Nokia đã thực hiện các đánh giá tổng thể thông qua việc xem xét một cách có hệ thống quá trình thực hiện và hệ thống quản lý các nhà cung ứng để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Nokia. Việc đánh giá này được thực hiện bởi các chuyên gia của Nokia. Các chuyên gia có trách nhiệm lên kế hoạch, điều phối, chuẩn bị, sau đó thực hiện đánh giá. Một đội bao gồm ít nhất 2 người và thời gian đánh giá thông thường là hai ngày. Kết quả đánh giá sẽ được thông báo tới các nhà cung ứng trong các cuộc họp và đạt được sự nhất trí của cả hai bên. Tất cả các đánh giá đều được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Nokia để tránh sự đánh giá trùng lắp.
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nokia – Chuỗi cung ứng xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp “tư duy theo chu kỳ sống của sản phẩm”( life- cycle thinking) để thực hiện chính sách phát triễn bền vững và đem lại hiệu quả sinh thái.Tôn trọng giới tự nhiên là một phần trong chính sách hoạt động của công ty và việc hợp tác với tất cả các cổ đông của công ty là yếu tố quan trọng để có thể thực hiện các giải pháp môi trường đáng tin cậy.
Những nhân tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Nokia là sự linh động, sự phát triển và chất lượng. Chiến lược môi trường của công ty có quan hệ mật thiết đến các chiến lược kinh doanh ở một số mặt sau:
Trong các quyết định và hành động của mình, Nokia luôn tính đến một thực tế là các vấn đề về môi trường đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn đến dự án phát triển toàn cầu. Nokia nhận thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác để trao đổi các vấn đề toàn cầu cũng như vấn đề về sử dụng nguồn tài nguyên và khí thải CO2. Nokia tham gia vào các chương trình hợp tác nghiên cứu để đưa ra các sang kiến thông qua các Hiệp hội công nghiệp và những tổ chức toàn cầu. Đồng thời, Nokia cũng đang nỗ lực để giảm sự tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm: những nguồn năng lượng phục vụ làm lạnh, sưởi ấm và thắp sáng không gian. Trong vận tải, việc tăng cường cắt giảm chi phí đã tạo ra một tác động tích cực đối môi trường.
Những giải pháp dựạ trên công nghệ di động có thể thay thế các phương pháp truyền thống, ví dụ như: trong hoạt động sản xuất và vận tải hàng hóa, việc thay thế các dịch vụ cơ học bằng các dịch vụ được số hóa có thể giúp giảm được rất nhiều việc sử dụng nhiên liệu hữu cơ- nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi khí hậu hay còn được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Công nghệ di động có thể tạo ra những sự dịch chuyển khác trong nền kinh tế một cách dễ dàng hơn đồng thời làm các hoạt động kinh tế- xã hội tăng.Vòng đời ngắn của điện thoại di động và việc tiêu thụ sản phẩm tăng lên được xem như những ảnh hưởng qua lại tạo ra sự phát triển kinh doanh của Nokia. Phù hợp với sự phát triển mang tính bền vững – đó là không sử dụng cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được xem là nguồn gốc sự phát triển của Nokia.
Giảm lượng chất thải là một mục tiêu môi trường có liên quan mật thiết đến chất lượng sản phẩm, bao gồm: chất lượng thiết kế, chất lượng nguồn linh kiện, chất lượng dây chuyền lắp ráp và chất lượng của công việc tiến hành trong giai đoạn kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm.
.
2.2.2 LIFE – CYCLE THINKING
Life Cycle - Chu kỳ sống của sản phẩm - bắt đầu từ việc khai thác nguyên vật liệu thô và kết thúc bằng việc tái sản xuất và xử lý chất thải, đưa chúng vào quá trình sản xuất. Các khía cạnh môi trường trong sản phẩm của Nokia được liên kết với việc với hoạt động sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng tại những giai đoạn khác nhau trong vòng đời sản phẩm.
