Đề tài Phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan 3

1.1. Phân loại hàng hóa 3

1.1.1. Khái quát về phân loại sản phẩm, hàng hóa và ý nghĩa của việc phân loại 3

1.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc phân loại sản phẩm, hàng hóa 8

1.1.3. Tiêu thức phân loại sản phẩm, hàng hóa. Phân loại sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. 9

1.1.4 Bậc phân loại và kí mã hàng hóa 11

1.2. Kiểm tra sau thông quan 13

1.2.1 Khái quát về kiểm tra sau thông quan 13

1.2.2 Kiểm tra sau thông quan 15

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan 21

1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến phân loại hàng hóa 21

1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra sau thông quan 22

Chương II: Phân tích thực tế về phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô 24

2.1 Ô tô và thực trạng xuất nhập khẩu qua Hải Quan Việt Nam 24

2.1.1 Khái quát chung về ô tô 24

2.1.2 Thực trạng xuất nhập khẩu ô tô qua Hải Quan Việt Nam 27

2.1 Hệ thống văn bản pháp luật quy định về phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô 32

2.1.1 Quy định về phân loại hàng hóa 32

2.1.2 Quy định về kiểm tra sau thông quan 34

2.3 Thực trạng phân loại và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô xuất nhập khẩu 37

2.4 Đánh giá thực tế công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan của Việt Nam 38

Chương III: Một số giải pháp và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan 40

3.1 Thực tế công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới và bài học áp dụng cho Việt Nam 40

3.2 Giải pháp và phương hướng nâng cao hiệu quả phân loại

hàng hóa 50

3.2.1 Cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các Bộ ban ngành 50

3.2.2 Đề xuất kiến nghị 51

3.3 Giải pháp và phương hướng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan 52

3.3.1 Tại khâu thu thập 53

3.3.2 Nguồn nhân lực 54

3.4 Hiện đại hóa hải quan Việt Nan trong công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan 54

3.5 Một số kiến nghị 60

3.5.1. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phân loại hàng hóa của cơ quan hải quan 60

