống và 735 triệu viên) nhưng giá trị chỉ xấp xỉ 24% doanh thu.
+ Các thuốc thuộc nhóm bệnh xã hội như lao xuyễn, sốt rét lại có giá trị thấp, mặc dù sản lượng tương đương thuốc kháng sinh.
- Về các kênh phân phối:
Khác với thời kỳ kinh tế tập trung, ngày nay cac công ty dược phẩm các tỉnh dã trực tiếp đặt đơn hàng hoặc ký hợp đồng tiêu thụ với xí nghiệp, tỷ lệ này khá lớn: 60% tổng doanh thu. Trong lúc đó, công ty dược phẩm trung ương I trước đây là đơn vị tiêu thụ duy nhất của xí nghiệp (100%) thì nay chỉ chiếm khoảng 30%. Hà Nội là một thị trường lớn tiêu thụ thuốc do dân số tập trung, nhiều bệnh viện lớn và trung tâm điều trị cho các tuyến địa phương, do vậy xí nghiệp tổ chức bán trực tiếp tại Hà Nội với doanh số năm 2000 khoảng 10% doanh thu. Mặt khác các vùng lân cận Hà Nội hàng ngày vẫn về Hà Nội thu gom thuốc để đưa bán lẻ ở các nhà thuốc xã, phường, nhà thuốc tư.
4. Đặc điểm về công nghệ và vật tư của xí nghiệp:
*Máy móc, thiết bị chủ yếu của xí nghiệp:
Chủng loại thiết bị
Thế hệ thiết bị máy móc
Tỷ lệ % còn lại
Số lượng
1. Máy sản xuất thuốc viên
- Máy xay, trộn, nhào
- Tỷ sấy tầng sôi
- Máy bao trộn
- Máy dập viên các loại
- Máy đếm viên
- Máy vô nang
- Máy ép vỉ nối
1965-1975
1965-1980
1970-1980
1960-1970
1970-1980
1960-1990
1980-1990
50-60
60-70
70-80
60-70
60-70
70-90
80-90
12
4
3
15
2
3
2
2. Máy sản xuất thuốc tiêm
- Máy xử lý nước mềm
- Máy cấp nước tự động
- Máy rửa ống tiêm
- Máy lóc thuốc
- Máy đóng hàn ống tiêm tự động
- Máy in ống tự động
1970-1980
1975-1990
1970
1970-1980
1965-1975
1965-1975
70-80
60-80
70-75
70-75
70-80
60-70
6
3
8
4
9
4
3. Máy móc phục vụ hệ thống cung cấp năng lượng
- Máy nén khí
- Máy lọc - làm khô khí nén
- Máy sấy phun sương
- Máy tạo chân không
- Máy tạo áp lực nước
- Máy kiểm nghiệm hoá lý
- Máy móc cơ khí
- Máy phát điện 150 KVA
- Hệ thống cung cấp hơi
1960-1980
1980-1990
1970-1980
1960-1970
1980-1990
1970-1990
1970-1980
1960-1970
1960-1970
60-80
80-90
70-80
60
70
70
60
60
60-70
6
4
2
6
1
5
7
1
3
- Máy móc thiết bị của xí nghiệp có cả máy chuyên dùng và máy thông dụng, có máy tự động hoàn toàn, có thiết bị bán tự động hoặc thủ công.
- Thế hệ máy không đồng thời, có loại thế hệ những năm 60, có loại ở thế hệ những năm đầu 90 và do vậy tỷ lệ % còn lại cũng rất khác nhau, công suất thiét bị, năng lực thiết bị cũng chênh lệch nhiều. Nếu bố trí trên một dây chuyền sản xuất sẽ có tình trạng không đồng bộ. Do vậy để cùng ra một khối lượng sản phẩm, có bộ phận, công đoạn phải làm 2-3 ca, có bộ phận chỉ làm một ca là đủ.
- Máy móc thiết bị thuộc nhiều thế hệ đòi hỏi lực lượng lao động cũng phải tinh thông để có thể vận hành, bảo dưỡng sửa chữa tốt.
