Đối với động sản BLDS không có một điều luật nào qui định riêng về quy chế pháp lý cả. Nhưng điều 174 BLDS chỉ quy định chung “những tài sản mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu thì phải được đăng ký”. ở đây ta phải hiểu là tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng thời gian mà pháp luật đã quy định cụ thể cho phù hợp với thực tế cửa đời sống. Những thông thường tài sản là động sản do đặc tính và công dụng của động sản là rất đa dạng và phong phú, thường xét về giá trị và tầm quan trọng thường ít hơn so với bất động sản nên không phải đăng ký quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu.
Về căn cứ xác lập quyền chiếm hữu hợp pháp, quyền sở hữu bất động sản và động sản. BLDS cũng quy định khác nhau “trong trường hợp vật không xác định ai là sở hữu là động sản thì sau một năm kể từ ngày không báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật, nếu vật là bất động sản thì sau 5 năm kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là sở hữu thì bất động sản đó là của nhà nước (Điều 247 BLDS )
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung và các hình thưc chiếm hữu trong bộ luật dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thành bất động sản và động sản trên cơ sở của phương pháp loại trừ. Để phân biệt hai loại tài sản chủ yếu trong BLDS, BLDS dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản có thể chuyển được bằng cơ học hay không? Trên cơ sở những nguyên tác này, điều 181 BLDS quy định như sau:
1. Bất động sản là tài sản không di dời được bao gồm đất đai nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai kể cả tài sản gắn liền với nhà ở , công trình xây dựng đó, tài sản khác gắn kiền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định
2.Động sản là những tài sản không phải là những bất động sản
Với cách phân loại trên đã đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn, bất động sản chủ yếu là đất đai (không thể dịch chuyển bằng cơ học )nhà ở công trình xây dựng các tài sản gắn liền với đất đai . Theo BLDS đây là một loại tài sản cần được đăng ký để có cơ sở pháp lý khẳng định chứng minh quyền sở hữu chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản điều 174 BLDS cũng quy định : “những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được đăng ký” Quy định trên cũng nhằm đảm bảo quyền kiểm tra giám sát những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. BLDS còn có những quy chế pháp lý riêng đối với những tài sản trong một số trường hợp.
Ngoài ra khoản 1 Điều 181 BLDS chỉ liệt kê một số tài sản là bất động sản theo thuộc tính tự nhiên mà không liệt kê toàn bộ. Vì rằng hiện nay trong luật dân sự một số nước trên thế giới coi bất động sản không hoàn toàn dựa trên thuộc tính này mà dựa theo yếu tố công dụng và giá trị của tài sản Luật dân sự một số nước coi máy bay tầu biển là những bất động sản dù rằng chúng có thể di dời cơ học trong không gian. Do đó để BLDS tránh được tính chất máy móc và khuôn cứng, điểm d khoản 1 Điều 181 đã quy định: "các tài sản khác do pháp luật quy định."
Đối với động sản BLDS không có một điều luật nào qui định riêng về quy chế pháp lý cả. Nhưng điều 174 BLDS chỉ quy định chung “những tài sản mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu thì phải được đăng ký”. ở đây ta phải hiểu là tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng thời gian mà pháp luật đã quy định cụ thể cho phù hợp với thực tế cửa đời sống. Những thông thường tài sản là động sản do đặc tính và công dụng của động sản là rất đa dạng và phong phú, thường xét về giá trị và tầm quan trọng thường ít hơn so với bất động sản nên không phải đăng ký quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu.
Về căn cứ xác lập quyền chiếm hữu hợp pháp, quyền sở hữu bất động sản và động sản. BLDS cũng quy định khác nhau “trong trường hợp vật không xác định ai là sở hữu là động sản thì sau một năm kể từ ngày không báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật, nếu vật là bất động sản thì sau 5 năm kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là sở hữu thì bất động sản đó là của nhà nước (Điều 247 BLDS )
Như vậy chúng ta thấy rằng cùng là tài sản nhưng quy chế pháp lý giữa chiếm hữu bất động sản và chiếm hữu động sản được pháp luật quy định khác nhau cũng là sự chiếm hữu bất hợp pháp nhưng căn cứ vào ý chí chủ quan của chủ thể, pháp luật phân biệt thành hai hình thức. chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình. Sự phân biệt này có một ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu và việc lựa chọn phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong giải quyết các án kiện dân sự.