3.5.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan 61

Kết luận 64

Tài liệu tham khảo 65

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Khi pittông đến điểm chết trên thì hỗn hợp khí bị nén ở áp suất cao nhất. Hành trình 3 – Sinh công ( cháy và giãn nở). Trước khi kết thúc quá trình nén thì bugi đánh lửa làm cho hỗn hợp bị cháy nhanh tạo ra áp suất nhiệt độ cao đẩy pittông đi xuống, sinh ra công. Hành trình 4 – Thải khí. Sau quá trình cháy, xilanh đẩy khí thải. Do quán tính, khi xuống đến điểm chết dưới thì pittông lại đi lên, đồng thời xuppáp thải mở ra và khí thải được đẩy ra ngoài. Khi đến điểm chết trên thì xuppáp đóng lại, kết thúc một quá trình thải. Hiện nay, ở Việt Nam theo quy định khí thải của ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn EURO 2. Trong khi đó, trên thế giới phổ biến áp dụng tiêu chuẩn EURO 4. 2.1.2 Thực trạng xuất nhập khẩu ô tô qua Hải Quan Việt Nam 2.1.2.1.Thực trạng xuất nhập khẩu: Thống kê thị trường nhập khẩu ôtô 4 tháng đầu năm 2009 - Theo số liệu Thống kê, 4 tháng đầu năm 2009 Việt Nam nhập khẩu 12.222 ô tô nguyên chiếc, đạt kim ngạch 220.490.485 USD (giảm 59,08% về số lượng và giảm 58,31% về kim ngạch so cùng kỳ 2008). Trong đó ô tô vận tải chiếm 38,83%, Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 33,09%, Ô tô trên 9 chỗ ngồi chiếm 4,89%, Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 33,09%, Ô tô trên 9 chỗ ngồi chiếm 4,89%. Trong 4 tháng đầu năm, số lượng ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt cao nhất với 8.203 chiếc, trị giá 99.339.680 USD (chiếm 61,12% về số lượng và 45,05% về kim ngạch), nhưng vẫn giảm 43,24% về số lượng và 33,03% về kim ngạch so cùng kỳ 2008. Tiếp theo là nhập từ thị trường Nhật Bản đứng thứ 2 với 1.358chiếc, kim ngạch 39.768.580USD (chiếm 11,11% về số lượng và 18,04% về kim ngạch); tăng 92,35% về số lượng nhưng giảm 3,86% về kim ngạch so cùng kỳ 2008.  Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 5 đạt khoảng 5.000 chiếc, giá trị kim ngạch khoảng 82 triệu USD. Nếu con số thực sau khi đã có số liệu thống kê chính thức sát với ước tính, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong tháng 5 sẽ tăng thêm 600 chiếc và khoảng 11 triệu USD về giá trị so với tháng 4. Trong tháng 4, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu thực tế đạt 4.400 chiếc và giá trị kim ngạch đạt 71 triệu USD. Tính tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc và các loại linh kiện, phụ tùng trong tháng 5, ước tính đạt khoảng 202 triệu USD, tăng khoảng 34 triệu USD so với tháng 4. Như vậy, sau 2 tháng đầu năm sụt giảm, kim ngạch nhập khẩu ôtô 3 tháng tiếp sau đó đã tăng trở lại. Theo một số doanh nghiệp, điểm khác biệt trong mấy tháng vừa qua là tỷ lệ nhập khẩu các loại xe đa dụng và xe 5 chỗ ngồi trở xuống hoán đổi vị trí cho nhau giữa tháng 3 với tháng 4 và 5 do tác động từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thị trường nhập khẩu ô tô 4 tháng đầu năm Thị trường Tháng 4 4 tháng Lượng (chiếc) Trị giá(USD) Lượng (chiếc) Trị giá(USD) 1 Anh 2 23.000 14 1.523.256 2 Canada 8 231.000 94 2.803.310 3 Đài Loan 135 1.198.275 334 3.265.385 4 Đức 36 1.523.789 216 8.702.682 5 Hàn Quốc 3.066 36.045.208 8.203 99.339.680 6 Hoa Kỳ 185 3.822.578 641 23.294.102 7 Indonesia 38 595.500 8 Nga 3 328.561 19 1.027.807 9 Nhật Bản 354 8.240.345 1.358 39.768.580 10 Australia 5 77.500 11 Tây Ban Nha 2 35.119 12 Thái Lan 181 3.103.557 305 5.386.165 13 Trung Quốc 356 13.208.519 737 25.104.120 Tổng cộng ô tô nguyên chiếc các loại 12.222 220.490.485 Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống 5.043 72.964.094 Ô tô trên 9 chỗ ngồi 433 10.791.292 Ô tô vận tải 5.832 85.621.900 Thống kê xuất nhập khẩu ô tô tháng 7/2009 Lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 7 có thể chững lại, tương đương với lượng xe đã nhập khẩu về nước trong tháng 6. Đó là ước tính mà Tổng cục Thống kê vừa công bố. Cụ thể, tháng 7/2009 ước tính sẽ có khoảng 7.000 xe ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước, đạt giá trị kim ngạch khoảng 106 triệu USD. Nếu ước tính của Tổng cục Thống kê trở thành hiện thực, thì với đà tăng liên tiếp trong 4 tháng qua và đặc biệt là mức tăng mạnh giữa tháng 6 so với tháng 5, sự chững lại đột ngột của tháng 7 so với tháng 6 có thể coi là dấu hiệu lạ. Bởi lẽ, hiện tại thị trường ôtô Việt Nam đang khá “nóng” với cảnh cháy hàng trên nhiều mẫu xe, kể cả một số mẫu xe đa dụng 6-9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh lớn đã chịu mức tăng mạnh của thuế tiêu thụ đặc biệt kể từ tháng 4/2009. Cũng theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu tất cả các sản phẩm ôtô (bao gồm cả các loại linh kiện, phụ tùng) trong tháng 7/2009 ước đạt 271 triệu USD, tăng khoảng 10 triệu USD so với tháng liền kề trước đó. Bước tăng trưởng này một phần xuất phát từ nhu cầu nâng công suất lắp ráp của một số nhà máy ôtô trong điều kiện nguồn cung đang hạn chế. Tháng 6/2009, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu đạt hơn 7.000 chiếc và giá trị kim ngạch đạt trên 98 triệu USD. Đáng chú ý, con số thực hiện trên thực tế này đã “vênh” lên đến 1.000 chiếc về lượng và 8 triệu USD về giá trị so với con số ước tính của Tổng cục Thống kê đưa ra vào cuối tháng 6. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong tháng 6 đã tăng rất mạnh so với tháng 5. Con số chênh lệch là 2.200 chiếc về lượng và 18 triệu USD về giá trị So với các năm thì lượng ô tô nhập khẩu có sự thay đổi, ta có thể theo dõi lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc qua các năm ở bảng sau Lượng ô tô nhập khẩu qua các năm Năm Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc Lượng (chiếc) Trị giá( Triệu USD) 1 2004 23.000 323 2 2005 15.960 265 3 2006  12.556  208 4 2007 28.000 523 5 2008 50.400 2440 2.1.2.2 Về tình hình chính sách thuế với ô tô xuất nhập khẩu Luật thuế tiêu thụ hiện hành có một lộ trình phân biệt đối xử giữa ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước với ôtô nhập khẩu: Năm 2004, thuế thấp hơn 70% so với ôtô nhập khẩu, năm 2005 thấp hơn 50%, năm 2006 thấp hơn 30%. Đến năm 2007 ôtô sản xuất lắp ráp trong nước mới hội nhập và chung mức thuế với ôtô nhập khẩu (80%, 50% và 25%), tương ứng với 3 loại xe ôtô dưới 5 chỗ ngồi, 6-15 chỗ, 16-24 chỗ. Để phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO, Chính phủ đề nghị từ 1/1/2006 áp dụng chung mức thuế là 50%, 30% và 15% tương ứng với các loại xe nói trên. Như vậy, so mức thuế hiện hành (80%, 50%, 25%), thuế ôtô nhập khẩu giảm 10-30%. Mức thuế chung này góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô trong nước vì mức thấp hơn so với lộ trình đã ấn định cho năm 2006 (56%, 35% và 17,5%); góp phần ổn định ngân sách và phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam. Theo mức thuế mới, giá của dòng xe 6 - 9 chỗ sẽ tăng mạnh nhất. Trước ngày 1.4, các loại xe từ 6 - 9 chỗ có dung tích xi-lanh trên 2.000 cm3 được áp mức thuế chung là 30%. Từ 1.4.2009, loại xe này sẽ chịu mức thuế tăng thêm từ 15 - 30%. Cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại xe 6 - 9 chỗ có dung tích xi-lanh từ 2.000 cm3 trở xuống tăng từ 30% lên 45%. Các loại xe trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 tăng từ 30% lên 50%. Xe trên 3.000 cm3 tăng từ 30% lên 60%. Với các mức thuế trên, giá của dòng xe từ 6 - 9 chỗ ngồi sẽ tăng từ 12% - 20%. Ví dụ: chiếc Acura 7 chỗ, trước ngày 1.4 có giá 120.000 USD, thì sau 1.4 giá sẽ tăng thêm khoảng 24.000 USD. Với