Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần vincom

Năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể là do tổng tài sản tăng và tổng nợ cũng tăng

Tài sản tăng lên chủ yếu là do:

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 1,630,484,681,839 đến 4,898,009,760,588 trong khi tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm từ 26,847,972,877 xuống 1,426,939,327,932 chứng tỏ công ty đang chuyển các khoản tiền mặt nhàn rỗi của mình sang các khoản đầu tư tài chính

Hàng tồn kho giảm 25,179,877,914 xuống 14,403,029,190 và các khoản phải thu ngắn hạn 489,253,962,383 tăng 1,007,793,360,822 trong khi doanh thu thuần tăng lên đáng kể từ 239.180.299.742 tới 1.974.446.241.603, trong năm 2009 công ty bán được nhiều hàng hơn

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4221 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần vincom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
031,406,270 Cty CP ĐT du lịch Vinpearl Hội An 60,465,690,397 Cty CP ĐT VFG 50,000,000,000 Cty CP truyền thông thanh niên 12,400,000,000 Cty CP ĐT & PT BĐS Hải Phòng 172,461,222,305 Cty CP đô thị BIDV PP 47,695,392,174 Cty CP truyền thông QT 3P 11,000,000,000 Cty TNHH BĐS Tây Tăng Long 150,000,000 Sứ mệnh Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ BĐS cao cấp với chất lượng quốc tế, mang tính độc đáo và sáng tạo cao nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên. Đối với cổ đông: Đảm bảo và luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững cho cổ đông. Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân đối với đất nước. Giá trị cốt lõi Đầu tư bền vững, lấy khách hàng làm trung tâm. Coi trọng đẳng cấp, chất lượng. Đề cao tính tốc độ, hiệu quả trong công việc. Tôn trọng sự khác biệt và năng lực sáng tạo. Hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng. Tập thể đoàn kết, ứng xử nhân văn và coi trọng sự trung thành. Thượng tôn pháp luật và kỷ luật. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên khát vọng tiên phong và niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Tình hình hoạt động của công ty Tính đến 30/6/2011, Công ty CP Vincom đã đạt được 860 tỷ đồng doanh thu và 461,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 199% và 418% tương ứng so với cùng kỳ năm 2010. Tổng tài sản hợp nhất là 29.323 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất là 6.029 tỷ đồng. Vincom tiếp tục duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp cao ở lĩnh vực cho thuê văn phòng và trung tâm thương mại, vốn là thế mạnh của Công ty. Các tòa nhà Vincom Center Hà Nội, Vincom Center B TP. Hồ Chí Minh đều duy trì hiệu suất sử dụng và tỷ lệ cho thuê cao. Quý II ghi nhận những sự kiện quan trọng của Vincom khi dự án Vincom Village – Dự án biệt thự sinh thái cao cấp bên sông, Trung tâm thương mại, Trường học và Bệnh viện khách sạn quốc tế trên diện tích 183 ha chính thức ra mắt thị  trường ngày 24/05/2011. Với tiến độ thi công khẩn trương, tổ hợp TTTM Vincom Center Long Biên hiện đại thuộc dự án Vincom Village, với hơn 45.000 m2 diện tích sàn xây dựng, dự kiến khai trương vào ngày 24/12/2011. Nằm trong chiến lược thoái vốn tại các dự án quy mô nhỏ, trong quý này, HĐQT đã thông qua việc chuyển nhượng 56% cổ phần tại CTCP Bất động sản Xavinco, hoạt động này đóng góp 159 tỷ đồng trong lợi nhuận hợp nhất sau thuế quý II của Công ty. Tính đến ngày 31/05/2011, 99,9 triệu đô la Mỹ TPCĐ (tương đương 99,9% tổng giá trị đợt phát hành) đã được trái chủ chuyển đổi thành 31.260.357 cổ phần của Công ty (với mức giá chuyển đổi điều chỉnh sau khi Công ty pha loãng cổ phiếu thông qua việc tăng vốn và chia cổ phiếu thưởng năm 2010). 