Thông thường kế toán vật liệu nhận được các phiếu nhập kho, xuất kho. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp lý của chứng từ, kế toán chi tiết phải ghi vào sổ chi tiết vật tư theo số lượng, đơn giá, thành tiền. Ngoài ra, kế toán chi tiết vật tư phải có nhiệm vụ thường xuyên đối chiếu sổ chi tiết với thẻ kho. Song thực tế ở công ty không lập sổ chi tiết vật tư để theo dõi kế toán chỉ lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư.
106 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty tnhh thiết bị Hồng Đăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trình xây dựng khác trong cũng như ngoài nước.
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nhìn chung công ty đã từng bước được củng cố và phát triển toàn diện. đặc biệt công ty đã có một đội ngũ kỹ sư giầu kinh nghiêm, công nhân giỏi nghề có các trang thiết bị tiên tiến hiện đại của nhiều nước trên thế giới. Từ đó, công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ của tổng công ty giao cho và luôn sẵn sàng đáp ứng, nhận làm các công trình quan trọng như xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng, đường giao thông... có thể đánh giá sự phát triển của công ty thông qua việc thực hiên một số chỉ tiêu sau
STT
Chỉ tiêu
Đvị tính
Thực hiện
Năm 2000
Năm 2001
1
Giá trị tổng sản lượng
Trong đó:
- Trong xây lắp
- Ngoài xây lắp
Triệu đồng
105.201.000.000
80.678.000.000
24.523.000.000
135.007.000.000
96.347.000.000
38.660.000.000
2
Lao động tiền lương
- Tổng số LĐBQ
- Tổng quỹ lương
- TNBQ 1CNV/thg
Người
T.đồng
đồng
1074
6.906.325.062
580.937
1148
6.067.385.174
660.935
3
Doanh thu thuần
T.đồng
42.064.980.939
50.989.171.465
4
Lợi nhuận thuần
T.đồng
2.769.817.837
1.101.011.396
5
Vòng quay VLĐ
Lần/năm
2,5
2,5
2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty xây dựng Sông Đà số 2
Theo quyết định số 97 TCT/HDQT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng tổng công ty xây dựng Sông Đà về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty, công ty xây dựng Sông Đà 2 có các chức năng nhiệm vụ chính như sau:
Công ty được cấp giấy phép hành nghề trên các lĩnh vực:
- Sản xuất gạch ngói tấm lợp đá ốp lát, sản xuất cấu kiện bê tông, kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng.
- Xây dựng công trình công nghiệp công cộng, nhà ở, xây dựng đường dây tải điện tram biến thế.
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp với quy mô lớn, xây dựng công trình thuỷ lợi đe đập, hồ chứa nước hệ thống tưới tiêu.
- Xây dựng công trình đường bộ, sân bay, bến cảng.
- Sản xuất lắp đặt kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, lắp đặt thiết bị điện nước, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình.
- Nạo vét bồi đắp mặt bằng công trình, thi công các loại móng công trình bằng phương pháp nổ mìn.
Về quyền hạn :
Công ty được phép ký kết các hợp đồng kinh tế về xây dựng với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư liên doanh liên kết.
- Được đặt các chi nhánh đại diện trong và ngoài nước theo đúng quy định của nhà nước việt nam.
- Được vay vốn tiền VN và ngoại tệ các ngân hàng VN, được quyền huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu đối với công ty.
- Được quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý công ty tại các ngân hàng VN để vay vốn kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ:
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của bộ lao động đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty.
- Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài sản môi trường quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Phải có nghĩa vụ thông báo công khai báo cáo tài chính hàng năm các thông tin đó đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty theo đúng quy định của chính phủ.
- Phải có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của công ty.
