MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP 7
I. Khái quát chung về nước Pháp 7
1. Địa lý, khí hậu và môi trường 7
2. Dân số và tổ chức hành chính 8
II. Lịch sử - Chính trị - văn hóa 8
1. Lịch sử nước Pháp 8
2. Nước pháp, thể chế và chính sách hiện đại 10
3. Nước Pháp, một chính sách văn hóa năng động 14
CHƯƠNG II: NỀN KINH TẾ PHÁP QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ 17
I. Giai đoạn cách mạng tư sản Pháp đến chiến tranh thế giới thứ nhất. 17
II. Nền kinh tế Pháp sau hai cuộc chiến tranh thế giới 18
1. Giai đoạn từ 1945 đến 1957: khôi phục nền kinh tế hậu chiến 19
2. Giai đoạn từ năm 1957 đến 1973: Thời kỳ phát triển phồn thịnh của nền
kinh tế Pháp. 21
3. Giai đoạn từ 1973 đến 1982: Kinh tế Pháp trước tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 22
4. Giai đoạn từ 1982 đến 1996 23
III. Nền Kinh Tế Pháp những năm Cuối Thế Kỉ 20 Đầu Thế kỉ 21 25
1. Về Tăng trưởng kinh tế 25
2.Về lao động – việc làm 26
3. Về tài chính 26
4.Về các ngành kinh tế 26
CHƯƠNG III: SO SÁNH NỀN KINH TẾ PHÁP VỚI CÁC NỀN KINH TẾ TƯ BẢN KHÁC 29
I. So sánh nền kinh tế Pháp với các nền kinh tế tư bản khác 29
1. Quy mô nền kinh tế 29
2. Dân số- việc làm và thất nghiệp. 30
3. Về chiến lược phát triển kinh tế 33
II. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế Pháp đến nền kinh tế Việt Nam 34
1. Mối quan hệ kinh tế đối ngoại Pháp Việt 34
2. Tầm ảnh hưởng của kinh tế Pháp tới nền kinh tế Việt Nam 35
3. Những điều VN cần học hỏi từ nên kinh tế Pháp 37
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT NỀN KINH TẾ PHÁP 38
1. Đánh giá chung về các ngành kinh tế của Pháp: 39
2. Kinh tế Pháp đang bên bờ vực suy thoái 42
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5768 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nước pháp - Kinh tế phát triển và so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty bảo hiểm lớn, các công ty năng lượng và công ty gas, hãng hàng không Pháp. Chính phủ Pháp năm giữ hơn 20% ngành công nghiệp.
Chính sách này đã phù hợp với chính sách thương mại trong hệ thông chính sách chỉ huy kinh tế. Mặc dù,có sự ủng hộ rộng dãi với những chính sách kinh tế của chính phủ nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã không tán đồng với biện pháp này. Do đó một số đơn vị đã tự tách ra. Đảng cộng sản và đảng xã hội Pháp đã rút ra khỏi chính phủ vào năm 1947 và 1949.
Jean Monnet tìm cách níu kéo các mục tiêu mà nước Pháp đặt ra vào năm 1945 cho nên kinh tế Pháp đến năm 1950.Thêm vào đó là mục tiêu mà Monnet đã gọi là “hiện đại hóa công nghiêp”.Monnet chú ý rằng: chính phủ Pháp không có đủ nguồn lực dể khôi phục tất cả nên kinh tế Pháp, do đó, ông đã gội những khu vực đầu tư của chinh phủ la khu vực “key economy”.Khu vực này bao gồm hệ thông giao thông, điện, luyện kim, than, may nồng nghiệp. Sau đó, dàu mỏ và phân bón cũng được thêm vào danh sách này. Cách thức của Monnet, đến năm 1952, trở thành kế hoach Monnet.
Trong mỗi khu vực “ key economic”của kế hoạch Monnet, mỗi thành phần trong kế hoạch được chuyển đến ủy ban hiện đại hóa tạo lên các ủy ban chuyên trách, đơn vị quản lí khu vực, các công ty công và các hiệp hội, chuyên viên kĩ thuật.
Sự phân công này không tạo ra được khả năng để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế Pháp. Lạm phát trở thành vấn đề kinh niên thời kì hậu chiến. Nhưng giá cả đã không đươc kiểm soát.
