Lời nói đầu
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO
KẾT QUẢ KINHDOANH 1
I. Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh 1
1. Khái niệm 1
2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của BCĐKT và BCKQKD 1
3. Kết cấu của BCĐKT và BCKQKD 3
3.1. Bảng Cân đối kế toán 3
3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 7
4. Các nguyên tác trình bày thông tin trên BCĐKT và BCKQKD 10
4.1. Các nguyên tắc chung trong việc trình bày BCTC 10
4.2. Các nguyên tắc riêng khi trình bày thông tin trên BCĐKT và BCKQKD 11
4.2.1. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCĐKT 11
4.2.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCKQKD 12
5. Nguồn số liệu để lập BCĐKT và BCKQKD 13
6. Những công việc cần phải làm trước khi lập BCTC 13
II. Phương pháp lập BCĐKT và BCKQKD 14
1. Phương pháp lập BCĐKT 14
2. Phương pháp lập các chỉ tiêu trong BCKQHĐKD 15
Phần II: Thực trạng lập BCTC tại Công ty Cổ phần Khoáng Sản
Yên Bái Năm 2003 27
I. Đặc điểm công ty 27
II. Chính sách kế toán áp dụng thuế GTGT tại công ty 27
III. BCĐKT và BCKQKD tại công ty 29
IV. Nhận xét về tình hình tài chính và hướng phát triển của công ty 36
KẾT LUẬN
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung, phơng pháp lập bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa bảng cân đối kế toán vẫn giữ nguyên.
Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến chỉ tiêu cả bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, làm một loại vốn tăng thêm và một loại nguồn vốn cũng tăng thêm với số tiền như nhau. Số tổng cộng bên tài sản và bên nguồn vốn đều tăng với số tiền như nhau. Tính cân bằng vẫn đảm bảo.
Trường hợp 4: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến chỉ tiêu cả bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, làm một loại vốn giảm đi và một loại nguồn vốn cũng giảm đi với số tiền như nhau. Số tổng cộng bên tài sản và bên nguồn vốn đều giảm đi với số tiền như nhau. Tính cân bằng vẫn đảm bảo.
Vì vậy tại bất kì thời điểm nào nếu lập bảng cân đối kế toán thì số tổng cộng bên tài sản vẫn cân bằng với số tổng cộng bên nguồn vốn.
+ Nguyên tắc số dư: Chỉ những tài khoản có số dư mới được trình bày trên BCĐKT. Những tài khoản có số dư là những tài khoản phản ánh tài sản (tài sản có) và những tài khoản phản ánh nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu (tài sản nợ). Các tài khoản không có số dư phản ánh doanh thu, chi phí làm cơ sở để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ không được trình bày trên BCĐKT mà được trình bày trên BCKQKD.
+ Nguyên tắc trình bày các khoản mục theo tính thanh khoản giảm dần: Các khoản mục tài sản có của doanh nghiệp được trình bày và sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần như sau:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tiền
Đầu tư ngắn hạn
Các khoản phải thu
Tồn kho
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
+Nguyên tắc trình bày nợ phải trả theo thời gian: Các khoản nợ phải trả được trình bày theo nguyên tắc các khoản vay và nợ ngắn hạn được trình bày trước, các khoản vay và nợ dài hạn được trình bày sau.
4.2.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Nguyên tắc phân loại hoạt động: Báo cáo kết quả kinh doanh phân loại hoạt động theo mức độ thông dụng của hoạt động đối với doanh nghiệp. Như vậy, các hoạt động thông thường của doanh nghiệp sẽ được phân loại là hoạt động sản suất - kinh doanh, kết quả hoạt động này tạo ra doanh thu của doanh nghiệp; Các hoạt động liên quan đến đầu tư tài chính được phân loại là hoạt động tài chính; Hoạt động không xảy ra thường xuyên sẽ được phân loại là hoạt động bất thường.
+Nguyên tắc phù hợp: Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
+Nguyên tắc thận trọng: Theo nguyên tắc này, một khoản chưa xác định chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì chưa được ghi nhận là doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và không được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Ngược lại, một khoản lỗ trong tương lai chưa thực tế phát sinh đã được ghi nhận là chi phí trong kỳ và được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
* Một điều cần lưu ý là khi lập BCKQKD thì người lập phải quan tâm tới đối tượng sẽ đọc báo cáo này là ai để trong từng trường hợp cụ thể, lập BCKQKD sao cho có lợi cho doanh nghiệp của mình nhất.
5. Nguồn số liệu để lập BCĐKT và BCKQKD
Bảng cân đối kế toán được lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp (sổ cái) và chi tiết các tài khoản có số dư cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và BCĐKT kỳ trước (quý trước, năm trước)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí của doanh nghiệp (sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9) và sổ kế toán các tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước".
6. Những công việc cần phải làm trước khi lập Báo cáo tài chính.
Thông tin do kế toán cung cấp thông qua hệ thống báo cáo kế toán rất cần thiết, làm cơ sở cho việc đưa ra các quy định về kinh tế tài chính của các nhà đầu tư, tài trợ, cổ đông, cơ quan tài chính, cơ quan thuế...Để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, đảm bảo độ tin cậy của số liệu, tài liệu kế toán, trước khi lập báo cáo kế toán, kế toán phải tuân thủ thực hiện những công việc sau đây:
- Thu nhận đầy đủ các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đến thời điểm lập báo cáo.
- Phải hoàn thành ghi sổ kế toán tổng hợp chỉ tiêu cơ sở chứng từ đã thu nhận.
- Kiểm tra các số liệu, tài liệu kế toán, đối chiếu khớp đúng các sổ có liên quan, phát hiện các chênh lệch và xử lý chênh lệch theo chế độ kế toán hiện hành.
- Thực hiện các nghiệp vụ nội sinh (các bút toán, các định khoản điều chỉnh, kết chuyển trước khi khoá sổ kế toán như nghiệp vụ phân bổ, nghiệp vụ xử lý chênh lệch, nghiệp vụ kết chuyển chi phí, kết quả lãi (lỗ) kinh doanh).
Trong trường hợp cần thiết thì có thể phải kiểm kê tài sản, xác minh công nợ (xác nhận công nợ).
- Kiểm tra số liệu ghi trên Bảng cân đối kế toán ngày 31-12 năm trước để làm căn cứ ghi Bảng Cân đối kế toán năm nay cột “Số đầu năm”, số liệu này trong suốt niên độ kế toán không thay đổi.
II. Phương pháp lập BCĐKT và BCKQKD
1.Phương pháp lập BCĐKT
+ Cột số đầu năm: Căn cứ vào số liệu ở cột số cuối kì trong bảng cân đối kế toán cuối năm trước để ghi vào tong chỉ tiêu tương ứng. Chỉ tiêu nào có dòng “Năm trước”, dòng “Năm nay” thì khi chuyển sang cột Số đầu năm, số liệu ghi vào dòng “Năm trước”.
+ Cột số cuối kỳ: do các chỉ tiêu báo cáo có thể không hoàn toàn phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế, tài chính phản ánh ở tài khoản kế toán, vì vậy phải căn cứ vào nội dung chỉ tiêu báo cáo trong bảng cân đối kế toán để xem phải lấy số liệu ở những tài khoản nào để ghi cho thích hợp. Cách lập bảng cân đối kế toán ở các doanh nghiệp hiện nay có thể khái quát cách lập bảng như sau:
Chỉ tiêu báo cáo phù hợp hoàn toàn với chỉ tiêu kinh tế tài chính mà tài khoản phản ánh (tài khoản cấp 1) thì lấy số dư cuối kỳ của tài khoản đó để ghi:
+ Số dư Nợ của tài khoản vốn ghi vào chỉ tiêu vốn tương ứng phần “Tài sản” trong bảng cân đối kế toán.
+ Số dư Có của tài khoản nguồn vốn ghi vào chỉ tiêu nguồn vốn tương ứng ở phần “Nguồn vốn” trong bảng cân đối kế toán.
+ Đối với các chỉ tiêu điều chỉnh phản ánh ở các tài khoản điều chỉnh. Nếu là điều chỉnh tăng thì căn cứ số dư cuối kỳ ghi vào chỉ tiêu điều chỉnh trong bảng cân đối kế toán. Nếu là điều chỉnh giảm và các chỉ tiêu dự phòng thiệt hại về vốn thì căn cứ số dư Có cuối kỳ của tài khoản điều chỉnh ghi vào chỉ tiêu điều chỉnh trong bảng cân đối kế toán bằng số âm (bằng bút mực đỏ).
