Đề tài Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp

Nhà nước phải có các dự án hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mới thiết bị công nghệ, cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động, giảm giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì muốn có năng suất cao thì phải có máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại và đi đôi với nó là trình độ quản lý ngang tầm, có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng xâm nhập và tiếp cận thị trường ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh.

Nhà nước cần đầu tư cho các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên ưu tú ra nước ngoài học tập để tiếp thu các kiến thức về kĩ thuật và công nghệ hiện đại đồng thời cũng phải có chính sách thu hút nhân tài trở về nước. Nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng mềm, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và môi trường chính trị ổn định để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư.

Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế như: bộ kế hoạch và đầu tư, bộ thương mại cần thúc đẩy việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, gắn hoạt động của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, gắn thị trường Việt Nam với thị trường thế giới. Nhà nước cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, đặc biệt pháp luật về sở hữu trí tuệ và luật pháp kinh tế.

 

doc45 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vào tài sản vô hình sẽ tác động làm gia tăng tài sản hữu hình. Nhưng ngược lại một sự đầu tư không hợp lý vào tài sản vô hình sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình. 3.3. Tác động của sự phối hợp giữa hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ta thấy rằng các hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp(đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình) sẽ góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển trong doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu xét trên từng góc độ thì các hoạt động đầu tư cũng có tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng nếu các hoạt động này tiến hành riêng lẻ thì hiệu quả của việc đầu tư chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định, không phát huy hết khả năng của nguồn vốn bỏ ra. Các hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình phải được phối hợp một cách nhịp nhàng đồng bộ thì điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát huy các nguồn lực bỏ ra. Khi đầu tư trên cả hai mặt tài sản vô hình và tài sản hữu hình một cách hợp lý, nhịp nhàng, đồng bộ thì việc đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình sẽ hỗ trợ, phối hợp với nhau phát huy hết hiệu quả của nguồn vốn bỏ ra, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm cao cấp trên thị trường thì phải tập trung vào mua sắm máy móc thiết bị phù hợp đồng thời phải tìm hiểu bí quyết công nghệ, đào tạo cán bộ khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này, phải xác định được khách hàng mục tiêu trên thị trường, tức là phải đầu tư vào nguồn nhân lực để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cần có các chiến lược Marketing như: đóng gói bao bì, quảng cáo, khuyến mại, và xúc tiến bán cho phù hợp với nhãn hiệu đang được định vị, tức là chúng ta phải đầu tư đồng bộ vào cả tài sản cố định hữu hình và tài sản vô hình một cách hợp lý. Nếu không thực hiện được đồng bộ những công việc nói trên, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn, nhãn hiệu bia Laser được định vị là một sản phẩm cao cấp, được khách hàng chấp nhận là một sản phẩm có chất lượng cao vì công ty đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động quảng cáo, công nghệ, kĩ thuật sản xuất… Nhưng do sự đầu tư hợp lý đồng bộ vào kênh phân phối nên nhãn hiệu này đã thất bại trong quá trình xâm nhập thị trường. Mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như: nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu… mà không chú ý một cách đúng mức đến tài sản hữu hình thì cũng khó có thể thành công trong việc sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể thu được lợi nhuận cao nếu không có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại với quy mô sản xuất và chi phí hợp lý. Chẳng hạn như hãng café Trung Nguyên, một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng trong những năm gần đây, do Trung Nguyên quá chú trọng vào việc mở rộng thương hiệu thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu mà không chú ý đến việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng thương hiệu một cách tràn lan không đi kèm với việc đầu tư vào tài sản hữu hình, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất đã đặt ra nhiều khó khăn đối với Trung Nguyên trong thời gian sắp tới. Ngược lại, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm thông thường thì cũng phải có sự đầu tư thích hợp giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Một sản phẩm bình dân thì không nên quá chú trọng đến việc đầu tư vào công nghệ và thương hiệu. Trong trường hợp này doanh nghiệp nên đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc thiết bị thể thu được lợi thế theo quy mô. Sự đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư vào tài sản hữu hình một cách hợp lý, đồng bộ là điều tối quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định đến sức sản xuất, sức tiêu thụ và sự trưởng thành của doanh nghiệp. Tùy vào từng điều kiện cụ thế, tùy vào cách thức xác định sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác đinh chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam 1. Sự chuyển đổi nhận thức về tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chũ nghĩa, là một nền kinh tế thị trường còn non trẻ với chưa đầy 30 năm xây dựng và phát triển. Trước đây nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung bao cấp, mọi hoạt động sản xuất đều được chỉ thị từ trên, hàng hóa được phân phối theo mục tiêu đặt ra chứ không tuân theo quy luật thị trường. Vì là nền kinh tế hoạt động theo các ý muốn chủ quan của con người, hàng hóa được sản xuất và phân phối cũng theo chỉ tiêu mà ko theo nhu cầu thị trường làm cho việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách không hiệu quả. Mặt khác nữa là một nền kinh tế tự cung tự cấp nên không có sự giao thương với bên ngoài làm cho nền kinh tế ngày càng lạc hậu, yếu kém. Các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế đều là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất theo sản lượng đã định trước, hàng hóa phân phối nên thiếu sự tự do canh tranh. Do thiếu sự cạnh tranh dẫn đến chất lượng, mẫu mã hàng hóa thấp, không đa dạng phong phú. Các doanh nghiệp không chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã hàng hóa, đặc biệt là đầu tư thương hiệu, nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Từ cuối những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 Việt Nam bắt đầu chuyền nền kinh tế từ tâp trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Từ đó đến nay nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, nền kinh tế tăng trưởng cao. Do chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên có sự canh tranh khốc liệt trên thị trường, các doanh nghiệp phải chú trọng đổi mới để có thể tồn tại trên thị trường. Việc đầu tư vào trong doanh nghiệp được các doanh nghiệp chú trọng hơn, đặc biệt là việc đầu tư vào tài sản vô hình đã được các doanh nghiệp chú trọng. Vì trong nền kinh tế thị trường hoạt động dưa trên nhu cầu thị trường nên việc phân phối các nguồn lực hợp lý vào hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau để có được vị trí vững chắc trên thị trường, đặc biêt là nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và mẫu mã. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư bảo dưỡng, đổi mới máy móc trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời phải đầu tư vào marketing để quảng bá sản phẩm của mình, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những chuyển đổi lớn trong nhân thức về đầu tư trong doanh nghiệp, cụ thể hơn là trong việc đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình. C¬ cÊu tµi s¶n doanh nghiÖp TSL§ vµ §T ng¾n h¹n TSC§ vµ §T dµi h¹n TSL§ vµ §T ng¾n h¹n TSC§ vµ §T dµi h¹n TSL§ vµ §T ng¾n h¹n TSC§ vµ §T dµi h¹n Tæng sè 77444 476515 888413 552326 1079053 645505 1. Khu vùc DNNN +Trung ­¬ng +§Þa ph­¬ng 558271 499323 58948 263152 213736 49417 586079 508118 77960 309083 249964 59119 636338 605238 81300 332076 268445 63631 2.Khu vùc ngoµi NN +DN tËp thÓ +DN t­ nh©n +CTyhîp doanh +CTyTNHH t­ nh©n +CTY CP cã vèn NN +CT CP ko cã vènNN 110532 4582 14531 61 51194 21658 18560 51050 4083. 