Dưới đây là các số liệu về lạm phát:
Wholesale Price Index1938=100
December
1945
1946
1947
1948
1949
1950
Price level
469
846
1217
1974
2002
2409
Các công ty tư nhân cũng ủng hộ kế hoạch Monnet bởi vì họ cũng đã đồng ý với những mục tiêu của kế hoạch,nhưng sự thật là những trái phiếu trong khu vực được chính phủ đảm bảo cũng bị mất giá. Nhưng những mục tiêu sản xuất được hoàn thành và hiệu quả cao.
Những khoảng chi cho quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Algeria đã tác động xấu đến ngân sách chính phủ. Thâm hụt ngân sách góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát đang diễn ra.Lạm phát dai dẳng là kết quả của việc chính phủ chi tiền trợ cấp cho các công ty để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế.
Mặc dù kinh tế Pháp có tăng trưởng nhưng nó khong tăng trưởng nhah như nền kinh tế của Tây Đức.Đặc biệt ngành nông nghiệp còn có bước dật lùi. Những nhận thc về sự thành công của kế hoạch Monnet đã hình thành nên kế hoạch từ năm 1954 đến năm 1957.Kế hoạch này được gọi là kế hoạch Hirsch.Mục tiêu của kế hoạch Monnet là chỉ có tăng 10 phần trăm trong khu vưc “key economy” trong khoảng 5 năm. Kế hoạch Hirsh đã đặt ra mức tăng trưởng 25% trong 3 năm cho phần lớn các lĩnh vực trong ngành công nghiệp.Nước Pháp đã dạt được mục tiêu kế hoạch đó
Bên cạnh đó, Chính phủ Pháp lại thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại ngược lại lợi ích của nhân dân Pháp.
+ Về đối nội, thu hẹp các quyền tự do dân chủ của nhân dân, xoá bỏ những cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây: tăng thuế, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội…
+ Về đối ngoại, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thực dân hao người, tốn của ở Đông Dương, Angiêri, gia nhập khối quân sự xâm lược NATO và để cho Mĩ đóng quân và thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Pháp, tán thành tái vũ trang lại cho Tây Đức và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt phục thù Tây Đức vốn là kẻ thù nguy hiểm của nước Pháp… Do những chính sách đối nội, đối ngoại phản động của giới cầm quyền, tình hình nước Pháp trở nên không ổn định, cao trào đấu tranh của công nhân và nhân dân Pháp bùng nổ. Ngày càng tạo ra nhiều những khó khăn cho nền kinh tế Pháp.
Năm 1948, Pháp nhận "viện trợ" kinh tế của Mĩ theo kế hoạch "phục hưng châu Âu" do ngoại trưởng Mĩ Macsan đề ra. Nhờ đó, kinh tế có những bước phát triển mới, nhưng bị phụ thuộc vào kinh tế Mĩ.
Tập trung chủ yếu vào khu vực sản xuất: than, thép, xi măng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông công nghiệp, xây dựng nhà ở, mở rộng hàng xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp tận dụng lợi thế về diện tích đất nông nghiệp chiến ¾ diện tích, cơ giới hoá nông nghiệp.
Nhờ vào sự viện trợ của Mỹ và các định hướng kinh tế của Pháp thực hiện hiệu quả, nền kinh tế Pháp đã dần thoát ra khỏi thời kỳ đen tối sau chiến tranh, bước vào thời kỳ phát triển thinh vượng của nền kinh tế Pháp.
2. Giai đoạn từ năm 1957 đến 1973: Thời kỳ phát triển phồn thịnh của nền kinh tế Pháp.
Nền kinh tế Pháp liên tục phát triển ổn định trong gần 20 năm cho đến khi cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu diễn ra.
Trong thời kỳ này, Pháp tiếp tục tập trung chủ yếu vào khu vực phát triển sản xuất: Than, thép, xi măng, máy nông nghiệp,…Đầu tư máy móc thiết bị, phân bón, tận dụng lợi thế so sánh về diện tích đất đai sử dụng cho nông nghiệp để phát triển nông nghiệp. Phát triển các nông trang lớn, chuyên canh, đăc biệt chú trọng vào sản xuất lương thực thực phẩm phục vu nhu cầu trong nước và viện trợ cho quân đội.
Nền kinh tế Pháp trong thời kỳ này phát triển nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: 5 – 6%/ năm, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn khá cao. Vì thế mục tiêu chính của thời kỳ này là tập trung duy trì ổn định nền tài chính, tiền tệ. Ổn định cán cân thanh toán quốc tế, duy trì tăng trưởng 5 – 6% và phấn đấu có việc làm đầy đủ.