Người chiếm hữu hợp pháp trong mọi trường hợp đều được pháp luật dân sự bảo vệ quyền lợi của người chủ tài sản(nếu chủ tài sản tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật ) Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 191 BLDS)
Trong trường hợp người chiếm hữu hợp pháp không còn nắm giữ tài sản trên thực tế không theo ý chí của họ như bị đánh rơi, bỏ quên, thất lạc,chôn giấu... Nếu phát hiện thấy một cá nhân (hay tổ chức) nào đó đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của mình thì có quyền sử dụng các phương thức kiện dân sự trước toà để yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp trả lại tài sản cho mình “chủ sở hữu người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc tài sản của mình tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật “ . Điều 263 BLDS. Người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi cản trở hoặc có quyền yêu cầu ngăn chặn khi chủ sở hữu chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể đòi người khác phải bồi thường những thiệt hại về tài sản nếu người đó có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu của mình.
Về nguyên tắc, pháp luật dân sự chỉ bảo vệ việc chiếm hữu hợp pháp tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể nhất định pháp luật cũng bảo vệ quyền lợi cho những người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình
-Trong phương thức kiện dân sự: nếu người thứ ba kiện đòi lại vật thì người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình có quyền yêu cầu người đã dịch chuyển tài sản cho mình phải trả lại những gì họ đã nhận. Người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình cũng "có quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật"( khoản 2 điều 200 BLDS)
-Trong trường hợp người phát hiện và giữ tài sản vô chủ , tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên,bị chôn giấu, bị chìm đắm thì sau một thời gian nhất định kể từ ngày công báo công khai (trên các phương tiện công nghệ thông tin đại chúng, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì được xác lập quyền sở hữu đối với vật đó. Cụ thể người phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, đối với vật không xác định được ai là chủ sở hữu: nếu là động sản thì sau một năm kể từ ngày công báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thì thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật (Điều 247 BLDS ).
Đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu, nếu vật đó tìm thấy là cổ vật là di tích lịch sử văn hoá thì thuộc nhà nước, người tìm thấy vật đó được một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật Nếu tìm thấy không phải là cổ vật ,di tích lịch sử văn hoá mà có giá trị lớn thì người tìm thấy được hưởng 50% cổ vật phần còn lại thuộc về nhà nước và nếu vật có gía trị nhỏ thì thuộc sở hữu của người tìm thấy (Điều 248 BLDS )
Đối với vật do người khác đánh rơi bỏ quên sau một năm kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu không đến nhận thì vật đó thuộc sở hữu của người nhận được (điều 249 BLDS)
Đối với gia súc bị thất lạc, nếu "sau sáu tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận, thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được. Nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là một năm … " (Điều 250 – BLDS). Còn đối với gia cầm thì thời hạn quy định là một tháng (Điều 251 - BLDS)
- Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định: Liên tục (Điều 169 - BLDS), công khai (Điều 197 - BLDS) và trong một khoảng thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình còn được hưởng quyền xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Họ có thể trở thành chủ sở hữu các tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (Trừ trường hợp tài sản đó thuộc sở hữu toàn dân - Điều 255 - BLDS).
Đối với trường hợp chiếm hứu bất hợp pháp không ngay tình trong mọi trường hợp không được pháp luật bảo vệ, người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình buộc phải trả lại tài sản cho người chíếm hữu hợp pháp, chủ sở hữu. Vì thực chất họ có lỗi trong việc chiếm hữu tài sản, tài sản họ chiếm hữu được là do trộm cắp, cướp, lừa đảo mà có hoặc biết tài sản đó là của gian nhưng vẫn mua … ngoài việc trả lại tài sản những người này còn “phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật ” (Khoản 1- Điều 606 - BLDS). Thậm chí, tuỳ theo cách thức chiếm đoạt và giá trị của tài sản, người chiến hữu bất hợp pháp không ngay tình có thể bị xử phạp theo luật hình sự (ví dụ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ..)
