Đề tài Nội dung và vai trò của FDI

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của bộ kế hoạch và đầu tư, FDI đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ gia tăng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách quốc gia. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao động được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn với các khu vực khác, hơn nữa, lại từng bước được nâng cao tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm quản lý.

-Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch vụ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản xuất. Thông qua đầu tư nước ngoài bước đầu đã hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đầu tư nước ngoài cũng đã đem đến những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong các ngành, các đơn vị kinh tế.

- Đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.

Mặc dù vẫn còn có những hạn chế của đầu tư nước ngoài như : nhập công nghệ cũ, lạc hậu, hiện tượng chuyể giá, trốn lậu thếu,ô nhiễm môi trường nhưng không thể phủ định những tác độn tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.

 

doc27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung và vai trò của FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Singapore và Đài Loan rất tích cực khuyến khích các công ty xuyên quốc gia chuyển giao công nghệ cùng với quá trình đầu tư. - Sự gắn bó giữa FDI và ODA cũng là một đặc điểm nổi bật của sự lưu chuyển các nguồn vốn, công nghệ trên phạm vi quốc tế trong những năm gần đây. Hơn nữa xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn . 5. Vai trò của FDI với phát triển kinh tế. Mặc dù FDI vẫn chịu chi phối của Chính Phủ nhưng FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, kinhh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Do quyền lợi gắn chặt với dự án, họ quan tâm tới hiệu quả kinh doạnh nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân. Vì vậy, FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các đầu tư và các nước nhận đầu tư . - Đối với nước đầu tư : Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Mặt khác đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. - Đối với nước nhận đầu tư: + Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát…Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người lao động. FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác. + Đối với các nước đang phát triển: - Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng giải quyết có hiệu quả những khó khăn về vốn cho công nghiệp hoá. Đối với các nước nghèo, vốn đuợc xem là yếu tố cơ bản, là điều kiện khởi đầu quan trọng để thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế. Thế nhưng, đã là nước nghèo thì khả năng tích luỹ vốn hay huy động vốn trong nước để tập trung cho các mục tiêu cần ưu tiên là rất khó khăn, thị trường vốn trong nước lại chưa phát triển. Trong điều kiện của thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, nhìn chung các nước đang phát triển đều gặp rất nhiều khó khăn: mức sống thấp, khẳ năng tích luỹ thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, công nghệ kỹ thuật chưa phát triển, mức đầu tư thấp nên kém hiệu quả, ít có điều kiện để xâm nhập, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thiếu khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới… Giải pháp của các nước đang phát triển lúc này là tìm đến với các nguồn đầu tư quốc tế. Nhưng trong số các nguồn đầu tư quốc tế thì vốn viện trợ tuy có được một số vốn ưu đãi nhưng lại đi kèm với một số ràng buộc về chính trị, xã hội, thậm chí cả về quân sự. Còn vốn vay thì thủ tục vừa khắt khe mà lại phải chịu lãi xuất cao. Nguồn vốn đuợc đánh giá có hiệu quả nhất đối với giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hoá của các nước đang phát triển là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư cũng đồng thời họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả của đồng vốn mà mình bỏ ra, do đó truớc khi đầu tư thì họ buộc phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án .Hay nói cách khác,các nhà đầu tư chỉ xin phép và triển khai dự án khi họ tính toán thấy độ rủi ro ít và khả năng thu lợi cao. Đây là ưu thế hơn hẳn của loại vốn đầu tư trực tiếp so với các loại vốn vay khác. -Thứ hai, một đặc điểm tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển là sự lạc hậu và thiếu thốn công nghệ và kỹ thuật. Thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp nhận được những kỹ thuật mới, những công nghệ tiên tiến, góp phấn cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Đồng thời, tạo ra các điều kiện kinh tế kỹ thuật cho việc thực hiện cuộc cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. -Thứ ba, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp và tạo ra nhiều việc làm cho các dịch vụ tương ứng. Thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể làm đội ngũ cán bộ của nước nhận đầu tư qua việc tham gia vào hoạt động của liên doanh mà trưởng thành hơn về năng lực quản lý phù hợp với nền sản xuất hiện đại; hình thành một lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề; tăng nguồn thu cho ngân sách… -Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các điều kiện cần thiết cho việc tạo lập một hệ thống thị trường phù hợp với yêu cầu của một nền sản xuất công nghiệp hoá, tiếp cận và mở rộng được thị trường mới, tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế…Hình hành được các khu chế xuất, khu công nghiêp chủ lực; tạo ra các điều kiện cơ bản cho tiến trình công nghiệp hoá. III/ KẾT QUẢ THU HÚT VỐN FDI Ở VIỆT NAM. 1. Sự phát triển của FDI ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1.1. Sự cần thiết phải thu hút FDI ở nước ta - Thông qua đầu tư nước ngoài, nhất là FDI, chúng ta tiếp nhận thành tựu phát triển khoa học- kĩ thuật tiên tiến của thế giới, nhờ đó rút ngắn khoảng cách của ta so với thế giới. - Nhờ có FDI, chúng ta sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà nhiều năm qua không thể thực hiện do thiếu vốn như khai thác dầu mỏ, khoáng sản … - Ngoài ra, trong quá trình tiếp nhận FDI chúng ta học được kinh nghiệm quản lý kinh doanh và cách làm thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường của các nước tiên tiến. =>Tóm lại, FDI có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với sự phát triển của thế giới và khu vực. 1.2. Tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế Việt Nam những năm qua. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của bộ kế hoạch và đầu tư, FDI đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ gia tăng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách quốc gia. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao động được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn với các khu vực khác, hơn nữa, lại từng bước được nâng cao tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm quản lý. -Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch vụ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản xuất. Thông qua đầu tư nước ngoài bước đầu đã hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đầu tư nước ngoài cũng đã đem đến những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong các ngành, các đơn vị kinh tế. - Đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù vẫn còn có những hạn chế của đầu tư nước ngoài như : nhập công nghệ cũ, lạc hậu, hiện tượng chuyể giá, trốn lậu thếu,ô nhiễm môi trường… nhưng không thể phủ định những tác độn tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. 1.3. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam a) Các hình thức thu hút FDI. Hiện nay FDI vào Viêt Nam được thực hiện qua các hình thức đầu tư sau đây: - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh - Các phương thức đầu tư BOT, BTO, BT. b) Phân bổ các dự án FDI vào các khu chế xuất và khu công nghiệp Để phát triển công nghiệp có hiệu quả, các chính phủ đều khuyến khích các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp. Có thể chia khu công nghiệp thành 3 loại: - Khu công nhiệp thông thường: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. - Khu chế xuất: là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. - Khu công nghệ cao: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp có kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học công nghệ - đào tạo các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. c) Các chính sách thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua Mục tiêu của chính sách thu hút FDI của Việt Nam là thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mở rộng xuất khẩu. Hoạt động thu hút FDI liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, rõ ràng, thông thoáng, bình đẳng và có khả năng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.Thời gian qua, chính sách thu hút FDI đã được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện dần từng bước một cách có hệ thống. Chính sách đất đai Mục tiêu của chính sách đất đai là tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng đầu tư lâu dài ở Việt Nam Đặc điểm đặc thù ở Vịêt Nam đó là: đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân. Các nhà đầu tư nước ngoài không có quyền sở hữu về đất đai. Các loại văn bản pháp lý liên quan đến đất đai gắn với hoạt động đầu tư trực tiếp nứơc ngoài là: Luật đất đai, Luật đầu tư nước ngoài tại Vịêt Nam. Mức tiền thuê đất được xác định tuỳ thuộc vào: + Mức quy định khởi điểm của từng vùng + Địa điểm của khu đất + Kết cấu hạ tầng của khu đất + Hệ số ngành nghề Chính sách lao động. Chính sách