Nhà nước Pháp kiểm soát và nắm giữ cổ phần chủ yếu các ngành công nghiệp chủ yếu như: Giao thông, năng lượng, viễn thông, cơ sở hạ tầng; và trong ngành ngân hàng đồng thời khuyến khích đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, kết hợp, giao kết với nhau trong những dự án kinh doanh chính yếu, quan trọng, đặc biệt là trong các lĩnh vực đang được chính phủ khuyến khích.
Điều kiện địa lý cùng với những địa danh lịch sử cũng là một lợi thế lớn cho nền kinh tế Pháp tận dụng và khai thác cho phát triển. Trong thời kỳ này, ngành du lịch Pháp phát triển đóng góp đáng kể cho GDP. Đăch biệt là những năm 60s Pháp là một đất nước được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới với trên 75 triệu du khách mỗi năm. Đặc biệt là các bãi trượt tuyết trên dải Alpers phát triển nhanh chóng trở thành điểm thu hút tiêu dùng của nước ngoài vào Pháp, kéo theo đó là hàng loạt các dịch vụ đi kèm bổ trợ: Khách sạn, nhà hàng, ngân hàng,.. Giúp tạo ra không ít việc làm cho Pháp nhẹ gánh hơn trong việc giải quyết thất nghiệp.
Tuy nhiên không thể không kể đến các yếu tố góp phần chủ yếu vào phát triển nền kinh tế Pháp trpng thời kỳ này đó là:
- Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật làm cho năng suất lao động và khối lượng sản phẩm hàng hoá tăng tiến vượt bậc.
- Giá nhập nguyên nhiên liệu từ thế giới thứ ba rẻ.
- Chính sách mở cửa của nhà nước ra thị trường châu Âu và thế giới.
- Vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước phát huy hiệu quả.
Nhìn chung, giai đoạn này Pháp đã thực sự phát huy được các huy được các lợi thế về mọi mặt cho phát triển, đưa Pháp từ một nước thất bại trong chíên tranh, nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng trở thành một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới
3. Giai đoạn từ 1973 đến 1982: Kinh tế Pháp trước tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng
Kinh tế Pháp trước tác động Sau cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng toàn cầu năm 1973, cũng giống như các nước tư bản khác, kinh tế Pháp bước vào thời kỳ phát triển không ổn định, thường xuyên diễn ra suy thoái, lạm pháp, thất nghiệp, và mức tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 2,4% năm.
Đứng trước tình hình đó của nền kinh tê, Pháp đã chủ trương tăng cường kiểm soát lạm phát. Coi đây là mục tiêu chính cho các bước phát triển tiếp theo, cho tương lai của nền kinh tế.
Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có và phát triển một số ngành mới có triển vọng cả về mặt kinh tế và xã hội.
Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu trong cuộc khủng hoảng về năng lượng. Pháp chính sách chủ động về các nguồn năng lượng, cacs nguồn nguyên liệu thô. Tăng cường đầu tư phát triển thuỷ điện, khuyến khích các ngành sản xuất hang hoá có tiêu thụ điện hơn là các ngành sản xuất hang hoá tiêu thụ hoặc trực tiếp tiêu thụ xăng dầu.
Cân bằng cán cân thương mại: tập trung sản xuất các mặt hang có chứa hàm lượng công nghệ cao: máy móc, sắt, thép,… và các mặt hang thời trang: quần áo, nước hoa,…Nhập khẩu chủ yếu là dầu thô và các sản phẩm thô từ nông nghiệp từ các nước đang phát triển khác.
Tuy vậy, Pháp vẫn ưu tiên đặc biệt cho quân đội và an ninh xã hội. Tăng chi tiêu cho khu vực này lên chiếm tới 45%GDP. Đây là một con số không nhỏ trong mọi nền kinh tế thời kỳ này. Tiêu dung các nhân cũng tăng lên con số đáng kể: 31% GDP.