dòng xe du lịch 5 chỗ, sau ngày 1.4, giá không có biến động nhiều, trừ xe có công suất lớn trên 3.000 cm3. Xe 5 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi-lanh trên 3.000 cm3 sẽ chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 60% thay vì 50% như hiện nay. Các dòng xe hạng trung phổ biến trong nước như Toyota Camry, Honda Civic... không phải chịu bất kỳ sự thay đổi nào, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn giữ nguyên mức 50% như trước đây. Còn các dòng xe nhỏ có dung tích xi-lanh 2.000 cm3 trở xuống như Hyundai Getz, Chevrolet Spark hay Kia Morning... có mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm thêm 5%, từ mức 50% hiện nay xuống còn 45%. 2.1 Hệ thống văn bản pháp luật quy định về phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô 2.1.1 Quy định về phân loại hàng hóa Cách phân loại mặt hàng ô tô không chỉ theo số chỗ ngồi như trước đây mà còn bao gồm cả các đặc điểm khác như dung tích xi – lanh, điều kiện sử dụng nhiên liệu là cách phân loại khoa học, hợp lý. Cách phân loại này sẽ giúp định hướng thói quen tiêu dùng của người dân đối với mặt hàng ô tô theo hướng tích cực hơn, mang nhiều ý nghĩa hơn. Ngoài ý nghĩa về việc điều tiết thu nhập, nó còn mang các ý nghĩa về ý thức tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ môi trường. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào số chỗ ngồi thì việc phân loại mặt hàng ô tô có những điểm cần phải xem xét lại. Nếu căn cứ vào tiêu chí về chỗ ngồi, mặt hàng ô tô được phân thành các nhóm bao gồm ô tô dưới 10 chỗ ngồi, ô tô từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi, ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi. Theo cách phân loại này thì ở nhóm thứ nhất, ô tô dưới 10 chỗ ngồi cần phải được xem xét lại để có quy định thể hiện rõ hơn ý nghĩa của sắc thuế này. Trong phân khúc này (ô tô dưới 10 chỗ), sự chênh lệch rất nhỏ về số lượng chỗ ngồi sẽ thể hiện một sự phân biệt rất lớn về giá trị, về mục tiêu sử dụng các sản phẩm ô tô này. Một chiếc xe thể thao hai cửa với hai hai chỗ ngồi được đánh đồng với một chiếc xe đa dụng với 8 chỗ ngồi thì sự đánh đồng này, nếu có, sẽ thể hiện rất nhiều điều không hợp lý liên quan đến giá trị hàng hóa, mục đích sử dụng cũng như mục đích phân phối, điều tiết thu nhập trong xã hội của sắc thuế này. Bởi vậy, đối với nhóm xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi, nên có sự phân tách thành các nhóm nhỏ hơn nữa. Có thể bắt đầu tư xe hai chỗ ngồi, xe 5 chỗ ngồi và xe từ 6 đến dưới 10 chỗ ngồi. Sự phân loại như vậy sẽ thể hiện rõ hơn, gần hơn các đặc điểm về giá trị, tính năng sử dụng của các mặt hàng cũng như giúp cho sắc thuế này thể hiện tốt hơn vai trò điều tiết các nguồn thu trong xã hội. Việc giao Chính phủ quy định mức thuế suất cụ thể đối với mặt hàng ô tô trong phạm vi tăng giảm không quá 20%, tùy thuộc vào tình hình thực tế trong từng thời kỳ, là một giải pháp hợp lý trong bối cảnh mặt hàng ô tô là một trong những mặt hàng khá nhạy cảm, quy định về thuế liên quan đến mặt hàng này không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của nhân dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý nhà nước trong các lĩnh vức khác như môi trường, giao thông đô thị… Luật quy định cho phép Chính phủ quyết định thuế suất với mặt hàng ô tô thay đổi trong giới hạn không quá 20% nhưng cần phải xác định rõ 20% của mức thuế suất nào, mức thuế suất được quy định tại dự luật này hay mức thuế suất tại thời điểm có quyết định điều chỉnh. Sau khi trao đổi và thống nhất giữa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Tài chính đã có chỉ đạo về việc phân loại đối với một số loại xe chuyên dụng nhập khẩu được hoán cải từ nước ngoài (xe cứu hoả, xe đông lạnh...). Theo