Đề tài Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế

Mục lục

Lời mở đầu.

I. Các yếu tố văn hoá. 4

1. Giới thiệu về văn hoá Trung Quốc. 4

2. Giới thiệu về văn hoá Nhật Bản. 13

II. Điểm tương đồng và điểm khác biệt. 31

1. Điểm tương đồng. 31

2. Điểm khác biệt. 32

III. Văn hoá ảnh hưởng đến các yếu tố sau. 32

1. Marketing. 32

2. Tài chính. 34

3. Quản trị nhân sự. 35

4. Production. 42

Kết thúc.

 

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3958 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Ritsu (Luật). Trong thời Heian, lần đầu tiên có 2 phái Phật giáo do các nhà sư Nhật Bản thành lập là phái Tendai (Thiên Đài) và phái Shingon (Chân Ngôn). Từ cuối thời Heian đến thời Kamakura có thêm 7 tông phái nữa là phái Yuzu-nenbutsu, phái Jodo, phái Jodo-shin, phái Ji, phái Nichiren, cùng 2 phái thiền lớn của Nhật Bản Rinzai và Soto. Vào đầu thời Edo, xuất hiện 1 phái thiền khác là phái O-baku, được đưa từ Trung Quốc vào Nhật Bản. Khi Phật giáo được đưa sang Nhật từ Triều Tiên và Trung Quốc, tại Nhật Bản đã có Thần đạo nên các nhà sư gặp nhiều khó khăn trong quá trình truyền đạo. Để 2 tôn giáo Thần đạo và Phật giáo cùng tồn tại, các nhà sư xây dựng hệ thống tư tưởng “thần phật tập hợp”. Theo tư tưởng này, các vị thần của Thần đạo là hóa thân của các đức phật trong Phật giáo. Ví dụ, vị thần Amaterasu-o-mikami (vị thần chính của thần đạo) là hóa thân của Đức Phật Như Lai mà tên tiếng Nhật là Birushana-butsu hoặc Dai-nichi Nyo-rai (Bì Lô Già Na Phật hoặc Đại Nhật Như Lai). Tư tưởng này tiếp tục đến cuối thời Edo, trước khi chính phủ Minh Trị quy định Thần đạo là tôn giáo nhà nước và đàn áp Phật giáo. Nhưng sau đó, chính phủ Minh Trị cho phép Phật giáo cùng tiếp tục tồn tại vì trong khoảng 1200 năm, Phật giáo đã đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và không thể nào xóa bỏ được ảnh hưởng của Phật giáo. Nói riêng về Phật giáo Nhật Bản, Thiền tông (hay Zen) là một tông phái khá đặc biệt. Việc đưa thiền vào Nhật Bản là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử tôn giáo của Nhật Bản. Thiền được nuôi dưỡng trong những nền văn hóa vĩ đại của châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đạt tới đỉnh cao ở Nhật Bản để rồi lan sang các nước phương Tây. Khi kỹ thuật đe dọa thống trị thế giới, thiền thức tỉnh nhiều người về những giá trị tinh thần cần thiết cho cuộc sống của con người. Thiền tông, với giáo lý chủ yếu là tham thiền nhập định để chứng ngộ Phật tính, vốn do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma khởi xướng. Khi Bồ Đề Đạt Ma 60 tuổi, ngài sang Trung Quốc để truyền bá thiền nhưng vua chúa Trung Quốc bấy giờ không hiểu được nên ngài tới chùa Thiếu Lâm và dạy thiền cho các nhà sư tại chùa đó. Hai phái thiền của NB, tức phái Rinzai (Lâm Tể) và phái Soto (Tào Đỗng), cũng là do nhà sư Trung Quốc sáng lập ra trong thời Đường, rồi đầu thế kỷ 13 du nhập vào Nhật Bản. Thiên chúa giáo. So với Thần đạo và Phật giáo, lịch sử của Thiên chúa giáo Nhật Bản tương đối trẻ. Năm 1549, nhà truyền giáo Francisco de Xavier, người Tây Ban Nha sang Nhật và lần đầu tiên giới thiệu tôn giáo này. Thời đó, cả triều đình và chính quyền Muromachi đều không có sức chi phối toàn quốc nữa, các sứ quân daimyo chia đất nước Nhật Bản thành nhiều khu vực và cai trị khu vực của mình. Những người truyền giáo Thiên chúa giáo thời đó không chỉ giới