lao động có mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý và cải thiện thu nhập cho người lao động. Trong thời gian qua số lượng người lao động làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 28 vạn người. Số lao động của Việt Nam làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là lao động trẻ, có khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng hạn chế lớn về thể lực, kinh nghiệm và tay nghề. Một số lao động xuất thân từ nông thôn do đó kỷ luật chưa cao. Sự hiểu biết về pháp luật của người lao động còn hạn chế. Nhiều người lao động trẻ tuổi thường không chấp nhận sự đối xử thô bạo của giới chủ. Đây là mầm mống của những phản ứng lao động tập thể. Nguyên nhân dẫn tới các vụ tranh chấp đó là: - Đối với người sử dụng lao động: + Nhiều giám đốc doanh nghiệp kể cả người được uỷ quyền điều hành không nắm vững những qui định của pháp luật lao động hoặc cố tình không tuân thủ những qui định của pháp luật như kéo dài thời gian làm việc trong ngày… + Trù dập người lao động khi họ đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng, chấm dứt hợp đồng tuỳ tiện hoặc sa thải người lao động trở lên căng thẳng. + Vi phạm các qui định về điều kiện làm việc điều kiện lao động và các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… +Một số cán bộ giúp việc cho các chủ doanh nghiệp nước ngoài nắm các quy định của pháp luật không vững nên nhiều trường hợp dẫn đến những vi phạm pháp luật. - Về phía người lao động: + Phần đông thiếu sự hiểu biết về các qui định của pháp luật lao động, chưa nắm vững các chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mình để tiến hành ký hộp đồng còn mang tính hình thức, bị thiệt thòi, bị áp đặt dẫn đến mâu thuẫn phát sinh tranh chấp. + Một số người lao động đòi hỏi vượt quá qui định pháp luật và do sự hạn chế về ngoại ngữ nên có những bất đồng do không hiểu nhau dẫn đến mâu thuẫn. Tuy nhiên chính sách lao động còn những hạn chế. Mặc dù đã giải quyết được công ăn việc làm cho một lực lượng lao động nhất định, song mục tiêu nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế. d) Chính sách công nghệ. Mục tiêu của chính sách công nghệ là thu hút công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại của nước ngoài để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thực hiện nội địa hoá công nghệ để tăng năng lực nội sinh của công nghệ. Điều này được khẳng định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thu hút công nghệ hiện đại để đầu tư theo chiều sâu vào các cơ sở kinh tế hiện có hoặc thu hút công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu. Qua thẩm định các dự án cho thấy, nhiều dự án phát huy tác dụng tốt trong chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí, viễn thông, các nghành cơ khí nông nghiệp, máy móc công cụ, máy phục vụ nghành công nghiệp nhẹ… Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến nhập vào chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cả về số lượng, lẫn qui mô,chưa cân đối giữa các ngành kinh tế, nhất là ở một số ngành then chốt có tác dụng tạo môi trường công nghệ cho công nghiệp như cơ khí, năng lượng, hoá chất, giao thông… cũng như giữa các vùng. Mức độ hiện đại và tinh vi của chính bản thân công nghệ còn thấp. Trừ một số ít dây chuyền công nghệ nhập vào tương đối hiện đại, còn lại phần lớn ở trình độ thấp so với các nước trong khu vực, thậm chí có cả công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, gây ô nhiễm môi trường sau đó phải xử lý. Ngoài ra, việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết công nghệ còn kém. 1.4. Kết quả thu hút vốn FDI trong thời gian qua. Trong lĩnh vực nông nghiệp. a) Thứ nhất, chiếm tỷ trọng rất nhỏ về số lượng dự án và vốn đầu tư trong tổng FDI trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 1990-2009 tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp phép là 12.575 dự án với số vốn đăng ký 194.429,5 triệu USD. Trong đó số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, chiếm 5,9% tổng số dự án đăng ký, với số vốn đăng ký là 4.379,1 triệu USD, chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký.(2) Riêng năm 2009 có 1.208 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 23.107,7 triệu USD; trong đó số dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 29 dự án, chiếm 2,4% tổng số dự án với số vốn là 134,5 triệu USD, chiếm 0,6% tổng vốn đăng ký, không có dự án quy mô lớn. Bảng 1: Đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép trong năm 2009 phân theo ngành kinh tế Lĩnh vực Số dự án Tỷ lệ (%) Vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ lệ (%) Tổng 1208 100 23107,3 100 Nông lâm nghiệp, thủy sản 29 2,4 134,5 0,6 Công nghiệp-xây dựng 550 45,5 5175,7 22,4 Dịch vụ-Thương mại 629 52,1 17797,1 77                 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010 b) Thứ hai, phân bổ không đồng đều trong nông nghiệp Các dự án FDI chỉ tập trung vào một số ngành như: chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản, thủy sản. Trong đó, đầu tư vào trồng rừng và chế biến gỗ chiếm khoảng 78% tổng vốn FDI vào nông nghiệp. Cả nước có 453 dự án FDI đầu tư vào trồng rừng và chế biến gỗ đã được cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,7 tỷ USD, trong có 421 dự án đang có hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,38 tỷ USD, nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 359 triệu USD. c) Thứ ba, phân bổ không đồng đều theo địa phương Hầu hết các dự án FDI vào nông nghiệp tập trung vào những tỉnh có lợi thế về vùng nguyên liệu, có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư như: Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Lâm Đồng Thanh Hóa, Nghệ An, một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Trong đó, Bình Dương là tỉnh đứng đầu, tiếp theo là Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Lâm Đồng. Cụ thể về vốn FDI vào nông nghiệp được phản ánh qua số liệu bảng 2 Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp phân theo địa phương TT Địa phương Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Tỷ lệ vốn điều lệ (%) 1 Bình Dương 265 1109622258 450439627 20.31 2 Đồng Nai 103 1058744864 468793875 21.14 3 TPHCM 85 268579865 101309892 4.57 4 Tây Ninh 25 222527500 149407680 6.74 5 Lâm Đồng 77 172100716 105429882 4.75 6 Long An 19 150201700 56433936 2.54 7 Vũng Tàu 24 108443720 48023720 2.17 8 Nghệ An 6 105838640 50638000 2.28 9 Thanh Hóa 9 87079000 33290000 1.50 10 Ninh Bình 5 63329672 26322529 1.19 11 Cáctỉnh khác 348 1336397754 727966035 32.82 Tổng số 952 4682865689 2218055176 100.00 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tính toán của nhóm tác giả, 2009 d)Thứ tư, cơ cấu theo hình thức đầu tư và nguồn gốc đầu tư Hiện nay có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan chiếm hơn 60% tổng vốn đăng ký, riêng Đài Loan là 25%. Vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện chủ yếu dưới 2 hình thức là hình thành doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong đó, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm khoảng 77,4%, còn lại là hình thức liên doanh 22,1%. Các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ thường thực hiện đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong khi đó, các nhà đầu tư đến từ Pháp, Hồng Kông, Ma-lay-xi-a chủ yếu lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên doah Trong lĩnh vực công nghiệp Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nay đã có mặt tại tất cả 64 tỉnh thành của Việt nam, FDI chính vẫn tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số trọng điểm ở phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh... Các khu vực trung tâm chỉ thu hút được lượng FDI rất ít. Các tỉnh phía Nam thu hút được khoảng 73% số dự án được cấp phép và 60% tổng vốn đăng ký, trong khi đó các tỉnh phía Bắc chiếm 19,4 % trên số dự án được cấp phép và 26,4% vốn đăng ký. Ngoài TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là những thành phố đứng đầu, Đồng Nai xếp vị trí thứ ba với 780 dự án trị giá trên 9 tỷ đô-la Mỹ. Chính phủ đã nhận ra khoảng cách biệt ngày càng lớn giữa các khu vực duyên hải và khu vực nội địa, cũng như sự chênh lệch về kinh tế giữa nông thôn và thành thị, và đã cố gắng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu vực trung tâm và các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Các hình thức ưu đãi đặc biệt như được miễn thuế và miễn trong thời gian dài hơn, miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu thô, giảm tiền thuê đất, đã được áp dụng để thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Tuy nhiên, thành công còn hạn chế. Những điểm bất lợi chính để cạnh tranh của những khu vực trung tâm này bao gồm cả sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, mô hình thị trường hẹp và thiếu lao động có tay nghề. Do vậy mà những ưu đãi của Chính phủ cũng không thể làm giảm đi những chi phí phát sinh. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM PHÂN THEO NGÀNH (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 28/04/2011) TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ 1 CN chế biến,chế tạo 1736 10,566,855,603 4,358,774,399 2 KD bat động sản 73 6,426,685,022 1,542,785,889 3 Xây dựng 324 2,366,946,676 629,176,231 4 Vận tải kho bui 48 908,239,102 281,642,000 5 Nghệ thuật và giải trí 23 825,337,665 220,920,139 6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 75 482,469,022 168,688,683 7 Bán buôn, bán lẻ;sửa chữa 86 222,222,061 170,518,061 8 Y tế và trợ giúp XH 20 218,826,835 70,075,528 9 Khai khoáng 2 112,000,000 112,000,000 10 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 7 95,789,473 90,789,473 11 Thông tin và truyền thông 84 89,822,332 77,444,189 12 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 44 86,389,410 48,335,932 13 HĐ chuyên môn, KHCN 171 80,974,378 55,883,083 14 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 17 44,428,948 10,433,000 15 Dịch vụ khác 31 27,502,000 14,108,894 16 Hành chính và dv hỗ trợ 13 18,906,000 10,392,000 17 Cấp nước;xử lý chất thải 7 17,750,000 4,735,000 18 Giáo dục và đào tạo 19 8,854,500 3,848,520 Grand Total 2780 22,599,999,027 7,870,551,021 PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 28/04/2011) TT Tỉnh/thành phố Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ 1 Hà Nội 538 4,636,255,937 1,141,810,380 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 51 3,460,584,724 1,155,333,000 3 TP Hồ Chí Minh 762 3,390,584,601 1,334,079,860 4 Đồng Nai 252 2,678,220,753 1,010,234,813 5 Bình Dương 447 1,322,805,209 625,307,177 6 Hải Phòng 37 971,956,787 308,005,406 7 Long An 56 868,874,254 255,267,641 8 Quảng Ngui 7 724,900,000 288,500,000 9 Đà Nẵng 25 626,688,269 131,551,555 10 Bắc Ninh 70 491,626,834 147,582,486 11 Phú Thọ 47 329,146,447 178,539,050 12 Hưng Yên 85 308,250,947 138,559,652 13 Khánh Hòa 16 274,455,688 47,013,604 14 Hải Dương 44 251,699,628 96,708,920 15 Vĩnh Phúc 42 240,964,312 94,362,243 16 Tây Ninh 45 226,235,670 101,832,665 17 Ninh Bình 9 216,900,627 23,432,486 18 Hà Tĩnh 7 210,860,000 22,820,000 19 Bình Phước 50 200,691,000 121,641,440 20 Bắc Giang 37 125,754,197 56,220,820 21 Nam Định 11 120,487,079 84,737,079 22 Dầu khí 2 112,000,000 112,000,000 23 Lâm Đồng 16 91,941,318 44,456,025 24 Quảng Nam 8 88,160,000 16,157,000 25 Bình Thuận 17 84,491,947 36,205,770 26 Quảng Ninh 10 75,490,000 33,827,000 27 Thừa Thiên-Huế 6 72,380,000 34,524,000 28 Thái Bình 7 69,864,700 28,079,985 29 Hòa Bình 7 56,300,000 24,700,000 30 Tiền Giang 6 46,850,000 15,959,729 31 Hà Nam 13 42,900,000 28,000,000 32 Thanh Hóa 8 36,375,144 24,642,000 33 Trà Vinh 3 24,000,000 17,000,000 34 Nghệ An 4 21,600,000 11,536,842 35 Cần Thơ 4 20,207,850 19,535,963 36 Bình Định 5 16,650,000 15,550,000 37 Thái Nguyên 1 15,000,000 15,000,000 38 Bến Tre 4 13,500,000 11,450,000 39 Phú Yên 6 9,735,000 5,985,000 40 An Giang 1 7,842,105 1,173,430 41 Tuyên Quang 1 4,000,000 1,800,000 42 Sơn La 2 3,000,000 1,800,000 43 Yên Bái 2 2,830,000 2,050,000 44 Vĩnh Long 3 2,637,000 2,637,000 45 Đồng Tháp 3 2,300,000 940,000 46 Kiên Giang 2 1,668,000 1,668,000 47 Bắc Cạn 1 333,000 333,000 48 Grand Total 2780 22,599,999,027 7,870,551,021 IV/. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI Ở NƯỚC TA 1. Định hướng thu hút FDI. 1.1.Tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của chủ trương thu hút FDI. Một hệ thống quan điểm nhất quán trong việc tổ chức và hoạch định chính sách thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới đang là vấn đề cấp bách. Cho đến nay, mặc dù Đảng và nhà nước ta dã có quan điểm rõ ràng về vai trò của FDI, coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Tuynhiên, quan điểm rõ ràng chưa được thể hiện thật sự nhất quán trong tổ chức và chính sách thu hút vốn FDI. Chính vì thế việc quán triệt trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương chưa thật đầy đủ, dẫn đến tình trạng thiếu sự nhất quán trong việc triển khai thực hiện thu hút nguồn vốn này. Do đó, tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cần thiết phải khai thác đến mức tối đa nguồn vốn này để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ 20 trong khi nguồn vốn trong nước còn có hạn. 1.2. Tập trung thu hút FDI vào những ngành, nghề, lĩnh vực có lợi thế so sánh của nước ta với các nước khác Nhà nước ta cần hướng vốn FDI vào những ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất hàng hoá và dịch vụ có lợi thế như nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch, thuỷ điện, đồng thời tập trung vốn FDI vào những ngành có công nghệ tiên tiến, có tỉ lệ xuất khẩu cao; còn những ngành ít vốn, công nghệ thấp thì huy động chủ yếu vốn đầu tư trong nước, nếu có liên doanh thì bên Việt Nam là đối tác chính. 1.3. Khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ Về khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, chúng ta cần khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào các khu vực địa bàn còn đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi như miền Trung, miền núi phía Bắc, vùng sâu, vùng xa… Khi cần thiết, Chính Phủ phải huy động thêm cả vốn trong nước, chấp nhận thu hồi vốn chậm, lãi suất thấp để xây dựng một số điểm kinh tế cho các khu vực như khu công nghiệp Dung Quất( Quảng Ngãi), nhà máy thuỷ điện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung và vai trò của fdi.doc
Tài liệu liên quan