4. Giai đoạn từ 1982 đến 1996
Về tăng trưởng kinh tế
Năm 1990 tỉ lệ đầu tư tăng đến 18% nhưng vào những năm 1991-1993 do nhu cầu thị trường giảm nên đầu tư cũng giảm (năm 1993 giảm 8.3%) Sang năm 1994 với việc phục hồi kinh tế , đầu tư có phần tăng lên (0.5%)và sang năm 1995 tăng lên nhiều (5.7% trong 6 tháng đầu)
Khả năng của các xí nghiệp Pháp còn to lớn,bởi vì tính trung bình trong công nghiệp các xí nghiệp mới sử dụng 79.7% năng lực sản xuất của mình vào cuối năm 1993
Năm 1993 sau 2 năm tăng trưởng kinh tế mạnh (1988 và 1990) và 2 năm thuyên giảm kinh tế (1991-1992) Pháp đã rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng, với GDP giảm 1%, cuộc suy thoái lần này thể hiện ở 2 mặt: Suy thoái mang tính chất chu kỳ và sản xuất dư thừa mang tính cơ cấu
Do giảm nhu cầu cả trong và ngoài nước ,nhu cầu trong nước giảm 1.3%,đầu tư giảm 8.3%
Do tình trạng suy thoái cung của châu Âu
Sau quý I năm 1994 kinh tế được phục hồi lại nhưng vẫn ở tình trạng suy thoái,chính phủ đã có những biện pháp như:
+ chính sách chống lạm phát
+ chính sách đồng phrăng mạnh của chính phủ
+ chính sách đẩy mạnh đầu tư nước ngoài
Vì thế GDP tăng 2.7%,vốn cố định tăng 1.1% , đầu tư thiết bị tăng 1.4% ,nhu cấu trong nước tăng 0.7%,tỉ lệ lạm phát 1.6% ,nam 1994 xuâts khẩu tăng 4.6%,nhập khẩu tăng 3.6%,mức đáp ứng thương mại là 87.3 tỉ phrăng.
2 tháng đầu năm 1995 ngoại thương đạt mức xuất siêu kỷ lục là 19.6 tỉ phrăng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh,Pháp chiếm vị trí thứ 4 thế giới ,chiếm 5% tổng đầu tư thế giới .Nhờ chính sách của chính phủ :
+ Ổn định tiền tệ
+ Giảm thâm hụt ngân sách
+ Giúp đở các hoạt động, giảm gánh nặng chi phí xã hội cho các xí nghiệp
Về thâm hụt tài chính công:
Tăng trong giai đoạn này 3.8% GDP năm 1992, 5.8% năm 1993, 6% năm 1994, kéo theo tăng nợ nước ngoài : 35.5% GDP năm 1991
39.6%GDP năm 1992
45.8% GDP năm 1993
Năm 1994 nợ tăng 2900 tỉ phrăng
Năm 1995 nợ tăng 3550 tỉ phrăng
Thâm hụt quỹ phúc lợi xã hội tăng tới mức đáng lo ngại, tổng số thâm hụt tích tụ lên 110 tỷ phrăng 1993, 1994 thâm hụt tiếp 57 tỷ phrăng.
Trước tình hình đó Pháp giảm thâm hụt cộng thông qua các biện pháp khắc nhiệt về chi tiêu ngân sách và pháp luật xã hội, bảo hiểm y tế, tăng thu ngân sách. Năm 1995 thâm hụt ngân sách giảm xuống 5,4% GDP, năm 1996 là 4% GDP, năm 1997 la trên 3% GDP.
Nạn thất nghiệp:
Là nước có tỷ lệ cao trong tổ chức OECD
Năm 1993 12% lực lượng lao động, cuối năm 1992 đến cuối năm 1993 số người xin việc làm tăng lên 300000 người; số ngườ làm giảm liền trong năm 1991_1993
Năm 1993 giảm 1,5%, tổng số người có việc làm, năm 1994 tỉ lệ thất nghiệp tăng 12,5%
Biện pháp của chính phủ Pháp:
+ Tạo việc làm mới
+ Khuyến khiách các xí nghiệp tuyển dụng nhân công
+ Đào tạo lại nghề cho lao động
Nhờ các biện pháp đó nên tỉ lệ thất nghiệp đã giảm: năm 1995 giảm xuống còn 12,1%, năm 1996 là 11,4%
Trong lĩnh vực tiền tệ:
Trong giai đoạn này đồng phrăng đang bi mất giá, để khắc phục chính phủ Pháp đã đưa ra các biên pháp sau:
+ Tăng lãi xuất
+ Chống đầu cơ tài chính
+ Kết hợp với ngân hang để mua đồng phrăng với sản lượng lớn để giữ giá
Pháp phát triển dựa trên lợi thế công nghệ:
Tính trung bình nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Pháp là 2,5%/năm.
Tăng trưởng kinh tế ở Pháp chủ yếu là nhờ tăng hiệu quả đầu tư và tiến bộ kỹ thuật đem lại. Sản xuất đạt hiệu quả cao nhờ tiến bộ kỹ thuật, tích luỹ. Vốn và nguồn lực lao động, trong khi đó công ăn việc làm tăng lên không đáng kể.