thiệu Thiên chúa giáo mà còn mang đến nhiều máy móc, kỹ thuật, ấn phẩm tiên tiến của phương Tây cũng như những điều mới lạ của các nước đông nam, tây nam Á. Vì vậy có một số sứ quân daimyo cho phép nhà truyền giáo hoạt động tại khu vực của mình để tranh thủ học hỏi kỹ thuật tiên tiến, giao dịch buôn bán, v,v… Nhưng sau khi thống nhất đất nước, sứ quân Toyotomi Hideyoshi đã cấm các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo hoạt động trên lãnh thổ Nhật Bản vào năm 1587, khi đã có khoảng 150 nghìn người theo. Chính quyền Tokugawa sau đó cũng tiếp tục đẩy mạnh chính sách này, nghiêm cấm người Nhật theo Thiên chúa giáo. Năm 1637, tại vùng Shimabara-Amakusa (tỉnh Nagasaki hiện nay) cuộc chiến Shimabara bùng nổ, 37.000 tín đồ Thiên chúa giáo trong khu vực này chiếm thành lũy, giao chiến với quân đội chính quyền. Sau đó, chính quyền tăng cường đàn áp tín đồ Thiên chúa giáo tới mức những người theo đạo này phải che giấïu tín ngưỡng của mình. Sau Minh Trị Duy Tân, chính sách cấm Thiên chúa giáo được hủy bỏ. Nhiều nhà truyền giáo, hầu hết từ Mỹ, đã tới Nhật Bản để phổ biến Thiên chúa giáo và đặt cơ sở tại Nhật Bản. Từ sau Minh Trị Duy Tân đến khi kết thức Thế chiến 2, vai trò của Thần đạo tăng lên. Trong thời kỳ đó, Thần đạo được coi là tôn giáo nhà nước vì Minh Trị Duy Tân có quan điểm lật đổ chính quyền võ sĩ để tái lập chính quyền của Nhật Hoàng, và như đã nói ở trên, vị thần tối cao của Thần đạo là vị thần tổ tiên của Hoàng gia. Tư tưởng này được sử dụng để tăng cường chi phối dân chúng dưới sự chỉ đạo của Nhật Hoàng. Nhưng, sau Thế chiến 2, chính sách “Thần đạo là tôn giáo của nhà nước” được bãi bỏ và Hiến pháp Nhật Bản hiện nay đảm bảo tự do tín ngưỡng Ngoài ra, người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.Đạo khổng du nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn tợ nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy yếu đi nhiều. Giá trị và thái độ. Với phương châm “mở cửa” để học tập văn minh tiên tiến phương Tây nhằm chấn hưng đất nước, đồng thời giữ vững cốt cách tinh thần văn hóa dân tộc, Nhật Bản là nước châu á duy nhất, sớm nhất thực hiện thành công cách mạng công nghiệp, hiện đại hóa đất nước để sánh cùng các cường quốc phương Tây, làm cho mọi quốc gia khâm phục, nể trọng. Nước Nhật chỉ mất hơn 20 năm để trở thành quốc gia có nền công nghiệp phát triển trong khi nước Anh phải mất hơn 100 năm. khi nói đến bản thân văn hoá truyền thống Nhật Bản còn có những đặc điểm cơ bản sau: Ngay từ thời cổ xưa, Nhật Bản đã từng nhìn vào Trung Hoa như một tấm gương, Nhật Bản cử những sứ bộ hào hứng sang các triều Đường, Tống, Nguyên, Minh… giao lưu, có người còn ở lại làm quan cho triều đình Trung Hoa. Trong những chừng mực nào đó, Nhật đã cố gắng du nhập và mô phỏng văn hoá Trung Hoa, cải tiến cho phù hợp ở Nhật, ví dụ cải tiến chữ Hán, tham khảo các điển tích Trung Hoa trong sáng tác văn học; nhấn mạnh tính chất Thiền “Zen” của đạo Phật, chấp nhận một số giáo lý của đạo Khổng. Về điểm này có thể rút ra rằng: Nhật Bản học hỏi để làm ra cái riêng của Nhật là “Giản lược và quyết liệt”- tính chất đó được thể hiện rõ từ những nét bút Nho, những bức tranh, cốt truyện hay đường kiếm của họ. Trong lịch sử, Nhật Bản chưa từng bị nước ngoài đô hộ. Khi quân Nguyên Mông hùng hổ tấn công 2 lần thì đều bị bão biển nhấn chìm tàu thuyền gần hết, một lần bỏ dở cuộc chinh