MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. TỒNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRONG ĐẤT 4
1. Nguyên nhân ô nhiễm ký sinh trùng trong đất 4
2. Hiện trạng ô nhiễm ký sinh trong đất 4
3.Tác hại của ký sinh trùng đến con người 5
II. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA & XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM KST 13
1. Biện pháp công trình 13
2. Biện pháp canh tác 19
III. KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
23 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ô nhiễm ký sinh trùng trong đất và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÔN XỬ LÝ Ô NHIỄM & THOÁI HÓA MÔI TRƯỜNG ĐẤT
SVTH: TRẦN QUỐC KHANH
MSSV: 07722921
LỚP: ĐHMT3A
GVHD: GSTSKH. Lê Huy Bá
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. TỒNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRONG ĐẤT 4 1. Nguyên nhân ô nhiễm ký sinh trùng trong đất 4
2. Hiện trạng ô nhiễm ký sinh trong đất 4 3.Tác hại của ký sinh trùng đến con người 5
II. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA & XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM KST 13 1. Biện pháp công trình 13 2. Biện pháp canh tác 19 III. KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường đất là môi trường đa dạng sinh học, với nhiều loài sinh vật tồn tại và phát triển trong nó, bên cạnh những loài có ích cũng có những loài có hại cho sinh vật và con người. Ký sinh trùng là một trong số chúng, chúng tồn tại trong đất cũng như những sinh vật khác, nhưng nếu số lượng của chúng vượt quá giới hạn sẽ làm mất di sự cân bằng trong đất. Từ đó, ảnh hưởng xấu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người và các sinh vật khác. Ta gọi đó là sự ô nhiễm ký sinh trùng trong đất.
Đề tài này tìm hiểu về nguyên nhân, hiện trạng, tác hại của ô nhiễm ký sinh trùng trong đất và các giải pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý đối với đất nhiễm ký sinh.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được sự dóng góp của các bạn.
Tác giả
A-TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRONG ĐẤT
1. Nguyên nhân gây ô nhiểm ký sinh trùng trong đất
Do các phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh, sử dụng phân bắc tươi, bùn ao tươi, bùn kênh dẫn chất thải sinh hoạt bón trực tiếp vào đất. Hiện nay các vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng tươi trong canh tác vẫn còn phổ biến. Chỉ tính riêng trong nội thành Hà Nội, hàng năm lượng phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn và chỉ khoảng 1/3 số đó được xử lý. Ở các vùng nông thôn phía Nam đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá. Tập quán sử dụng phân tươi, nước thải bón, tưới trực tiếp cho đất đã gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng cho môi trường đất, không khí, nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
2. Hiện trạng ô nhiễm ký sinh trùng trong đất
Hiện nay nhiễm bệnh ký sinh trùng đang là một trong những vấn đề nóng, đặc biệt là vấn nạn nông sản mà chủ yếu là rau nhiễm ký sinh trùng. Nguyên nhân chính là do người sản xuất rau thiếu ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước thải phân tươi không qua xử lý bón cho cây trồng dẫn đến đất bị nhiễm các loại ký sinh có hại như: giun sán, ấu trùng…
Người ta có thể đánh giá sự nhiễm bẩn của đất bằng cách tìm trứng giun trong đất.
Số trứng giun/ kg đất
Tiêu chuẩn đất
0
Đất sạch
1- 10
Đất hơi bẩn
11- 100
Bẩn vừa
> 100
Rất bẩn
Kết quả nghiên cứu về mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định do PGS Đề và các cộng sự tại trường Đại học Y Hà Nội thực hiện cho thấy, trong tổng 660 mẫu rau tưới bằng nước thải thì tỷ lệ nhiễm KST là 9,1%, trong đó, tỉ lệ nhiễm KTS rau ở nông thôn cao hơn thành phố. Trong đó, nhiễm trứng giun đũa là 2,4%, giun tóc là là 2,2%, nhiễm ấu trùng giun móc/lươn 3,6%, nhiễm trứng sán lá gan nhỏ/sán lá ruột nhỏ là 0,3 (ở nông thôn) và 0,9% (ở thành phố), tỷ lệ nhiễm đơn bào chung 53% và 72,2% trong đó có khả khuẩn E.coli và bào nang amíp…
Hình 1: hố ủ sẳn phân để tưới rau
Theo kết quả nhiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam và Đan Mạch, giữa Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Việt Nam) và Viện Thú y Quốc gia, Trường Đại học Kỹ thuật (Đan Mạch) trong dự án DANIDA (Cơ quan Hợp tác Phát triển Đan mạch) với tên gọi “Đơn bào đường ruột ở Việt Nam. Khảo sát nước tưới tại một số xã ngoại thành Hà Nội, lấy mẫu nước ở đầu nguồn - sông Tô lịch, kênh dẫn, hồ cá, vườn rau, chứng tỏ rằng: Ở tất cả các mẫu đều chứa vi khuẩn do nhiễm phân E.coli với mật độ trung bình 10 ngàn đến 100 ngàn khuẩn trong 100 millilit (ml), vượt giới hạn cho phép của WHO là dưới 1 ngàn khuẩn trong 100 ml đối với nước thải dùng trong chăn nuôi và trồng trọt. Với trứng giun, thì kết quả khảo sát như sau: ~ 10 – 100 trứng trong 1 lít, trong lúc quy định của WHO là không được quá 1trứng trong 1 lít.