Do mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động gắn chách nhiệm hành chính vào các đơn vị trực thuộc bộ xây dựng. Bộ xây dựng với chức năng quản lý nhà nhà nước về nghành xây dựng công ty xây dựng Sông Đà 2 là doanh nghiệp nhà nước về xây dựng giúp các đơn vị hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, hoạt động chủ yếu về chuyên nghành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dưng.
Khái quát bộ máy quản lý công ty.
Là một doanh nghiệp nhà nước công ty xây dựng Sông Đà 2 thuộc công ty xây dựng Sông Đà tổ chức quản lý theo môi cấp đứng đầu công ty là Giám Đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chủ yếu của công ty. Giúp viếc cho Giám Đốc là bốn Phó Giám Đốc và các phòng ban chức năng.
- Giám Đốc công ty: do chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng công ty trong việc điều hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao.
- Phó Giám Đốc phụ trách thi công: Gồm hai người giúp Giám Đốc công ty tổ chức các biện pháp thi công theo giõi kỹ thuật, chất lượng các công trình.
- Phó Giám Đốc phụ trách thiết bị: Giúp Giám Đốc tổ chức theo giõi, quản lý tình trạng máy móc, vật tư thiết bị toàn công ty đề suất mua sắm kịp thời các thiết bị vật tư.
- Phó Giám Đốc kinh tế giúp Giám Đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất công tác đơn giá định mức tiền lương, đấu thầu các công trình, nghiệm thu thanh toán, quyết toán các công trình.
- Phòng tổ chức lao động: Có chức năng nhiệm vụ giúp Giám Đốc công ty tổ chức bộ máy điều hành quản lý của công ty cũng như các đơn vị chức thụôc đáp ứng các nhu cầu sản xuất về công tác tổ chức các cán bộ lao động. Đông thời giúp Giám Đốc lắm được trình độ kỹ thuật của cán bộ công nhân viên. Đề gia chương trình đào tạo cán bộ công nhân để kịp thời phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật chất lượng- an toàn có nhiệm vụ theo giõi kiểm tra giám sát về kỹ thuật chất lượng các công trình, đồng thời đề ra các biện pháp sáng kiến , thay đổi biện pháp thi công.
- Phòng kinh tế kế hoạch có nhiệm vụ lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn báo cáo về tổng công ty đồng thời lập kế hoạch giao cho các đơn vị theo giõi thực hiện kế hoạch.
- Phòng vật tư cơ giới có nhiệm vụ quản lý vật tư thiết bị toàn công ty lập kế hoạch mua sắm và giám sát tình hình sử dụng dự trữ vật tư thiết bị của các đơn vị, theo giõi hiện trạng máy móc thiết bị của các đơn vị để giúp Giám Đốc có quyết định bổ sung, mua sắm kip thời tính toán sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả.
- Phòng kế toán tài chính có nhiện vụ giúp Giám Đốc công ty quản lý về mặt tài chính để công ty cũng như các đơn vị trực thuộc thực hiện đầy đủ chính sách chế độ của nhà nước thường xuyên kiểm tra các đơn vị đảm bảo thực hiện tiết kiệm và kinh doanh có lãi.
Về công tác tổ chức sản xuất: Công ty xây dựng Sông Đà 2 tổ chức sản xuất theo từng xí nghiệp từng chi nhánh. Trong đó:
1. Chi nhánh Hà Nội: Thi công các công trình công nghiệp, dân dụng cao tầng.
2. Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu Sông Đà 201.
3. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 202
4. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 203 thi công đào đắp công trình thủy.
5. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 204 thi công các công trình dân dụng công nghiệp , đường dây và trạm điện cao thế, hạ thế.
6. Xí nghiệp xây dựng cầu đường 205.
7. Đội sản xuất vật liệu.
Ngoài ra còn có các liên danh , liên doanh như:
1. Liên doanh cảng Bích Hạ
2. Liên danh Sông Đà - Cienco 1
Các liên danh liên doanh có nhiệm vụ:Thực hiện nghĩa vụ theo quy chế liên doanh và các quy chế ban điều hành tổng công ty và công ty xây dựng Sông Đà 2. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ theo quy định số ....ngày.../..../..../.
