MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
LỜI NÓI ĐẦU . 4
CHƯƠNG I
CƠSỞLÝ LUẬN. 5
I. TỔNG QUAN VỀCÁC NGUỒN VỐN TÀI TRỢCHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ.5
1.Tiết kiệm trong nước:. 5
2.Nguồn vốn huy động từnước ngoài:. 5
1. Hỗtrợphát triển chính thức-ODA( Official
Development Assistance). . 6
2. Phân loại nguồn vốn ODA. 9
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quảthu hút
và sửdụng nguồn vốn ODA. 10
3.1. Các nhân tốtác động đến nguồn vốn ODA từ
phía các nhà tài trợ: . 10
3.2. Các nhân tốtác động đến nguồn vốn ODA từ
phía nhận tài trợ. 11
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢSỬDỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM12
I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀNGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM.12
1. Quy trình vận động, đàm phán và ký kết ODA
tại Việt Nam. 12
2. Quản lý nhà nước vềODA tại Việt Nam. 13
II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬDỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT
NAM: .14
1. Tình hình thu hút – vận động nguồn vốn ODA
tại Việt Nam: . 14
. 17
2. Tình hình sửdụng và hiệu quảcủa nguồn vốn
ODA tại Việt Nam. 18
2.1. Công tác quản lý các dựán ODA còn nhiều
bất cập, thiếu đồng bộ. 21
2.2. Công tác huy độngODA còn chủquan và
thiếu chiến lược. 22
2.3. Công tác triển khai các dựán ODA còn nhiều
bất cập: . 22
3. Nguyên nhân của những hạn chế. 23
3.1. Vềphía nhà tài trợ:. 23
3.2. Vềmặt chủquan. 23
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬDỤNG NGUỒN VỐN
ODA TẠI VIỆT NAM. 24
1.Giải pháp thu hút vốn ODA. 24
2.Sửdụng . 25
3.Giải pháp nâng cao hiệu quảtrong quan hệvới
các nhà tài trợ. 26
4.Chính sách:. 27
5.Đẩy nhanh tốc độgiải phóng mặt bằng . 28
6.Con người . 28
Mặc dù, nhóm hết sức cốgắng nhưng trình độcó
hạn nên đềtài không tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giảrất mong những góp ý quý báu từcô. 29
. 29
PHỤLỤC: Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảsử
dụng nguồn vốn ODA . 30
32 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài ODA - Một trong những nguồn lực phát triển của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn ODA mà trước hết là các ngành, các cấp, các địa phương, các
cơ sở thụ hưởng trực tiếp... cũng đóng vai trò là các nhân tố có ảnh hưởng rất nhiều
đến công tác quản lý nguồn vốn ODA này của bên nhận tài trợ.
Ngoài ra còn có các nhân tố đặc thù liên quan đến lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng.
Các nhân tố đặc thù này thể hiện ở điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
ODA TẠI VIỆT NAM
I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM
1. Quy trình vận động, đàm phán và ký kết ODA tại Việt Nam
Trước tiên, nước tiếp nhận xây dựng chiến lược, quy hoạch về thu hút và sử
dụng ODA (chính sách chung về ODA) ở cấp quốc gia để làm cơ sở vận động tài trợ
ODA. Ở bước 2: vận động ODA phải xác định cơ quan đầu mối chủ trì, tổ chức vận
động và điều phối ODA cũng như áp dụng các hình thức vận động phù hợp. Sau khi
có kết quả vận động ODA hay nói khác đi cộng đồng tài trợ đã có những cam kết tài
trợ cụ thể về lĩnh vực cũng như qui mô, bước 3 (chuẩn bị dự án ODA), nước tiếp nhận
chuẩn bị chi tiết dự án ODA với những nội dung như xác định loại hình dự án, chủ
đầu tư, xây dựng nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thẩm định và phê duyệt
để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về ODA. Sau khi điều ước quốc tế về ODA, quá
trình triển khai thực hiện dự án sẽ có hiệu lực.
Caùc hình thöùc vaän ñoäng ODA bao goàm:
Vaän ñoäng ODA thoâng qua caùc dieãn ñaøn nhö Hoäi nghò thöôøng nieân Nhoùm tö
vaán caùc Nhaø taøi trôï (goïi taét laø hoäi nghò CG). Caùc dieãn ñaøn quoác teá veà ODA cho caùc
khu vöïc, vuøng laõnh thoå cuõng coù theå vaän ñoäng ODA cho töøng quoác gia theo muïc tieâu
phaùt trieån cuûa khu vöïc, vuøng laõnh thoå.