3. Tác hại của ký sinh trùng đến con người
Khi rác thải bỏ, phân tươi đi vào trong đất thường mang nhiều vi khuẩn gây bệnh: trực khuẩn luỵ, thương hàn, phẩy khuẩn tả...Đặc biệt là các loài ký sinh trùng gây bệnh, chúng xâm nhập vào cơ thể con người và vật nuôi thông qua môi trường đất bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu : người - đất - người, động vật nuôi - đất - người, đất - người .
Hình 2: các kiểu chu kỳ của ký sinh trùng
Hình 3 : vòng tuần hoàn sự sống của loài Dracunculus medinensis
(Nguồn:
Hình 4 : vòng tuần hoàn của bệnh ký sinh ở người
Một số loài ký sinh trùng phổ biến nhất của con người và những tổn thương mà chúng có thể gây ra cho sức khỏe.
Giun móc (Necator americanus): Loài giun tròn ký sinh này được lây truyền vào cơ thể con người qua đường nước bị ô nhiễm, hoặc trái cây và rau cải. Ấu trùng giun móc phát triển bên trong ruột của con người, nơi chúng thường dính vào thành ruột và uống máu. Đôi khi giun móc gây ra một dạng thiếu máu gọi là anchylostomiasis. Triệu chứng nhiễm giun móc: suy nhược, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu.
Cái ghẻ (Sarcoptes scabiei var. Hominis): Thường được biết đến như là loài ve gây ngứa cho con người, loại ký sinh trùng được lây nhiễm qua đường tiếp xúc ngoài da. Các cái ghẻ đẻ trứng của chúng trên da người, gây ra phản ứng viêm và ngứa dữ dội. Triệu chứng nhiễm ghẻ: ngứa, đau nhức, nỗi mụn nhỏ, tấy ngoài da.
Giun đũa (Ascaris lumbricoides): Với chiều dài 15-35 cm, đây là loài có kích thước lớn nhất trong những loài giun tròn ký sinh trong đường ruột của con người.Trứng của chúng được nhiễm vào cơ thể qua đường ăn uống. Trứng nở và nhanh chóng xâm nhập thành ruột, nơi những ấu trùng hút máu để lớn lên. Từ đó, giun đũa có thể chui vào đường phổi, nơi chúng gây những cơn ho và có thể bị nuốt trở lại vào ruột. Triệu chứng nhiễm giun đũa: sốt, mệt mỏi, dị ứng phát ban, nôn, tiêu chảy, thần kinh bất ổn, ho và thở khò khè.
Sán lá máu (Schistosoma mansoni, S. haematobium, S. japonicum): Chúng là những con sán lá nhỏ sống trong máu của thân chủ và gây ra bệnh máu nhiễm giun. Vốn sống trong nước, sán lá máu xuyên qua da của nạn nhân khi họ tiếp xúc với nước bị ô nhiễm. Chúng lá nguyên nhân gây viêm nhiễm ký sinh trùng (sưng) và tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan. Những con sán trưởng thành vẫn có khả năng tồn tại thân chủ nhân trong nhiều thập niên, và có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Chúng rời khỏi thân chủ qua trong phân và và có thể trải qua một phần của vòng đời trong cơ thể loài ốc sên. Triệu chứng nhiễm sán lá máu: sốt, đau, ho, tiêu chảy, sưng hạch, đờ đẫn.