Định kỳ hàng thấng báo cáo tình hình thực hiện của các đơn vị tại liên doanh theo các chỉ tiêu : Sản lượng, doanh thu, thanh toán....
* Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng Sông đà 2
4. Tổ chức công tác kế toán ở công ty xây dựng Sông Đà 2
Hiện nay trong phòng tổ chức kế toán của công ty xây dựng Sông Đà 2 Bao gồm 9 người.
Về lãnh đạo trong phòng có:
Đồng chí phạm VĂN TUYÊN – Kế toán trưởng của công ty có nhiệm vụ:
+ Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thông tin kinh tế và hạch toán kế toán trong đơn vị theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán nhà nước và điều lệ kế toán trưởng.
+ Tổ chức bộ máy kế toán dào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong đơn vị.
+ Phổ biến hướng dẫn cụ thể hóa, kịp thời các chính sách, chế độ quy định về quản lý nkế toán tài chính của nhà nước và của tổng công ty.
+ Tổ chức các nguồn vố trong đơn vị và sử dụng các nguồn vốn
+ Tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách chứng từ kế toán, lập báo cáo kế toán, lưu trữ chứng từ kế toán.
+ Tham gia chỉ đạo về mặt tài chính việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, dự án đầu tư.
+ Tổ chức công tác kiểm kê kế toán, kiểm tra kế toán. Định kỳ tổ chức phân loại đánh giá cán bộ công tác tài chính kế toán và mức độ hoàn thành của các trưởng ban kế toán kiến nghị khen thưởng, kỷ luật.
+ Chủ trì soạn thảo các văn bản, quy định về quản lý kinh tế – tài chính- kế toán của công ty.
+ Chịu trách nhiệm trước giám đóc công ty và kế toán trưởng tổng công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán trong đơn vị.
Về nhân viên trong phòng gồm:
Đồng chí : LÊ THI Hà THU – Kế toán tổng hợp, lập kế hoạch tài chính .
+ Đôn đốc cấc đơn vị lập báo cáo tài chính quản trị theo quy định số 102TCT/HĐQT
+ Tổng hợp những vướng mắc kiến nghị (nếu có ) lên phương án trình kế toán trưởng công ty xử lý kiểm tra trước khi tiến hành kỳ quyết toán.
Nhận, kiểm tra tổng hợp báo cáo tài chínhvà báo cấo quản trị toàn công ty theo đúng thời gian, số lượng, chất lượng, mẫu biểu báo cáo theo quy định của hội đòng quản trị tổng công ty. Hàng kỳ nhận xét đánh giá việc thực hiện chế độ báo cáo của từng xí nghiệp và trách nhiệm của từng trưởng ban kế toãní nghiệp chi nhánh.
+ Đôn đốc các đơn vị lập báo cáo , nhập báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế các đơn vị trực thuộc, tổng hợp báo cáo phân tích hoạt động kinh tế toàn công ty.
+ Trực tiếp làm việc với các đoàn kiểm tra tổng công ty, kiểm toán nội bộ và các đoàn kiểm tracủa các cơ quan tài chính khác về nội dung công tác, kiẻm tra, đôn đốc những bộ phận liên quan, tổng hợp ý kiến, thuyết minh, báo cáo , đề xuất phương án xử lý.
Đồng chí Đỗ thị lý Tổng hợp báo cáo của cơ quan công ty, theo dõi huy động vốn.
+ Tổng hợp báo cáo cơ quan công ty và các đội trực thuộc.
+ Hàng tháng nhận xét báo cáo về tình hình tài chính của cơ quan công ty và các đội trực thuộc.
+ Tổng hợp báo cáo phân tích phần quyết toán vật tư theo quyết định 1047 toàn công ty.