phạt, lần sau một số tàu thuyền bị bão đắm, số quân tướng tràn lên bờ đều bị các samurai thiện chiến của Nhật tiêu diệt hoàn toàn. Đến khoảng những năm 50 của thế kỉ XIX, khi các nước phương Tây bắt đầu xâm lấn châu á, thì hầu hết các quốc gia vùng này từ  Trung Quốc to lớn đến các nước nhỏ khác đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc. Nhung xứ sở Hoa anh đào lại thoát khỏi nạn kiếp bị đô hộ nhờ vị trí khu biệt về địa lí, xa lạ về văn hóa và nhờ các tư tưởng canh tân, học hỏi du nhập điều hay của ngoại bang kể cả của những kẻ đối địch với mình. Trên thực tế, sau khi tiến hành cách mạng Minh Trị ít lâu, người nước ngoài đến Nhật rất đông, người Nhật bắt đầu học cách mặc đồ Âu mạnh mẽ, ăn bánh mì bơ, phó mát, dùng dao nĩa. Có lúc tưởng chừng một số nhân tố văn hoá nước ngoài lấn át được phần nào văn hóa bản xứ. Tới khi cao trào đó lắng dịu xuống, văn hóa truyền thống Nhật Bản lại trỗi dậy và xảy ra quá trình "Nhật Bản hoá" những gì được du nhập, thâu nhận, trao đổi và học hỏi được từ phương Tây. Chính vì vậy, việc du nhập, tiếp biến yếu tố văn hóa ngoại lai đã không phá hỏng, làm lai căng nền văn hóa bản xứ hay chia cắt văn hóa xứ sở này, trái lại còn giúp Nhật Bản tạo dựng được những hình mẫu văn hóa đặc sắc của mình. Với tư cách là một quốc gia dân tộc, Nhật Bản đã duy trì được nền văn hoá thuần nhất, riêng biệt, đặc sắc của mình từ thời tiền sử đến tận thời hiện đại và điều này làm nên sức mạnh của Nhật Bản, tạo nên một vị thế hiếm có của Nhật trên thế giới trong thời gian qua. Thói quen và cách cư xử. Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế người Nhật không có quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác. Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ dưới, người chủ hoặc sếp trong công ty được ví như cha mẹ và nhân viên được xem như con cái trong gia đình. 2.5.1 Danh thiếp phải được trao và nhận bằng hai tay. Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi lần đầu tiên. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau. 2.5.2 Sự hòa thuận trong giao tiếp, người Nhật không muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho những quyết định có kết quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật sự của họ bởi vì muốn duy trì sự hòa thuận. Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn cả tính logic, người Nhật cũng thường trò chuyện xã giao để thiết lập quan hệ với bạn trước khi bàn bạc công chuyện kinh doanh. Hãy quan sát các đối tác này để quyết định thời điểm bắt đầu thảo luận công việc. Nếu đại diện nhóm nói chuyện thì những người còn lại nên ghi chú những điều cần thiết để bàn bạc thêm với nhóm sau đó, vì người Nhật thường thể hiện mình khá phức tạp, khó hiểu. Lời nói “Vâng” (Yes) của họ có thể có nghĩa là “không” nếu đi kèm với những cụm từ như We will think about it (Chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó), We will see (Chúng tôi sẽ xem lại) hoặc Perhaps (Có lẽ). Bạn có thể mất ba lần gặp gỡ và có khi một năm để mối quan hệ kinh doanh với họ được trở thành chính thức. 2.5.3 Nghệ thuật chiêu đãi khách: Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác của hai phía trong bữa tiệc còn quan trọng hơn cả thức ăn. Không nên mang vợ đến những buổi tiệc này, chủ tiệc người Nhật thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu nhân theo họ. Người Nhật vẫn còn trọng nam hơn