Sán dây (Taenia solium): Lây truyền qua thực phẩm, ấu trùng sán dây dính vào ruột của nạn nhân bằng một móc trên đầu của mình. Sau 3-4 tháng, chúng trưởng thành với các cơ quan sinh sản phát triển và có thể tồn tại tới 25 năm trong cơ thể người. Trứng của chúng được bài tiết trong phân và có thể sống sót trên thảm thực vật, nơi được tiêu thụ bởi bò hay lợn và lại có cơ hội truyền cho con người. Triệu chứng nhiễm sán dây: buồn nôn, nôn, viêm mắt, tiêu chảy nặng ruột, chóng mặt, phù, suy dinh dưỡng.
Giun kim (Enterobius vermicularis): Dài khoảng 8-13 mm, giun kim là một ký sinh trùng phổ biến, gây ra bệnh giun kim ở con người. Chúng làm tổ trong ruột của thân chủ. Không giống như nhiều ký sinh trùng khác, chúng không thể thâm nhập vào vào máu và không thể tồn tại trong các bộ phận khác của cơ thể đối dù chỉ trong thời gian ngắn. Chúng đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể người, thường là vùng xung quanh hậu môn, gây ngứa ngáy: điều này giúp thực hiện sự lây lan của ấu trùng qua tay người. Triệu chứng nhiễm giun kim: ngứa ở hậu môn.
Giun chỉ (Wuchereria bancrofti): Ấu trùng của loài ký sinh trùng này tồn tại trong cơ thể loài muỗi, lây nhiễm vào con người khi muỗi đốt. Các ấu trùng này di chuyển đến các hạch bạch huyết, chủ yếu là ở chân và vùng sinh dục, và trưởng thành trong khoảng một năm. Chúng thường gây bệnh giun chỉ nhiệt đới, nhưng trong những trường hợp hạn hữu có thể gây ra bệnh về da. Triệu chứng nhiễm giun chỉ: sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng da, đau đớn các hạch bạch huyết gây, sùi da, sưng.
Ký sinh trùng Toxoplasma gondii: Loài ký sinh trùng hình lưỡi liềm này thường xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương của con người. Con người bị nhiễm chúng do ăn thịt chưa nấu chín hoặc do tiếp xúc với phân mèo bị nhiễm bệnh. Hầu hết mọi người đã tiếp xúc với ký sinh trùng này một lần và sinh ra kháng thể miển nhiễm với nó. Nhưng một vài cá nhân có hệ miễn dịch yếu và cả bào thai có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến tử vong do nhiễm bệnh... Triệu chứng nhiễm: cúm, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu.
Trùng roi Giardia lamblia: Giardia lamblia là một loại trùng roi đơn bào, ký sinh ở đường ruột của con người. Khi cư ngụ trong ruột của con người, chúng gây nên những viêm nhiễm và tổn thương, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đường ruột và bệnh sốt tiêu chảy. Có khả năng tồn tại sau những quá trình xữ lý nước nghiêm ngặt, loài ký sinh trùng này thường tồn tại trong nước uống. Triệu chứng nhiễm: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, giảm cân, ợ ra mùi “trứng thối”.
Trùng Entamoeba histolytica: Loài sinh vật đơn bào này gây ra một chứng bệnh nhiễm a-míp gọi là bệnh amoebiasis. Được tìm thấy trong nước, môi trường ẩm ướt và trong đất và có thể làm ô nhiễm trái cây và rau cải, loài trùng này chủ yếu lây nhiễm qua đường phân ở người và các động vật linh trưởng khác. Chúng có khả năng gây tử vong nhiều hơn bất kỳ loại trùng đơn bào nào khác. Triệu chứng nhiễm: đau bụng, giảm cân, suy nhược, tiêu chảy, áp xe gan.
B- BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA & GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRONG ĐẤT
Biện pháp công trình
Một năm, một người thải ra chừng 360 - 700kg (phân và nước tiểu). Trong phân ủ có khoảng 1% nitơ, 0,5% phospho, 0,3% kali, là những chất rất cần thiết cho cây trồng.
Xử lý phân theo đúng yêu cầu có ý nghĩa to lớn để bảo vệ môi trường bên ngoài, cắt đứt một mắt xích trong quá trình dịch.
Yêu cầu của một công trình vệ sinh về mặt vệ sinh dịch tễ
Để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường Việt nam cũng như điều kiện canh tác của ngành nông nghiệp thì bất kể loại công trình vệ sinh nào cũng nhằm giải quyết 2 mục tiêu cơ bản là:
- Diệt trừ mầm bệnh không cho nó phát tán ra ngoài
- Biến chất thải bỏ (đặc và lỏng) thành nguồn phân bón hữu cơ để tăng màu mỡ cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và an toàn khi dùng.