+ Theo dõi công tác huy động vốn, ghi sổ các chứng từ gửi tiền, trực tiếp làm việc với các đối tượng gửi tiền.
+ Làm các báo cáo định kỳ đột xuất theo nhiệm vụ đựoc giao đảm bảo nhu cầu về số lượng chất lượngthời hạn theo quy định của tổng công ty.
Đồng chí TRần thị hạt - Kế toán theo dõi các đội công trình kế toán vốn bằng tiền, công nợ tạm ứng và phải thu khác, kế toán lương, BHXH, BHYT.
+ Kừ toán thanh toán vốn bằng tiền ( lập phiếu thu chi )
+ Kế toán thanh toán nội bộ về các khoản tạm ứng, tiền lương, BHXC phải trả CBCNV, kinh phí công đoàn , các quỹ tự nguyện.
+ Theo dõi quyết toán với chủ công trình nhận khoán gọn với công ty.
Đôn đốc hoàn thành chứng từ , kiểm tra chứng từ kiểm tra về thuế đầu vào và hóa đơn theo đúng luật thuế, lập chưíng từ hạch toán biên bản đối chiếu.
Lập biên bản đối chiéu quyết toán chi phí công nợ từng công trình theo quy định 1520 TCT phối hợp với phòng kinh tế kế hoạch về sản lượng doanh thu từng công trình.
Nhận hồ sơ quyết toán các công trình bản gốc đóng chứng từ và bản sao.
+ Kế toán ngoài đơn vị: theo dõi tính toán xác định số phải trả, đã trả về BHXH, BHYT, KPCĐ, theo từng khu vực.
+ Lập các báo cáo quyết toán vật tư, nhân công theo quy định 1047TCT/TCKT của các đội công trình.
+ Trực tiếp làm việc với cơ quan chức năng về các nội dung liên quan đến nhiệm vụ được giao, chủ động xử lý các văn bản liên quan đến công việc được giao và báo cáo lại kế toán trưởng.
+ Chịu trách nhiệm lập báo cáo định kỳvà đột xuất theo nhiệm vụ được giaovề chất lượng số lượng và thời hạn theo quy định của hội đòng quản trị.
4. Đồng chí Nguyễn đình tứ Kế toán ngân sách Nhà nước, thanh toán nội bộ tổng công ty, thanh toán khách hàng chi phí quản lý, kế toán vật tư.
+ Kế toán phải trả người bán: theo dõi các khoản phải trả người cung cấp vật tư hàng hóa. Lưu trữ các hợp đồng mua bán vật tư.
+ Lập các bảng kê thanh toán bảng kê các khoản phải trả, các biên bản đối chiếu, quyết toán công nợ với người bán.
+ Công tác thanhn toán với ngân sách nhà nước: hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện chế độ chính sách của nhà nước về thuế.
Trực tiếp làm việc với từng cục thuế để thực hiện các công việc liên quan đến thuế và các khoản nôp ngân sách nhà nước.
+ Kế toán thanh toán nội bộ.
Tính toán các khoản phải trả phải nộp tổng công ty, đối chiếu với công nợ làm việc trực tiếp với tổng công ty về các khoản công nợ, xác nhận công nợ hàng tháng.
Làm báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu.
+ Kế toán vật tư: định kỳ nhận chứng từ vật tư từ phòng vật tư để tiến hành lập bảng kê chứng từ vật tư nhập xuấtvà luân chuyển nội bộ giao cho kế toán theo dõi nhật ký chung .
+ Kế toán thanh toán nội bộp về các khoản khác vật tư công cụ dụng cụ xuất dùng giữa các đơn vị tổng hợp vật tư theo quyết định 1147CQCT và các đội trực thuộc.
+ Lập kế hoạch định mức vốn lưu động hàng quý năm.
5. Đồng chí Vũ ngọc long Kế toán thanh toán nội bộ, TSCĐ, chi phí trả trước, kế toán nhật ký chung.