Life cycle thinking – tư duy về chu kỳ sống của sản phẩm cho thấy tất cả những tác động chủ yếu đến môi trường của một sản phẩm không chỉ từ lúc mới sản xuất ra cho đến khi không còn được sử dụng mà nó còn cung cấp một cách hệ thống những mục tiêu và hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường bao gồm:
Design for environment – DfE (Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường)
Tất cả các giai đoạn phát triển của sản phẩm sẽ được các nhà cung ứng xem xét đến yếu tố môi trường. Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường là một công cụ điển hình giúp các nhà cung ứng lựa chọn các giải pháp rút ngắn hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực của sản phẩm đối với môi trường. Những công việc hợp lý đã được hoạch định sẽ được triển khai nhằm mục đích giảm bớt hoặc loại trừ những thành phần nguy hiểm ra khỏi sản phẩm, đồng thời hướng đến việc sử dụng những nguyên vật liệu có thể tái sản xuất.
Supplier Network Management (Quản lý hệ thống các nhà cung ứng) Với cái nhìn tổng quát trong chu kì sống của sản phẩm, Nokia thiết kế và quản lý các sản phẩm tương quan với môi trường. Phần lớn sự tác động của sản phẩm Nokia đối với môi trường là do các nhà cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng hợp lý thì khá quan trọng kể từ khi Nokia tăng cường mua các nguồn cung ứng từ các nơi trên thế giới.
Yêu cầu đối với các nhà cung ứng toàn cầu của Nokia đã được xem xét lại trong năm 2002. Nó bao gồm các yêu cầu trong việc quản lý môi trường.
Environmental Management System – EMS (Hệ thống quản lý môi trường): Các nhà cung ứng sẽ được hướng dẫn bằng chương trình EMS (Environmental Management System) để đảm bảo hiệu quả cho việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát môi trường. EMS sẽ đáp ứng được những quy định của ISO 14001, hoặc những tiêu chuẩn quốc tế khác. Những nỗ lực cải tiến thường xuyên của các nhà cung ứng sẽ được chỉ dẫn trong EMS.
End – of – Life practices (EoL): là việc thu hồi các thiết bị vào cuối giai đoạn sau bán hàng để khôi phục lại hàm lượng nguyên vật liệu và năng lượng chứa trong các thiết bị đó đồng thời cũng phải đảm bảo xử lý an toàn các chất gây hại cho con người và môi trường.
Trọng tâm của chương trình này là:
Tái sản xuất lại những sản phẩm thông qua chương trình DfE;
Giám sát và so sánh các hệ thống tái sản xuất với nhau;
Hợp tác với các nhà tái sản xuất để phát triển qui trình tái sản xuất.
Nokia ủng hộ mục tiêu thiết lập các phương pháp đáng tin cậy mang lại hiệu quả sinh thái cho vòng đời sản phẩm và tiếp tục nghiên cứu giải pháp thay thế. Năm 2001, Nokia tiến hành 2 cuộc nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp MIPS (Material Input Per Service). Việc đánh giá đầy đủ những sản phẩm của Nokia đã không thể hình thành do thiếu dữ liệu MIPS đáng tin cậy về dòng chảy vật chất ngầm. Nokia Mobile Phones đã nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của một chiếc điện thoại đến môi trường. Áp lực về nguyên vật liệu và những nhu cầu năng lượng buộc Nokia phải ước lượng lại những nguyên vật liệu được sử dụng trong một chiếc điện thoại di động.
Mặc dù một số nghiên cứu về vòng đời sản phẩm của Nokia không chính xác , song chúng giúp công ty đạt được mục tiêu của hoạt động môi trường, kể cả việc thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường. Tại mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm, việc cải tiến là cần thiết nhất và có thể đạt đến hiệu quả cắt giảm chi phí.