100 ngàn đô la Mỹ trái phiếu còn lại đã được Vincom thanh toán gốc và lãi cho trái chủ theo điều khoản “mua lại theo quyền chọn của Bên phát hành”, do lượng chuyển đổi đã đạt trên 90%. Như vậy, 99,9 triệu đô la Mỹ TPCĐ vốn nước ngoài huy động ngày 15/12/2009, đã được chuyển đổi thành nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty và hoàn tất việc thanh toán trước ngày đáo hạn hơn 3 năm. Từ nay đến cuối năm, ngoài việc tiếp tục tập trung nâng cao năng lực quản lý và khai thác hệ thống TTTM, văn phòng tại Vincom Center Hà Nội và Vincom Center B TP. Hồ Chí Minh, Vincom sẽ đẩy mạnh thi công xây dựng các tổ hợp dự án Royal City, Times City, Vincom Village và Vincom Center A TP. Hồ Chí Minh theo đúng và vượt tiến độ đề ra. Để thực hiện khát vọng trở thành Tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam mang tiêu chuẩn Quốc tế, Vincom sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai các kế hoạch huy động vốn trong và ngoài nước, phục vụ cho các dự án cụ thể, đồng thời tích cực mở rộng hợp tác với các đối tác lớn, có năng lực kinh nghiệm trong nước và Quốc tế. Mục tiêu phát triển của công ty: Trong định hướng nhằm trở thành thương hiệu hàng đầu về bất động sản cao cấp tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình tập đoàn, Công ty CP Vincom còn tham gia góp vốn thành lập và giữ cổ phần chi phối vào hàng loạt các công ty bất động sản lớn tại Hà Nội như Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Địa ốc Hoàng Gia; Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng; Công ty bất động sản Viettronics... Ngoài ra, Vincom còn có nhiều dự án đang trong giai đoạn xúc tiến, lập phương án đầu tư tại các thành phố lớn khác tại Việt Nam và tiếp tục hướng tới mục tiêu lớn hơn: Phát huy những lợi thế và uy tín đã tạo dựng được trong nước để mở rộng kinh doanh BĐS ra khu vực Đông Nam Á và Châu Á, tạo nên hình ảnh một tập đoàn kinh doanh BĐS Việt nam đầy năng động và bản lĩnh trong con mắt bạn bè quốc tế. Phấn đấu đưa Vincom trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh với sự phát triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh như kinh doanh tài chính ngân hàng, đầu tư các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, sân golf tiêu chuẩn quốc tế và khu nghỉ dưỡng cao cấp… Tầm vóc một doanh nghiệp thời hiện đại không chỉ thể hiện qua những chỉ số tăng trưởng mà còn thể hiện rất rõ qua việc doanh nghiệp thực thi trách nhiệm xã hội của mình... Quỹ Thiện Tâm ("Kind Heart Foundation"), được thành lập bởi Công ty Vincom. Thành lập từ năm 2006, đến nay, Quỹ Thiện Tâm đã dành hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho các hoạt động từ thiện, chăm sóc phụng dưỡng gần 1.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng trên 1.000 nhà tình nghĩa, xây trường học, hỗ trợ các hộ nghèo, các vùng bị thiên tai… Quỹ Thiện Tâm thường xuyên ủng hộ bệnh nhân nghèo, người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Quỹ Thiện tâm còn tổ chức và tham gia các chiến dịch như: “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” (tỉnh Thái Bình, năm 2007), “Đưa trẻ em vùng lũ trở lại trường” (Thừa Thiên – Huế, năm 2007), “Chăn ấm vùng cao” (tỉnh Hà Giang, năm 2007), “Ủng hộ các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” (Cần Thơ, năm 2007), “Nhà giàn cho các