+ Kế tóan nhật ký chung: kiểm tra cập nhật chứng từ hàng ngày, lập các bút toán điều chỉnh, kết chuyển, phân bổ.
In các báo cáo kế toán sổ sách kế toán của tổng công ty.
Lưu trữ các chứng từ kế toán trong niên độ kế toán.
Tổng hợp các báo cáo nhanh.
+ Kế toán thanh toán nội bộ: tính toán đối chiếu lập thông báo các khoản phải trả, phải nộp của các đơn vị trực thuộc báo có báo nợ và làm nhiệm vụ thanh tóan gán trừ giữa các đơn vị.
+ Kế toán TSCĐ: theo dõi mọi sụ biến động của TSCĐ (Cả nguyên tệ và tiền Việt Nam), theo dõi TSCĐ hết giá trị mà vẫn hoạt động, theo dõi quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, tái đầu tư, thanh lý.
+ Theo dõi các khoản chi phí trả trước, hàng tháng lập bảng phân bổ chi phí trả trướckèm theo chứng từ hạch toán giao cho kế toán nhật ký chung để ghi sổ.
+ Chịu trách nhiệm lập báo cáo định kỳ và đột xuất theo nhiệm vụ được giao về chất lượng, số lượng và thời hạn theo quy định của HĐQT .
6. Đồng chí TRần văn trường– Kế toán theo dõi công nợ phải thu khách hàng, thầu phụ thi công quốc lộ 1A.
+ Theo dõi công trình đường quốc lộ 1A khối lượng thực hiện, trượt giá, tỷ giá.
+ Kế toán thanh toán với người mua theo từng hợp đồng kinh tế.
+ Nhận xét đánh giá việc thực hiện khối lượng, nghiệm thu, thu vốn từng xí nghiệp hàng tháng đề xuất phương án giải quyết.
+ Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành, chi tiết cho từng xí nghiệp thi công. Lập báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế. Thu vốn các công trình khoán gọn.
7. Đồng chí Bùi thị kiềuTRANG – Kế toán ngân hàng .
+ Kế toán theo dõi ngân hàng lập kế hoạch tín dụng vốn lưu độngvới ngân hàng.
+ Lập séc ủy nhiệm chi, vay ngắn hạn dài hạn , tiền gửi ngân hàng.
+ Ghi sổ theo dõi hàng tháng sau khi khóa sổ ngân hàng, lập báo nợ, báo có cho các đơn vị về các khoản thanh toán phải thu, phải trả bằng chuyển khoản phát sinh trong tháng.
+ Lập bảng kê chứng từ tiền gửi, tiền vay ngắn hạn trung dài hạn làm cơ sở ghi sổ kế toán.
+ Làm thủ tục về bảo chứng bảo lãnh ngân hàng.
+ Quan hệ trực tiếp với ngân hàng về các công việc và các vấn đề có liên quan.
+ Xây dựng định mức vốn lưu động cho từng xí nghiệp.
+ Chịu trách nhiệm lập các báo cóa định kỳ và đột xuất theo nhiệm vụ được giao về chất lượng, số lượng và thời hạn theo quy định củaHĐBT.
8. Đồng chí hoàng tố LƯƠNG – thủ quỹ.
+ Hành chính phòng, lưu trữ công văn tài liệu, nghiệp vụ.
+ Lưu trữ chứng từ kế toán.Báo cáo kế toán ngoài niên độ kế toán.
* Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
5. Công tác kế toán
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán rất phù hợp với đặc điểm của công ty vì công ty đang sử dụng hệ thống máy vi tính nên thông tin khai thác khá cao.
Việc thực hiện kế toán máy được tiến hành như sau:
Từ các chứng từ hợp lý hợp lệ, hàng ngày kế toán nhập vào trong máy với các phần đã được khai báo từ trước. Ngay từ khi bắt đầu với chương trình người sử dụng phải mở phần “Hệ thống ” để khai báo và định nghĩa các thông tin cần thiết như:
- Khai báo mã số tài khoản.