+ Chỉ tiêu nào trong bảng cân đối kế toán liên quan đến nhiều tài khoản kế toán thì phải tổng hợp số dư cuối kỳ của các tài khoản có liên quan để xác định số liệu phải ghi vào chỉ tiêu này. Ví dụ: Chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” mã số 314: PhảI lấy số dư Có (chi tiết của tài khoản 131) cộng với số dư Có ở tài khoản cấp 2, tài khoản 3387 để ghi.
+ Chỉ tiêu nào liên quan đến tài khoản cấp 2, lấy số dư cuối kỳ ở tài khoản cấp 2 để ghi. Ví dụ: Chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” mã số 135: Lấy số dư Nợ tài khoản 1361 để ghi.
+ ở các tài khoản phản ánh công cụ nợ, có thể vừa có dư Nợ, vừa có dư Có, đối với các đối tượng có quan hệ công nợ thì không được bù trừ lẫn nhau, chỉ dư ở một bên của tài khoản, còn ở tài khoản chi tiết mới có dư Nợ, dư Có riêng đối với từng đối tượng.
+ Các chỉ tiêu ngoài bảng: Lấy số dư Nợ cuối kỳ ở các tài khoản ngoài bảng để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.
Chi tiết về bảng CĐKT cụ thể đã được trình bày ở trên( mẫu số B01 ).
2. Phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo KQHĐKD
Phần I: Lãi , lỗ
Số liệu ghi vào cột 4 ‘‘Kỳ trước’’ của phần ‘‘lãi lỗ’’ của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 3 ‘‘Kỳ này’’ của báo cáo này kỳ trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.
Số liệu ghi vào cột 5 ‘‘Luỹ kế từ đầu năm’’ của phần I ‘‘ Lãi, lỗ’’ của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này dược căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 (luỹ kế từ đầu năm) của báo cáo kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 (kỳ này), kết quả tìm được ghi vào cột 5 của báo cáo kỳ này theo từng chỉ tiêu phù hợp.
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) :
Chỉ tiêu này phản ảnh tổng doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 511 ‘‘Doanh thu bán hàng’’ và tài khoản 512 ‘‘Doanh thu nội bộ’’ trong kỳ báo cáo.
2. Các khoản giảm trừ (Mã số 03) :
Chỉ tiêu này phản ảnh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo.
Mã số 03 = Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07
* Chiết khấu thương mại (Mã số 04) :
Chỉ tiêu này phản ảnh tổng số chiết khấu thương mại cho người mua hàng của doanh nghiệp cho số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên có của tài khoản 521.
* Giảm giá hàng bán (Mã số 05):
Chỉ tiêu này phản ảnh tổng số giảm giá hàng bán theo chính sách bán hàng của doanh nghiệp cho số hàng hoá , thành phẩm, dịch vụ đã phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” trong kỳ báo cáo
* Giá trị hàng bán bị trả lại (Mã số 06):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá bán của số hàng bị trả lại trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” trong kỳ báo cáo.
* Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp (Mã số 07):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước theo số doanh thu phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng phát sinh Có của các tài khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt” và tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” (chi tiết phần thuế xuất khẩu) đối ứng với bên Nợ tài khoản 511, 512 và số phát sinh bên có tài khoản 3331 “thuế GTGT phải nộp” đối ứng với bên Nợ của tài khoản 511, trong kỳ báo cáo.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 03
4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo (sau khi trừ (-) trị giá mua hàng hoá, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của dịch vụ bị trả lại trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng phát sinh trong kỳ cáo cáo.
Mã số = Mã số 10 - Mã số 11
6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21):
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu trừ (-) thuế GTGT theo phưong pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt độngkhác) phát sinh trong kỳ cáo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có tài khoản 911 trong kỳ báo cáo.
7. Chi phí tài chính (Mã số 22):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh...phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có tài khoản 635 đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 trong kỳ báo cáo.
8. Lãi vay phải trả (Mã số 23) :
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 635.