Tóm lại: Dựa vào thực tế đời sống và ý chí của chủ sở hữư mà BLDS Việt Nam đã phân biệt rõ hai hình thức chiếm hữu là chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu bất hợp pháp. Trong chiếm hữu bất hợp pháp lại chia thành chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình để từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giao lưu dân sự và sử dụng tài sản. Nhưng quy chế pháp lý đối với các loại tài sản cũng khác nhau, BLDS đã phân chia tài sản thành bất động sản và động sản. Sự phân biệt này có một ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu, việc lựa chọn phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong giải quyết các án kiện dân sự và là căn cứ để quy định các loại thời hiệu.
4. Mối liên hệ giữa chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế.
. 4.1. Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình bằng các hành vi của bản thân mình để thực hiện quyền chiếm hữu tài sản.Trong trường hợp này, người chiếm hữu thực tế tài sản đồng thời là người chiếm hữu pháp lý.Chủ sở hữu tự mình thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản,để phục vụ lợi ích cho chính bản thân mình, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu này không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian.
4.2. Vì khi người chiếm hữu hợp pháp là chủ sở hữu, họ có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nên trong một số trường hợp chủ sở hữu chuyển quyền chiếm hữu cho người khác thông qua một hợp đồng dân sự theo ý chí của họ (ví dụ hợp đồng cho thuê, hợp đồng gửi giữ …) hoặc không theo ý chí của họ như : bị đánh rơi, bị bỏ quên, thất lạc, chôn giấu chưa tìm thấy … thì chủ sở hữu vẫn có quyền chiếm hữu pháp lý đối với tài sản đó. Nghĩa là pháp luật vẫn công nhận quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, dù rằng người đó không trực tiếp nắm giữ và chi phối. Người trực tiếp năm giữ và chi phối tài sản trong trường hợp này là người chiếm hữu thực tế đối với vật. ở đây lại chia làm hai trường hợp
4.2.1.Trường hợp người chiếm hữu thực tế vật là người chiếm hữu hợp pháp tức là người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản hoặc người đựơc chuyển giao quyền chiếm hữu thông quan giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (ví dụ hợp đồng cho thuê, hợp đồng gửi giữ tài sản) - Điều 190 – BLDS. Trong trường hợp này người chiếm hữu thực tế được quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu, người chiếm hữu pháp lý xác định và phải phù hợp với mục đích nội dung của giao dịch. Người chiếm hữu thực tế tài sản chiếm hữu, sử dụng tài sản vì lơi ích của mình và của cả chủ sở hữu, được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó.
Ví dụ: Trong hợp đồng thuê nhà để ở và kinh doanh, bên thuê sử dụng ngôi nhà để ở và kinh doanh vì lợi ích của chính mình và vì cả lợi ích của bên cho thuê (người chiếm hữu pháp lý), phải bảo quản ngôi nhà của chủ sở hữu như nhà của chính minh, bên thuê (người chiếm hữu thực tế) có quyền được hưởng những thành quả do hoạt động buôn bán kinh doanh của mình.