9970 49 24762 7391 4843 164718 5782 19542 53 81467 33542 24333 72663 4295 11928 44 38256 9937 8203 234209 7417 23695 1598 10310 50752 40442 102946 4649 14918 255 53213 12291 17619 +3KV cã Vèn §T n­íc ngoµi +100% vèn n­íc ngoµi +DN liªn doanh víi n­íc ngoµi 105642 56432 49210 162313 56094 106219 137617 76689 60927 170579 68320 102259 158306 91845 666460 210483 83981 126502 31/12/01 31/12/02 31/12/03 (Nguån: niªn gi¸m thèng kª 2005) Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đúng giá trị thực tế của tài sản sở hữu trí tuệ. Đơn đăng kí sở hữư trí tuệ mà cơ quan quản lí nhận được ở nhãn hiệu hàng hoá là 58.12%, văn bằng bảo hộ sáng chế 4.5%, kiểu dáng công nghiệp 84.3%. Trong những năm gần đây, sở hữu trí tuệ (SHTT) luôn là vấn đề thời sự và được các doanh nghiệp làm ăn chân chính quan tâm. SHTT là tài sản vô hình nhưng có giá trị to lớn chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ ra chi phí rất lớn để thiết lập được thương hiệu, hệ thống bảo hộ như: bảo hộ quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, tên xuất xứ, chỉ dẫn địa lý… Đó chính là những cam kết quan trọng của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Điều dễ nhận thấy là, những sản phẩm có thương hiệu, được bảo hộ quyền SHTT sẽ có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại mà không được bảo hộ quyền SHTT. Do đó, nhiều Doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc đã không khỏi lao đao trước nạn hàng giả, hàng nhái còn người tiêu dùng thì mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng mà không biết. Đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì cần phải xây dựng thương hiệu và đăng ký quyền SHTT cho sản phẩm. Như vậy, Doanh nghiệp mới tránh được những “rủi ro” không đáng có trên thương trường. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với làn sóng các Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sẽ không còn “chỗ đứng” cho những sản phẩm làm giả, làm nhái và khẳng định tầm quan trọng của SHTT trong nền kinh tế hội nhập. Song vấn đề này chưa được nhiều Doanh nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm. Việt Nam đã gia nhập WTO, để hạn chế thấp nhất các rủi ro liên quan đến các vụ kiện pháp lý về SHTT các Doanh nghiệp phải có chiến lược quan tâm, đầu tư thoả đáng đến SHTT, từ việc đặt tên Doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh cho đến việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ công nghệ, kiểu dáng, nhãn hiệu… để tránh lâm vào tình trạng vi phạm pháp luật. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có hàng hoá, sản phẩm xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ pháp luật SHTT của thị trường mà Doanh nghiệp xuất khẩu, vừa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân doanh nghiệp vừa không xâm phạm đến quyền SHTT của Doanh nghiệp khác. Vì thế, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững phải xây dựng và quảng bá thương hiệu của chính mình. 2. Thực trang hoạt đông đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiêp. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn, hoàn thiện hơn nên sự canh tranh ngày càng công bằng hơn, yêu cầu năng lực tự có của môi doanh nghiệp. Bắt đầu từ ngày 11/1/2007, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải rất quan tâm đến vấn đề nâng cao sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nên viêc các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình đươc chú trọng hơn trước. 2.1. Đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp. Việt Nam hiện nay có nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp yêu cầu sự canh tranh cao và cao rất nhiêu đôi thủ. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào các loại tài sản hữu hình, nâng cao sức canh tranh của mình, giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Việc đầu tư vào tài sản hữu hình có nhiều loại khác nhau và có vai trò khác nhau đối với doanh nghiệp nhưng có một mục tiêu chung là giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 2.1.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng trong các doanh nghiệp Việt Nam đang còn rất yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, có những doanh nghiệp ko đủ tài chính nhưng vẫn xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng đã và sẽ hạn chế thu hút đầu tư làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy phải đặc biệt coi trọng sự phát triển cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: Vốn ngân sách, vốn ODA, vốn của doanh nghiệp đầu tư theo phương thức BOT, BT, vốn tư nhân, tiết kiệm. Thực trạng sự hi sinh đất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp ở việt nam gây ra sự thiếu quy hoạch, không đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, nếu