Vaän ñoäng ODA thoâng qua caùc hoaït ñoäng cuûa caùc cô quan ngoaïi giao cuûa
chính phuû nöôùc tieáp nhaän taïi nöôùc ngoaøi hoaëc thoâng qua caùc moái quan heä hôïp taùc
song phöông giöõa nöôùc tieáp nhaän vaø nöôùc taøi trôï, caùc ñaøm phaùn caáp cao giöõa hai
nöôùc ñöôïc thöïc hieän.
Vaän ñoäng ODA thoâng qua Hoäi nghò ñieàu phoái vieän trôï ODA theo ngaønh, lónh
vöïc vaø ñòa phöông. Caùc ngaønh, ñôn vò chuû trì toå chöùc (thuoäc caùc tænh, thaønh phoá tröïc
thuoäc trung öông) tröïc tieáp vaän ñoäng ODA treân cô sôû quy hoaïch veà thu huùt, vaän
ñoäng vaø söû duïng ODA do Chính phuû xaây döïng.
2. Quản lý nhà nước về ODA tại Việt Nam
Kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào năm 1993 đến nay,
Chính phủ Việt Nam đã ban hành 4 Nghị định về quản lý ODA (Nghị định 20/CP
(15/3/1994), Nghị định 87/CP (5/8/1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (4/5/2001) và
Nghị định 131/2006/NĐ-CP (09/11/2006)). Các nghị định sau được hoàn thiện trên cơ
sở thực tiễn thực hiện nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của quan hệ hợp
tác phát triển.
Theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản
lý và thực hiện nguồn vốn ODA (Ban QLDA, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan
quản lý nhà nước về ODA). Các cấp này có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể:
- Ban QLDA: Đơn vị giúp việc cho Chủ dự án trong việc quản lý thực hiện
chương trình, dự án ODA.
- Chủ dự án: Là đơn vị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn
vốn ODA và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án theo nội dung đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và quản lý, sử dụng công trình sau khi chương
trình, dự án kết thúc.
- Cơ quan chủ quản: Là các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc
Chính phủ, các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề
nghiệp, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chương
trình, dự án.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về ODA: Gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ.
Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy dù quản lý nhà nước theo mô hình tập
trung hay phân cấp thì một nguyên tắc "vàng" là Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nước về ODA.
II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM:
1. Tình hình thu hút – vận động nguồn vốn ODA tại Việt Nam:
Năm 1993 được lấy làm mốc kể từ ngày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn viện
trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nhà tài trợ song phương, đa phương cũng như
các tổ chức phi chính phủ.
Hiện nay ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và
23 nhà tài trợ đa phương, có các chương trình ODA thường xuyên:
- Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-
oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Luc-xem-bua, Mỹ, Na-uy,
Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan,
Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Singapo.
- Các nhà tài trợ đa phương :
+ Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB),
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư
Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước
xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait;
+ Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp
quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương
trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của
Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC),
Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF),
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp
(IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y
tế thế giới (WHO).
Hiện nay, ngân hàng thế giới là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất, Nhật Bản là
quốc gia viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Xét về viện trợ không hoàn lại
thì Pháp là lớn nhất và Đan Mạch là thứ nhì.