- Khai báo khoản mục phí.
- Xác định các tiêu thức quản lý.
- Phương pháp tính thuế GTGT.
- Tỷ giá hạch toán.
- Khai báo TSCĐ.
- Định nghĩa các phần hành làm việc.
Máy sẽ tự động lưu trữ dữ liệu kế toán qua các kỳ kế toán theo địa chỉ người dùng chỉ định.
Sơ đồ kế toán máy của công ty như sau:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tổng hợp và phân loại
Kế toán chi tiết.
+ Tiền vốn
+ Hàng hoá
+ Tài sản
+ Kế toán khác
+Ngoài bảng
Kế toán tổng hợp
+ Lương bảo hiểm xã hội
+ Giá thành
+Xác định kết quả
Các báo cáo kế toán
II. Tình hình thực tế kế toán vật liệu ở công ty xây dựng Sông Đà 2.
1. Đặc điểm và phân loại vật liệu.
1.1. Đặc điểm của vật liệu.
Công ty xây dựng Sông Đà 2 là một công ty xây lắp nên vật liệu sử dụng ở công ty cũng có những đặc thù riêng. Khi thực hiện thi công bất cứ một công trình nào dù là công trình lớn hay công trình nhỏ thì đều phải sử dụng một khối lượng lớn vật liệu với những chủng loại khác nhau quy cách phong phú đa dạng. Những nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thi công của công ty phong phú và đa dạng ở chỗ nó là sản phẩm của nhiều nghành khác nhau. Chẳng hạn những vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như: xi măng sắt, thép….có vật liệu là sản phẩm của ngành lâm nghiệp như gỗ làm xà gồ, tre, nứa…..có những vật liệu là sản phẩm của ngành khai thác như: cát, đá, sỏi….Những loại vật liệu này có thể đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến là tuỳ thuộc vào yêu cầu của công việc. Khối lượng sử dụng cũng khác nhau.Có loại phải sử dụng với khối lượng lớn với nhiều quy cách khác nhau. Ví dụ chỉ tính riêng một loại vật liệu như xi măng gồm rất nhiều chủng loại như: xi măng Bỉm Sơn, hoàng Thạch, xi măng Chinpon….cho đến các loại sắt thép, gạch, đá…….Các loại vật liệu sử dụng với khối lượng ít hơn: tre nứa, gỗ….
Để hình thành nên một thực thể công trình thì cần sử dụng rất nhiều loại vật liệu.Là công ty kinh doanh xây lắp nên chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí xây dựng công trình.
Ta có thể nhận thấy điều này thông qua số liệu về yếu tố chi phí của công ty trong năm 2001.
STT
Yếu tố chi phí
Số tiền
1
Chi phí nguyên vật liệu
61.831.327.802
2
Chi phí nhân công
8.233.738.448
3
Chi phí khấu hao TSCĐ
5.419.000.973
4
Chi phí dịch vụ mua ngoài
17.637.078.698
5
Chi phí bằng tiền khác
20.864.646.749
Tổng cộng
113.967.796.670
( Trích số liệu trong thuyết minh báo cáo tài chính công ty năm 2001)
1.2 Phân loại vật liệu.
Để tiến hành thi công công trình hạng mục công trình, công ty cần phảii sử dụng một khối lượng lớn vật liệuvà các chủng loại cũng rất phong phú đa dạng. Muốn quản lý chặt chẽ, sử dụng vật liệu có hiệu qủa thì cần tiến hành phân loại vật liệu. Công ty mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 để phản ánh từng loại vật liệu cho mỗi loại vật tư một mã số riêng. Và do đó tất cả vật tư sử dụng đều được hạch toán vào tài khoản 152. Ta có thể nhận thấy điều này trên bảng danh điểm vật liệu.