- Với tình trạng thiết bị máy móc như vậy, đòi hỏi sự quản lý, sử dụng thiết bị, bố trí lao động, khai thác tối đa công suất thiết bị và lao động phải thật sát sao, cụ thể và linh hoạt, bởi vì thiết bị cũ sẽ cho công suất thấp, đồng thời dễ hỏng hóc, thời gian sử dụng sẽ ít hơn, chất lượng sản phẩm vì vậy sẽ không ổn định.
* Đặc điểm và tình hình cung cấp vật tư, nguyên phụ liệu
Chủng loại vật tư chủ yếu
Nguồn gốc khai thác
Số lượng trung bình khai thác 2000 (kg)
% giá trị trên tổng số giá trị vật tư
Ng.liệu kháng sinh các loại
Nhập khẩu
45.000
40
Ng.liệu Vitamin
Nhập khẩu
80.000
18
Ng.liệu hạ nhiệt giảm đau
Nhập khẩu
60.000
14
Ng.liệu thuốc sốt rét
NK-nội địa
600
4
Các ng.liệu chính khác
Nhập khẩu
1.600
7
Tinh bột các loại
NK-nội địa
140.000
4
Tá dược khác
NK-nội địa
30.000
6
Bao bì đóng gói
NK-nội địa
25.000
7
- Xí nghiệp khai thác vật tư, nguyên phụ liệu, bao bì cho sản xuất từ hai nguồn: nhập khẩu và khai thác nội địa, số lượng chủ yếu và chiếm giá trị cao là nguồn nhập khẩu. Các nguyên liệu chính (dược chất) chiếm 70% giá trị, trong đó các loại kháng sinh có khối lượng thấp nhưng giá trị cao nhất (40%), các loại phụ liệu (tá dược) giá trị không cao nhưng khối lượng lại lớn.
- Với các loại nguyên phụ liệu nhập khẩu, để đảm bảo cung cấp kịp thời đủ số lượng, chất lượng đòi hỏi công tác kế toán phải hoàn chỉnh và luôn luôn đi trước. Nếu khai thác không kịp sẽ thiếu, nếu khai thác nhiều gây ứ đọng, tồn kho, giảm vòng quay vốn lưu động.
- Các nguyên liệu có giá trị cao cần có kế hoạch bảo quản tốt suốt quá trình lưu kho và sản xuất để tránh tổn thất. Quản lý chặt để giảm hư hao, hạ giá thành sản phẩm.
5. Đặc điểm về lao động và tổ chức lao động của xí nghiệp:
Với tính đặc thù của công nghiệp sản xuất dược phẩm, lao động trong xí nghiệp dược, ngoài những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng và cũng vì vậy tổ chức lao động trong xí nghiệp dược cũng phải có những nét riêng.
Lao động trong xí nghiệp dược phẩm mang tính khoa học cao, ngành công nghiệp được sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn hoá cao: từ những thiết bị xử lý môi trường như lọc vô trùng không khí, xử lý nước, các dung dịch, ... đến các máy móc chuyên dùng như máy đóng hàng tự động ống tiêm máy nhào trộn cao tốc, tủ sấy tầng sôi tạo hạt, máy dập viên định hình, máy đóng nang tự động, máy ép vỉ nổi tự động v.v.. đều đòi hỏi cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành có kiến thức và hiểu biết sâu, có tay nghề được đào tạo và rèn luyện kỹ.
Mảng lao động thứ hai tại xí nghiệp dược phẩm là các kỹ sư, cán bộ công nhân viên kinh tế tài chính, kế toán thống kê đây là lực lượng lao động nghiệp vụ kinh tế không thể thiếu được. Lực lượng này được xếp vào phòng kế toán tài vụ, cung ứng vật tư, kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra cũng như các xí nghiệp khác, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I cũng có cán bộ công nhân viên hành chính, văn thư, tạp vụ, bảo vệ v.v...
Toàn bộ công nhân viên chức của xí nghiệp là 600 người, riêng đối với cán bộ lãnh đạo thì đa số có trình độ chuyên môn cao: 90% cán bộ quản lý; 34% ở nhân viên tham gia quản lý tốt nghiệp đại học và tuổi đời và thâm niên công tác cao (trên 40 tuổi): 77% ở cán bộ lãnh đạo và quản lý; 50,5% ở nhân viên tham gia quản lý.