đó, việc phân loại mặt hàng xe ô tô chuyên dụng cũng như các loại hàng hóa khác, phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc chung về phân loại hàng hóa và phải căn cứ vào thiết kế của nhà sản xuất, đặc điểm và tính năng kỹ thuật của hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu, phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Đối với loại xe được hoán cải và đã qua sử dụng ở nước ngoài dưới dạng xe chuyên dụng, cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào thực tế xe và kết quả giám định tại thời điểm nhập khẩu hoặc chứng nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành để phân loại và tính thuế theo thực tế xe tại thời điểm đó. Đối với những xe hoán cải trước khi làm thủ tục nhập khẩu (chưa đăng ký sử dụng ở nước ngoài theo loại xe đã hoán cải), để nhằm mục đích được phân loại vào xe chuyên dụng thì không tính thuế nhập khẩu theo xe chuyên dụng, mà tính thuế nhập khẩu theo loại xe nguyên thủy. Khi làm thủ tục đối với ô tô đã qua cải tạo nhập khẩu, ngoài các giấy tờ phải nộp và xuất trình theo quy định, doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan và cung cấp cho cơ quan giám định, quản lý chuyên ngành các tài liệu kỹ thuật đối với loại xe đã hoán cải. Khi xác nhận Tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu đối với loại xe đã qua cải tạo, tại mục 5 "đặc điểm của xe", cơ quan hải quan ghi rõ loại xe, tại thời điểm nhập khẩu và ghi thêm "không được thay đổi mục đích sử dụng 2.1.2 Quy định về kiểm tra sau thông quan Kiểm tra sau thông quan là điều được không ít doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu quan tâm trong bối cảnh thủ tục hải quan ngày càng đơn giản, thuận lợi và cơ quan Hải quan đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan để đảm bảo quản lý và chống thất thu ngân sách. Đây cũng là bước đi tích cực để ngành Hải quan căn bản chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với thông lệ quốc tế.Với mục tiêu ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, những năm gần đây đặc biệt là từ khi thực hiện Luật Hải quan sửa đổi (từ đầu năm 2006), thủ tục hải quan trong thông quan được đơn giản với hồ sơ giấy tờ giảm đáng kể. Tuy nhiên để đảm bảo quản lý, ngành Hải quan cũng đã tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan theo thông lệ quốc tế. Trong năm 2006, song song với việc thực hiện các khâu kiểm tra sau thông quan theo quy định của Luật Hải quan sửa đổi, ngành Hải quan đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho hoạt động lâu dài, theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Cơ quan Hải quan đã từng bước hoàn chỉnh Danh bạ các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005 để phục vụ cho quá trình thông quan hàng hóa và cập nhật cho dữ liệu thông tin về doanh nghiệp. Công tác phúc tập hồ sơ hải quan đã căn bản có nề nếp, đảm bảo tất cả hồ sơ các lô hàng đã thông quan đều được rà soát lại, các sai sót được phát hiện, khắc phục kịp thời. Một trong những vấn đề được ngành Hải quan thực hiện trong năm 2006 là đào tạo cho cán bộ công chức về kiểm tra sau thông quan, bổ sung cán bộ cho lực lượng kiểm tra sau thông quan đủ về số lượng và chất lượng để nâng cao hiệu quả công tác này. Năm 2007, lực lượng kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan sẽ tập trung kiểm tra, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của nhóm những doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch xuất nhập khẩu; tập trung xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp và mặt hàng trọng điểm. Việc tập trung kiểm tra nhóm những doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ giúp cơ quan Hải quan xác định mức độ chấp hành pháp luật của những doanh nghiệp