chiến sỹ ngoài hải đảo”, “Cứu trợ mùa giáp hạt” (tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Hà Giang vào tháng 6/2010)... Công ty Vincom và Quỹ Thiện Tâm đã tham gia sáng lập Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF). Tháng 10/2009, Quỹ Thiện Tâm cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam khởi công xây dựng Trung tâm từ thiện Phật Tích tại quần thể văn hóa Phật giáo Phật Tích (Bắc Ninh), nhằm giúp đỡ người già cô đơn và trẻ mồ côi, đối tượng chính sách ở khu vực phía Bắc và cả nước. Năm 2008, Vincom vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhân Ái Việt Nam - giải thưởng tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều hoạt động nhân đạo vì cộng đồng. Là một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực bất động sản, Công ty CP Vincom hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, xây dựng và khai thác các tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp… Từ tòa tháp đầu tiên Vincom Center Hà Nội đến tòa nhà mới khai trương Vincom Center đều là những “Tòa nhà tiết kiệm năng lượng”. Với những công trình đang xây dựng, Công ty Vincom đều đặt ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng và dành ra nhiều không gian xanh. Cụm tổ hợp 3 tháp Vincom Center Hà Nội: Vincom Center Hà Nội được thiết kế đặc biệt để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng nhân tạo. Ba tòa tháp được lắp đặt hệ thống điều hòa đồng bộ, vận hành và điều khiển bằng phần mềm máy tính, hạn chế tối đa sự lãng phí năng lượng. Hệ thống thông gió đặt trên nóc giúp không khí trong tòa nhà luôn được lưu thông, nhiệt độ và độ ẩm tại các vị trí khá đồng đều. Năm 2008, Vincom Center Hà Nội vinh dự nhận giải thưởng “Tòa nhà tiết kiệm năng lượng”. Cụm tổ hợp Vincom Center TP.HCM: Vincom Center là tòa nhà “xanh” và tiết kiệm năng lượng đầu tiên của TP.HCM và Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn thiết kế “kiến trúc xanh” – một trong những tiêu chí để đánh giá các công trình hàng đầu trên thế giới. Ngoài việc phát triển các không gian xanh bên trong và ngoài tòa nhà, chủ đầu tư còn sử dụng kính Low-E - một loại kính tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu, đang được sử dụng ngày càng phổ biến các nước phát triển. Toàn bộ thiết bị của Vincom Center sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường tiên tiến: hệ thống nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời; hệ thống xử lý nước không gây ô nhiễm môi trường; hệ thống thông gió và điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng (của hãng Trane – Hoa Kỳ); hệ thống điều khiển thông minh của hãng (Johnson Control – Hoa Kỳ) Tổ hợp khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, giáo dục và căn hộ Royal City: Tổ hợp Royal City có điểm nhấn là khu công viên cây xanh rộng 70.000m2, được thiết kế và phân bố hợp lý, mang tới cho cư dân và du khách một không gian thoáng, sạch và yên bình. Dự án địa ốc giữa lòng Hà Nội này được xây dựng theo tiêu chí kiến trúc sinh thái, vừa bảo vệ môi trường, vừa đem lại lợi ích cho cuộc sống của cộng đồng… Xây dựng những “Thiên đường Xanh giữa lòng thành phố” là một trong những mục tiêu của tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam Vincom đã hướng tới phát triển bền vững khi chú ý đến việc bảo vệ môi trường – một vấn đề nóng của thế giới, bên cạnh đó còn quan tam đến nhân cách đạo đức với hàng loạt hành động giúp đỡ và hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Chính những điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc trong sự phát triển của công ty trong tương lai. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và quốc gia trong những năm qua gặp nhiều khó khăn (như đã phân tích ở trên), đặc biệt là lĩnh vực bất động sản đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, tuy nhiên sự phát triển của công ty có những tăng trưởng vượt bậc. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng lên, giá cổ phiếu tăng mạnh mặc dù thị trường chứng khoán quốc gia gần như bị đóng băng và thị trường nhà đất khá trầm lắng. Thành công của Vincom ngày hôm nay chính là việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Bên cạnh phát huy thế mạnh của công ty là lĩnh vực cho thuê văn phòng và trung tâm thương mại, công ty đang mở rộng các dự án về nhà ở, biệt thự; kinh doanh bất động sản, cho thuê máy móc, thiết bị công trình, kinh doanh khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, làm đẹp; tư vấn đầu tư, quảng cáo. Với mục tiêu Phấn đấu đưa Vincom trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh với sự phát triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh như kinh doanh tài chính ngân hàng, đầu tư các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, sân golf tiêu chuẩn quốc tế và khu nghỉ dưỡng cao cấp…, trong tương lai Vincom có khả năng giảm thiểu rủi ro từ những biến động của thị trường hơn các doanh nghiệp khác và có “khả năng chịu đựng” tốt hơn nếu như có sự tác động của các nhân tố vĩ mô trong nền kinh tế. Phân tích SWOT Điểm mạnh: Là doanh nghiệp lớn với thương hiệu đã được khẳng định trong lĩnh vực xây dựng bất động sản đặc biệt đi tiên phong trong kinh doanh bất động sản cao cấp. Nguồn vốn của doanh nghiệp lớn với việc gia tăng vốn sở hữu tăng hơn 3 lần từ năm 2009 đến năm 2010 (từ 2,067 tỷ lên 6,843 tỷ). Đây là một lợi thế cực kỳ lớn đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, nhất là trong năm 2011, nhiều công ty trong lĩnh vực này rất khó khăn trong việc xoay vòng vốn. Các dự án hiện tại của Vincom đều là các dự án có vị trí đắc địa nằm ngay trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kinh doanh đa lĩnh vực với việc thời gian gần đây Vincom đã lấn sân sang lĩnh vực tài chính bằng việc sắp ra mắt “Vincom financial Tower” được xem như là Phố Wall của Việt Nam, đây được xem là sàn giao dịch chứng khoán có quy mô vào bậc nhất Việt Nam và khu văn phòng cho thuê tiện nghi và hiện đại. Tập hợp quản lý có trình độ cao. Năm 2007 là cột mốc đáng nhớ khi Tổng giám đốc công ty cổ phần Vincom nhận được “Giải thưởng Doanh nhân ASEAN” và Vincom được nhận “Sao Vàng Đất Việt 2007” Năm 2009 cũng là cột mốc đáng nhớ khi Vincom đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế kỳ hạn 5 năm và trái phiếu này cũng được niêm yết tại Sàn giao dịch Chứng khoán Singapore ngay sau khi phát hành.Vincom trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được Sở Giao dịch chứng khoán Singapore chấp thuận về nguyên tắc cho phép niêm yết tại Singapore. Khẳng định sự vươn mình ra thị trường thế giới của tập đoàn này. Tiền thân là công ty cổ phần thương mại tổng hợp Việt Nam, một công ty có nguồn gốc nhà nước như vậy rất được ưu ái trong việc vay vốn cũng như các chính sách hỗ trợ khác. Vinpearland, một trong những công ty con của Vincom, một dự án nằm trong chiến lược phát triển Nha Trang của nước ta nên rất được ưu ái trong các chính sách, hằng năm Vipearland cũng đóng góp rất lớn trong tổng thu nhập của tập đoàn