Sổ danh điểm vật liệu
Mã vật liệu
Tên quy cách vật liệu
Đơn vị tính
Cấp I
Cấp II
Cấp III
152
152
152
152
152
152
152
152
152
152
152
152
…….
13
13
18
18
20
20
20
20
29
29
32
32
01
02
01
02
04
05
06
07
01
02
01
02
Cót ép
Mặt gỗ xoan
Cát vàng
Cát vàng (loạI 1)
Đá 1x2
Đá 0,5x1
Đá mạt loạI 1
Bột đá
Xi măng Sông Đà PC 30
Xi măng hoàng thạch
Thép phi6
Thép phi 8
Tấm
Tấm
m3
m3
m3
m3
m3
Kg
Tấn
Tấn
Kg
Kg
Như vậy nguyên vật liệu theo cách phân loại của công ty được hiểu là:
- Nguyên vật liệu không được chia thành vật liệu chính vật liệu phụ mà gọi chung là vật liệu chính.Đây là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Nó bao gồm hầu hết các loại vật liệu mà công ty sử dụng: xi măng, cát, đá, gạch, ngói, vôi, gỗ….trong mỗi loại lại được chia thành nhiều nhóm. Ví dụ:
Xi măng: xi măng Hoàng Thạch
Xi măng Bỉm Sơn
Xi măng Sông Đà PC 30
- Nhiên liệu: ở công ty nhiên liệu chủ yếu là các loại xăng dầu cung cấp nhiệt lượngcho các loạI máy móc xe cộ ….ở đây chủ yếu là các loại xăng dầu:
- Dầu Therima
- Dầu FO
Dầu cũng được phân thành nhóm: Dầu
Dầu nhờn: Dầu Omala
Dầu thải
Dầu phanh……
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loạI máy móc và phụ tùng thay thế của các loạI xe ô tô như: mũi khoan, săm lốp ôtô,
- Phế liệu thu hồi:Phế liệu của công ty gồm các đoạn thừ của thép, vỏ bao xi măng……Nhưng công ty không thực hiệnviệc thu hồi phế liệu nên không có phế liệu thu hồi.
Hiên nay công ty có các kho có thể chứa chủng loại vật tư giống nhau hoặc khác nhau. Riêng các loại vật liệu như vôi cát, sỏi…thông thường được đưa thẳng tới chân công trình.
2. Đánh giá vật liệu.
Đánh giá vật liệu là viêc xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định.Thông thường, kế toán nhập xuất vật liệu phản ánh theo giá thực tế.
Việc tính giá vật liệu là khâu quan trọng trong tổ chức kế toán vật liệu. Phương pháp tính giá hợp lý sẽ có tác dụng rất lớn trong sản xuất kinh doanh, trong việc sử dụng và hạch toán vật liệu.
Trên nguyên tắc vật liệu là tài sản lưu động đòi hỏi phải được đánh giá thực tế, song công tác kế toán vật liệu còn có thể đánh giá theo giá hạch toán. Giá vật liệu nhập kho gồm giá theo giá hoá đơn, khi xuất kho vật liệu kế toán tính giá thực tế vật liệu xuất kho theo đơn giá thực tế đích danh. Thực tế việc đánh giá vật liệu ở công ty xây dựng Sông Đà 2 như sau:
*Giá thực tế vật liệu nhập kho.
Vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu là vật liệu mua ngoài. Công ty có đội xe riêng nên khi mua vật tư với số lượng lớn thì chi phí vận chuyển do bên bán chịu và chi phí này được tính vào giá mua vật tư. Như vậy trị giá vật liệu nhập kho là giá thực tế ghi trên hoá đơn ( bao gồm cả chi phí vận chuyển)
(Xem hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho phần thủ tục nhập kho).
*Giá thực tế vật liệu xuất kho.
Khi xuất kho vật liệu cho các đội xây lắp phục vụ thi công công trình thì sử dụng giá xuất kho bằng giá thực tế đích danh ( bao gồm giá hoá đơn + các chi phí khác có liên quan đến lô hàng mua như chi phí bốc xếp, tìm kiếm nguồn hàng.........). Vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho lô hàng đó để xác định giá thực tế vật liệu xuất kho.