Việc tiêu thụ năng lượng và tái sản xuất sản phẩm ở giai đoạn cuối của chu kì sống của sản phẩm là một trong số những phương diện môi trường quan trọng nhất. Mối quan tâm toàn cầu về khí thải CO2 từ quá trình sử dụng các nhiên liệu hữu cơ đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tại những giai đoạn khác trong chu kỳ sống của sản phẩm kể cả giai đoạn sử dụng sản phẩm. Lượng CO2 thải ra trong quá trình vận tải và logistics cũng đang là một mối quan tâm lớn vì những tác động của nó đối với khí hậu. Vì vậy, Nokia đang làm việc cùng với những nhà cung cấp dịch vụ logistics của mình với mục tiêu thiết lập các dữ liệu đáng tin cậy về khí thải CO2 có liên quan đến logistics.
Sơ lược về chu kỳ sống của các sản phẩm chính của Nokia , giữa điện thoại di động và các sản phẩm viễn thông có một số điểm giống nhau. Đối với điện thoại di động, giai đoạn khai thác nguyên vật liệu thô và sản xuất linh kiện có tác động lớn nhất đến môi trường. Còn đối với các thiết bị viễn thông, việc tiêu thụ năng lượng trong suốt quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm của Nokia, tỉ lệ kim loại mà chiếm phần lớn trong các sản phẩm thiết bị viễn thông tiêu thụ nhiều năng lượng hơn tỷ lệ nhựa trong điện thoại di động. Mặt khác, các kim loại có thể được phục hồi lại nhanh hơn nhựa để phục vụ cho việc tái sản xuất và tái sử dụng.
Nguồn năng lượng được tiêu thụ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến suốt quá trình sử dụng sản phẩm của Nokia. Khi các sản phẩm này không còn được sử dụng nữa, việc tái sản xuất lại các kim loại và nhựa,việc loại bỏ những chất độc hại tiềm ẩn là vấn đề trọng tâm. Phần lớn lợi ích đối với môi trường của giai đoạn cuối này là hoạt động tái sản xuất lại các kim loại. Nếu việc tái sản xuất cũng được tính đến giống như việc sử dụng nguồn năng lượng thì phần lớn nhựa được làm trong sản phẩm đều có thể được tái sản xuất lại.
*Thực hiện “life- cycle thinking”
Việc thực hiện “life- cycle thinking” bao gồm xác định các mục tiêu cải tiến những giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của sản phẩm.Với các điểm chính là:
- Phù hợp với các quy định về môi trường về hiện tại và trong tương lai; như giới hạn trong việc sử dụng các chất và nhu cầu tái sản xuất.
- Sự phù hợp giữa hoạt động của các nhà cung ứng của Nokia với các tiêu chuẩn môi trường mà Nokia đã đề ra.
- Quản lý chặt chẽ việc thu hồi các sản phẩm của Nokia ở giai đoạn cuối sản phẩm.
- Thông tin sản phẩm: Nokia đã đưa ra những thông tin về sinh thái vào trong các sản phẩm di động mới nhất của mình như: thông tin về việc tiêu thụ năng lượng, sử dụng nguyên liệu, đóng gói và tái sản xuất.
2.2.3 Làm “xanh” các khâu trong chuỗi cung ứng:
2.2.3.1 Tác động của các khâu trong chuỗi cung ứng đến môi trường:
Biểu đồ sau cho thấy mức độ tác động của các khâu trong chuỗi cung ứng đối với môi trường:
Ghi chú:
Tác động ít
X Tác động vừa phải
XX Tác động đáng kể
XXX Tác động lớn
XXX(X) Tác động mạnh mẽ
Hiểu được những tác động trên đối với môi trường, Nokia đã đưa ra một số giải pháp cụ thể trong từng khâu nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đó. Trong tất cả các khâu, năng lượng đều tác động đối với môi trường nhiều nhất. Do đó, Nokia rất chú trọng đến việc cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ trong chuỗi cung ứng.