Vincom. Điểm yếu Nguồn vốn khá lớn nhưng cũng như những công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tỷ lệ nợ vay là khá lớn(trên 70%). Điều này khiến Vincom phụ thuộc khá nhiều vào biến động của lãi suất thị trường. Các yếu tố đầu vào của công ty, như vật liệu xây dựng phục vụ cho lĩnh vực xây dựng cao cấp phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu vì vậy kéo theo sự phụ thuộc vào biến động tỷ giá. Thực tế trong thời gian gần đây cho thấy, phân khúc thị trường bất động sản giá trung bình và giá rẻ lên ngôi nhưng đây lại không phải là thế mạnh của Vincom. Cơ hội Nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là các khu đô thị vẫn còn cao. Theo Chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam, diện tích đất đô thị sẽ tăng từ 105.000 Ha hiện nay lên đến 460.000 Ha vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá28% hiện nay, dự kiến sẽ đạt tới khoảng 45% vào năm 2025 Đó là chưa kể trong tương lai, khi mà có sự giao thương tự do giữa các nước trong khối ASEAN (theo lộ trình là năm 2020), điều này rất hứa hẹn trong lĩnh vực nhà ở cũng như mảng cho thuê văn phòng. Theo như thông tin mới nhất từ Bộ tài chính, Ngành bất động sản đã được rút ra khỏi nhóm ngành phi sản xuất. Theo đó, lãi suất đi vay của ngành này sẽ giảm nhiều so với hiện tại. Đây là một thông tin rất có lợi cho Vincom cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Thách thức Diễn biến của lạm phát và vàng là 2 xu thế bất lợi nhất cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng gắt gao đặc biệt là sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngời với tiềm lực tài chính mạnh. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối kế toán Năm 2009, Khoản mục tài sản tăng hơn gấp đôi so với năm 2008, chủ yếu là sự gia tăng trong tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn gia tăng do sự tăng lên đáng kể của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền và khoản phải thu. Các khoản tương đương tiền tăng do công ty kí gửi vào ngân hàng trong thời hạn từ 1 tuần đến một tháng. Các khoản phải thu tăng do chính sách bán chịu của công ty.(điều này thể hiện rõ ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: doanh thu thuần là 1,974,446,241,603đ trong khi đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ có 260,867,664,619đ. Đầu tư tài chính tăng do công ty mua thêm cổ phiếu trên thị trường, gửi tiền vào ngân hàng và cho các công ty con và công ty liên kết vay. Hàng tồn kho trong kì giảm do hầu hết đã được chuyển vào chi phí xây dựng dở dang cho dự án Eden và ECO. Tài sản dài hạn tăng gần gấp đôi do sự tăng thêm trong tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Trong năm nay công ty đã mua mới thêm các thiết bị máy móc và xây dựng thêm nhà máy. Bên cạnh đó công ty còn được cấp phép xây dựng một dự án mới ở Hà Nội làm gia tăng quyền thực hiện dự án (tài sản cố định vô hình của công ty) và mua thêm một số phần mềm máy tính khác. Bất động sản đầu tư của công ty tăng do chí phí phát triển khu trung tâm thương mại cho thuê của tòa nhà Vincom Park Place. Công ty cũng đã tăng vốn đầu tư vào công ty liên kết và hoạt động liên doanh đồng kiểm soát, sự gia tăng vốn vào công ty cổ phần Vinpearlland, công ty cổ phần IGS và công ty điện tử Đống Đa. Một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là công ty đã huy động nguồn vốn để gia tăng giá trị tài sản từ đâu? Nguồn vốn gia tăng tương đương tài sản là hơn tám nghìn tỷ nhưng nợ đã gia tăng hơn