Bảng 1: Kết quả cam kêt của các nhà tài trợ
Đơn vị: triệu USD
Nhà tài trợ Cam kết 2009 Cam kết 2010 So sánh (%)
Song phương 2.326,37 3.295,34 41,65
Úc 67,32 98,58 46,43
Canada/CIDA 29,45 26,46 -10,15
Nhật Bản 900 1640 82,22
Hàn Quốc 268,7 270 0,48
Niu Dilân 7,4 8,1 9,46
Na Uy 10 10 0,00
Thụy Sĩ 21,5 21,43 -0,33
Thái Lan 0,45 0,28 -37,78
Hoa Kỳ 128,12 138,18 7,85
EU 893,43 1.082,31 21,14
Áo 5,86 123,57 2.008,70
Bỉ 78,52 26,37 -66,42
CH Séc 3,05 2 -34,43
Đan Mạch 63,7 67,9 6,59
Phần Lan 46,63 49,58 6,33
Pháp 280,96 378,26 34,63
Đức 186 137,89 -25,87
Hungary 0,5 30,37 5.974,00
Ai-rơ-len 25,09 19,59 -21,92
Ý 3,37 17,33 414,24
Lúc-xem-bua 12,7 12,96 2,05
Hà Lan 30,49 31,65 3,8
Tây Ban Nha 60,98 81,38 33,45
Thụy Điển 21,3 20,62 -3,19
Anh 74,34 82,85 11,45
Đa phương 3.328,24 4.518,52 35,36
Ngân hàng phát triển Châu Á 1.566,50 1.479,00 -5,59
Ủy ban Châu Âu 13,98 331,92 2.274,25
Các tổ chức của LHQ 97,76 209,6 114,40
Ngân hàng thế giới 1.660,00 2.498,00 50,48
Tổ chức phi chính phủ quốc tế 250 250 0,00
TỔNG CỘNG 5.914,67 8.063,85 36,34
Bảng 2: Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2005
Đơn vị: Triệu USD
Năm Cam kết Ký kết Giải ngân
1993 1.860,80 816,68 413
1994 1.958,70 2.597,86 725
1995 2.311,50 1.443,53 737
1996 2.430,90 1.597,42 900
1997 2.377,10 1.685,81 1.000
1998 2.192,00 2.444,30 1.242
1999 2.146,00 1.503,15 1.350
2000 2.400,50 1.772,02 1.650
2001 2.399,10 2.427,42 1.500
2002 2.462,00 1.826,17 1.528
2003 2.838,40 1.772,98 1.422
2004 3.440,70 2.569,22 1.650
2005 3.748,00 2.529,11 1.782
Tổng số 32.565,7 24.985.67 15.899,00
Tính đến năm 2006 cam kết ODA đạt 4.44 tỷ USD, tốc độ giải ngân vốn ODA
đạt 1.785 tỷ.
Năm 2007 cam kết ODA đạt 4.45 tỷ USD, tốc độ giải ngân vốn ODA đạt gần 2
tỷ USD, vượt 5 % so với mục tiêu đề ra.Trong 2 năm 2006-2007 đạt gần 9,88 tỷ USD,
bằng 49% dự báo cam kết vốn ODA cho cả thời kỳ 2006-2010 ( 19 tỷ USD)
Cam kết ODA năm 2008 là 5,426 tỉ USD. So với năm 2007, mức cam kết này
tăng 1 tỉ USD, xấp xỉ 20%.Trong đó cam kết viện trợ song phương đạt hơn 2,6 tỷ
USD, cam kết đa phương đạt hơn 2,55 tỷ USD và cam kết của các tổ chức phi
chính phủ quốc tế là 250 triệu USD. Ngân hàng phát triển châu Á ADB, Nhật Bản
và Ngân hàng thế giới là những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với hơn 1 tỷ
USD tài trợ.
Vốn ODA cam kết cho Việt Nam trong năm 2009 trị giá tương đương 5,85 tỷ
USD. Giải ngân các nguồn vốn này dự kiến đạt khoảng 3 tỷ USD, trong đó có 300
triệu USD viện trợ không hoàn lại.
Tính đến hết tháng 10/2009, lượng vốn đã được ký kết đạt 3,85 tỷ USD; kế hoạch
giải ngân vốn ODA năm 2009 là 1,9 tỷ USD, Kế hoạch giải ngân (KHGN) vốn ODA
năm 2009 được giao với tổng mức 1.900 triệu USD, trong đó vốn vay là 1.600 triệu
USD và viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD. Về cơ cấu chi, KHGN 2009 dẫn đầu
chi là chi xây dựng cơ bản: 770 triệu USD; tiếp đến là chi cho vay lại: 575 triệu USD;
Chi hành chính sự nghiệp: 325 triệu USD và chi Hỗ trợ ngân sách: 230 triệu USD.