6. Đặc điểm tài chính của xí nghiệp:
Xí nghiệp Dược phẩm trung ương I là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính với chức năng chủ yếu của Nhà nước giao là sản xuất và bào chế thuốc tân dược.
- Hình thức sở hữu vốn: Nhà nước.
Nguyên tắc và các phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là áp dụng theo tỷ giá công bố của ngân hàng nhà nước.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ chung.
Phương pháp kế toán tài sản cố định:
+ Nguyên tẵc đánh giá tài sản cố định.
+ Phương pháp khấu hao áp dụng: theo quy định của Bộ tài chính.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ:
Dư đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ = Tồn kho cuối kỳ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ): Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố của xí nghiệp phản ánh một cách khái quát nhất tình hình tài chính của xí nghiệp, tình hình sử dụng vốn kinh doanh, mức độ huy động vốn vào sản xuất kinh doanh .
Chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty.
Yếu tố chi phí
Số tiền
Nguyên liệu, vật liệu
Nhiên liệu động lực
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn.
Khấu hao tài sản cố định
Chi phí bằng tiền khác.
80.994.149.621
1.618.317.120
7.268.920.187
2.450.519.686
8.072.473.621
Cộng
Phần luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
100.404.380.235
8.072.473.621
Tổng cộng
108.834.245.577
Qua biểu trên có thể thấy được chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tương đối lớn, điều này chứng tỏ quy mô hoạt động và kinh doanh của xí nghiệp rẩt lớn trong toàn ngành Dược.
III- thực trạng tổ chức lao động quản lý ở xí nghiệp dược phẩm trung ương I.
Mô hình tổ chức bộ máy của xí nghiệp.
a- Hệ thống tổ chức sản xuất của xí nghiệp.
Sơ đồ hệ thống tổ chức sản xuất của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I
Kho thành phẩm
Kho bao bì nguyên phụ liệu
Phân xưởng viên
Phân xưởng tiêm
Phân xưởng kháng sinh tiêm
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng sản xuất phụ
Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta biết xí nghiệp có 4 phân xưởng sản xuất sản phẩm là:
- Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm
- Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm kháng sinh
- Phân xưởng sản xuất thuốc viên
- Phân xưởng sản xuất phụ
Phục vụ cho 4 phân xưởng này có 2 phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh, phòng cung ứng vật tư và một phân xưởng là phân xưởng cơ điện. Mối quan hệ giữa các đơn vị này là mối quan hệ chức năng. Khi phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh phát lệnh sản xuất của giám đốc đến các phân xưởng, phòng cung ứng vật tư đồng thời lập chứng từ giao vật tư gồm: nguyem, phụ liệu, bao bì cho các phân xưởng sản xuất và phân xưởng cơ điện đảm bảo các thiết bị vận hành thường cung cấp năng lượng cho các phân xưởng sản xuất. Sau khi sản xuất ra sản phẩm, các phân xưởng sẽ giao kho cho các sản phẩm của mình, kho thành phẩm này do Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh quản lý. Đó là tiến trình chung của một quá trình sản xuất.
* Phân xưởng thuốc viên.
Là phân xưởng lớn nhất trong các đơn vị của xí nghiệp tính theo doanh số (chiếm tỷ trọng 93% giá trị tổng sản lượng của xí nghiệp), có lực lượng cán bộ công nhân viên gần 200 người, thiết bị máy móc hiện đại và tập trung nhiều nhất trong xí nghiệp.
Phân xưởng viên có 8 tổ sản xuất
Phân xưởng nhận kế hoạch đầu tháng, bố trí lao động hợp lý để thực hiện kế hoạch sản xuất, dựa trên công suất thiết bị và công nghệ của từng loại sản phẩm để khai thác tối đa năng lực thiết bị và lao động.
Do nhu cầu của thị trường và tình hình cung cấp nhiên liệu, vật liệu và các yếu tố khác (lao động, máy móc, năng lượng v.v....), giữa tháng có kế hoạch điều chỉnh của giám đốc gửi cho phân xưởng.