nữ, nên chúng ta rất ít gặp những đối tác kinh doanh là nữ. Các buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và có rất nhiều thức ăn và rượu uống thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình. Việc đổ nước tương trực tiếp lên cơm bị xem là bất thường. Người ta ít khi tự rót rượu cho mình trong các cuộc giao tế. Thông thường, một người sẽ rót rượu cho người đi cùng và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho người đó. Tuy nhiên nếu một trong hai người đang uống rượu từ trong chai và người kia chỉ uống từ ly thì bạn có thể tự rót rượu, nếu không sẽ phải chờ rất lâu. 2.5.4 Cương vị lãnh đạo và cấp bậc xã hội: Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người ra quyết định sau cùng sau khi đã lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Quyết định của lãnh đạo là đại diện của sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người. Giá trị của mỗi công ty là sự hòa thuận và tuân theo của từng thành viên và quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành. Không tranh cãi: người Nhật không quen với việc tranh luận bởi vì họ không tách mình ra khỏi tập thể. Tỏ thái độ bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng lịch sự. 2.5.5 Các cuộc gặp gỡ trong kinh doanh: + Làm quen: giai đoạn làm quen trong kinh doanh bắt đầu trong những lần gặp gỡ đầu tiên, giai đoạn này không được quá hấp tấp. Chỗ ngồi với người Nhật phải theo cấp bậc và có thể trao đổi những vấn đề chung như thời tiết, gia đình, du lịch… Nên giới thiệu từng thành viên trong buổi gặp mặt cùng với cấp bậc và vị trí từ cao đến thấp. Sau lần gặp này, họ thường mời bạn dùng cơm tối với họ và đây cũng là cách để xây dựng mối quan hệ thân mật hơn. + Thu thập thông tin: Hãy để cho người cấp cao nhất hoặc trợ lý của ông ta đề cập đến mục đích của cuộc gặp mặt, đây cũng là dấu hiệu để chúng ta biết cuộc thương thảo sắp bắt đầu. Mục đích của cuộc gặp gỡ là thu thập thông tin từ đối tác, nên bạn phải chuẩn bị thật chi tiết những đề nghị của bạn. Hãy sẵn sàng trả lời rất nhiều câu hỏi từ phía họ, và người Nhật thường không ra quyết định cho lần gặp gỡ này. Đùa cợt không được chấp nhận khi thương lượng: Rất nghiêm túc trong công việc nên người Nhật không bao giờ đùa giỡn khi chưa chứng tỏ được năng lực của mình. Đùa giỡn thường là sau khi đã hoàn thành công việc hoặc sau giờ làm việc. + Thỏa thuận bằng miệng: Người Nhật tin vào thỏa thuận bằng miệng, những hợp đồng được chuẩn bị chi tiết gây cảm giác rằng lòng tin chưa có từ hai phía. Họ thích linh động, thiện chí, có thể điều chỉnh trong thương thảo, họ cho rằng sự tranh chấp có thể làm giảm đi sự hòa thuận. 2.5.6 Nguyên tắc khi giao tiếp:  + Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp. + “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.  + Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp.  + Khi bắt tay với họ thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước. 2.5.7 Những tinh thần chủ đạo của văn hóa doanh nhân là:  - Doanh nhân phục vụ đất nước. - Quang minh chính đại.  - Hòa thuận nhất trí.  - Lễ độ khiêm nhường.  - Phấn đấu vươn lên.  - Đền đáp công ơn. Các quy tắc kinh doanh của văn hóa kinh doanh Nhật Bản:  - Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào.  - Cần nuôi dưỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tế xã hội mới vận hành bình thường được.  - Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thầy của doanh nhân. Phải luôn thấu hiểu cái lý của họ. Phải đáp ứng kỳ vọng của họ, họ là trung tâm trong các hoạt động của doanh nhân.  - Với người Nhật, không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên.  - Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm. - Phấn đấu làm ra sản phẩm có chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng mới quan trọng nhất. Thẩm mỹ. 2.6.1 Thư pháp: tại Nhật Bản gọi là thư đạo. Theo các chuyên gia thư pháp Nhật Bản, chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình là chữ Hiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh). Thư pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán từ Trung Quốc đến và kiểu chữ Hiragana, Katakana. Hiện nay, ở Nhật Bản có từ 8 đến 10 triệu người tham gia viết thư pháp, và thư pháp được coi là một trong những môn nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản. Theo phân loại của Hội thư pháp Mainichi của Nhật Bản, thư pháp truyền thống đến thư pháp hiện đại của Nhật bản có thể được xếp theo 7 bộ môn sau: + Thư pháp chữ Hán: Được tạo nên nhờ dựa vào thơ, văn xuôi cổ điển viết bằng chữ Hán, dựa vào cảm nhận nghệ thuật và phương pháp học thư pháp của từng người thông qua các tác phẩm từ nhiều chữ đến ít chữ, và các thể loại thư pháp như Ten (Triện thư), Rei (Lệ thư), Kai (Khảo thư), Gyo (Hành thư), So (Thảo thư), tìm kiếm thể loại thư pháp vốn có. Bộ môn thư pháp chữ Hán thể hiện tính hiện đại hoà quyện trong tính truyền thống. + Thư pháp chữ Kana: Được tạo ra để viết những từ ngữ đẹp của Nhật Bản thông qua việc cải biên, phát triển những bài hát Waka và thơ Haiku. Có sự biểu hiện phong phú tùy theo chí hướng khác nhau của các tác giả về những bài ca cổ mà thư pháp Kana. Vẻ đẹp của chữ Kana hiện đại được hoà trộn với cảm giác mới của Kana chữ lớn (nguồn gốc của chữ Kana là chữ nhỏ). + Thư pháp thơ văn cận đại (Cận đại thi văn thư): Là những tác phẩm lấy văn và thơ hiện đại làm đề tài, điều hoà giữa chữ Hán và chữ Kana tạo ra một thư pháp mới. Đây là bộ môn đã được triển khai, mở rộng ở các kì triển lãm Thư pháp Mainichi. Do tính chất dễ đọc và gần gũi nên nó nhận được sự ủng hộ của nhiều người. + Thư pháp viết chữ lớn (Đại tự thư): Là những tác phẩm thư pháp viết chữ lớn mà số lượng chỉ từ 1 đến 2 chữ. Một thế giới thư pháp mới được tạo ra từ việc định hướng tạo hình, tôi luyện đường nét và sáng tạo về màu đen. + Thư pháp chữ in bằng khuôn khắc đá – Tenkoku (Triện khắc): Bộ môn này được cho là tinh hoa của phương Đông và giới thư pháp. Chữ in bằng khuôn hình vuông 3 phân. Người ta khắc trên đá những bản thư pháp và chữ viết thời cổ đại của Trung Quốc sau đó in trên giấy trắng, tạo nên sự tương phản rất đẹp giữa mực (đỏ) và giấy. Tekuko là cảm giác tạo hình mới dựa trên nền tảng truyền thống được hoà quyện trong một không gian nhỏ. + Thư pháp chữ khắc gỗ (Khắc tự): Chữ viết được khắc lên bản gỗ. Chữ viết ở đây khác với chữ viết bằng bút, nó mang tính lập thể và còn có thể được tô bằng nhiều màu sắc. Khắc tự là một bộ môn thư pháp đang gây được sự chú ý. + Thư pháp ZenEi (Tiền vệ thư): Bộ môn này biến đổi nhận thức trước kia về thư pháp (coi thư pháp là biểu hiện của nhân cách con người). Thư pháp Tiền vệ thư chịu ảnh hưởng của hai trường phái: hội họa trừu trượng phương Tây và triết học phương Đông. Không bị giới hạn bởi việc lấy chữ làm nguyên liệu chính, người viết có thể tự do thể hiện tâm hồn và tình cảm thông qua các tác phẩm nghệ thuật mang tính trừu tượng. 