2.2.3.2 Các giải pháp Nokia thực hiện nhằm làm “xanh” trong từng khâu của chuỗi cung ứng:
a/ Trong quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất ra chiếc điện thoại di động trải qua nhiều khâu từ khai thác nguyên vật liệu thô, sản xuất linh kiện đến lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Để thực hiện mục tiêu đề ra trong quá trình sản xuất, Nokia đã đưa ra các giải pháp sau:
Quản lý nhà cung ứng:
Đánh giá tổng thể
Nokia đã thực hiện các đánh giá tổng thể thông qua việc xem xét một cách có hệ thống quá trình thực hiện và hệ thống quản lý các nhà cung ứng để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Nokia. Việc đánh giá này được thực hiện bởi các chuyên gia của Nokia. Các chuyên gia có trách nhiệm lên kế hoạch, điều phối, chuẩn bị, sau đó thực hiện đánh giá. Một đội bao gồm ít nhất 2 người và thời gian đánh giá thông thường là hai ngày. Kết quả đánh giá sẽ được thông báo tới các nhà cung ứng trong các cuộc họp và đạt được sự nhất trí của cả hai bên. Tất cả các đánh giá đều được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Nokia để tránh sự đánh giá trùng lắp.
Đánh giá chuyên sâu: Bên cạnh đánh giá tổng thể, Nokia còn thực hiện các đánh giá chuyên sâu về điều kiện lao động và môi trường. Các đánh giá dựa trên quy định của chính quyền địa phương, tiêu chuẩn SA8000, và những yêu cầu của Nokia. Mục tiêu của Nokia là mỗi năm tiến hành 5-10 cuộc đánh giá.
Phương pháp đánh giá bao gồm các công việc:
- Tham quan cơ sở sản xuất ( bao gồm tất cả cơ sở vật chất, kể cả khu nội trú, căng-tin, và các kho hóa chất).
- Phỏng vấn ban quản lý.
- Phỏng vấn công nhân.
- Kiểm tra những tài liệu liên quan ( như là bảng lương, lịch làm việc).
Năm 2007, Nokia đánh giá các nhà cung ứng theo các tiêu chí sau:
Areas for improvement identified
Non-conformances and potential risks (number of instances)
Corrective actions closed
Documentation only
Other non-compliance
Company values & business conduct policy
4
2 (2 partial)
Human Resource policy
3
2 (1 partial)
Environment policy
2
1 (1 partial)
Resource Planning
1
(1 partial)
Recruiting & exit procedures
1
4
3 (2 partial)
Occupational health & safety protection
6
4 (2 partial)
Occupational health & safety response
1
1
Employee Amenities
0
0
n/a
Working hours & time off
1
5
3 (3 partial)
Compensation & benefits
3
2 (1 partial)
Fair treatment
4
4
Communication & coordination
1
1
Feedback & complaint channels
1
(1 partial)
Environmental management
1
1
1 (1 partial)
Raw material content
2
(2 partial)
data management
Waste Management
2
1 (1 partial)
Programs for continuous improvement
2
1 (1 partial)
Design for Environment
1
(1 partial)
Sub-supplier requirements
3
2 (1 partial)
Bảng các chỉ tiêu đánh giá nhà cung ứng của Nokia
Không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát các nhà cung ứng của mình, Nokia còn quản lý cả những công ty phục vụ cho các nhà cung ứng đó. Để thực hiện điều này, Nokia đã phát triển một hệ thống các quy định đánh giá các nhà cung ứng trên toàn cầu ( NSR- global Nokia Supplier Requirement).
Nokia đã đưa ra hệ thống đánh giá đối với nhà cung ứng thông qua kiểm soát việc đáp ứng các yêu cầu mà Nokia đưa ra liên quan đến việc chế tạo sản phẩm.
Nokia yêu cầu nhà cung ứng phải lưu danh mục các bán thành phẩm cung cấp cho Nokia. Những tài liệu này phải có thể sử dụng được theo yêu cầu đã đề ra.