Sản lượng sản phẩm của phân xưởng năm 2000 là 2.10 triệu viên thuốc bao gồm trên 50 loại sản phẩm: viên nén, viên nhộng, viên bao... với giá trị tổng sản lượng (theo giá cố định năm 1999): 51.900 triệu đồng, doanh thu đạt 89.600 triệu đồng.
* Phân xưởng thuốc tiêm
Phân xưởng có gần 100 cán bộ công nhân viên, trong đó có 5 dược sĩ đại học, 7 dược sĩ trung học, có 6 tổ sản xuất, 1 đơn vị văn phòng, sản phẩm là thuốc tiêm các loại. Phân xưởng nhận kế hoạch và bố trí sản xuất cũng tương tự như phân xưởng viên. Do ít loại mặt hàng hơn (khoảng 10 sản phẩm) phân xưởng tiêm chỉ bố trí làm việc một ca.
Sản lượng sản phẩm của phân xưởng năm 2000 là khaỏng 52 triệu ống thuốc tiêm các loại. Với giá trị tổng sản lượng (theo cóo định 1999) là 3.600 triệu đồng, với doanh thu 7.400 triệu đồng chiếm 7% doanh thu toàn xí nghiệp.
* Phân xưởng kháng sinh tiêm
Phân xưởng chuyên sản xuất thuốc bột Penicillin tiêm, có 50 cán bộ công nhân viên, dây chuyển sản xuất hiện đại, sản xuất trong điều kiện hoàn toàn vô trùng. Do điều kiện làm việc khắt khe, mỗi ca máy chỉ làm việc tối đa 7 giờ. Phân xưởng có 4 tổ sản xuất, chỉ sản xuất duy nhất một sản phẩm.
* Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng có gần 50 cán bộ công nhân viên, có 7 kỹ sư các chuyên ngành. Nhiệm vụ chủ yếu là thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, cung cấp các loại năng lượng. Phân xưởng có 7 tổ.
Thực chất là đơn vị phục vụ sản xuất, không trực tiếp làm ra sản phẩm. mức lương được hưởng theo bình quân của toàn bộ xí nghiệp. Phân xưởng quản lý và vận hành 3 nồi hơi loại 1 tấn/h, một trung tâm cung cấp chân không, khí nén, một trạm bơm nước, một máy phát điện (khi điện lưới bị cắt) và một số máy công cụ như máy xay, bào, tiện v.v... Phân xưởng còn có nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị, điện, nước cho các phân xưởng sản xuất dược phẩm. Phân xưởng có 6 tổ, được phân theo chức năng của từng tổ như tổ nồi hơi, tổ điện, tổ máy, tổ sửa chữa v.v...
Như vậy toàn xí nghiệp có 5 phân xưởng, trong đó có 4 phân xưởng sản xuất và một phân xưởng cơ khí, phục vụ sản xuất.
b- Cơ cấu tổ chức quản lý:
Hiện nay, xí nghiệp có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc do bộ trưởng Bộ y tế bổ nhiệm. Trong số này có 2 người là nam (có cả đồng chí giám đốc) và một người là nữ. Giám đốc được nhà nước giao quản lý toàn bộ số vốn của doanh nghiệp, thay mặt nhà nước quản lý và điều hành kinh doanh, phụ trách chung và trực tiếp các phòng Kế toán tài vụ, Kế hoạch kinh doanh, Tổ chức lao động. Các phó giám đốc giúp việc phụ trách các công việc:
Một đồng chí phụ trách kỹ thuật, nghiên cứu phát triển và sản xuất.
Một đồng chí phụ trách hành chính quản trị, đời sống.
Hiện nay, xí nghiệp có 10 phòng, ban chức năng có nhiệm vụ phục vụ cho điều hành và phối hợp sản xuất kinh doanh và 5 phân xưởng có chức năng sản xuất và cung ứng năng lượng cho phân xưởng sản xuất:
Các phòng, ban:
+ Phòng tổ chức lao động
+ Phòng kế toán thống kê
+ Phòng kế hoạch kinh doanh
+ Phòng cung ứng vật tư
+ Phòng hành chính quản trị và xây dựng cơ bản.
