Đề tài Nội dung về bảo hiểm xã hội

MỤC LỤC

Phần mở bài 1

Phần nội dung 2

1 Bản chất của BHXH 2

1.1 Sự ra đời của BHXH 2

1.2 Bản chất của BHXH 2

1.3 Đối tượng của BHXH 3

1.4 Tác dụng của BHXH 3

1.5 Tính chất của BHXH 4

2 Những quan điểm cơ bản về BHXH 4

2.1 Chính sách BHXH là một bộ quan trọng trong chính sách xã hội 4

2.2 Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng BHXH cho

người lao động 4

2.3 Người lao động được bình đẳng về nghiã vụ và quyền lợi 4

2.4 Mức trợ cấp BHXH 4

2.5 Nhà nước quản lý BHXH 5

3 Quỹ BHXH 5

3.1 Khái niệm và đặc điểm 5

3.2 Nguồn hình thành 6

3.3 Mực đích sử dụng 7

3.4 Cân đối quỹ BHXH 11

4 Chính sách BHXH và chế độ BHXH 12

5 BHXH ở Việt Nam 12

5.1 Đối tượng tham gia 14

5.2 Các chế độ BHXH 14

5.3 Nguyên tắc BHXH 17

5.4 Quỹ BHXH 17

5.5 Tổ chức BHXH và quản lý BHXH 18

5.6 Khiếu nại tố cáo về BHXH 19

Phần kết bài 20

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung về bảo hiểm xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ máy tổ chức. Nhìn chung ,hầu hết các nước trên thế giới , việc quản lý vĩ mô BHXH đều được nhà nước giao cho bộ lao động hoặc bộ xã hội trực tiếp điều hành 3. Quỹ BHXH 3.1. Khái niệm và đặc điểm BHXH là một chính sách xã hội tuy nhiên khác với các chính sách ở chỗ chi tiêu thường được lấy tù ngân sách nhà nước còn đối với BHXH lấy từ quỹ BHXH. BHXH là một quỹ tập trung độc lập nằm ngoài ngân sách , chỉ đảm bảo cho việc chi trả trong nội bộ của hệ thống để cân bằng thu chi ,có chi có hưởng. Quỹ bảo hiểm có những đặc điểm sau: + Quỹ ra đời, tồn tại và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp phải các biến cố, rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động. +Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất không hoàn trả. Tính chất hoàn trả : người lao động là đối tượng tham gia và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được nhận trợ cấp . Tính không hoàn trả : cùng tham gia đóng BHXH nhưng có người được hưởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau , nhưng cũng có những người được nhận ít lần hơn, thậm chí không được nhận . Mức trợ cấp thường lớn hơn so với mức đóng góp của họ. + Quá trình tích luỹ để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Đặc điểm này xuất phát từ chức năng cơ bản nhất của BHXH là đảm bảo an toàn về thu nhập cho người lao động.Vì vậy đến lượt mình, BHXH phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn về tài chính. + Quỹ BHXH là hạt nhân , là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Nó là khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách nhà nước và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. + Sự ra đời , và tồn tại phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. 3.2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ những nguồn cơ bản sau: +Về phía người lao động : sự đóng góp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của mình , vừa có thể hiện ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. +Về phía người sử dụng lao động: sự đóng góp một phần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê mướn. Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp , kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ và thợ. +Về phía nhà nước: BHXH không thể thiếu được sự đóng góp của nhà nước.Trước hết các luật lệ của nhà nước về BHXH là những chuẩn mực pháp lý mà cả người lao động và người sủ dụng lao động đều phải tuân theo, những tranh chấp chủ thợ trong lĩnh vực BHXH có cơ sở để giải quyết. Ngoài ra bằng nhiều hình thức , biện pháp và mức độ can thiệp khác nhau đã làm chỗ dựa cho hoạt động BHXH chắc chắn và ổn định. Về mức đóng góp BHXH một số nứơc quy định người sử dụng lao động phải chụi toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động. Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình,các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cung đóng góp mỗi bên bằng nhau. Đối với nước ta: + Người sử dụng lao động đóng bằng tổng quỹ tiền lươngcủa những người tham gia BHXH trong đơn vị .Trong đó , 10% chi trả các chế độ hưu trí, rử tuất và 5% để chi các chế độ thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghê nghiệp. + Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất. +Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người lao động + Các nguồn khác Mức đóng BHXH thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Khi xác định phí BHXH vẫn phải đảm bảo nguyên tắc : Cân bằng thu chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất. Phí BHXH được xác định theo công thức: P = f1 + f1 + f3 Trong đó: P: Phí BHXH f1: Phí thuần tuý trợ cấp BHXH f2 : Phí dự phòng f3 : Phí quản lý 3.3. Mục đích sử dụng Quỹ BHXH trước hết được sử dụng để chi trả trợ cấp cho người lao động khi gặp phải các rủi ro xã hội. Chi trả cho các chi phí quản lý của bộ máy hành chính công đứng ra tổ chức thực hiện BHXH. Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Tuy nhiên quá trình sử dụng quỹ BHXH mà phần sử dụng nhiều nhất là để chi trả các chế độ còn phụ thuộc vào việc thành lập quỹ BHXH theo phương thức nào: + Nếu chỉ thành lập một quỹ BHXH tập trung thống nhất thì việc chi trả cũng phải đảm bảo tính thống nhất theocác nội dung chi trả. + Nếu quỹ BHXH được hình thành 2 loại : Quỹ BHXH ngắn và quỹ BHXH dài hạn thì việc chi trả và và quản lý sẽ cụ thể hơn. Phương thức này đảm bảo cho công tác chi trả sát thực tế và đúng mục đích hơn. + Nếu quỹ BHXH được thành lập theo từng chế độ thì việc chi trả sẽ càng trở nên đơn giản và đảm bảo đúng mục đích. Theo công ứơc quốc tế Giơnevơ số 102/1952 của tổ chức lao động ILO rủi ro xã hội đã khuyến nghị các nước thực hiện theo 9 chê độ. Đây còn được gọi là hệ thống các chế độ BHXH bao gồm: +Chăm sóc y tế: Hiện nay phát triển lên một bậc cao hơn đó chính là bảo hiểm y tế, nó trả cho phí khám chữa bệnh. Sự cần thiết của bảo hiểm y tế: Bù đắp chi phí khám chữa bệnh phát sinh khi người lao động bị ốm đau bệnh tật Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sỏ đảm bảo công bằng xã hội trong việc khám chữa bệnh đối với tất cả các thành viên trong xã hội thuộc các tầng lớp dân cư khác nhau đặc biệt đảm bảo cho người nghèo khám chữa bệnh đầy đủ Khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao và nhu cầu khám chữa bệnh được nâng cao, và chi phi khám chữa bệnh cũng tăng lên, các trang thiết bị y tế ngày một hiện đại vốn đầu tư lớn và để bù đắp chi phi tăng lên. Ngoài ra sự xuất hiện của các bệnh nan y đòi hỏi các chi phí biệt dược tăng va chi phí tiền công cho thầy thuốc cũng tăng lên. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người dân luôn đựơc coi là một chương trình quan trọng ở các nứơc trên thế giới. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng điều kiện của từng nước mà mỗi nước sử dụng những phương thức khác nhau : Nhà nước trợ giúp một phần. Nhà nước trợ cấp hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh. Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Đối tượng tham gia bảo hiểm: là toàn bộ người dân có nhu cầu bảo hiểm y tế cho sức khoẻ của mình hoặc cũng có thể là một người đại diện cho một tập thể…đứng ra ký kết hợp đồng bảo hiểm y tế. Hoạt động y tế bao gồm: phòng bệnh, chữa bệnh, và phục hồi chức năng. Nguồn hình thành: do người sử dụng lao động, người lao động và nhà nước. Thông thường người lao động đóng 34 – 50% va người sử dụng lao động 50 – 66%. Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở các dữ liệu thống kê: P = f + d P – phí bảo hiểm y tế/người /năm f - phí thuần d – phụ phí Mục đích: Chi thanh toán chi phí y tế, đây là khoản chi thường xuyên và lớn nhất. Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn. Chi để phòng hạn chế tổn thất. Chi quản lý Tỷ lệ và quy mô các khoản chi này thường được quy định trước bởi cơ quan bảo hiểm y tế và có thể thay đổi theo từng điều kiện cụ thể. Trong thực tế khi chưa thực hiện được bảo hiểm y tế toàn dân ở các nước còn có thể thực hiện thêm các loại hình bảo hiểm tự nguyện cho người dân lao động tự do và bảo hiểm y tế bảo hiểm y tế trong các chương trình bảo hiểm con người của các công ty bảo hiểm thương mại hoàn toàn chỉ có người tham gia bảo hiểm đóng góp. + Chế độ trợ cấp ốm đau: được chi trả khi người được bảo hiểm bị ngừng thu nhập do ốm đau hay tai nạn không liên quan đến nghề nghiệp đã được giám định. Thời gian định lượng: thời gian này có thể là 4 tháng tham gia đóng bảo hiểm trong số 6 tháng đi làm Tỷ lệ hưởng : tiêu chuẩn của ILO quy định tỷ lệ này là 45% (1952) và 60% (1969) Thời gian hưởng chế độ: khoảng thời gian chờ đợi tối đa là 3 ngày đối với mỗi thời kỳ bị ốm, thời gian tối thiểu là 26 tuần hoặc 13 tuần nếu có ngoại lệ. Ngừng bảo hiểm: khi cố tình lừa dối không tuân thủ thực thi lời khuyên về y tế.. +Chế độ trợ cấp về thất nghiệp: hay chính là bảo hiểm thất nghiệp Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế ILO: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành. Dù quan niệm như thế nào đi chăng nữa thì một người lao động được coi là thất nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc trưng sau: Là người lao động, có khả năng làm lao động. Đang không có việc làm. Đang đ tìm việc làm. Thất nghiệp xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt giầu hay nghèo. Có rất nhiều lý do xảy ra thất nghiệp và kèm theo là những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng chủ yếu là do nhưng nguyên nhân chính sau: Chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp do sự điều tiết của thị trường của thị trường. Do cung cầu của thị trường sức lao động co giãn thay đổi phát sinh hiện tượng thất nghiệp. Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên trong một trừng mực nào đó máy móc đã thay thế con người . Số công nhân bị máy móc thay thế đã bổ sung vào đội quan thất nghiệp. Sự gia tăng dân số và nguồn lao động cùng với qua trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế làm một bộ phận người lao động bị thất nghiệp. Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc , họ phải đi tìm công việc mới và địa điểm mới. Hậu quả của thất nghiệp ảnh hưởng hầu hết các mặt của đời sống xã hội cung như đến Người lao động cũng như gia đình họ: Đối với nền kinh tế: là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, làm thu nhập quốc gia (GHI)thực tế nhỏ hơn tiềm năng( GNI) Đối với xã hội: thất nghiệp làm người lao động hoang mang buồn chán và thất vọng, ngoài ra nó còn gây ra những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như : trộm cắp, cờ bạc, mại dâm… Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn hiện tượng bãi công, biểu tình có thể xảy ra, làm người lao động không tin vào khả năng lãnh đạo của đảng. Vì hậu quả của thất nghiệp là rất nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến xã hội chính phủ các nước đã có những chính sách và những biện pháp giảI quyết như: Chính sách dân số. Ngăn cản di cư từ nông thôn ra thành thị. áp dụng các công nghệ thích hợp. Giảm độ tuổi nghỉ hưu. Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền kinh tế. Trợ cấp thôi việc, mất việc làm. Trợ cấp thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp. Đối tượng được bảo hiểm: là những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động bao gồm: Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng một số lượng lao động nhất định. Những người làm việc theo hợp đồng lao động với mức thời gian nhất định (thường là 1 năm trở nên) trong các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp. Những công chức, viên chức nhà nứơc, những người lao động độc lập không có chủ, những người làm thuê theo mùa thời vụ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm : là rủi ro nghề nghiệp, và điều kiện để hưởng trợ cấp : Người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động. Phải đăng kí thất nghiệp. Phải sẵn sàng làm việc. Có sổ bảo hiểm thất nghiệp để chứng nhận có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời hạn quy định. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước. Quỹ được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng, nhà sử dụng lao động đóng góp, nhà nước bù thêm. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ít hay nhiều phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp của các bên tham gia và số người tham gia.Tỷ lệ đóng góp cũng tuỳ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp, mức hưởngvà thời gian hưởng ví dụ: ở Bỉ là 0,87 đối với người lao động, 1,23 đối với người sử dụng lao động và nhà nước bù thiếu còn ở pháp là: 2,97; 2. Mức trợ cấp : về nguyên tắc mức trợ cấp phảI thấp hơn thu nhập của người lao động khi đang làm việc. Mức trợ cấp phải dựa trên cơ sở đảm bảo cho người thất nghiệp đủ sống ở mức tối thiểu trong thời gian không có việc làm, đồng thời sao cho họ không thể lạm dụng để muốn hưởng trợ cấp hơn là đi làm.Hầu hết các nước đã dựa trên các cở sở sau: Mức lương tối thiểu. Mức lương bình quân. Mức lương tháng cuối cùng trứơc khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp: Phụ thuộc vào yếu tố tài chính , vào quỹ bảo hiểm và thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội. Cụ thể người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong một thời gian ngắn, sau đó có việc làm sẽ ngừng hưởng trợ cấp vì họ đã có lương. Nhìn chung, các nước thường quy định thời hạn trợ cấp tối đa từ 12 đến 52 tuần, thời hạn tạm chờ từ 3 đến 7 ngày đầu thất nghiệp không được hưởng trợ cấp. Quản lý: chính sách, luật pháp tuỳ theo mô hình tổ chức của từng nước mà cơ chế quản lý có thể khác nhau.Thông thường hoạch định thuộc các cơ quan chính phủ và việc quản lý đối tượng, tài chính là nhiệm cụ , trách nhiệm của BHXH. + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: tai nạn lao động là một trong những vấn đề của BHXH được thực hiện rộng rãi nhất có hiệu lực ở các nước công nghiệp hoá Châu Âu.” Tai nạn lao động “gồm những tai nạn và bệnh nghề nghiệp, gồm sự mất khả năng lao động trong thời gian ngắn, tàn tật và các chế độ tử tuất. Bệnh nghề nghiệp có thể được xác định : Về thuật ngữ chung , từng trường hợp tự cá nhân đánh giá. Có thể được xác định bằng danh mục bệnh nghề nghiệp. Có thề được xác định bằng sự kết hợp giữa hai phương pháp này. Chế độ bảo hiểm xã hội cho tai nạn lao động thường chi trả định kì theo mức độ tai nạn lao động: Theo chế độ mất sức lao động tạm thời có thể cao hơn chế độ ốm đau và được chi trong thời gian lao động bị mất sức lao động tạm thời hoặc trả trong một năm tuỳ theo Mất sức lao động vĩnh viễn: mức độ mất sức lao động được xác định do hội đồng giám định y khoa. Những người được hưởng chế độ dài hạn cần sự chăm sóc của người khác cho các nhu cầu hàng ngày có thể được khoản trợ cấp này. Đối với người chế do tai nạn lao động, thân nhân của họ có quyền đựơc hưởng chế độ định kỳ bằng một phần trong thu nhập gần nhất của người chết hoặc theo tỷ lệ phần trăm lương hưu. + Trợ cấp thai sản: là sự bảo vệ sức khoẻ của những bà mẹ đang lao động và con cái của họ bằng cách cung cấp.Chăm sóc về y tế trước khi sinh, trong và sau khi sinh. Nghỉ phép hưởng lương thời gian tối thiểu là 4 tháng. Chế độ thai sản phụ thuộc chặt chẽ vào thời gian tham gia bảo hiểm .Thường thì đựơc hưởng 100% mà không giới hạn số lần sinh. +Trợ cấp gia đình: là phương pháp cải thiện việc nuôi dưỡng con trẻ nằm ngoài hệ thống lương. Chỉ có 81 nước có chế độ này ở tất cả các nước công nghiệp phát triển trù Mỹ. Chế độ trợ cấp gia đình có thể gồm chăm sóc gia đình có thể gồm chăm sóc y tế ở các cơ sở chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, và các khoản trợ cấp cho giáo dục. + Trợ cấp khi tàn phế: toàn bộ chi phí do bảo hiểm xã hội trả. + Trợ cấp tuổi già + Trợ cấp mất người nuôi dưỡng: bố mẹ mất thì BHXH sẽ trợ cấp cho con cái khi đến tuổi trưởng thành. Hiện nay có trên hơn 140 nước tham gia kí kết công ứơc này, tuy nhiên việc thực hiện bao nhiêu chế độ trong 9 chế độ này tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nước. Nhìn chung chỉ có các nứơc phát triển mới thực hiện được đầy đủ 9 chế độ còn lại đại đa số chưa thực hiện được chế độ gia đình. 3.4. Cân đối quỹ BHXH Do BHXH là một chính sách xã hội nên hoạt động trên cơ chế cân bằng thu chi không có lãi. Hiện nay tuỳ thuộc vào từng nước mà có những phương pháp cân đối quỹ bảo hiểm xã hội khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung có thể phân thành 2 phương pháp chính là : + Phương pháp tài khoản ( capitalization) là hình thức cân đối quỹ bảo hiểm dài hạn đóng bây giờ về sau mới được hưởng như chế độ hưu trí. Mỗi người lao động lập 1 tài khoản lương hưu, mỗi năm chuyển 10% vào tài khoản đến năm 60 tuổi thì toàn bộ số tiền tài khoản là lương hưu. Bất kỳ thời điểm nào trước thời hạn mà gặp rủi ro đều được nhận Ưu điểm : Tỉ lệ đóng góp là xác định Giảm phần bù chi của ngân sách nhà nước Quản lý tốt , tránh thâm hụt quỹ, khó trong việc tính phí Nhược điểm : Bảo hiểm là san xẻ có