này, từ đó có thêm thông tin hỗ trợ để xác định hình thức mức độ kiểm tra khi làm thủ tục đối với lô hàng xuất nhập khẩu. Đối với những doanh nghiệp và mặt hàng trọng điểm, việc kiểm tra sau thông quan cũng sẽ hạn chế những sai sót, vi phạm trong quá trình thông quan, từ đó chống thất thu ngân sách và chống gian lận thương mại. Để thực hiện mục tiêu trên, cơ quan Hải quan sẽ phân loại nhóm các doanh nghiệp lớn theo từng loại hình kinh doanh, xác định những doanh nghiệp và mặt hàng trọng tâm, trọng điểm. Trong quá trình kiểm tra sau thông quan sẽ tập trung kiểm tra về giá tính thuế, mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, chú trọng kiểm tra hàng lỏng, hàng rời. Đáng chú ý là sẽ kiểm tra việc thực hiện các ưu đãi về thuế, kiểm tra đối với hàng gia công và hàng sản xuất xuất khẩu - một loại hình vốn được tạo thuận lợi và đơn giản nhưng đã có một số trường hợp lợi dụng gian lận trốn thuế. Song song với đó, ngành Hải quan sẽ tiếp tục tăng cường năng lực thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy, bổ sung cán bộ công chức, đào tạo kiến thức chuyên sâu cho công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan... Một việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan là sẽ kiến nghị ban hành một số văn bản đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra sau thông quan như: hướng dẫn thực hiện điều 161 Luật Hình sự; thủ tục tạm giữ hàng hóa, kê biên tài sản; xử lý vi phạm hành chính. Trong giai đoạn 2008-2010 cục kiểm tra sau thông quan tăng cường năng lực kiểm tra Theo định hướng hiện đại hoá hải quan đến năm 2010, tỷ lệ kiểm tra hàng hoá trong thông quan phải đạt mức dưới 10%, nghĩa là sẽ có trên 90 % hàng hoá xuất nhập khẩu chưa được kiểm tra khi làm thủ tục thông quan. 2.3 Thực trạng phân loại và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô xuất nhập khẩu Ô tô được phân loại như sau: Phần XVII: Xe cộ, phương tiện bay, tầu thuyền và các thiết bị vận tải kèm theo.Trong đó: ô tô thuộc chương 87: Xe cộ trừ toa xe lửa hoặc xe điện; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng Nhóm 87.02: Xe ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe. Trong đó điển hình như: - - - - Dạng CKD: 8702 10 01 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa không quá 5 tấn 8702 10 02 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa trên 5 tấn nhưng không quá 6 tấn 8702 10 03 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa trên 6 tấn nhưng không quá 18 tấn 8702 10 04 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa trên 18 tấn nhưng không quá 24 tấn 8702 10 05 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa trên 24 tấn - Nhóm 87.03: Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý riêng và ô tô đua. Trong đó điển hình như: - - - Loại khác, chở 9 người kể cả lái xe: 8703 21 51 - - - - Xe 4 bánh chủ động (xe 2 cầu), dạng CKD 8703 21 52 - - - - Xe 4 bánh chủ động (xe 2 cầu), dạng nguyên chiếc/ Loại khác 8703 21 53 - - - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý riêng, ô tô thể thao và ô tô đua), dạng CKD 8703 21 54 - - - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý riêng, ô tô thể thao và ô tô đua), dạng nguyên chiếc/ Loại khác 8703 21 55 - - - - Loại khác, dạng CKD 8703 21 56 - - - - Loại khác Hay: - - - - Xe 4 bánh chủ động (xe 2 cầu), dạng CKD: 8703 23 25 - - - - - Dung tích xi lanh dưới 1.800cc 8703 23 26 - - - - - Dung tích xi lanh từ 1.800cc trở lên nhưng dưới 2.000cc 8703 23 27 - - - - - Dung tích xi lanh từ 2.000cc trở lên nhưng dưới 2.500cc 8703 23 28 - - - - - Dung tích xi lanh từ 2.500cc trở lên 2.4 Đánh giá thực tế công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan của Việt Nam Theo số liệu thống kê được của ngành