+ Phòng bảo vệ
+ Phòng kỹ thuật sản xuất
+ Phòng kiểm nghiệm
+ Phòng nghiên cứu phát triển
Các phân xưởng
+ Phân xưởng thuốc viên
+ Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm.
+ Phân xưởng sản xuất thuốc kháng sinh tiêm
+ Phân xưởng sản xuất phụ
+ Phân xưởng cơ điện.
Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xí nghiệp đang áp dụng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến và chế độ một thủ trường. Trong đó có 10 phòng ban chức năng có nhiệm vụ phục vụ cho điều hành và phối hợp sản xuất kinh doanh và 5 phân xưởng có chức năng sản xuất và cung ứng năng lượng cho phân xưởng sản xuất.Giám đốc xí nghiệp quản lý và điều hành các hoạt động của hai khối sản xuất và kinh doanh. Các phòng ban chức năng tham mưu cho giám đốc các vấn đề trong chức năng quản lý của mình, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình đưa ra trong lĩnh vực đó.
Sơ đồ tổ chức hiện nay của xí nghiệp.
* Giám đốc xí nghiệp:
- Phụ trách chung: giám đốc chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ các kết quả hoạt động của doanh nghiệp, bảo toàn và phát triển vốn được giao, tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp.
- Ngoài ra, giám đốc còn trực tiếp phụ trách các công tác: tổ chức cán bộ- lao động tiền lương ; Kế toán tài vụ thồng kê.
* Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh
Phòng có nhiệm vụ tổ chức quản lý và thực hiệm các kế hoạch sản xuất kinh doanh: dựa trên nhu cầu của thị trường qua các thông tin tổng hợp, hợp đồng ktm đơn hàng... và khả năng cung cấp nguyên liệu, khả năng sản xuất. Kế hoạch này được trình giám đốc phê duyệt để chuyển cho các đối tượng thực hiện. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, phối hợp với phòng kế toán tài vụ xây dựng giá thành sản phẩm và phương thức bán hàng.
* Phòng cung ứng vật tư
Phòng cung ứng vật tư có trách nhiệm khai thác và cung cấp các đầu vào cho xí nghiệp. Dựa trên kế hoạch sản xuất được phê duyệt hàng tháng, quý và năm, đồng thời dựa trên định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, tồn kho nguyên phụ liệu, bao bì, nhiên liệu... để đề xuất tiến độ khai thác vật tư, tìm lựa chọn các nhà cung cấp. Nhiệm vụ thứ hai của phòng là tiếp nhận, quản lý và cấp phát vật tư nguyên liệu đã mua cho các đơn vị.
* Phòng kế toán thống kê
Là phòng có chức năng tham mưu quan trọng cho giám đốc quản lý bằng đồng tiền các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các số liệu báo cáo thống kê, phòng tổng hợp, phân tích tình hình tài chính nhằm hướng các hoạt động của doanh nghiệp vào mục tiêu lợi nhuận đồng thời bảo toàn và phát triển vốn. Hạch toán thu chi, thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động tài chính trong xí nghiệp.
* Phòng tổ chức lao động.
Phòng tổ chức lao động có chức năng điều chỉnh, phân bố lao động trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác định đơn giá tiền lương và quỹ lương xí nghiệp. Trên cơ sở đó xây dựng định mức lao động, năng suất lao động để các đơn vị phấn đấu đạt được nhằm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, phòng còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định. Tổ chức đào tạo, thi nâng bậc, thủ tục nâng lương, nâng bậc, hưu trí, hợp đồng lao động, xây dựng và trình giám đốc các quy chế về tuyển dụng, đề bạt, miễn nhiệm lao động và cán bộ, quy hoạch lao động và giúp giám đốc quản lý lao động, quản lý và phân phối tiền lương, tiền thưởng v.v...
* Phòng kỹ thuật sản xuất
Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý quy trình sản xuất các sản phẩm của xí nghiệp, giải quyết các sự cố kỹ thuật trong quá trình thực hiện sản xuất ở các phân xưởng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế chuyên môn trong toàn xí nghiệp, đào tạo huấn luyện công nhân kỹ thuật, an toàn lao động và vê sinh môi trường cũng là chức năng của phòng nhằm bảo vệ người lao độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0073.doc