(Nguồn: Tổng hợp báo VN Economy ,Báo điện tử của chính phủ nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam…)
Bất chấp tình hình kinh tế thế giới những năm gần đây liên tục có những biến
động lớn, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 mới đây đã có nhiều tác động
tiêu cực đến tình hình cung cấp nguồn vốn ODA trên thế giới. Tuy nhiên, trước bối
cảnh ấy, Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm đến an toàn của các nguốn vốn
ODA trên thế giới. Cụ thể, vốn ODA của nước ta những năm tiếp tục gia tăng với tốc
độ khá nhanh. Tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam trong 15 năm qua (1993 -
2008) đã đạt 47,452 tỷ USD. Hết tháng 10/2008, tổng số vốn ODA giải ngân đạt
22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA đã ký
kết. Mức độ giải ngân nguồn vốn ODA của Việt Nam từ năm 2007-2009 đã có cải
thiện tốt hơn. Gần đây nhất, cam kết ODA năm 2010 dành cho Việt Nam sẽ đạt con số
8 tỷ, lớn nhất kể từ trước tới nay.
Tình hình vay nợ ODA (phần vay ưu đãi)
Tổng nợ vay ODA
GDP
(triệu USD-
theo tỷ giá
bình quân)
Số tiền
(triệu USD)
Tỷ lệ so GDP
(%)
2005 53.105,15 10.938,60 20.60%
2006 60.828,52 12.229,70 20.11%
2007 71.035,35 14.737,32 20.75%
2008 89.293,18 16.291,45 18.24%
30/06/2009 41.832,01 17.252,21 41.24%
2. Tình hình sử dụng và hiệu quả của nguồn vốn ODA tại Việt Nam
Bảng 3: Cơ cấu phân bổ nguồn vốn ODA theo ngành
- Vốn ODA làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế:
Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận
nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong lĩnh vực giao
thông vận tải, truyền thông và năng lượng.
Hơn 5,4 tỷ USD vốn ODA với 101 dự án do Trung ương quản lý đã và đang
được thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải, chủ yếu tập trung cho đường bộ,
đường biển và giao thông nông thôn.
Vốn ODA đã được sử dụng để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới 3.676km
đường Quốc lộ; khôi phục và cải tạo hơn 1.000km đường tỉnh lộ; Quốc lộ 5, Quốc lộ
1A (đoạn Hà Nội – Vinh; đoạn TP.HCM – Cần Thơ; đoạn TP.HCM – Nha Trang);
làm mới và khôi phục 188 cây cầu, chủ yếu trên các Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18
với tổng chiều dài 33,8 km; cải tạo và nâng cấp 10.000 km đường nông thôn và
khoảng 31 km cầu nông thôn quy mô nhỏ; Xây dựng cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ; xây
dựng mới 111 cầu nông thôn với tổng chiều dài 7,36 km (khẩu độ bình quân khoảng
25 – 100m);
Vốn ODA đã đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 cho cảng Hải Phòng để có thể bốc xếp
được 250.000 TEV/năm; nâng cấp Cảng Sài Gòn có công suất bốc xếp từ 6,8 triệu
tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm; xây dựng mới cảng nước sâu Cái Lân; cải tạo cảng Tiên
Sa, Đà Nẵng;
Nguồn vốn ODA đầu tư cho việc phát triển ngành điện hiện chiếm 19% tổng vốn
đầu tư với 7 nhà máy điện lớn (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Hàm Thuận – Đa Mi, Sông Hinh,
Đa Nhim, Phả Lại 2, Trà Nóc) có công suất thiết kế chiếm 40% tổng công suất các nhà
máy điện ở Việt Nam. Tổng công suất phát điện tăng thêm do đầu tư bằng nguồn vốn
ODA là 3.403 MW, bằng tổng công suất từ trước cho đến năm 1995. Trong ngành
năng lượng điện, nguồn vốn ODA còn đầu tư và phát triển hệ thống đường dây 500KV
Plâyku-Phú Lâm, đường dây 220Kv Tao Đàn – Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả
nước, cải tạo và nâng cấp mạng lước điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và
thành phố.
Ngoài ra, các nhà tài trợ ODA cũng rất chú trọng đến việc phát triển cơ sở hạ
tầng, mà cụ thể là nguồn ODA đã được tài trợ để nâng cấp tuyến đường sắt Bắc –
Nam, nâng cấp đô thị tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, bảo vệ mội trường
(quản lý, xử lý rác và nước thải), phát triển nông thôn, cải thiện các dịch vụ y tế công,
nâng cấp và hiện đại hóa ngành tài chính.