Trong những năm 1983_1990 các xí nghiệp của Pháp đã tái thiết lập được sự ổn định về tình hình tài chính, làm ăn có lãi cao, nợ nần ít nên đã tăng cường đầu tư. Năm 1990 tỷ lệ đầu tư tăng đến 18%.
Các luồng tài chính vào-ra trong cán cân thanh toán đã tăng từ 30% 1982 lên 75% năm 1992.
Chính sách kinh tế:
Thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, trong giai đoạn 1982_1992 giảm thâm hụt tài chính công cộng giảm dưới 2% GDP.
Trong giai đoạn này đồng phrăng cũng đang bị mất giá, không ổn định, chính phủ Pháp đã phải đưa ra các biện pháp để duy trì và phát triển nền kinh tế Pháp:
+ Tăng lãi suất.
+ Chống đầu cơ tài chính.
+ Kết hợp với ngân hàng để mua đồng phrăng với số lượng lớn để giữ giá.
III. Nền Kinh Tế Pháp những năm Cuối Thế Kỉ 20 Đầu Thế kỉ 21
1. Về Tăng trưởng kinh tế
Pháp là một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù vậy nhờ vào các phân tích và các phương pháp đo lường khác nhau đã có một số bất đồng ý kiến về sự lớn mạnh của nó. Đặc biệt là khi đem so sánh với các nền kinh tế tư bản khác.
Theo số liệu xếp hạng của IMF, kinh tế Pháp đứng thứ 8 trên thế giới về thu nhập quốc dân năm 2007( 2046.9 tỷ USD tính theo PPP). Ước tính GDP của Pháp năm 2006 là 1959.745 tỷ USD theo PPP và đứng thứ 7 trên thế giới.
Theo xếp hạng của CIA sự kiện thế giới năm 2008 thì GDP của Pháp theo PPP năm 2008 ước tính là 2067 tỷ USD, lớn thứ 8 trên thế giới.. Thêm nữa, các con số thống kê khác của CIA sự kiện thế giới về Pháp vào tháng 1/2007 thì: Năm 2006: GDP: 1871 tỷ USD(PPP) đứng thứ 6 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 2%, bằng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1994 – 1998. GDP tính bình quân đầu người năm 2007 là 33200USD.
GDP theo PPP và tỷ lệ tăng GDP từ 2002 – 2008
Năm
2000
2003
2004
2005
2006
2007
2008
GDP (Tỷ USD.PPP)
1603.740
1641.774
1724.647
1811.561
1959.745
2046.9
2067
GDP chia theo tỷ trọng ngành trong năm 2004:
+ Ngành nông nghiệp: 2.7%
+ Ngành công nghiệp: 24.4%
+ Ngành Dịch vụ: 72.9%
Tỷ lệ lạm phát khá thấp: 1.5% năm 2006.
2.Về lao động – việc làm
Lực lượng lao động là 27.88 triệu lao động, số lựơng lao động có việc làm được phân chia theo ngành tỷ lệ gần như tương xứng với tỷ lệ thu nhập được tạo ra từ mỗi ngành đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.
Năm 1991 nhờ mức lương tối thiểu được tăng cao nên tỷ lệ người làm việc ở mức lương tối thiểu đã tăng từ 8.1% trong tổng số lao động lên 15.2% trong năm 2006. Chính phủ Pháp đã can thiệp vào mối quan hệ giữa lực lượng lao động và tiền lương bằng hai cách:
Cách 1: Thông qua các luật lệ, quy tắc đưa ra bởi chính phủ quốc gia, bổ sung bởi hội đồng luật pháp tối cao.
Cách 2: Thông qua kêt quả từ những quy ước bắt buộc những tập thể phải có sự lien kết giữa người chủ lao động và người lao động.
Thất nghiệp luôn được xem xét là mối lo của Chính phủ Pháp. Chính phủ Pháp đã đưa ra nhiều phương thức để khuyến khích tạo việc làm như: cắt giảm thuế thu nhập. Con số này được tính toán là 3.5 tỷ EURO vào năm 2005, giúp đỡ những người cao tuổi, chăm sóc trẻ em. Chính phủ Pháp giúp những người thất nghiệp tự nguyện, những người mới trưởng thành bằng cách đưa ra các loại hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ.