Các nhà cung ứng cần kết hợp việc xem xét các vấn đề môi trường trong quá trình thiết kế và đảm bảo việc thảo luận về vấn đề môi trường được lưu tâm trong chuỗi cung ứng của chính họ.
Nokia cũng kiểm tra sự phù hợp với những yêu cầu của mình cũng như với các tiêu chuẩn xã hội thông qua việc việc kiểm tra sổ sách và thanh tra. Nếu phát hiện có nhà cung ứng nào không đáp ứng, Nokia sẽ yêu cầu họ sữa chữa và tiếp tục kiểm tra.
Nokia hợp tác với các nhà cung ứng để phát triển khẩu hiệu về việc thực hiện vấn đề môi trường của các thành phần và nguyên liệu trên các thiết bị.
Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả
Ngành công nghiệp viễn thông ít sử dụng năng lượng hơn so với các ngành công nghiệp khác (lượng khí CO2 mà ngành viễn thông tiêu thụ chiếm dưới 1% tổng lượng khí CO2 thải ra trên thế giới). Tuy nhiên không phải vì thế mà không quan tâm đến vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề sử dụng năng lượng. Nokia đang từng bước thực hiện những hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm bớt sự tác động của năng lượng đối với khí hậu bằng cách tăng cường sử dụng nguồn năng lượng có thể phục hồi, trong đó nguồn năng lượng điện có khả năng phục hồi cao nhất. Mục tiêu của Nokia là phục hồi được 25% nguồn năng lượng điện trong tổng nhu cầu năng lượng điện mà công ty sử dụng trong giai đoạn 2007-2009 và tăng lên 50% vào năm 2010.
Kể từ năm 2003, Tập đoàn này bắt đầu thực hiện những dự án mới về tiết kiệm năng lượng hàng năm tại các văn phòng và địa điểm sản xuất. Kết quả, từ năm 2003 đến năm 2006, Nokia đã tiết kiệm được khoảng 3,5% năng lượng so với năm 2005, tương đương 27000 MWh. Hiện tại, Nokia đang phấn đấu vì mục tiêu tiết kiệm đến 6% năng lượng trong giai đoạn 2007-2012 so với năng lượng đã được tiêu thụ trong năm 2006. Năm 2007, năng lượng mà Nokia tiết kiệm được là khoảng 600 MWh, và Tập đoàn này mong đợi một con số lớn hơn vào năm 2008. Do lượng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và khối lượng sản phẩm tạo ra của Nokia ngày càng gia tăng nên tổng năng lượng tiêu hao đi nhiều hơn tại mỗi khu vực. Tuy nhiên, năng lượng tiêu hao trên mỗi sản phẩm lại giảm đi. Cũng trong năm 2007 vừa qua, Nokia đã xây dựng chiến lược mang phạm vi toàn cầu (global property strategy) kết hợp với chiến lược The Green Building Rating System của tổ chức LEED (Leadership in Energy and Environmental Design). The Green Building Rating System nêu lên một số vấn đề và giải pháp trong việc giữ vững môi trường.
Nokia đã bước đầu thành công trong việc cải thiện nguồn năng lượng ở những nhà máy và văn phòng kinh doanh thông qua hệ thống đánh giá kỹ thuật tại những cơ sở này.
Công việc tiết kiệm năng lượng được thực hiện cơ bản bằng cách điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và thông gió. Ví dụ như trong năm 2007, Nokia đã sử dụng những tấm kiếng được phủ lớp màng có tính năng hấp thụ năng lượng mặt trời tại hai văn phòng ở Anh. Tại nhà máy Salo ở Phần Lan, họ đã thay đổi việc điều hòa không khí nhằm tiết kiệm năng lượng bằng cách lắp đặt các máy thay đổi tần số.
Trên cơ sở đó, các bước tiếp theo của quá trình tiết kiệm năng lượng sẽ được triển khai căn cứ theo các mô hình và dự án cụ thể mà Nokia đưa ra, nhằm đáp ứng được mục tiêu tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2007- 2012.