hải quan, kết quả phân tích phân loại trong những năm qua đã làm thay đổi trên 60% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng, trong đó khoảng 25 - 30% mã số hàng hóa tăng thuế, khoảng 8-10% mã số hàng hóa giảm thuế, còn lại là thay đổi mã số khác nhưng không đổi thuế suất. Có những mặt hàng thay đổi thuế suất tăng từ 10% lên 50%; số tiền thuế truy thu là rất lớn. Sự điều chỉnh mã số hàng hoá theo hướng tăng thuế, liên quan đến số thuế ước tính tới hàng chục tỷ đồng, góp phần tích cực vào việc chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại. Tuy nhiên, điểm đáng nói ở đây, nhờ tính khách quan các kết quả phân tích phân loại mà những mối “băn khoăn” giữa doanh nghiệp và hải quan không “tiện nói ra” được giải tỏa. Theo số liệu của phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu miền Trung, tính đến nay, Trung tâm đã điều chỉnh từ 8 -10% mã số hàng hóa theo hướng giảm thuế, do doanh nghiệp đã khai nhầm vào cả mã số thuế có thuế suất cao hơn như các mặt hàng chất diệt khuẩn trong bể bơi, nước xử lý chất pha keo, amply PWA không dây... tạo nên niềm tin cho doanh nghiệp. Hàng ngàn mẫu hàng hóa các chủng loại, trong đó có khoảng trên 70% là các mặt hàng hóa chất, sản phẩm hóa chất, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, số còn lại thuộc các mặt hàng vải, giấy, cơ khí, điện tử cũng đã được trung tâm phân tích phân loại và trả lại giá trị thật của nó, hạn chế tối đa khiếu kiện, khiếu  nại. Hiện nay, chỉ tính riêng khu vực miền Trung, nhu cầu phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu đang gia tăng với tốc độ gia tăng mạnh mẽ. Nếu như năm 2005 tăng gấp 1,9 lần so với năm 2004  thì  đến cuối năm 2008 số lượng mẫu xử lý tăng gấp 40 lần so với năm 2004. Điều này tạo nên áp lực lớn đối với ngành Hải quan. Tuy nhiên, ngành Hải quan vẫn đang tiếp tục củng cố và mở rộng hoạt động phân tích phân loại, xây dựng phòng thí nghiệm đạt loại  2 theo tiêu chuẩn của hải quan thế giới (WCO), sử dụng kết quả phân tích phân loại như một trong những căn cứ để thông quan hàng hóa, đảm bảo thực hiện mục tiêu  kiểm tra giám sát hải quan, kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan Chương III: Một số giải pháp và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan 3.1 Thực tế công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới và bài học áp dụng cho Việt Nam * Hoạt động phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan của Hải quan Malaysia Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) chịu trách nhiệm ban hành và thực hiện các quy chế và chính sách mậu dịch. Thông tin về việc cấp giấy phép và thuế do Phòng Hải quan cung cấp. Malaysia tuân theo Hệ thống thuế hài hoà (HTS) để phân loại hàng hóa. Hải quan Malaysia bắt đầu áp dụng nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan từ tháng 9-2000. Vào thời điểm đó, các đơn vị chuyên trách về kiểm tra sau thông quan đã được thành lập một cách đồng bộ từ trung ương cho đến 16 Cục Hải quan vùng. Về tổ chức, ở cấp Trung Ương, Hải quan Malaysia có ba nhóm hoạt động chính là: quản lý (gồm hành chính, phân loại hàng hoá, thuế), nghiệp vụ (gồm kỹ thuật nghiệp vụ, trị giá, kiểm tra sau thông quan) và ngăn ngừa (gồm thuế nội địa, thu thuế). Ở cấp vùng, bộ phận kiểm tra sau thông quan được bố trí trong nhóm các hoạt động nghiệp vụ cùng với các lĩnh vực khác như: phân loại, trị giá. Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị kiểm tra sau thông quan cấp trung ương là lập kế hoạch, thu thập và cung cấp thông tin tình báo, trong khi đó các đơn vị cấp vùng thực hiện kiểm tra sau thông quan sau khi được lãnh đạo Hải quan vùng hoặc của cấp trung ương thông qua. Về mặt nghiệp vụ, trong cơ cấu tổ chức kiểm tra sau thông quan có hai ngạch là thông tin tình báo và kiểm tra tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động tại Malaysia và đại lý của họ đều là đối tượng kiểm tra sau thông quan. Như vậy, Hải quan Malaysia không có quyền kiểm tra sau thông quan người mua hàng hóa nhập khẩu trong nước. Thực tế này hạn chế việc kiểm tra trị giá giao dịch hàng hoá nhập khẩu. Nhằm đối phó với các thủ đoạn gian lận và tăng thẩm quyền kiểm tra sau của cơ quan Hải quan, Hải quan Malaysia đã có kế hoạch sửa đổi hệ thống văn bản liên quan đến kiểm tra sau thông quan. Kế hoạch này sẽ bắt đầu từ cuối năm 2006 và dự kiến được hoàn thành trong năm 2008.   Hiện nay, Hải quan Malaysia có quyền kiểm tra tại cơ sở của doanh nghiệp nhập khẩu, tiến hành điều tra vi phạm pháp luật hải quan, truy cập hồ sơ (dạng giấy và điện tử) của doanh nghiệp và áp dụng đầy đủ các phương pháp xác định trị giá GATT/WTO. Những thông tin liên quan đến kiểm tra sau thông quan đều được coi là bí mật và không được tiết lộ nếu không được cấp có thẩm quyền cho phép. Bất kỳ đối tượng nào vi phạm cũng đều bị xử lý với mức nặng nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù. Đặc biệt, nhiệm vụ thu khoản chênh lệch thuế phát hiện sau khi kiểm tra sau thông quan lại do một đơn vị khác thực hiện để đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động kiểm tra sau.   Các hành vi vi phạm được phát hiện sau khi kiểm tra sau thông quan sẽ được xử lý dưới hình thức truy tố, phạt tiền. Mức tiền phạt sẽ lớn hơn giá trị hàng hoá được kiểm tra từ 2 đến 10 lần, trong trường hợp xác định được giá trị thực của lô hàng hoá. Ngược lại, nếu không xác định được giá trị hàng hoá thì mức tiền phạt được ấn định ở mức từ 100.000 Ringgit đến 500.000 Ringgit. Nếu phát hiện và có kết luận về những hành vi vi phạm, Luật Hải quan hiện hành cho phép tịch thu tài sản cố định của doanh nghiệp để quy đổi thành tiền mặt nhằm khắc phục số tiền thuế thất thu nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán.  Một trong những ưu tiên hàng đầu của Hải quan Malaysia là nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ nhân viên làm công tác kiểm tra sau thông quan. Cụ thể, họ phải được trang bị kiến thức về luật, thủ tục hải quan, kĩ thuật kiểm toán, nguyên tắc kế toán, ngân hàng, thương mại quốc tế (nhất là thương mại điện tử). Việc đào tạo nhân viên kiểm tra sau thông quan được chia theo những trình độ khác nhau, như nhân viên mới, nhân viên đang làm công tác kiểm tra sau thông quan… Các nhân viên kiểm tra sau thông quan được khuyến khích làm việc lâu dài cho đơn vị này. Việc luân chuyển cán bộ được ưu tiên thực hiện giữa các đơn vị trong hệ thống kiểm tra sau thông quan và sau đó là giữa các đơn vị nghiệp vụ (như thông quan, trị giá, điều tra…).   Hải quan Malaysia hiện đã ban hành quy tắc ứng xử trong nội bộ ngành. Với những đặc thù của công tác kiểm tra sau thông quan, các nhân viên Hải quan trong lĩnh vực này được yêu cầu phải thực hiện nhiệm vụ một cách thận trọng, chuyên nghiệp và liêm chính. Trong quá trình kiểm tra sau thông quan, bất cứ hành vi xâm phạm đời tư hoặc quyền con người nào cũng đều bị coi là không thể chấp nhận. * Hoạt động phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan của Hải quan Nhật Bản Năm 1966, thủ tục thông quan hàng nhập khẩu của Nhật Bản chuyển từ hệ thống Hải quan tính thuế sang hệ thống người nhập khẩu tự khai báo và tính thuế. Từ đây, một yêu cầu đặt ra là làm thế nào để kiểm tra và rà soát kỹ các tờ khai, đảm bảo thu đúng thuế nhưng vẫn giải phóng hàng nhanh? Để giải quyết vấn đề này, năm 1968, hệ thống kiểm tra sau thông quan kiểm tra sau thông quan của Hải quan Nhật Bản đã được triển khai * Về c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24890.doc
Tài liệu liên quan