Để đáp ứng 2 mục tiêu trên, một công trình xử lý phân phải đạt được 6 yêu cầu sau:
- Không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây dựng
- Không có mùi hôi thối
- Không thu hút côn trùng và gia súc
- Tạo điều kiện để phân, chất thải bị phân hủy và hết mầm bệnh
- Thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em
- Được nhân dân áp dụng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương
l Các loại công trình xử lý phân
Ø Hố xí hai ngăn
Đó là công trình ủ phân tại chổ, chỉ được xây dựng ở nông thôn có sử dụng phân đã ủ làm phân bón.
Nguyên tắc
Hố xí hai ngăn là một công trình ủ phân tại chỗ. Hoạt động trên cơ sở kỵ khí nhờ các vi sinh vật hoại sinh, phải có 2 ngăn riêng biệt: một ngăn để đi, một ngăn để ủ luân phiên nhau. Khi phân được tập trung đầy thì được ủ kín ngay tại ngăn đó để phân hoại (mục) và diệt được vi khuẩn gây bệnh, trứng ký sinh trùng.
Hình 5: Hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam
(Nguồn: và
Hình 6: Sơ đồ hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam
Theo các viên chức của Bộ Y tế sau 45 ngày ủ phân có đậy kín trong hộc “tất cả các vi khuẩn và virus trực khuẩn, trứng, ấu trùng và ký sinh trùng đường ruột đều bị tiêu diệt và các chất hữu cơ độc hại đã trở thành khoáng chất” (trích dẫn bởi McMicheal, 1976). Theo một báo cáo của Bộ Y tế, 1978, phân người sau khi được ủ như vậy đã trở nên không còn mùi hôi và được sử dụng như một loại phân bón rất tốt. Loại phân này khi dùng để bón ruộng đã gia tăng năng suất cây trồng từ 10 – 25% nếu so sánh với phân tươi (không được ủ cho hoại).
Theo Witold Ryberynski et al., (1978), loại hố xí 2 ngăn này đã được giới thiệu trong cuốn sách “Health in the Third World” in năm 1976 và được tác giả là bà Dr. Joan McMicheal, đánh giá cao về mặt vệ sinh môi trường cho các nước đang phát triển. Kiểu hố xí 2 ngăn của Việt Nam đã được giới thiệu và áp dụng cho một số quốc gia vùng Trung Mỹ như Mexico, Guatemala, … với một số cải tiến nhỏ.
Hình 7 : phối cảnh hố xí 2 ngăn ở Việt Nam.
(Nguồn: Witold Ryberynski et al., 1978)
Ø Hố xí tự hoại do chủ nhà tự xây (Owner-built composting toilet)
Loại này là một kiểu nhà vệ sinh đơn giản được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn trên thế giới, do chủ nhà tự xây vì họ không có đủ khả năng tài chính để trang bị một nhà vệ sinh tốt làm sẵn, có bán trên thị trường. Nông dân lợi dụng khả năng phân hủy phân người tự nhiên ngay trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Ưu điểm của loại hố xí này là rẻ tiền mà vẫn có thể bảo đảm một khả năng xử lý phân người tương đối vệ sinh và an toàn, gần như không dùng nước hoặc dùng rât ít, quản lý đơn giản và ít hao năng lương, vận hành không mùi hôi và phân người được tái sử dụng cho nông nghiệp.
Hình 8 : hố xí tự hoại do chủ nhà tự xây (hình cắt phối cảnh)
(Nguồn:
Ø Ngoài ra còn có một số dạng hố xí phổ biến khác:
Hình 9: hố xí lấy phân bằng xe
(Nguồn: )
Hình 10: hố xí tự hoại kiểu GUATEMALAN
(Nguồn:
Hình 11: hố xí kiểu MULTRUM
(Nguồn:
Hinh 12: Một kiểu hố xí Clivus Minimus cải tiến
(Nguồn: )
Hình 13: hố xí kiểu mặt trời (Nguồn: Ecological Sanitation, 1998)
2. Biện pháp canh tác
2.1 Sử dụng phân chuồng đã ủ hoại
Đặc diểm: Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
Hình 14: ủ phân gia súc
Chế biến phân chuồng: Có 3 phương pháp
Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng
(2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.
Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.
Biện pháp cơ giớ và hóa học
Ø Phơi đất: cày xới lớp đất mặt, tạo diều kiện tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Nhờ vào bức xạ mặt trời tiêu diệt ký sinh trùng co hại.