Xử lý các chất thải và khí gây ô nhiễm
Trong khi vấn đề sử dụng năng lượng một cách hiệu quả là lĩnh vực quan trọng nhất giúp Nokia có thể phát triển các hoạt động môi trường, thì Tập đoàn này còn tiếp tục quản lý những vấn đề quan trọng khác.
Vấn đề sử dụng nước
Nước được sử dụng phần lớn tại các cơ sở sản xuất của Nokia để phục cho ăn uống và vệ sinh, còn một lượng nhỏ được dùng trong quá trình sản xuất, ví dụ như là các hệ thống làm mát.
VOCs
Những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) sinh ra từ việc sử dụng các dung dịch hòa tan trong quá trình hàn kim loại và quá trình làm sạch.
Các chất gây hại tầng Ozone (ODS)
Những chất này không được đưa vào để chế tạo sản phẩm cũng như trong quá trình sản xuất của Nokia. Tuy nhiên, chúng vẫn được sinh ra từ các chất làm đông lạnh (HFC, HCFC and CFC) trong hệ thống làm mát ở những cơ sở sản xuất.
Chất thải
Mục tiêu của Nokia là giảm đến mức thấp nhất các chất thải, đặc biệt là các chất thải bị thải vào đất mà không được xử lý. Mặc dù khối lượng sản xuất ngày càng tăng làm cho tổng lượng chất thải không thể giảm xuống, nhưng Nokia đã tăng được tỷ lệ tái sử dụng các chất thải này từ 83% lên đến 88%. Tỷ lệ này bao gồm các chất rắn được tái sử dụng và tái chế để dùng làm nguyên vật liệu, hay được sử dụng làm nguồn năng lượng.
Một số kết quả đạt được của Nokia trong năm 2007:
Năm 2007, lượng nước tiêu thụ tại các nhà máy ở Brazil đã giảm được 9% so với năm 2006.
Tại Ấn Độ, dự án “ Water and Waste” sau khi thực hiện đã tiết kiệm được nước và giảm lượng chất thải bằng việc tái sử dụng nguồn nước đã được xử lý.
Ở Trung Quốc, những ngày phát động chiến dịch “nhận thức và hành động” đã giảm được 13% lượng phế thải.
Ở Đức, người ta đã sử dụng một loại máy nghiền bìa carton mới để biến các bìa carton đã qua sử dụng thành vật liệu bổ sung cho việc đóng gói sắp tới.Việc này giúp giảm được lượng bìa phế liệu và bổ sung thêm cho nguồn nguyên vật liệu khác.
b. Đóng gói
Trong năm 2007, Nokia đã tiết kiệm được 15000 tấn vật liệu đóng gói nhờ sử dụng những hộp đóng gói nhỏ hơn.Việc này cũng đã giúp công ty tiết kiệm được 100000 m3 nước.
Khâu đóng gói có một chức năng quan trọng là bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong quá trình đóng gói phụ thuộc vào loại và khối lượng nguyên vật liệu được sử dụng, cũng như số phận của các hộp đóng gói này sau khi người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm. Sở dĩ việc đóng gói có tác động gián tiếp đến môi trường vì trọng lượng và kích cỡ của nó ảnh hưởng đến nguồn năng lượng cần thiết để vận chuyển và tồn trữ hàng hóa. Hộp đóng gói càng nhỏ càng nhẹ thì lượng năng lượng tiêu thụ tính trên một sản phẩm càng ít.