9. Chi phí bán hàng (Mã số 24):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” và số phát sinh Có của tài khoản 1422 “Chi phí chờ kết chuyển” (chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng bên Nợ của tài khoản 911 trong kỳ báo cáo.
10. Chi phí quản lí doanh nghiệp (Mã số 25):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lí doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của tài khoản 642 “CPQLDN” và số phát sinh Có của tài khoản 1422 “CPCKC” (chi tiết phần CPQLDN), đối ứng với bên Nợ của tài khoản 911 trong kỳ báo cáo.
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30):
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - ( Mã số 22 + Mã số 24 + Mã số 25)
12. Thu nhập khác (Mã số 31):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác ( đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh Nợ của tài khoản 711”Thu nhập khác” đối ứng với bên có của tàIi khoản 911 trong kỳ báo cáo.
13. Chi phí khác (Mã số 32):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng bên Nợ của tài khoản 911 trong kỳ báo cáo.
14. Lợi nhuận khác (Mã số 40):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác ( đã trừ (-) thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác trong kỳ báo cáo.
Mã số 40 = Mã số 31- Mã số 32
15. Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 50):
Chỉ tiêu này phản ánh các tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kimh doanh, hoạt động khác phát sinh tong kỳ báo cáo.
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
16. Thuế TNDN phải nộp ( Mã số 51):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiêp trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 3334 “Thuế TNDN” trừ đi số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quí lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt.
17. Lợi nhuận sau thuế (Mã số 60):
Chỉ tiêu này phản ánh các tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế TNDN phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 60 = Mã số 50 - Mã số 51
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
- Số còn phải nộp đầu kỳ (cột 3) : cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp đầu kỳ( theo từng khoản mục) gồm cả số phải nộp của năm trước kết chuyển sang. Số liệu để ghi vào cột này ở từng chỉ tiêu được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 8 của báo cáo kỳ trước.
- Số còn phải nộp kỳ này (cột 4) : cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp (theo từng khoản mục). Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào sổ kế toán của tài khoản 333.
- Số đã nộp trong kỳ (cột 5): cột này phản ánh tổng số tiền thuế đã nộp theo từng khoản phải nộp trong kỳ báo cáo, gồm cả số của kỳ trước chuyển sang.
- Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm(cột 6): cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 của kỳ báo cáo kỳ trước cộng với số ghi ở cột 4 của kỳ báo cáo này. Kết quả tìm được ghi vào từng chỉ tiêu phù hợp.
- Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm (cột 7): cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn đã nộp vào ngân sách nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi ở cột này được căn cứ vào số liệu ở cột 7 của báo cáo kỳ trước cộng với số liệu ghi ở cột 5 “số đã nộp trong kỳ”của báo cáo kỳ này. Kết quả tìm được ghi vào từng chỉ tiêu phù hợp.
- Số còn phải nộp đến cuối kỳ (cột 8): cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả thuế còn phải nộp của kỳ trước chuyển sang chưa nộp trong kỳ này. Số liệu để ghi vào cột này bằng số liệu cột 3 “Số còn phải nộp đầu kỳ”cộng với số liệu cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” trừ số liệu cột 5 “Số đã nộp trong kỳ”.
Phần ii: tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Đơn vị tính:..........
Chỉ tiêu
Mã
số
Số còn
phải
nộp
đầu kỳ
Số phát sinh
trong kỳ
Luỹ kế từ
đầu năm
Số còn
phải
nộp
cuối kỳ
Số
phải
nộp
Số đã
nộp
Số
phải
nộp
Số đã
nộp
1
2
3
4
5
6
7
8=3+4+5
I. Thuế
1. Thuế GTGT phải nộp
Trong đó:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
3. Thuế xuất, nhập khẩu
4. Thuế TNDN
5. Thu trên vốn
6. Thuế tài nguyên
7. Thuế nhà đất
8. Tiền thuê đất
9. Các loại thuế khác
II. Các khoản phải nộp khác
1. Các khoản phụ thu
2. Các khoản phí, lệ phí
3. Các khoản phải nộp khác
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
30
31
32
33
Tổng cộng
40
Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang năm này
Trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp...................