Trong trường hợp người chiếm hữu thực tế tài sản là người được chủ sở hữu hay người chiếm hữu pháp lý giao tài sản thông qua một giao dịch dân sự, người chiếm hữu thực tế có quyền sử dụng tài sản được giao, chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu (người chiếm hữu pháp lý đồng ý)
4.2.2 Trường hợp người chiếm hữu thực tế vật là người chiếm hữu bất hợp pháp tức là người chiếm hữu thực tế vật không phải là chủ sở hữu. Vật đã rời khỏi chủ sở hữu không theo ý chí của họ. Người chiếm hữu thực tế vật trong trường hợp này là chiến hữu không có căn cứ pháp luật, họ không có quyền chiếm hữu vật. Tuy nhiên nếu người thực tế chiếm hữu vật là người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình thì họ “ có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi tức phát sinh từ tài sản theo quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 200 - BLDS) vì xét về bản chất họ không có lỗi trong việc chiếm hữu bất hợp pháp tài sản. Về ý chí chủ quan của họ, họ không biết và không thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật. Nhưng khi chủ sở hữu hay người chiếm hữu pháp lý tài sản phát hiện và chứng minh được là tài sản đó thuộc sự chiếm hữu của họ trong trường hợp này phải trả lại tài sản cho người chiếm hữu pháp lý. Tuy nhiên pháp luật dân sự cũng bảo vệ quyền lợi cho người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình (ví dụ : khi có người thứ ba kiện đòi lại vật, thì người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình có quyền yêu cầu người đã chuyển dịch tài sản cho mình phải trả lại nhứng gì họ đã nhận …)
Còn đối với chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình, họ không có quyền chiếm hữu vật, sự chiếm hữu thực tế vật của họ là bất hợp pháp. Khi bị chủ tài sản hay người chiếm hữu pháp lý kiện đòi lại tài sản thì người chiếm hữu thực tế vật không những phải trả lại tài sản mà còn “phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, đựơc lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Khoản 1 - Điều – 606 - BLDS ) vì xét về bản chất họ hoàn toàn có lỗi trong việc chiếm hữư bất hợp pháp tài sản .
Tóm lại, giữa chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế có mối liên hệ hữu cơ, qua lại với nhau, gắn mật thiết với nhau. Chiếm hữu pháp lý là tiền đề là cơ sở của chiếm hữu thực tế. Quyền lợi và nghĩa vụ của người chiếm hữu thực tế phải phù hợp với yêu cầu của người chiếm hữu pháp lý . Trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền chiếm hữu của mình thì chiếm hữu thực tế và chiếm hữu pháp lý hài hoà là một
Chương iii:
Thực trạng thực hiện quyền chiếm hữu trên thực tế những vướng mắc trong việc giải quyết những tranh chấp về quyền chiếm hữu tại ngành Tòa án nhân dân và các giải pháp hoàn thiện các quy định về chiếm hữu trong BLDS 1995.
1. Thực trạng thực hiện quyền chiếm hữu trên thực tế.
1.1. Thực trạng của pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền chiếm hữu cùng với những vướng mắc cần tháo gỡ.
1.1.1. Khái quát về thực trạng pháp luật về việc thụ lý giải quyết các án kiện về chiếm hữu cá nhân.
Có thể thấy rằng, trước khi có BLDS, hệ thống pháp luật về dân sự nói chung và pháp luật về chiếm hữu nói riêng rất thiếu và không đồng bộ. Trong hệ thống pháp luật trước thời điểm ban hành BLDS hầu như rất ít văn bản luật đơn hành về chiếm hữu. Các quy định về dân sự nói chung và các quy định của pháp luật về quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu nói riêng chưa được coi trọng đúng mức.
Hiện nay, chúng ta đã có BLDS tương đối hoàn chỉnh với 838 điều luật, nhưng điều quy định trong bộ luật vẫn còn chưa cụ thể. Tuy nhiên, so với thời gian trước khi BLDS được ban hành, chúng ta có thể khẳng định rằng, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp về dân sự của nước ta, các vấn đề về chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu được quy định tương đối đầy đủ và có tính chất logic, kế thừa được truyền thống của luật pháp thế giới về quyền chiếm hữu nói riêng và về dân sự nói chung. Khi cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992, các quy định về quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu trong BLDS đã đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc áp dụng BLDS có hiệu lực thi hành từ 1/7/1996 cho thấy vẫn còn những vướng mắc ở khía cạnh chiếm hữu. Trước hết, một số quy định trong bộ luật mới chỉ có tính chất "định hướng" mà chưa có các hướng dẫn chi tiết để thực hiện.