Trong năm 2007, Nokia đã tiến hành các cải tiến ở một số khu vực với việc giảm khối lượng đóng gói trên một sản phẩm và sử dụng nhiều hơn các nguyên vật liệu được tái sản xuất lại. Trong nhiều năm qua, Nokia đã thay thế nhựa bằng các nguyên vật liệu bằng giấy. Hộp “letterbox” – kết quả sự hợp tác với Nhà sản xuất O2, được sản xuất vào năm 2006 đã được giới thiệu khi tung bán các sản phẩm của Nokia trên mạng vào năm 2007. Hộp giấy này giúp tiết kiệm được nguồn nguyên vật liệu làm giấy cũng như nguồn năng lượng trong quá trình chuyên chở.
Vào năm 2006, Công ty cũng đã giới thiệu một loại hộp nhỏ hơn dành cho tất cả các dòng sản phẩm của Nokia. Loại hộp này chỉ sử dụng 54% khối lượng nguyên vật liệu trước đó và số lượng sản phẩm trên một pallet khi vận chuyển nhiều gấp hai lần lúc trước.
Năm 2007, Nokia còn cắt giảm tiếp kích cỡ của hộp cứng, tiết kiệm thêm được 1cm chiều cao. Điều này cũng đã giúp tăng thêm 60 sản phẩm trên một Pallet.
Thưc hiện cải tiến các hộp cho các mẫu lớn hơn như các sản phẩm Nokia E Series.
Trước đây, Nokia chỉ sử dụng một loại hộp có cùng kích cỡ, được thiết kế để đựng những linh kiện lớn nhất trên khắp thế giới, việc này có thể tạo ra sự lãng phí không cần thiết vì tại các quốc gia khác nhau các linh kiện có thể được thiết kế với các kích cỡ khác nhau, ví dụ như bộ sạc pin dành cho nước Anh lớn hơn những nơi khác. Năm 2007, Nokia đã thực hiện một chính sách mới, đó là sử dụng loại hộp có hai kích cỡ cho một loại sản phẩm. Những hộp nhỏ hơn đã được dùng cho ba model vào năm 2007, đó là Nokia 6500 Slide, Nokia 6500 Classic and Nokia 3500 Classic. 80% trong tổng số số lượng ba model đã được sản xuất ra được đưa vào loại hộp nhỏ hơn này với kích cỡ của hộp đã được giảm đi một nửa so với trước đây. Chính sách này sẽ tiếp tục được mở rộng trong năm 2008.
Nhờ việc giảm đi kích cỡ bao bì đóng gói mà trọng lượng kiện hàng giảm xuống, đồng thời nhiều sản phẩm hơn sẽ được đưa vào trong một không gian như trước để vận chuyển đi. Do đó, tiết kiệm được năng lượng trong quá trình dự trữ vận chuyển, và cắt giảm một lượng chi phí đáng kể cho việc vận chuyển hàng hóa.
Tài liệu hướng dẫn
Để thuận lợi cho việc thiết kế những hộp nhỏ hơn Nokia đã giảm số lượng các tài liệu hướng dẫn ở bên trong hộp. Hiện tại các hộp chứa rất ít những tờ quảng cáo, các sách hướng dẫn cũng đã được rút ngắn lại. Thay cho các tài liệu hướng dẫn, người sử dụng có thể tìm thấy những thông tin hướng dẫn trên các sản phẩm của Nokia (trong tất cả các model S60) hoặc thông qua các trang web.
Sử dụng các nguyên vật liệu tái chế trong quá trình đóng gói
Trong những năm gần đây Nokia đã sử dụng trung bình 30% các nguyên vật liệu đã qua tái chế để phục vụ cho việc đóng gói. Tuy nhiên con số này có thể khác nhau giữa các khu vực do sự khác nhau giữa các nguồn nguyên vật liệu có sẵn.Trong năm 2007 Nokia bắt đầu tăng tỉ lệ sử dụng nguyên vật liệu đã qua tái chế, bắt đầu với loại hộp để chứa loại Nokia Evolve 3110 ở Châu Âu, loại hộp này sử dụng đến 60% các nguyên vật liệu đã qua tái chế. Loại hộp này chỉ sử dụng giấy bìa cứng, điều này giúp cho các nguyên vật liệu được tái chế dễ dàng hơn.