- Nội dung của phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” và cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” được cụ thể như sau:
1) Chỉ tiêu thuế (Mã số 10): dùng để phản ảnh tổng số tiền các loại thuế phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất và các loại thuế khác.
2) Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng bán nội địa"(Mã số 11): dùng để phản ảnh tổng số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ nội địa.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333(33311) trong kỳ báo cáo .
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (33311).
3) Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng nhập khẩu" (Mã số 12): dùng để phản ảnh tổng số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333(33312) trừ số thuế GTGT hàng nhập khẩu được giảm và số thuế GTGT hàng nhập khẩu trả lại cho người bán.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (33312).
4) Chỉ tiêu "Thuế tiêu thụ đặc biệt" (Mã số 13): dùng để phản ảnh tổng số thuế tiêu thụ phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3332).
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3332).
5) Chỉ tiêu "Thuế xuất, nhập khẩu" (Mã số 14): dùng để phản ảnh tổng số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong kỳ báo cáo.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3333).
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3333).
6) Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp" (Mã số 15): dùng để phản ảnh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong kỳ báo cáo.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3334).
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3334).
7) Chỉ tiêu "Thu trên vốn" (Mã số 16): dùng để phản ảnh số tiền thu trên vốn phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3335) trên sổ cái.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3335) trên sổ cái.
8) Chỉ tiêu "Thuế tài nguyên" (Mã số 17): dùng để phản ảnh số tiền thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3336) trên sổ cái.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3336) trên sổ cái.
9) Chỉ tiêu "Thuế nhà đất" (Mã số 18): dùng để phản ảnh số tiền thuế nhà đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo .
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3337) trên sổ cái.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3337) trên sổ cái.
10) Chỉ tiêu "Tiền thuê đất" (Mã số 19): dùng để phản ảnh số tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3337) trên sổ cái.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3337) trên sổ cái.
11) Chỉ tiêu "Các loại thuế khác" (Mã số 20): dùng để phản ảnh các loại thuế khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo .
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3338) trên sổ cái.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3338) trên sổ cái.
12) Chỉ tiêu "Các khoản phải nộp khác" (Mã số 30): dùng để phản ảnh các khoản phải nộp khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm: các khoản phụ thu, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái.
13). Chỉ tiêu "Các khoản phụ thu" (Mã số 31): dùng để phản ảnh các khoản phụ thu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo.
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái.
14). Chỉ tiêu "Các khoản phí, lệ phí" (Mã số 32): dùng để phản ảnh các khoản phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo .
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái.
15). Chỉ tiêu "Các khoản khác" (Mã số 32): dùng để phản ảnh các khoản khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo .
- Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái.
- Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái.
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm và thuế GTGT hàng bán nội địa.
- Phần này được thiết kế gồm có 4 cột :
+ Cột 1: “Chỉ tiêu”, phản ánh danh mục các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và bán hàng nội địa.
+ Cột 2: “Mã số”, phản ánh mã số của từng chỉ tiêu báo cáo.
+ Cột 3: “Kỳ này”, phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo.
+ Cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm”, căn cứ vào số liệu ghi ở cột “Luỹ kế từ đầu năm” của kỳ trước, cộng với số liệu ghi ở cột 3 “Kỳ này” của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 4 ở từng chỉ tiêu phù hợp.
phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại,
được miễn giảm và thuế gtgt hàng bán nội địa
đơn vị tính :.............
Chỉ tiêu
Mã
số
Số tiền
Kỳ này
Luỹ kế từ
đầu năm
1
2
3
4
I. Thuế GTGT được khấu trừ
1.Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ
2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh
3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại
(12 = 13 + 14 + 15)
Trong đó:
a. Số thuế GTGT đã khấu trừ
b. Số thuế GTGT đã hoàn lại
c. Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua
d. Số thuế GTGT không được khấu trừ
4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối
kỳ (17 =10 + 11 - 12)
II. Thuế GTGT được hoàn lại
1. Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ
2. Số thuế GTGT được hoàn lại
3. Số thuế GTGT đã hoàn lại
4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ
(23 = 20 + 21 - 22)
III. Thuế GTGT được miễn giảm
1. Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ
2. Số thuế GTGT được miễn giảm
3. Số thuế GTGT đã được miễn giảm
4. Số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1062.doc