3. Về tài chính
Những con sô đáng chú ý những năm gần đây:
+ Nợ công : 1210 tỷ USD ( tương đương 64.7% GDP)
+ Thâm hụt ngân sách : 60 tỷ USD
+ Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Pháp những năm từ 1997 – 2006:
Năm
1997
1998
1999
2001
2003
2005
2006
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách
2.8
1.8
1.5
1.6
4
2.5
2.8
4.Về các ngành kinh tế
- Công nghiệp:
Pháp là quốc gia có ngành công nghiệp hiện đại, cơ bản lớn và đa dạng
Dẫn đầu ngành công nghiệp Pháp là viễn thong, du hành,lực lượng quốc phòng, đóng tàu, dược phẩm, xây dựng, hoá chất và tự động hoá.
Việc chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển chiếm 2.3% GDP cao thứ 3 trong OECD.
- Năng lượng:
Vì là ngành sản xuất không có ngành sản xuất dầu trong nước nên Pháp đã dựa vào sức mạnh, sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân.
Trong năm 2006, sản phẩm ròng ngành điện của Pháp lên tới 548.8 TWh với các hình thức sản xuất:
+ Năng lượng hạt nhân: 428.7 TWh ( chiếm 78.1%)
+ Thuỷ điện: 60.9 TWh (11.1%)
+ Sản xuất từ hoá thạch( than, nhiên liệu): 52.4 TWh (9.5%)
+ các loại khác( dầu, khí đốt…): 9.9 TWh ( 1.8%)
+ Sản phẩm điện từ Tuabin gió tăng trong các năm qua, tuynhiên nó vẫn chỉ chiếm khoảng 0.4% so với tổng sản lượng điện của cả nền kinh tế.
- Nông nghiệp:
Pháp là nước dẫn đầu ở Châu Âu về sản xuất nông nghiệp. Là một trong ba vùng đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất Châu Âu.
Các loại sản phẩm từ nông nghiệp: sữa, thịt, táo,..được tập trung chủ yếu ở phía Tây, trong đó thịt bò đóng vai trò chủ yếu. Trong khi các sản phẩm từ rau quả, rượu lại là sản phẩm chính từ nông nghiệp phía Nam.
Hiện tại Pháp đang mở rộng nông nghiệp sang ngành lâm nghiệp và nuôi cá công nghiệp.
Thực hiện những chính sách nông nghiệp chung và vòng đàm phán thoả thuận thuế suất thương mại giữa Pháp và Uruway đã có kết quả là sự chuyển đổi trong nông nghiệp.
Pháp là nước đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất nông nghiệp và thứ hai trên thế giới về xuất khẩu nông nghiệp và thứ 2 về xuất khẩu nông nghiệp sau Mỹ. Trong đó, 70% nơi đến của các sản phẩm xuất khẩu là nước các thành viên EU và các nước nghèo ở Châu Phi với các sản phẩm: lúa mì, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm từ sữa và các mặt hàng xuất khẩu chính.
Tổng giá trị sản phẩm nông sản từ Mỹ hơn Pháp hang năm là 6000 triệu USD với các sản phẩm: thức ăn chăn nuôi và cỏ khô, hải sản,các sản phảm được người tiêu dung chọn, đặc biệt là đồ ăn nhanh. Nhưng xuất khẩu của Pháp tới Mỹ chủ yếu là phomat, rượu tổng giá trị lên tới 900 triệu USD.
- Du lịch:
Pháp là nước với số lượng lớn nhất thế giới với tổng lượt khách du lịch lên tới khoảng 75 triệu lượt khách/ năm. Du lịch có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Pháp
- Công nghiệp vũ khí:
Pháp là quốc gia cung cấp vũ khí lớn thứ ba toàn thế giới. Sản phẩm chính là tàu chiến, sung, vũ khí hạt nhân và các thiết bị. Khách hang chính của ngành này chính là Chính phủ Pháp. Chi tiêu quốc phòng của Chính phủ Pháp là rất cao, hiện là 35 tỷ EURO.
- Mở rộng thương mại:
Pháp là quốc gia đứng thứ ba ở Tây Âu về thương mại( sau Đức, Anh). Cán cân thương mại quốc tế cho các hang hóa đã thặng dư nhiều trong các năm 1990 – 2001. Và đỉnh cao là năm 1998 đạt mức 25.4 tỷ EURO
Dù vậy, cán cân thương mại của Pháp đã bị đẩy xuống thấp do sự suy giảm của nền kinh tế, và tới mức "đỏ" vào năm 2000. Năm 2003 thâm hụt đến 15 tỷ USD. Tổng giá trị thương mại với các nước Châu Âu chiếm 60% tổng giá trị thương mại của Pháp.