Ví dụ: Theo phiếu xuất kho số 167 ngày 31/12/2001. Xuất cho đồng chí Nguyễn Văn Nam 230,3 m đá 1x2 với đơn giá là 90.419,3đ/1m3
Như vậy giá thực tế là
220,3 x 90.419.3 = 20.823.566
3. Tổ chức thu mua vât liệu.
Tất cả các vật liệu Công ty đều được mua từ các nguồn vốn trong nước. Vốn Công ty Sông Đà II gồm: Vốn ngân sách từ các Công ty Xây dựng Sông Đà, vốn tự có của Công ty, vốn vay ngân hàng.
Việc mua vật liệu thường thuận tiện dễ dàng. Thường Công ty mua vật liệu tại gần chân công trình, hoặc địa phương nơi Công ty thi công công trình, hạng mục công trình. Gía cả thường là giá chung, đôi khi có thay đổi do phải tăng chi phí vận chuyển bốc rỡ do vật liệu mua ở xa nơi thi công.
Ngoài việc thu mua vật liệu thì khâu bảo quản cũng rất quan trọng. Công ty đã sử dụng hệ thống kho tàng bến bãi, các khu bảo quản vật liệu với các điều kiện phù hợp cho từng loại vật liệu. Những loại vật liệu bảo quản trong kho như xi măng, sắt thép, được thủ kho ghi chép và phản ánh đầy đủ, được sắp xếp gọn gàng, đúng chủng loại, không bị lộn xộn, dễ dàng kiểm kê và bảo đảm trong khâu vân chuyển được thuận lợi. Với vật liệu bảo quản ngoài trời, Công ty sử dụng phông bạt che đậy và được công coi bảo quản, cũng như bảo vệ rất cận thận.
Để thuận tiện cho thi công công trình, hạng mục công trình, Công ty thường xuất thẳng vật liệu đến chân công trình, để trách mất mát hao hụt và giảm được phí vận chuyển bốc dỡ...
Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, nếu xảy ra trường hợp mất mát, thiếu hụt tuỳ từng trường hợp cụ thể Công ty có cách xử lý riêng.
+ Nếu như hao hụt trong định mức thì tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Nếu như hao hụt ngoài định mức do ai gây ra, thì người đó phải chịu bồi thường.
+ Trường hợp chưa rõ nguyên thì phải chờ xử lý.
III. Tổ chức công tác kế toán vật liệu ở công ty xây dựng Sông Đà 2.
Cùng với việc sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Công ty cũng có một số vận dụng ở mẫu sổ để phù hợp với tình thế và phát huy tốt các chức năng của kế toán.
1. Thủ tục nhập kho.
1.1. Trường hợp nhập vật tư từ nguồn mua ngoài.
Theo chế độ kế toám quy định tất cả các loại vật tư khi về đến công ty đều phải kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho.
Khi vật tư được chuyển đến công ty(thông thường việc vận chuyển là do đội vận tải của công ty đảm nhiệm) người đi nhận hàng (nhân viên tiếp liệu) mang hoá đơn của bên bán vật tư(trong hoá đơn đã ghi các chỉ tiêu chủng loại , quy cách vật tư, khối lượng vật tư, định giá vật tư, thành tiền , hình thức thanh toán.....)lên phòng vật tư.
Căn cứ vào hoá đơn của đơn vị bán một số trường hợp có cả biên bản nghiệm thu về số lượng và chất lượng của hội đồng nghiệm thu. Sau đó phòng vật tư xem xét, kiểm tra tính hợp lý , hợp lệ của hoá đơn, nếu nội dung ghi trong hoá đơn phù hợp với hợp đồng đã ký kết, đúng chủng loại, chất lượng đảm bảo, đủ số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36855.doc