sáu nghìn tỷ, chứng tỏ công ty đã tài trợ phần lớn hoạt động bằng nợ vay. Nhìn lại vấn đề ở trên, các khoản tăng lên bên tài sản đa số là các khoản tiền gửi thanh toán và gửi ngắn hạn. Liệu điều này có thực sự đem lại hiệu quả cho công ty hay không trong tình hình lãi suất thị trường không thật sự khuyến khích các doanh nghiệp đi vay. Nợ ngắn hạn gia tăng không đáng kể, và chủ yếu là khoản nợ thuế của chính phủ năm nay và một phần hoãn lại của năm trước. Ngoài ra khoản mục phải trả nội bộ cũng gia tăng, chủ yếu là cổ tức cho các thành viên hội đồng quản trị của các công ty con. Nợ dài hạn gia tăng nhiều hơn mức tăng nợ ngắn hạn. Gia tăng do vay thêm từ ngân hàng, vay từ công ty cổ phần du lịch Vinpearlland nhưng chủ yếu là do công ty đã phát hành cổ phiếu huy động thêm ba nghìn tỷ, với ba đợt phát hành và có một loại trái phiếu chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và thanh toán lãi suất cố định 6%/năm. Vốn chủ sở hữu gia tăng không đáng kể so với nợ vay. Vốn điều lệ gia tăng (phát hành thêm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi), không có khoản lợi nhuận giữ lại từ năm trước, công ty cũng đã mua lại 136,380 cổ phiếu quỹ trên thi trường. Cổ phiếu quỹ còn là cổ phiếu của công ty do các công ty con, công ty liên kết nắm giữ. Ngoài ra còn có một phần được trích lập vào quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phối. Công ty đã bổ sung thêm từ lợi nhuận hơn 1,028 tỷ. Xét đến lợi nhuận này chúng ta sẽ quay lại phần doanh thu và chi phí.Tổng doanh thu trong kỳ là 2.413.303.089.000đ, trong đó doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ(cho thuê bất động sản, bán căn hộ, cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư) chiếm đến 1.974.446.241.603đ. Chứng tỏ rằng trong năm nay hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt. Tuy nhiên đầu tư tài chính gia tăng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Lợi ích của cổ đông thiểu số tăng do chi trả cổ tức và phát sinh do hợp nhất kinh doanh với Nam Hà Nội và nhóm Đầu tư May Mắn. Sang năm 2010 quy mô công ty đã gia tăng đáng kể từ 14,313,365,056,807đ lên đến 26,146,849,247,419đ. Sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng đến vị thế của công ty trên thương trường và giá cổ phiếu. Tuy nhiên muốn biết đó là tác động tốt hay xấu thì ta phải quan tâm đến sự tăng trưởng về quy mô có phải do bản thân nội tại của nó hay không? Xét về tài sản ngắn hạn đã có sự gia tăng đột biến thêm hơn sáu ngàn tỷ nhưng không giá trị tăng thêm không bằng tài sản dài hạn. Các khoản phải thu tăng lên năm lần chủ yếu từ khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và phải thu các bên liên quan (do việc chuyển nhượng cổ phần, tiền lãi phải thu, thu tiền bán dự án từ các dự án cho các công ty liên kết). Khoản mục hàng tồn kho tăng lên hơn 157 lần do dự án Vincom Center đã hoàn thành và sẵn sàng để bán, dự án Eden cũng đã thực hiện xong, bên cạnh đó công ty đang tiếp tục xây dựng thêm một số dự án khác với quy mô khá lớn. Tài sản dài hạn tăng hơn sáu nghìn tỷ, trong đó bất động sản đầu tư tăng đáng kể từ 530,434,148,042 năm 2009 lên mức 3,646,743,623,933. Sự gia tăng lên này chủ yếu do chi phí xây dựng của trung tâm thương mại và văn phòng của dự án Vincom Center và đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm nay và các tài sản khác như tòa nhà Vincom Park Place, Vincom City Tower, Vincom Center. Bên cạnh đó còn có sự gia tăng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là