không định hướng ngay từ bây giờ, có lẽ chúng ta sẽ rơi vào sai lầm ko thể khắc phục được. Hiện nay thì các doanh nghiệp cũng đã bước đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tuy rằng còn ít và nhỏ lẻ. Việc tạo được cơ sở hạ tầng tốt sẽ làm cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Như ta thấy, vào tháng 3-2008, 7doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất sản phẩm phụ kiện điện tử đã chọn khu công nghiệp đô thị Yên Phong để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất. Ông Đào Đình Thi, Tổng giám đốc Công ty kinh doanh bất động sản Viglacera- chủ đầu tư Tổ hợp khu công nghiệp đô thị Yên Phong- cho biết: “sở dĩ các nhà đầu tư chọn khu công nghiệp này làm địa điểm đặt nhà máy sản xuất là do khu công nghiệp được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ”. Với diện tích 351.33 ha, được quy hoạch xây dựng theo mô hình khu công nghiệp hiện đại, lại nằm trong tam giác tăng trưởng: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống giao thông hoàn thiện, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trung tâm kho vận, ngân hàng cho đến những dịch vụ hỗ trợ đa dạng… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh. Trung tâm kho vận rộng 3.5ha giành cho hệ thống có mái che và ngoài trời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kho bãi, hải quan và vận chuyển hàng hoá. Nước thải công nghiệp và các chất thải rắn được thu gom và xử lý theo công nghệ hiện đại. Bảy nhà đầu tư sẽ thuê với tổng số vốn đăng kí gần 1000 tỷ đồng và khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho hơn 2000 lao động đia phương, hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước 200 tỷ đồng. Năm 2007, Ban quản lý khu dự án công nghiệp cao Hòa Lạc (Hà Tây) đã trao chứng nhận đầu tư cho 4 chủ dự án với tổng số vốn đầu tư gần 3000 tỷ đồng. Theo đó công ty Thuận Phát sẽ đầu tư 1120 tỷ để xây dựng nhà máy sản xuất bản mạch điện tử và điện thoại di động. Công ty TNHH Silicon Thái Dương Hằng Việt Nam đầu tư 1442 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu mới trong ngành công nghiệp sử dụng mặt trời. Trung tâm công nghệ cao Viettel đầu tư 281tỷ đồng nâng cấp hệ thống truyền tải viễn thông. Công ty công nghệ laser đầu tư 128 tỷ đồng xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển tạo khu công nghiệp cao Hòa Lạc. Tính đến đầu năm 2008, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng và đổi mới công nghệ của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam dự kiến 12200 tỷ đồng. Tập đoàn sẽ tập trung vào việc mở rộng các phân xưởng sản xuất, hiện đại hóa các mỏ than, Thủy điện, May mặc. Giá đất tại Hà Nội và vùng lân cận rất đắt. Ước tính gần đây cho thấy giá một mét vuông đất ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận cao gần bằng Nhật Bản, trong khi thu nhập quốc dân đầu người rất thấp Đây là một biến dạng kinh khủng gây khó khăn cho quá trình đầu tư Mặc dù đất nông nghiệp thì còn nhiều, thu nhập từ nông nghiệp vô cùng ít ỏi, và giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp thấp, nhưng không dễ gì bán đất nông nghiệp và chuyển sang các mục đích dụng khác cho giá trị cao hơn như thương mại, công nghiệp và nhà ở. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn. Nông dân không muốn giao đất theo mức đền bù dựa trên giá trị “cũ” là đất nông nghiệp -thường chỉ chưa đầy 1 đôla/m2- mà chỉ muốn bán với giá đất phi nông nghiệp. Ngay ở các tỉnh mức giá này cũng có thể lên tới trên 100 US đôla 1m2 và đôi khi tới trên 1.000 US đôla! (Xem bảng dưới đây về các mức giá đất đại diện, ba nhóm đầu tiên là đất cho xây dựng nhà máy). Khó khăn về đền bù đã dẫn đến những trì hoãn và tranh chấp kéo dài ở các tỉnh quanh Hà Nội- những vấn đề đó có thể làm trì trệ đầu tư và tăng trưởng. STT Nhóm loại Giá trên 1m Chú thích 1.Đất trong khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng. $28-$35 Cho 50 năm 2.Đất trong khu công nghiệp chưa có cơ sở hạ tầng. (thường không có sẵn) $0.5-$1 Cho 50 năm, có thể miễn giảm trong 5-10 năm ưu đãi đầu. 3.Đất cạnh khu công nghiệp Cho 50 năm, có thể chưa có cơ sở hạ tầng. $0.5-$1 ưu đãi miễn giảm (nhiều vấn đề về giải tỏa đất) trong 5-10 năm. 4.Đất phi nông nghiệp trong các Có giấy chứng nhận làng nghề (giá thị trường) $150-300 quyền sử dụng đất cho 50 năm 5.Giá đất thổ cư trong các khu đô thị mới tại các tỉnh $500-2000 Không hạn chế thời gian 6.