Chẳng hạn, Điều 174-BLDS về đăng ký quyền sở hữu tài sản, một biện pháp pháp lý quan trọng để chứng minh quyền chiếm hữu pháp lý của chủ sở hữu, chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục đăng ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đăng ký với loại tài sản đó. Hậu quả tồn đọng của thời gian trước đây (người sử dụng tài sản có quyền chiếm hữu thực tế mà không có bất kỳ một chứng thư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận về quyền chiếm hữu pháp lý) sẽ được giải quyết như thế nào? Đây là vấn đề đặc biệt phức tạp tạo nên các tranh chấp tài sản, nhất là các tranh chấp liên quan đến bất động sản rất khó giải quyết.
Vì vậy, cần phải có sự nhận thức thống nhất và có văn bản hướng dẫn cụ thể mới có thể thực thi BLDS được. Cho đến nay, việc ban hành các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn còn rất chậm và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
Như đã trình bày trên đây, với một thực trạng của các quy định trong pháp luật thực định như vậy, quá trình giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về chiếm hữu nói riêng ở Tòa án nhân dân hiện nay vẫn còn không ít khó khăn vướng mắc.
Theo báo cáo tổng kết công tác ngành TAND năm 2001 đã nhận xét: "Trong năm 2001, các vụ tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình vẫn có chiều hướng tăng… do tác động của nhiều nguyên nhân, trong đó có mặt trái của kinh tế thị trường nên các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình ngày càng phức tạp. Trong số đó các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng tài sản, tranh chấp thừa kế nhà đất, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất… vẫn luôn là các loại việc thường xảy ra tranh chấp găy gắt, kéo dài".
Trong thực tế giải quyết tranh chấp về chiếm hữu, có nhiều khi Tòa án đã không điều tra, thu thập, nghiên cứu và đánh giá toàn diện những tình tiết có liên quan hoặc có ảnh hưởng đến quyền chiếm hữu của đương sự trong vụ án, chưa nghiên cứu một cách đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan… nên đã có những phán quyết thiếu chính xác và công bằng
Bảng thống kê các vụ việc dân sự đã giải quyết như sau:
Năm
Số vụ án đã thụ lý cấp sơ thẩm
Số vụ đã giải quyết sơ thẩm
Số vụ đã giải quyết phúc thẩm
1998
55.831
49.126
6.649
1999
76.441
51.453
12.849
2000
60.360
47.876
11.524
2001
58.979
46.299
12.458
(Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1998, 1999, 2000, 2001 - Tòa án nhân dân tối cao).
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Hiện nay, tình trạng đương sự có đơn kháng cáo đề nghị xét xử lại theo trình tự phúc thẩm còn rất phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và trong việc giải quyết tranh chấp về chiếm hữu nói riêng.
Qua theo dõi về tình hình xét xử ở cấp phúc thẩm, có tới hơn 40% vụ án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị bị cấp phúc thẩm cải sửa, hủy. Điều này có nhiều nguyên nhân, xong có thể nói nguyên nhân chính là "chất lượng xét xử các vụ án của cấp sơ thẩm không cao"; "cũng có nhiều trường hợp việc điều tra, xác minh xây dựng hồ sơ vụ án chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ" (Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1999).
Hiện nay, một thực tế khá phổ biến là: sau khi xét xử phúc thẩm, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng các đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại lên Tòa án nhân dân tối cao đề nghị giám đốc thẩm, thậm chí còn khiếu nại lên các cơ quan của Đảng, Chính phủ tại trung ương.
Nguyên nhân của tình hình trên là do:
- Nguyên nhân khách quan: Do một số các quy định của pháp luật có tính ổn định không cao, một số quy định của luật (Luật Đất đai, Bộ luật dân sự…) chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn hoặc việc hướng dẫn không kịp thời nên việc xét xử của Tòa án còn chưa thống nhất. Việc vận dụng pháp luật để giải quyết vụ án dân sự còn chưa chính xác, dẫn đến việc xét xử còn bị sai lầm, nhất là các tranh chấp về đền bù thành quả lao động trên đất, tranh chấp về quyền sử dụng đất…
- Nguyên nhân chủ quan: Việc nghiên cứu và nhận thức các quy định của pháp luật để vận dụng vào công tác xét xử của thẩm phán Tòa án các cấp nói chung còn chưa đầy đủ. Có thẩm phán tinh thần trách nhiệm chưa cao, việc điều tra thu thập chứng cứ không đầy đủ, nghiên cứu hồ sơ không kỹ, tranh tụng tại phiên tòa sơ sài, phiến diện; những vấn đề mấu chốt của vụ án không được tranh tụng, đối chất để tìm ra sự thất khách quan của vụ án, kết luận còn mang tính chủ quan dẫn đến áp dụng pháp luật không đúng.