- Nguồn vốn ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội:
Tổng nguồn vốn ODA dành cho giáo dục và đào tạo ước khoảng 550 triệu USD
chiếm từ 8,5 – 10% kinh phí dành cho giáo dục và đào tạo của chính phủ, góp phần cải
thiện chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo, tăng cường một bước
cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Một số dự án tiêu
biểu như cải thiện chất lượng đào tạo tiểu học, trung học và đại học, các dự án đào tạo
nghề,…
Nguồn vốn ODA cũng đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình
xã hội có ý nghĩ như Chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở
rộng, chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình nước sạch nông thôn, Chương
trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, Chương trình xóa đói giảm nghèo,… Nhờ vậy, thứ
hạng của nước ta trong bảng xếp hạng các quốc gia về Chỉ số Phát triển con người đêu
có cải thiện hằng năm.
ODA không chỉ bổ sung nguồn lực cho các chương trình xã hội mà điều quan
trọng là đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của con người trong các lĩnh vực
xã hội rộng rãi đòi hỏi có sự tham gia của đông đảo tầng lớp dân cư như Phòng chống
đại dịch HIV/AIDS, Phòng chống Ma túy, mại dâm,…
- Nguồn vốn ODA đã có tác dụng tích cực trong tăng cường năng lực, phát
triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp
luật, cải cách hành chính,…
Nhiều cơ quan đã được tăng cường năng lực với một lượng lớn cán bộ được đào
tạo và tái đào tạo về khoa học, công nghệ và kinh tế. ODA cũng mang lại những kinh
nghiệm quốc tế có giá trị đối với sự nghiệp phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, xã
hội, khoa học, pháp luật, công nghệ và bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước,…
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của ODA, một số bộ luật quan trọng đã được chuẩn bị
đúng hạn và được Chính phủ trình Quốc hội thông qua đáp ứng nhu cầu cải cách thể
chế trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu,
Luật Phòng chống tham nhũng,…
Việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa
bệnh thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại tại hai bệnh viện lớn là Bệnh viện
Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy và các dự án hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực y tế của
Nhật Bản cũng đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y bác sĩ cũng như
trang thiết bị y tế, qua đó cải thiện đời sống nhân dân mà đặc biệt là dân nghèo thành
thị.
Thông qua chương trình tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 1 do Nhật Bản
tài trợ, Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho hàng trăm doanh nghiệp,
tạo nhiều công ăn việc làm ổn định cho nhân dân. Ngoài số vốn 216 tỷ VND cho vay
lại, các Ngân hàng thực hiện tham gia đóng góp khoảng 130ty3 VND và người vay
cuối cùng góp khoảng 256 tỷ VND, nâng tổng số vốn đầu tư cho nền kinh tế tăng lên
khoảng 602 tỷ VND.
- Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và
nông thôn, xóa đói giảm nghèo.
Theo số liệu điều tra mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ dân
nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 còn 28,9% vào năm 2002. Và năm 2010 cũng là năm
đánh dấu Việt Nam chính thức vượt qua ngưỡng nghèo khi mức thu nhập bình quân
vượt 1.000USD/năm.
Khoảng 200 dự án với tổng vốn ODA hơn 3 tỷ USD đầu tư cho phát triển Nông
nghiệp và Nông thôn chiếm xấp xỉ 15% vốn ODA cam kết. Các dự án ODA đã góp
phần cung cấp nguồn tín dụng cho nông dân, tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển
công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, phát triển giao thông nông thôn, cung
cấp nước sạch, phát triển điện lưới sinh hoạt, trạm y tế, trường học.
Điển hình là thông qua viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản, trên 30
cây cầu trên các trục giao thông huyện lộ và tỉnh lộ đã được cải tạo và xây mới. Thông
qua các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi, đã xây mới và nâng cấp hơn 1.700 km tuyến
đường giao thông nông thôn, 13 nhà máy nước và 357 dự án điện. Các dự án này đều
có tầm quan trọng rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta.