Đất nông nghiệp(ước tính giá trị) $0.5 Do vậy vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp hiện nay là một vấn đề rất nan giải 2.1.2. Đầu tư vào máy móc thiết bị sản xuất. Hiện nay, xu hướng chung của thế giới đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ bằng các thiết bị công nghệ sản xuất sản phẩm. Trong khi ở Việt Nam, một thực trạng đáng báo động trong các doanh nghiệp máy móc thiết bị chủ yếu nhập về từ bên ngoài với rất nhiều thiết bị cũ, lỗi thời, có một thời gian “Việt Nam từng là một bãi rác công nghiệp”. Các thiết bị mua về không đồng bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc khai thác vận hành và sử dụng. Hơn 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản xuất công nghiệp bị hỏng hoặc hư hại nghiêm trọng do không được bảo dưỡng. Nền kinh tế nước ta phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức vốn thấp -dưới 10 tỷ đồng- nên khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Mức trang bị tài sản cố định cho một lao động ngoài quốc doanh là 50 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Máy móc thiết bị còn lạc hậu, chưa đồng bộ, khoảng cách về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ của Việt Nam dần xa so với các nước khác chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thị trường trong nước và thế giới. Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu thường rất lo ngại khi đầu tư một khoản tiền lớn để mua sắm máy móc thiêt bị sản xuất vì mỗi máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đều mang bí quyết công nghệ riêng. Với trình độ các kỹ sư, công nhân hiện nay thì việc làm chủ dây chuyền sản xuất là một công việc khó khăn. Nếu không may với sự hiểu biết ít ỏi, không nhờ vào các chuyên gia tư vấn khi đàu tư mua sắm, họ có thể sẽ gặp phải việc mua phải các thiết bị bị hư hỏng, công năng không phù hợp với thực tế sản xuất. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật như hiên nay và do quá trình cạnh tranh nên các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất phải thường xuyên nâng cấp, đổi mới liên tục để phù hợp với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay Nhà nước có các chính sách miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị. Trong năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu máy móc thiết bị của EU trị giá lên tới 2542 tỷ USD tăng gần gấp đôi so với năm 2006. 2.1.3. Đầu tư phương tiện vận tải trong doanh nghiệp. Phương tiện vận tải có vai trò tương đối trong hoạt động của doanh nghiêp Việt Nam hiện nay. Trước đây trong nền kinh tế tập trung bao cấp không phải tìm thị trường mới, mọi hàng hóa dịch vụ đều được phân phối nên việc đám ứng trong việc vận chuyên hàng hóa chưa tốt. Trong nền kinh tế thị trường yêu cầu các doanh nghiệp phải tìm lấy thị trường, phải đưa sản phẩm của mình đến tận tay của người tiêu dùng, việc vận chuyển nguyên vật liệu kịp thời nên việc đầu tư vào phương tiện vận tải được chú trọng hơn. Các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. Các loại xe chuyên dụng đầy đủ và đáp ứng cho như cầu vận chuyển của doanh nghiệp. 2.1.4. Đầu tư vào tài sản hữu hình khác. Như chúng ta đã biết việc đầu tư vào các loại tài sản hữu hình hiện nay là việc đầu tiên, không thể thiếu được của các doanh nghiệp khi mới đi vào hoạt động, kinh doanh. Việc đầu tiên khi muốn thành lập doanh nghiệp thì phải có một vị trí địa lý tốt, mặt bằng để đặt doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thuê văn phòng hoặc mua đất để kinh doanh lâu dài. Hiện nay giá thuê văn phòng cũng như mua đất(BĐS) là rất đắt… Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp hiện nay được xác định là quá cao. Theo quy định của Bộ tài chính, khung giá đất tối đa cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại các xã đồng bằng tối đa là 900 ngàn đồng/m2, ở khu đô thị loại đặc biệt là 47,81 triệu đồng/m2, loại 2 là 20 triệu đồng/m2… đều cao hơn giá thị trường. Trong khi đó, khung giá đất sản xuất nông nghiệp lại quá thấp nên người bị thu hồi đất thường gây khó khăn khi chính quyền muốn thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp. Ngoài ra việc sử dụng đất hiện nay ở một số địa phương còn gây lãng phí. Ví dụ như việc chúng ta chuẩn bị quỹ đất khu công nghiệp quá lớn trong khi các nhà đầu tư mới đăng kí 50% diện tích. Tất cả cho thấy đất đai còn là chuyện khiến doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan phải quan tâm lo lắng nhiều, tốn nhiều thời gian, tiền của. Và việc quan tâm của các cơ quan chính quyền về vấn đề này cần được đặc biệt chú trọng hơn