tính chất cộng đồng nhưng phương pháp naỳ mang tính chất cá nhân, không có sự san xẻ giũa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp Không thể hiện tính xã hội Không làm giảm công bằng xã hội Khó có thể chuyển sang hình thức khác vì khó xác định thời gian bảo hiểm của những người đã đóng trước đó mà chưa được nhận BHXH. +Phương pháp thu đến đâu chi đến đấy (Paygo) có nhiều người tham gia đóng bảo hiểm vào một quỹ va ding quỹ này để chi trả Ưu điểm: Không cần dự trữ ban đầu để chi trả cho thế hệ thứ nhất Thể hiện tính cộng đồng san xẻ rủi ro cho mọi người trong xã hội Phù hợp với những nước có dân số trẻ Nhược điểm: Khó khăn đối với các nước có dân số già, số người lao động ít do đó có ít người đóng BHXH. Còn nếu tăng phí bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Khó khăn trong việc tính phí bảo hiểm 4. Chính sách BHXH và chế độ BHXH - Chính sách BHXH. Là những quy định chung, rất khái quát của nhà nước về những mục tiêu, phạm vi đối tượng, nội dung chính, các mối quan hệ và những giải pháp lớn về BHXH để đạt mục tiêu chung đã đề ra. Chính sách BHXH được đề ra trên cơ sở cơ cấu kinh tế – xã hội, các điều kiện kinh tế xã hội và xu hướng vận động khách quan của chúng. Chính sách BHXH được biểu hiện dưới dạng : các văn bản chung của đất nước, hiến pháp, bộ luật, đạo luật… - Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người lao động. Chế độ BHXH còn được biểu hiện đươí dạng các văn bản luật và dưới luật Như vậy BHXH là trực tiếp thực hiện các chế độ và qua đó, chính sách BHXH mới được thực hiện. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống hết sức phong phú nên các thiết chế về BHXH dù chi tiết đến đâu cũng khó có thể bao hàm được đầy đủ mọi chi tiết cụ thể. Vì vậy, trong qua trình thực hiện các chế độ BHXH thường phải nắm vững những vấn đề cốt lõi của chính sách BHXH thì mới có thể vận dụng thực hiện các chế độ một cách đúng đắn và nhất quán 5. BHXH ở Việt Nam Sau khi nước ta tiến hành mở cửa và cải cách nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi chúng ta phải có chính sách BXHX toàn diện và đồng bộ đảm bảo khắc phục được những nhuợc điểm của nền kinh tế thị trường đảm bảo tạo ra sự công bằng xã hội. Vào tháng 6 : 2006 Quỗc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua luật BHXH. Hiện nay do luật mới được thông qua và chưa có các văn bản đưới luật như nghị định, thông tư, để hướng dẫn thi hành vì vậy việc thực hiện chính sách BHXH vẫn được dựa trên cơ sở các nghị định, thông tư được ban hành trước đó và chủ yếu dựa trên nghị định NĐ 12/CP và NĐ 45/CP được ban hành năm 1995 và nghị định sửa đổi bổ sung số NĐ 01/2003/NĐ - CP. Hiệu lực chung của lực chung của luật này thi hành từ ngày 1/1/2007, BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008 , BHXH thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Luật BHXH này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh. Luật BHXH có những nội dung mơí cơ bản như sau: -Thứ nhất : phạm vi điều chỉnh của luật BHXH gồm BHXH bắt buộc với các chế độ hiện hành , BHXH thất nghiệp và BHXH tự nguyện, trong đó BHXH tự nguyện có các chế độ hưu trí và tử tuất được quy định tương tự như BHXH bắt buộc và có sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện và ngược lại , tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hưởng chế độ hưu trí khi vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện. - Thứ hai : luật BHXH đã xác định rõ vai trò củ nhà nước đối với BHXH , đó là nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BHXH ; thống nhất tổ chức thực hiện BHXH ; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ BHXH và các biện pháp để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH, quỹ BHXH được nhà nước bảo hộ , không bị phá sản. - Thứ ba: luật BHXH quy định về quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức BHXH để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH đối với người lao động - Thứ tư : đó là người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng các chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cở sở tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện - Thứ năm: quỹ BHXH bắt buộc hạch toán theo các quỹ thành phần : quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất, quỹ BHXH tự nguyện và quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Để đảm bảo quỹ hưu trí và tử tuất cân đối lâu dài , luật BHXH xác định lộ trình tăng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động.Từ năm 2010 trở đi tăng dần để đến năm 2014 mức đóng là 22% tổng quỹ tiền lương và tiền công ( hiện nay là 16%). - luật BHXH quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, hàng tháng, người sử dụng lao động đóng 3% tổng quỹ tiền lương, tiền công vào quỹ ốm đau và thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lai 2% để trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quỹ với tổ chức BHXH - Luật BHXH quy định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tố thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung - Thứ sáu : luật quy định rõ cáchành vi nghiêm cấm, hành vi vi phạm pháp luật BHXH và các hình thức xử lý các vo phạm . Bên cạnh đó, luật cũng quy định về thủ tục để tham gia và hưởng các chế độ BHXH Nội dung của BHXH: 5.1. Đối tượng tham gia: + Người lao đông: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định rõ thời hạn, hợp đồng lao động đủ 3 tháng trở lên. Cán bộ, công chức nhà nước, công nhân quốc phòng, công an nhân dân, người làm việc trong các đoàn thể, tổ chức đảng, cán bộ công tác tại các cơ quan chính quyền địa phương. Người lao động làm việc trong các văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài hoặc các tổ chức chình phủ hoạt động tại Việt Nam. + Người sử dụng lao động: các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính…các hợp tác xã, cá nhân có thuê muớn lao động từ 10 người trơ lên 5.2. Các chế độ BHXH Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Chế độ ốm đau: -Làm việc trong điều kiện bình thường : trên 30 năm đóng BHXH được nghỉ tối đa 60 ngày ( hiện nay là 50 ngày ). Làm viêc trong điều kiện nặng nhọc , độc hại : trên 30 năm đóng BHXH được nghỉ tối đa 70 ngày ( hiện nay là 60 ngày) - Con dưới 7 tuổi bị ốm đau, trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định ( hiện nay không có) - Không khống chế số lượng con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc ( hiện nay chỉ hưởng trợ cấo đối với con thứ nhât và thứ hai) -Mức hưởng chế độ đau dài ngày, quy định nếu số tiền hưởng theo tỷ lệ quy định thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì tính bằng mức lương tối thiểu chung( hiện nay không có) – Việc nghỉ dưỡng sức- phục hồi sức khỏe được thực hiện khi người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tối đa trong năm mà sức khoẻ còn yếu( hiện nay không có quy định này) Chế độ thai sản - Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần ( hiện nay là 3 lần ). Sau khi sinh , con bị chết : nếu con dưới 60 ngày tuổi thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con ( hiện nay là 75 ngày), nếu tính từ 60 ngày trở lên thì mẹ được nghỉ 30 ngày thì người mẹ được nghỉ 30 ngày ( hiện nay là 15 ngày) - Người chồng tham gia BHXH, người vợ không tham gia BHXH hoặc người vợ tham gia BHXH, người chồng không tham gia BHXH hoặc cả 2 người đều tham gia BHXH nếu sau khi sinh con người mẹ chết, thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con dưới 4 tháng tuổi được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con ( hiện nay quy định trợ cấp một lần bằng 1 tháng tiền lương đóng BHXH) - Bỏ đối tượng lao động nữ làm các công việc nặng nhọc, độc hai khi sinh con được nghỉ việc 6 tháng ( vì theo quy định tại điều 113 bộ luật lao động quy định không được sử dụng lao động nữ làm công tác nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc vơí các chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh đẻ và nuôi con - Quy định người lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con dưới 4 tháng tuổi phải đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nghỉ sinh con hoặc nhận nuôi con, mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi thai sản , quy định mức tối đa tiền lương, tiền công đóng BHXH bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. - Trợ cấp nghỉ dưỡng sức , phục hồi sức khoẻ : mức hưởng tăng so

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110837.doc
Tài liệu liên quan