1.1.2. Đối với động sản: Sự da dạng, phong phú về tài sản là động sản, chế độ pháp lý về tài sản… là những yếu tố khách quan có những tác động không nhỏ tới quá trình giải quyết tranh chấp. Thực tế này đòi hỏi các cấp Tòa án khi tiến hành giải quyết các tranh chấp về chiếm hữu phải tiến hành điều tra, thu thập, nghiên cứu và đánh giá toàn diện những tình tiết có liên quan đến vụ án về chiếm hữu động sản. Chỉ có trên cơ sở đó mới có những kết luận, đánh giá xác thực về vụ việc đang tranh chấp một cách khách quan.
1.1.3. Đối với bất động sản.
Trong các loại việc tranh chấp dân sự, thì tranh chấp nhà đất là loại việc xảy ra nhiều nhất và thường mang tính chất hết sức phức tạp. Có những vụ kiện đã trải qua nhiều cấp xét xử nhưng một bên đương sự vẫn khiếu kiện tới nhiều cấp, nhiều ngành là mình bị xử oan, bị thiệt thòi.
Vướng mắc thứ nhất là trong hợp đồng mua bán nhà đất, trường hợp các bên mua bán có quan hệ huyết thống hoặc là bạn bè thân thiết tin cậy nhau nên hợp đồng thường thể hiện bằng miệng không giấy tờ. Hai bên mua bán đã trả tiền và giao nhà hoặc có khi nhờ chính người bán quản lý hộ. Sau một thời gian mới xảy ra tranh chấp.
Điển hình là vụ án đòi nhà cho ở nhờ. Người bán đã nhận đủ tiền nhưng không giao nhà tại xã T.T, quận Ch.Th, tỉnh K.T (nay là nhà số 46 T. H. Đ, thị trấn M. H) (xin phép không nêu địa điểm). Ngày 17/11/1948 ông Đỗ Văn Khoa và vợ là Nguyễn Thị Xuân lập "tờ bán đứt" căn nhà ngói của mình cho ông Võ Văn Tam (vợ là Nguyễn Thị Nâu) với giá 50.320 đồng. Trong "tờ bán đứt" này ghi: Người bán ở lại một năm kể từ ngày 1/11/1959 thì phải dọn đồ để giao nhà cho ông Tam (người mua). Tờ bán nhà nói trên có chứng thực của Hội đồng xã T.T ngày 17/11/1958.
Hết thời hạn hợp đồng, gia đình ông Khoa, bà Xuân không trả nhà cho gia đình ông Tam. Năm 1961 ông Khoa chết. Ngày 14/10/1963 ông Tam khởi kiện yêu cầu trục xuất gia đình bà Xuân ra khỏi nhà 19/93 nói trên (tức căn nhà 46 T.H.Đ). Tại bản án số 63 ngày 14/12/1965 của Tòa án sơ thẩm tỉnh Đ.T (cũ) đã bác đơn khởi kiện của ông Tam vì đơn của ông Tam đã "thất hiệu tố tụng". Ông Tam kháng cáo. Ngày 6/12/1969 Tòa thượng thẩm S.G đã xử: Huỷ án văn số 3-NP ngày 14/12/1965 của Tòa thượng thẩm Đ.T và xử lại là: Bà Nguyễn Thị Xuân trong hạn bốn tháng kể từ ngày tuyên án phải giao trả nhà 19/93 cho ông Võ Văn Tam, tiền thuê nhà còn thiếu từ tháng giêng năm 1960 đến khi dọn ra khỏi nhà, mỗi tháng 600 đồng.