2.6.2 Trà đạo: được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà. Trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Có rất nhiều qui tắc cần biết trong trà đạo Nhật Bản như: Trà thất Chabana Tokonoma Cách bày trí các đạo cụ trong Trà Thất Cách bày trí đạo cụ trong Trà Viên Những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng thức trà V.v… 2.7 Giáo dục. Trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ rất quan trọng đối với trẻ em. Thông thường, phụ nữ Nhật Bản có xu hướng trở thành các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi lập gia đình, trong đó dạy dỗ và chăm sóc con cái là một trong những nhiệm vụ chính. Trên cơ sở đó, kiểu giáo dục này đòi hỏi người mẹ phải có trình độ học vấn cao để có thể giúp con họ có thể vượt qua được chương trình giáo dục khắc nghiệt ở đây. Vì vậy, với những người phụ nữ có trình độ học vấn cao, khi lấy chồng họ vẫn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng tốt các kiến thức đã học để dạy dỗ con cái thay vì thuê gia sư hoặc đến trường học thêm. Giữa những năm 1947 và 1950, hệ thống giáo dục Nhật Bản được thay đổi thành hệ thốg 6-3-3-4 trên toàn quốc (6 năm cho tiểu học, 3 năm cho trung học cơ sở, 3 năm cho trung học cho trung học phổ thông và 4 năm cho cao đẳng, đại học), là chuẩn mực giáo dục ở Nhật Bản. Sơ đồ Hệ thống Giáo dục ( hhtp://www.iced.edu.vn ) Và khi học sinh sau khi kết thúc chương trình phổ thông trung học, học sinh có thể tiếp tục học 4 năm chương trình đại học hoặc 2 năm chương trình cao đẳng. ở Nhật, các trường cao đẳng và đại học đều được gọi là “University”,  giáo dục đại học kéo dài 4 năm, và đối với một số ngành như Y, nha khoa, thú y kéo dài 6 năm, chương trình cao đẳng kéo dài 2-3 năm. Ngoài ra, các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có thể vào học các trường dạy nghề. Học sinh sau khi học xong chương trình đại học có thể tiếp tục học lên chương trình thạc sĩ 2 năm và tiến sĩ 5 năm ( chia làm 2 kỳ : 2 năm đầu lấy bằng thạc sĩ, 3 năm tiếp theo lấy bằng tiến sĩ). Đối với chương trình tiến sĩ ngành Y, nha khoa, thú y chỉ mất thêm 4 năm sau khi kết thúc 6 năm đại học. Một số trường Y, nha khoa và thú y đào tạo chương trình tiến sĩ 5 năm hoặc 3 năm. Năn 2007, Nhật Bản chi trên 7% GDP cho ngân sách giáo dục quốc gia ( Các chuyên gia giáo dục Nhật bản đã có nhiều dự án nghiên cứu về tình hình kinh tế – xã hội cũng như văn hoá lịch sử, lối sông người dân để tìm ra chương trình giáo dục phù hợp nhất cho mọi cấp. Các cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản nhằm vào các mục tiêu: Tăng tầm quan trọng đặc biệt việc phát triển của từng cá nhân; Chuyển sang hệ thống giáo dục học tập suốt đời; tạo sự cân bằng giữa các kiến thức truyền thống với các kiến thức công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay tại Nhật Bản phục vụ xu hướng quốc tế xã hội và thời đại thông tin. Tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản, sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa các trường là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học.Với những xu hướng cải cách giáo dục hiện đại hiện nay, Nhật Bản hy vọng sẽ lại một lần nữa tạo nên những điều thần kỳ mới trong quá trình phát triển trong tương lai không xa. 2.8 Khoa học và công nghệ. Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học Robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh. Vào ngày 1 tháng 6 lúc 6:02am giờ Nhật Bản, tàu con thoi Discovery đã rời bệ phóng Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida mang theo Module Kibo cùng nhà du hành Akihiko Hoshide và sáu đồng nghiệp khác, mục đích chính của chuyến đi là lắp đặt phần quan trọng của phòng thí nghiệm Nhật Bản có tên Japanese Pressurised Module (JPM) cùng cánh tay máy dài khoảng 10m phục vụ cho công tác lắp đặt về sau cho Kibo. Nhật Bản là đất nước sở hữu nhiều khoa học gia đoạt giải Nobel nhất ở châu Á hiện nay. II. Điểm tương đồng và điểm khác biệt . Điểm tương đồng: Cùng là 2 quốc gia Phương đông do đó, Trung Quốc và Nhật Bản đều có mang trong mình những nét văn hoá tương đồng. Chữ viết: theo kiểu chữ tượng hình. Đều là 2 quốc gia có số lượng Phật tử đông nhất thế giới ( Trung quốc thứ nhất và Nhật Bản thứ nhì ). Ở Nhật và Trung Quốc thì Phật giáo đều là một đạo giáo xuất phát từ bên ngoài nhưng do có những triết lý và đặc thù tương đồng với những tôn giáo xuất phát từ bản thên chính nước này .VD: như đối với Nhật Bản là thần giáo và đối với Trung Quốc là đạo Nho giáo, đạo giáo . Tôn giáo của Nhật Bản bị ảnh hưởng lớn từ Trung hoa với việc du nhập đạo giáo Khổng giáo và Phật giáo . Đặc biệt là vào thời kì sau khi đất nước thống nhất, các chính quyền võ sĩ Kamakura, Muro-machi và Tokugawa ủng hộ Phật giáo, vừa để Phật giáo cùng chính quyền được tồn tại lâu dài, vừa để lợi dụng Phật giáo thống trị dân chúng. Trong thời Edo, tức chính quyền Tokugawa, chính quyền tích cực sử dụng hệ thống chùa chiền Phật giáo để quản lý hộ khẩu của người dân. Chính quyền buộc mọi người phải đăng ký thuộc một chùa nào đó và các chùa lập danh sách tín đồ thuộc chùa mình. Khi dân chúng cần phải làm lễ liên quan đến Phật giáo thì phải nhờ chùa mà mình đã đăng ký. Một mục đích khác là tránh không để dân chúng chạy theo Thiên chúa giáo. Chế độ này giúp số lượng tín đồ Phật giáo tăng lên và các chùa được kết hợp với xã hội rất chặt chẽ, nhưng mặt khác, các chùa đã có số tín đồ nhất định nên không cố gắng truyền đạo nữa. Do đó, có rất nhiều những quan niệm cuộc sống rất giống nhau. Có tính giai cấp, đề cao địa vị xã hội, tôn tị trật tự trong xã hội rất quan trọng.Trọng nam khinh nữ. Trong các cuộc đám phán không thường đi thẳng vào vấn đề. Trước khi đàm phán thường hay mời đối tác dùng các bữa ăn thân mật nhằm tìm hiểu, và tạo các mối quan hệ thân thiết. Trách các xung đột cá nhân: không phê bình hay chỉ trích người khác một cách thẳng thắn. Coi trọng chữ tín, do đó, trong các cuộc đàm phán thường có những thoả thuận bằng miệng hơn là văn bản giấy tờ. Một nét tương đồng nữa giữa 2 quốc gia, mà có thể nói đã tạo ra thành công cho 2 quốc gia này đó là rất trọng thời gian. Do đó, khi gặp các đối tác này bạn không được phép đến trễ. Điểm khác biệt: Nếu như đạo Phật ở Trung Quốc bị chi phối bởi Đạo giáo và Nho giáo thì Phật giáo Nhật Bản lại bị chi phối bởi Thần giáo . Trung Quốc có một nền văn hoá rất đa dạng, trong khi văn hóa của Nhật lại có tính đồng nhất rất cao. Tôn giáo ở Nhật khá phức tạp độ thuần nhất thấp hơn nhiều so với Trung quốc điển hình như đa số người nhật có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctrung_quoc_va_nhat_ban__3174.doc
Tài liệu liên quan