Bảng 4 : Cơ cấu phân bổ vốn ODA theo vùng miền
Hiệp định ODA ký kết
1993 - 2007 Ngành, lĩnh vực
Tổng Tỷ lệ %
1. Vùng Đồng bằng Sông Hồng 3.500,83 13,69
2. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 2.063,78 8,07
3. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung 3.278,19 12,82
4. Vùng Tây Nguyên 1.132,39 4,43
3. Vùng Đông Nam Bộ 3.995,60 15,62
4. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.394,67 9,36
5. Liên vùng 9.211,33 36,01
Tổng số 25.576,79 100%
III. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
ODA TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Công tác quản lý các dự án ODA còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ
- Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ, còn nhiều hạn
chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công
trình sau đầu tư còn bỏ ngõ, ngoại trừ các DA vay lại và đang trong thời gian trả nợ.
Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ hoàn thành, tiến
độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một khi công trình được đưa
vào vận hành khai thác. Quan điểm và cách làm này gây khó khăn cho việc đánh giá,
định hướng đầu tư từ nguồn ODA tạo nên sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của
những bộ phận liên quan.
- Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Theo Bộ Tài
chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ
thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách thức của nhà tài trợ.
Vì vậy, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện 2 hệ thống thủ tục, một thủ tục để giải
quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ tục với nhà tài trợ
- Các địa phương vẫn chưa phát huy được tính chủ động trong việc đề xuất và lựa
chọn những dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA, bộc lộ những hạn chế về năng lực
chuyên môn và sự phối hợp kém hiệu quả giữa Sở, ngành ở tất cả các khâu trong chu
trình ODA (xây dựng, thẩm định, tổ chức, quản lý và thực hiện dự án).
- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ODA là khá yếu kém chưa đáp ứng được
nhu cầu. Đặc biệt ở các địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ODA chưa
được chuyên môn hóa, ít được bồi dưỡng và không có điều kiện tiếp cận các nguồn
thông tin chuyên biệt.
- Phân cấp quản lý vốn ODA giữa trung ương và địa phương còn nhiều bất cập.
Nguồn ODA là của Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam
qua Chính phủ nên Chính phủ phải thống nhất quản lý. Song Chính phủ không thể trực
tiếp quản lý toàn bộ các dự án ODA, nên phải có sự phân cấp cho chính quyền địa
phương. Song hiện nay, chúng ta chưa có hệ thống tiêu chí phân cấp rõ ràng, chỉ mới
dựa vào qui mô của dự án để quyết định phân cấp: Chính phủ trực tiếp quản lý các DA
lớn, còn chính quyền địa phương được phân cấp quản lý một số DA qui mô nhỏ. Sự
không rõ ràng trong phân cấp quản lý vốn ODA là một trong những nguyên nhân gây
nên sự chậm trễ và đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau giữa các cấp
2.2. Công tác huy độngODA còn chủ quan và thiếu chiến lược
- Tác động của lạm phát trong các năm gần đây dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn
ODA và vốn đối ứng.
- Chưa có chiến lược vận động và sử dụng ODA một cách rõ ràng và phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Do thời hạn vay dài, thời hạn ân hạn dài, lãi suất thấp, áp lực trả nợ chỉ phát
sinh sau thời gian dài sau này nên dễ tạo nên sự chủ quan trong quyết định, lựa chọn
nguồn tài trợ ODA. Ngoài ra, cơ quan đàm phán trực tiếp với nhà tài trợ thường là các
bộ, ngành trong Chính phủ nên chủ đầu tư chưa thấy hết tác động của những điều kiện
khó khăn mà nhà tài trọ ràng buộc.
2.3. Công tác triển khai các dự án ODA còn nhiều bất cập:
- Tình hình thực hiện các dự án (DA) thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ
tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy, thời gian hoàn thành
dự án kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng
hơn so với dự kiến và cam kết; đồng thời cũng làm giảm tính hiệu quả của DA khi đi
vào vận hành khai thác.
- Một số dự án thiết kế quá phức tạp với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, địa
phương trong khi năng lực điều phối, quản lý và thực hiện của cơ quan chủ quản lại
hạn chế.