nữa. Những tài sản như dụng cụ văn phòng, các loại tranh ảnh, trong văn phòng bước đầu sẽ phải đầu tư cho các phòng ban trong doanh nghiệp, đến các trang thiết bị liên quan như máy tính, máy in, máy fax, điện thoại để liên lạc với đối tác… Hiện nay thời đại công nghệ thông tin, nên nhu cầu của con người về việc cập nhật tin tức hàng ngày là điều rất cần thiết, và việc các công ty đã lắp đặt các thiết bị internet trên diện rộng đã ngày càng phổ biến, mỗi một thành viên trong công ty đều có một máy vi tính riêng và nối mạng internet của công ty. Hiện nay việc sử dụng mạng đã trở nên phổ biến, và giá của nó cũng ngày một giảm hơn so với trước. Hơn nữa kinh doanh của các công ty hiện nay không phải chỉ trong phạm vi thành phố nữa mà đã vượt ra bên ngoài. Khi làm ăn với các công ty nước ngoài việc liên lạc qua mail là phổ biến hiện nay, vì không phải lúc nào cũng có thể gặp trực tiếp được đối tác, và gửi các văn bản thông qua máy fax. Một số doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp thì lại chú trọng vào các cây trồng, vật nuôi… Tài sản hữu hình này chính là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp, vì đây là tài sản mà họ tạo ra sau quá trình nghiên cứu, sản xuất để cho ra được sản phẩm cung cấp cho thị trường. Đó là một số tài sản hữu hình khác trong một số ngành riêng biệt mà họ sản xuất ra. Hiện nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng việc bảo hộ giống cây trồng vẫn là vẫn đề rất mới đối với Việt Nam. Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm gốm, sứ, bát, lọ hoa, tranh ảnh… đó là các sản phẩm hữu hình mà các doanh nghiệp tạo ra. Việc đầu tư để tạo ra được những sản phẩm ấy được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư. 2.2. Đầu tư vào tài sản vô hình trong doanh nghiệp. Nếu như trước đây khi định giá DN chúng ta chỉ quan tâm đến giá trị tài sản hữu hình, chưa quan tâm đến giá trị tài sản vô hình thì những năm gần đây việc xác định giá trị DN đã được quan tâm đến tài sản vô hình thông qua việc tính toán lợi thế DN. Tuy nhiên vấn đề này cũng mới dừng lại theo công thức cứng đó là xác định theo tỷ suất lợi nhuận và lãi suất trái phiếu chính phủ. Gần đây tại Thông tư số 146/2007/TT – BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 109/2007/ NĐ- CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc chuyển Cty 100% vốn nhà nước sang Cty cổ phần đã bổ sung thêm việc xác định các lợi thế DN trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu. Đây là một bước tiến lớn về xác định giá trị tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ của DN nói riêng. 2.2.1. Thương hiệu. Thương hiệu đóng một vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với hàng hóa của doanh nghiệp, sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và đối với cả nền kinh tế Việt Nam trong thời đại canh tranh không biên giới như hiện nay. Thương hiệu là một tài sản quý cuả Doanh nghiệp. Thương hiệu được hiểu là một loại tài sản ở dạng phi vật chất Vì vậy khi Doanh nghiệp muốn làm chủ thị trường thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải làm chủ Thương hiệu của mình.. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp muốn phát triển thì cần phải mở rộng thị phần, đưa được thương hiệu của mình đến được với người sử dụng một cách rộng rãi. Đánh giá tình hình Các năm gần đây Thương hiệu đã được các doanh nghiệp đề cao, đã được đầu tư hơn trước. Chứng kiến sự thay đổi một cách mạnh mẽ về thương hiệu của các doanh nghiệp hiện nay ví dụ các thương hiệu lớn như Mobifone, Vinaphone, Vinamilk, Vietcombank… Với xu hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của một chiến lược thương hiệu doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu này giúp cho các doanh nghiệp có một định hướng đúng đắn trong việc mở rộng thương hiệu của mình ra các ngành nghề mà trước đây không phải thế mạnh của mình. Sự mở rộng thương hiệu thường phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt trong một chiến lược dài hạn. Các doanh nghiệp việt nam trong những năm gần đây cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp va dài hạn và đã cùng hợp tác để triển khai xây dựng chiến lược trong những năm qua. Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt nam phải cạnh tranh với các thương hiệu mạnh cua nước ngoài.Đó là một cuộc chiến không cân sức mà các thương hiệu Việt đang nằm ở thế yếu. Bởi lẽ các doanh nghiệp của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37323.doc
Tài liệu liên quan