Hình 15: cày xới đất chuẩn bị vụ mùa
Ø Phun thuốc diệt trùng: sử dụng các hóa chất diệt trùng, dặc biệt phổ biến nhất là bón vôi. Vì nó là biện pháp rẻ tiền và ít gây hại cho môi sinh.
Hình 16: bón vôi và phun thuốc diệt trùng
2.3 Khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời
Trên những mảnh đất phủ nilon, ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ của đất tăng tới 60 độ C, và loại trừ 90-100% số bào tử nấm và vi trùng gây hại. Nhiệt độ cao còn khiến đất giải phóng ra một lượng đáng kể các chất vi lượng, kích thích cây trồng tăng trưởng...
Hình 17: màng phủ nông nghiệp
Công nghệ khử trùng đơn giản và hiệu quả này đang được ứng dụng trên đảo Síp, nhằm làm giảm việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất độc hại khác, mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.
Đầu tiên, người ta xới đất thật kỹ, sau đó đặt hệ thống tưới, vì đất ẩm sẽ dẫn nhiệt tốt hơn. Tiếp đó, mặt đất được phủ những tấm màng chất dẻo mỏng và trong suốt. Nắng hè nhiệt đới sẽ làm cho nhiệt độ của đất lên tới 60 độ C. Sau một hoặc hai tháng, lớp bạt chất dẻo được gỡ bỏ và đất đã sẵn sàng để gieo trồng. Nếu áp dụng trong nhà kính, kết quả còn tốt hơn do hiệu ứng nhà kính đem lại. Các vi khuẩn, nấm và nhiều loại động vật gây hại mùa màng sống trong khoảng 30 cm dưới lòng đất sẽ bị sức nóng tiêu diệt.
Tác dụng diệt khuẩn của phương pháp này duy trì được khá lâu. Một số nghiên cứu cho thấy, các sinh vật hại chỉ xuất hiện lại sau 14 tháng. Không những thế, năng lượng mặt trời còn làm thay đổi nhiều tính chất hóa học của đất. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, đất sẽ giải phóng ra một lượng lớn các vi chất như canxi, magie… có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Một nhóm nghiên cứu ở Đại học Tổng hợp California thậm chí còn thành công trong việc dùng năng lượng mặt trời để bù đủ lượng kali cần thiết cho đất trồng bông, mà không cần bón thêm phân hóa học.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp đảo Síp, phương pháp khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời có thể làm tăng sản lượng cây trồng lên từ 25% đến 432%, rất khả quan đối với các loại rau màu như đậu, cà chua, khoai tây… Đặc biệt, nông sản và hoa quả sau thu hoạch ít phải xử lý hơn mà vẫn đảm bảo không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng do hàm lượng hóa chất thấp. Vấn đề còn lại là tìm cách giải quyết các tấm bạt chất dẻo sau khi xử lý đất. Giải pháp ở đây là dùng các polymer sinh học, vừa có tác dụng hấp thụ tốt nhất năng lượng mặt trời, vừa có khả năng tự tiêu trong thời gian ngắn mà không gây hại cho môi trường.
Công nghệ khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời được giáo sư Katan (Viện Nông học Volcani, Israel) nghiên cứu và phát triển cách đây 25 năm. Khi đó, một sinh viên của ông tình cờ phát hiện ra ở một số mảnh ruộng bị lấp dưới đống bạt nhựa do ai đó bỏ quên, đất được ủ nên nóng hơn hẳn các diện tích xung quanh, và được làm sạch đến bất ngờ. Từ đây, một phương pháp làm sạch đất mới ra đời và đem lại thành công rực rỡ, đến mức Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã tổ chức hẳn một hội thảo quốc tế về vấn đề này.
III. KẾT LUẬN
Ô nhiễm đất do ký sinh trùng là vấn đề đáng lo ngại, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nông sản là thức ăn quan trọng đối với con người, nếu chúng bị nhiễm bẩn mà đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng thông qua đất ô nhiễm thì sẽ hết sức nguy hiểm. Vì thế, cần phải có phải có sự quan tâm cần thiết hơn đối với vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Huy Bá, 2004, Môi trường, ĐHQG TP.HCM.
Lê Văn Khoa (chủ biên), 2003, Đất & môi trường, NXBGD.
Nguyễn Thị Kiều Diễm, 2009, Xử lý ô nhiễm & thoái hóa MTĐ, ĐHCN TP.HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ô Nhiễm Ký Sinh Trùng Trong Đất Và Giải Pháp.doc