Bản án trên chưa được thi hành, thì năm 1971 bà Xuân mất tích. Hiện chị Đỗ Thị Tuyết là con ông Khoa, bà Xuân sử dụng căn nhà này.
Theo lời khai của chị Tuyết thì nhà 46 T.H.Đ là nhà của ông Khoa, bà Xuân (bố mẹ chị Tuyết) và không hề bán cho ông Tam. Năm 1988, anh em chị Tuyết (các con bà Xuân) xác định nhà 46 T.H.Đ trị giá 6 lượng vàng và uỷ quyền cho vợ chồng chị Tuyết sở hữu nhà đó, nhưng phải thanh toán theo kỷ phần cho các anh em chị. Quá trình ở đây, chị Tuyết đã sửa chữa, tu bổ căn nhà… Vì vậy, chị không đồng ý trả nhà cho gia đình anh Vương.
Tại bản án sơ thẩm số 01 ngày 15/10/1993 Tòa án nhân dân tỉnh L.A đã quyết định: Buộc vợ chồng chị Tuyết phải trả căn nhà 46 T.H.Đ thị trấn M.H cho bà Nguyễn Thị Nâu, gia đình chị Tuyết được lưu cư sáu tháng tính từ ngày xử sơ thẩm. Bà Nâu phải thanh toán tiền sửa chữa nhà cho chị Tuyết…
Ngày 18/10/1993, anh Ngô Văn Hồng (do chị Tuyết uỷ quyền) kháng cáo.
Tại bản án phúc thẩm số 171/DS ngày 1/12/1993 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Sửa bản án sơ thẩm và xử như sau:
1. Công nhận quyền sở hữu căn nhà 46 đường T.H.Đ, thị trấn M.H tỉnh L.A là của vợ chồng anh Ngô Văn Hồng và chị Đỗ Thị Tuyết.
2. Anh Hồng, chị Tuyết phải trả cho bà Nâu (do anh Vương đại diện) số tiền trị giá trên đất là 64.800.000 đồng…
Sau khi xử phúc thẩm, gia đình bà Nâu có nhiều đơn khiếu nại và tiếp tục yêu cầu vợ chồng chị Tuyết trả nhà đất cho gia đình bà.
Vụ kiện trên đây cho thấy, ngôi nhà 46 T.H.Đ, thị trấn M.H nguyên là của vợ chồng ông Đỗ Văn Khoa và bà Nguyễn Thị Xuân. Nhưng kể từ sau ngày 17/11/1958 thì căn nhà này đã chuyển quyền sở hữu cho vợ chồng ông Tam và bà Nâu bằng một bản giao kèo "bán đứt" căn nhà đó và người mua đã trả đủ tiền. Trong giao kèo ghi rõ người bán ở lại một năm kể từ ngày 1/11/1959 thì phải dọn đi để giao nhà cho vợ chồng ông Tam. Hết thời hạn trên, vợ chồng ông Khoa, bà Xuân không giao nhà là vi phạm hợp đồng.
Năm 1969, Tòa thượng thẩm S.G của chế độ cũ đã xử buộc bà Xuân phải trả nhà cho vợ chồng ông Tam. Bản án chưa được thi hành thì bà Xuân mất tích và vợ chồng chị Tuyết đã dọn tới ở. Như vậy, có căn cứ xác định gia đình chị Tuyết chỉ "ở nhờ" nhà đất của vợ chồng ông Tam. Trong quá trình ở, vợ chồng chị Tuyết đã sửa chữa… các chi phí sửa chữa đã được Tòa án cấp sơ thẩm định giá. Thực ra, đây không phải là việc ở nhờ bình thường, tức là có sự thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người ở nhờ, mà bản chất của nó là một dạng chiếm dụng của chủ sở hữu. Do đó, để cho công bằng, lẽ ra pháp luật cần có quy định trong những trường hợp như thế này thì chủ sở hữu phải thanh toán tiền sửa chữa nhà (nếu có sửa chữa) cho người sử dụng nhà, đồng thời người sử dụng nhà phải trả tiền thuê nhà cho chủ sở hữu từ th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33880.doc