Thay đổi nguyên vật liệu sử dụng trong việc đóng gói: từ nhựa sang các nguyên vật liệu bằng giấy
Nokia đã chuyển từ việc sử dụng nhựa sang sử dụng các nguyên vật liệu bằng giấy để đóng gói trong một vài năm gần đây. Tuy vậy nhựa vẫn còn được sử dụng làm nguyên vật liệu đóng gói cho một số sản phẩm, ví dụ như Nokia Enhancements and Nokia Nseries. Mục tiêu hướng đến của Nokia là giảm tối đa lượng nhựa và trong các bộ phận cần thiết phải dụng nhựa thì công ty sẽ tăng cường sử dụng nhựa đã qua tái chế.
c. Logistics
Giữa Nokia và Danzas – nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới đã kí với nhau một thỏa thuận hợp tác lâu dài. Danzas bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển như vận tải hàng không, vận tải đường bộ và vận tải bằng đường biển, nó còn chịu trách nhiệm về các trung tâm logistics và các điểm tập kết hàng của Nokia, được biết đến như là các Hubs.
Để trở thành nhà cung cấp các dịch vụ logistics cho Nokia, Danzas được yêu cầu phải có hệ thống quản lý môi trường cụ thể, gọi là EMS. EMS được xây dựng ở Danzas phải phù hợp với kế hoạch sản xuất của Nokia.
Các hoạt động của Danzas ở bang Banltic và Nordic cũng như ở Úc, Đức và Hà Lan đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001. Các công việc đặt dưới sự quản lý cua EMS đã được ứng dụng thành công trên toàn cầu và vẫn đang được tiếp tục thực hiện.
Khía cạnh tác động đến môi trường nhiều nhất trong các hoạt động của Danzas chính là việc tiêu thụ nguồn nhiên liệu hữu cơ ở logistics đầu ra trong quá trình chuyên chở bán thành phẩm, sản phẩm trên các phương tiện vận tải khác nhau.Hoạt động này còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống vì việc tiêu thụ nguồn nhiên liệu hữu cơ sẽ thải ra khí CO2, gây ra sự thay đổi khí hậu toàn cầu, hay còn được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Điểm mấu chốt trong sự hợp tác giữa Danzas va Nokia là nhằm thiết lập một con số đáng tin cậy về tổng lượng CO2 thải ra trong suốt giai đoạn logistics đầu ra của chu kì sống của sản phẩm mà không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường.Việc thu thập lượng khí thải có thể được tính toán dựa trên tổng số dặm, số tần đã chuyên chở.
Nhà quản lý môi trường – Ellinor Nordenstrom của Danzas tại ba khu vực Nordic, Baltic và CIS đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các cải tiến liên tục liên quan đến môi trường: “chúng ta cần phân tích một cách cẩn thận khi chọn lựa các giải pháp nhằm giảm thiểu khí thải CO2 ra môi trường. Đó là công việc hằng ngày của chúng ta để quyết định loại máy bay nào loại tàu nào nào, loại xe tải nào sẽ được sử dụng để phục vụ tố nhất cho khách hàng. Chúng tôi luôn đặt ra yêu cầu cho các nhà cung ứng dịch vụ của mình phải thực hiện những sự cải tiến liên tục về môi trường, chẳn hạn như việc thuê nhứng xe tải tốt hơn, những xe tải cạy bằng các nguồn năng lượng thay thế”.
Jouni Sormumen – người quản lý vấn đề chất lượng và môi trường của tổ chức liên lục địa AEI của Danzas ở sân bay Helsinki – chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và đường biển đã có kinh nghiệm trong việc lái thành công mô hình để tính toán lượng khí thải ra khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Tuy nhiên để lấy được bức tranh toàn cảnh, cần phải tính toán lượng khí được thải ra khi sử dụng các loại hìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nokia – Chuỗi cung ứng xanh.doc