Các sản phẩm chính mà Pháp nhập chính là công nghiệp cơ khí, hoá chất, đầu máy xe lửa, các thiết bị điện tử, viễn thong, phần mềm máy tính và các thiết bị phụ trợ, thiết bị y học và nguồn dự trữ, thiết bị truyền hình,…
Các sản phẩm xuất khẩu: đầu máy xe lửa, đồ uống, thiết bị điện tử, hoá chất, mỹ phẩm, các sản phẩm thời trang cao cấp và nước hoa.
CHƯƠNG III: SO SÁNH NỀN KINH TẾ PHÁP VỚI CÁC NỀN KINH TẾ TƯ BẢN KHÁC
I. So sánh nền kinh tế Pháp với các nền kinh tế tư bản khác
1. Quy mô nền kinh tế
Pháp là thành viên của G7 sau này là G8,là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới về quy mô, nếu tính theo mức giá hiện hành thi nền kinh tế pháp năm 2007 có giá trị tổng sản phẩm quốc nội lên đến 2.560.26 tỷ USD sau Mĩ, Nhật ,Đức, Trung Quốc, Anh chiếm 4.714% GDP thế giới. Nếu tính theo ngang giá sức mua (PPP) thì Kinh tế Pháp đứng thứ tám thế giới với GDP theo sức mua là 2.116,61 tỉ USD .Là một nước phát triển, Pháp có thu nhập bình quân đầu người là 41.511.5 USD/người. đứng thứ 18 trên thế giới, và đứng thứ tư trong các nước G8 sau Mĩ (45845 USD/ người),Anh(45574) và Canda (43485).Dưới đây là bảng số liệu về tổng sản phẩm quốc nội của các nước G8 và Trung Quốc.
Country
Subject Descriptor
Units
2000
2007
United States
Gross domestic product, current prices
U.S.D
9,816.98
13,843.83
Japan
Gross domestic product, current prices
U.S. D
4,668.79
4,383.76
Germany
Gross domestic product, current prices
U.S. D
1,905.80
3,322.15
United Kingdom
Gross domestic product, current prices
U.S.D
1,453.84
2,772.57
France
Gross domestic product, current prices
U.S.D
1,333.17
2,560.26
Italy
Gross domestic product, current prices
U.S. D
1,100.56
2,104.67
Canada
Gross domestic product, current prices
U.S. D
725.158
1,432.14
Russia
Gross domestic product, current prices
U.S. D
259.702
1,289.58
Nguồn:IMF
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Pháp đang chậm lại so với các nước G7 khác, tăng trưởng kinh tế của Pháp năm 2007 là 1.883% chậm hơn hẳn so với Anh (3.12%) hay Đức (2.534%).Tốc độ tăng trưởng bình quân của Pháp từ năm 1980 đến năm 2007 là 2.06 % chậm hơn so với Mĩ, Canada,.. nhưng nhannh hơn Italia và Đức.Tuy nhiên, thì sự khác biệt này không đủ để thay đổi nền vị trí nền kinh tế ít nhất là trong tương lai gần.theo dự báo của IMF thì đến năm 2013. kinh tế Pháp vẫn giữ được vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới. với GDP năm 2013 là 3634.42 tỉ USD.
Country
2000
2005
2006
2007
AV(1980-2007)
Canada
5.233
3.066
2.759
2.653
2.771602
France
3.91
1.711
1.989
1.883
2.057336
Germany
3.129
0.763
2.882
2.534
1.893315
Italy
3.582
0.551
1.841
1.457
1.643353
Japan
2.86
1.934
2.424
2.107
2.354683
United Kingdom
3.802
1.839
2.909
3.12
2.388352
United States
3.66
3.07
2.871
2.189
2.915296
Nguồn IMF
2. Dân số- việc làm và thất nghiệp.
Về dân số, Nước Pháp là nước có dân số đông thứ 20 thế giới với 61.676 triệu người.Và đứng thứ sáu trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.Và đứng thứ tư trong các nước G7.