- Một số dự án có chất lượng thiết kế thấp do: (i) Việc thiết kế dựa vào ý tưởng
của nhà tài trợ và vai rò làm chủ chưa cao; (ii) Việc tham vấn các đối tượng thụ hưởng
trong quá trình xây dựng dự án để tranh thủ sự ủng hộ trong giai đoạn thực hiện dự án
sau này chưa được quan tâm đúng mức, …
- Năng lực nhà thầu/tư vấn không đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngoài ra, đối
với một số dự án tài trợ theo hình thức viện trợ có ràng buộc xảy ra tình trạng nhà thầu
là công ty của nước cung cấp viện trợ bị phá sản và do đó không thực hiện được hợp
đồng cung cấp dịch vụ đã ký.
- Cơ chế vốn đối ứng giữa Trung ương và địa phương chưa phù hợp.
- Định mức chi phí xây dựng và chi phí quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu điều
kiện thị trường.
3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.1. Về phía nhà tài trợ:
ODA là nguồn vốn từ nước ngoài nên khi vào Viêt Nam sẽ gặp phải những sự khó
khăn do khác biệt về nhiều mặt như: ngôn ngữ, tập quán, thói quen làm việc, các quy định
về thủ tục, giấy tờ, quy trình…làm mất nhiều thời gian để giải quyết công việc.
Mặt khác, bản thân các nhà tài trợ cũng đặt ra nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà.
Qúa trình phê duyệt qua nhiều bước, hồ sơ bị lưu giữ lâu tại văn phòng các nhà tài trợ
ở Việt Nam (do văn phòng đại diện có ít thẩm quyền thường phải xin ý kiến cơ quan
cấp trên ở nước ngoài). Thêm vào đó, tư vấn nước ngoài chậm trễ trong việc hoàn
thành công tác thiết kế dự án, đánh giá kế hoạch và kết quả đấu thầu, thậm trí một số
trường hợp chuyên gia do tư vấn đề cử có năng lực kém, thiếu tinh thần hợp tác xây
dựng hoặc không đủ người như đã cam kết ban đầu và thường xuyên thay đổi nhân sự
chủ chốt làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án và tiến độ giải ngân.
3.2. Về mặt chủ quan
- Chưa có quy hoạch ODA sát với tình hình kinh tế xã hội. Chúng ta định hướng
vấn đề ODA chưa sát với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền, từng
lĩnh vực trọng tâm và từng thời kỳ. Đối với các địa phương, vấn đề hoạch định chiến
lược; quy hoạch thu hút và sử dụng ODA là hết sức nan giải do có rất ít sự chủ động
của địa phương trong vấn đề này, và năng lực đội ngũ quản lý ODA ở địa phương là
yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu. .
- Cơ sở pháp lý thiếu và chưa đồng bộ. Triển khai dự án rườm rà, liên quan nhiều
cấp bậc, ban ngành, địa phương
- Nhận thức chưa đúng về ODA, thiếu nhân lực giám sát hiệu quả và quản lý
chuyên nghiệp
- Giải phóng mặt bằng chậm, nhiều khó khăn
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM
Để có thể hình dung những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn
ODA cần thống nhất một số quan điểm cơ bản sau:
- Về khả năng thu hút vốn ODA trong các năm tới, do Việt Nam đã trở thành
quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt
trên 1.000 USD nên một số nhà tài trợ, đặc biệt các nhà tài trợ song phương châu Âu
sẽ điều chỉnh chính sách cung cấp ODA. Khi đó các nhà tài trợ sẽ giảm tài trợ, viện trợ
không hoàn lại, tập trung nhiều hơn vào cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, chuyển từ cho vay
ưu đãi chuyển sang cho vay thương mại với lãi suất cao hơn. Liên quan đến vấn đề
này, các chuyên gia nước ngoài cũng đã cảnh báo về bẫy thu nhập trung bình mà Việt
Nam có thể mắc phải, khi phải cân nhắc giữa việc một nước nghèo nhưng nhận được
nhiều viện trợ ưu đãi và một nước tiến lên mức thu nhập trung bình nhưng bị cắt giảm
các khoản viện trợ này.
- ODA không phải là nguồn vốn dễ kiếm, không phải là khoản cho không, nó
phải được nhìn nhận như 1 bộ phận của ngân sách nhà nước. Các cấp quyết định, cơ
quan chủ quản và chủ đầu tư các dự án ODA phải chịu trách nhiệm trước toàn dân -
không chỉ với thế hệ hôm nay mà cả m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế- ODA – Một trong những nguồn lực phát triển của Việt Nam.pdf