Country
Type Country
Subject Descriptor
Units
2000
2007
GPO 2007(%)
China
LDC
Population
Persons
1,267.43
1,321.05
0.4998
United States
DC - G7
Population
Persons
282.31
301.967
0.9663
Brazil
NICs
Population
Persons
171.28
189.335
1.3728
Japan
DC - G7
Population
Persons
126.831
127.761
0.0117
Germany
DC - G7
Population
Persons
82.26
82.2
-0.1130
France
DC- G7
Population
Persons
59.049
61.676
0.5232
United Kingdom
DC - G7
Population
Persons
58.886
60.836
0.5006
Italy
DC - G7
Population
Persons
57.044
58.671
0.4039
Spain
NICs
Population
Persons
40.263
44.874
1.8290
Canada
DC - G7
Population
Persons
30.651
32.934
1.0121
Nguồn IMF
Sự biến động dân số của Pháp có sự khác biệt rõ rệt so với các nước Tây Âu khác. Bắt đầu từ thế kỷ 19, lịch sử phát triển dân số Pháp bắt đầu trở nên khác biệt rõ nét so với Thế giới phương Tây. Không như phần còn lại của Châu Âu, Pháp không trải qua thời kỳ phát triển dân số mạnh trong thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20. Trái lại, ở nửa sau thế kỷ 20 dân số nước này lại tăng nhanh hơn các nước Châu Âu khác và vì thế cũng ở mức cao hơn trong các thế kỷ trước.
Sau năm 1974, mức tăng dân số Pháp trở nên ổn định, và hạ xuống mức thấp nhất trong thập kỷ 1990 với mức tăng hàng năm 0.39%, tương tự với Châu Âu vốn đang ở giai đoạn giảm sút dân số. Tuy nhiên, những kết quả đầu tiên của cuộc điều tra dân số năm 2004 của Pháp cho thấy mức tăng dân số đã lại tăng mạnh sau cuộc điều tra năm 1999, một điều không ai từng nghĩ tới trước đó. Từ năm 1999 đến năm 2003, mức tăng dân số hàng năm là 0.58%. Năm 2004, tốc độ tăng dân số ở mức 0.68%, hầu như tương đương với Bắc Mỹ. Năm 2004 cũng là năm tốc độ tăng dân số Pháp đạt mức cao nhất kể từ năm 1974. Mức tăng dân số của Pháp vượt xa các nước Châu Âu (ngoại trừ Cộng hòa Ireland). Năm 2003, tăng trưởng dân số tự nhiên Pháp (trừ nhập cư) hầu như chiếm toàn bộ mức tăng trưởng dân số tự nhiên Châu Âu: dân số Liên minh Châu Âu tăng 216,000 người (không tính nhập cư), trong số đó 211,000 là từ riêng nước Pháp, và 5,000 từ toàn bộ các nước khác cộng lại.Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta thấy Pháp có mức tăng dân só nhanh nhất so với các nước khác của G7 ở phương tây. Kết quả này sẽ có thể đưa nước Pháp thành nước đông dân nhất liên minh châu Âu. Hiện nay các nhà nhân khẩu học ước tính, tới năm 2050 dân số Mẫu quốc Pháp sẽ là 75 triệu người, và lúc đó dân số Pháp sẽ trên Đức (71 triệu), Anh Quốc, và Italia.
Về mặt lao động, lực lượng lao động Pháp chiếm hơn 40% dân số.bảng số liệu sau đây cho thấy quy mô và tỉ lệ so với dân số của lực lượng lao động Pháp.
year
1980
1990
2000
2005
2006
2007
employment
22.029
22.863
24.332
25.089
25.28
25.585
population
53.731
56.709
59.049
60.996
61.355
61.676
employment rate
40.99868
40.31635
41.20646
41.13221
41.20284
41.48291
Nguồn IMF
Trong báo cáo OECD in Figures xuất bản năm 2005, OECD cũng ghi chú rằng Pháp hiện dẫn đầu các nước G7 về hiệu năng sản xuất (tính theo GDP trên giờ làm việc). Năm 2004, GDP trên giờ lao động tại Pháp là $47.7, xếp hạng trên Hoa Kỳ ($46.3), Đức ($42.1), Anh Quốc ($39.6), hay Nhật Bản ($32.5). Dù có năng suất trên giờ làm việc cao hơn Hoa Kỳ, GDP trên đầu người của Pháp lại thấp hơn khá nhiều so với GDP trên đầu người Hoa Kỳ, trên thực tế chỉ tương đương mức GDP trên đầu người của các nước Châu Âu khác, trung bình thấp hơn 30% so với mức của Hoa Kỳ. Lý do giải thích vấn đề này là phần trăm dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24931.doc