đầu tư vào công ty liên kết và các hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, như Vinpearl Hội An, Du lịch Việt Nam, bê tông Ngoại Thương…Lợi thế thương mại tăng lên từ việc mua cổ phần của công ty Nam Hà Nội, mua cổ phần của PFV, mua thêm cổ phần trong chứng khoán Vincom. Vậy công ty đã gia tăng nguồn tài trợ bằng cách nào? Nguồn vốn tăng lên 12 nghìn tỷ nhưng nợ phải trả đã tăng lên hơn sáu nghìn tỷ với sự tăng lên gần bốn nghìn tỷ của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng do khoản mục người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế gtgt), các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác (thu tiền theo hợp đồng ứng vốn từ khách hàng) tăng lên. Khoản phải trả nội bộ cũng gia tăng: phải trả lãi vay cho công ty liên kết, thanh toán theo tiến độ cho căn hộ dự án Thành phố Hoàng Gia. Nợ dài hạn trong năm nay cũng tăng hơn hai nghìn tỷ, công ty đã vay từ công ty cổ phần Sinh Thái 1,406 tỷ, vay thêm ngân hàng 3 tỷ và phát hành thêm trái phiếu có tổng giá trị 500 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu trong năm tăng gần năm nghìn tỷ và lợi ích cổ đông thiểu số cũng tăng 1200 tỷ. Vốn này tăng lên do công ty đã phát hành thêm cổ phiếu với giá trị 1,279,979,990,000đ,thặng dư vốn cổ phần tăng thêm là 730,801,641,278đ. Ngoài ra công ty còn tái phát hành cổ phiếu quỹ (công ty Thành phố Hoàng Gia, công ty Thiên An và công ty Ngọc Việt đã tái phát hành 17,042,440 cổ phiếu Vincom ra thị trường với mức chênh lệch tri giá 285,308,753,711đ). Trong năm nay công ty không bổ sung vốn chủ sử hữu từ lợi nhuận. Như vậy trong năm 2010 công ty đã gia tăng cả nợ vay lẫn vốn chủ để tăng quy mô và thực chất sự gia tăng đó không phải do khả năng tự thân của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2009, doanh thu thuần gia tăng đáng kể từ 239,180,299,742đ lên mức 1,974,446,241,603đ, chủ yếu thu nhập có được từ việc bán các căn hộ mới và một phần doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư và dịch vụ đi kèm, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ 27.21% so với 25.38% năm 2008. Sang năm 2010 tỷ số này giảm xuống còn 23.93%.Như vậy đã có một số thay đổi nhỏ trong giá vốn hàng bán và nguyên nhân chính là do sự biến động về giá nguyên vật liệu. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009 gia tăng không đáng kể và sự gia tăng có được do sự chuyển nhượng cổ phần trong các công ty con và các công ty liên kết. Còn giá trị này đã có những thay đổi đáng kể trong năm 2010, tăng lên 1,280,461,859,797 so với mức 432,861,235,107đ năm trước đó, chủ yếu từ lãi tiền gửi, lãi từ các khoản cho vay, thu nhập từ hoạt động đầu tư, từ chuyển nhượng cổ phần trong công ty con và công ty liên kết. Điều này được giải thích bởi công ty đã gia tăng đầu tư tài chính ngắn hạn (trong đó khoản tiền gửi chiếm tỷ lệ khá cao) và dài hạn và chi phí tài chính cũng gia tăng đáng kể. Thu nhập khác tăng manj vào năm 2010, do phạt hợp đồng và lãi sát nhập công ty Sinh Thái. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ Loại tỷ số Công thức tính 2008 2009 2010 1 Thanh toán tổng quát 1.3688 1.3405 1.5758 2 Thanh toán hiện thời 2.1539 5.1322 2.5383 3 Thanh toán nhanh 2.1311 5.1224 2.1070 4 Tỷ số nợ 74.60% 83.78% 70.80% 5 Tỷ số tự tài trợ 25.37% 16.20% 29.80% 6 2.6162 4.5374 1.706 7 65.08% 66.04% 44.51% 8 Tỷ số đầu tư vào TSCĐ 37.50% 31.05% 18.03% 9 Tỷ số TSLĐ trên TSCĐ 1.05 1.69 2.82 10 Số vòng quay kho 53.39 121.94 4.68 11 Số vòng quay các KPT 1.53 3.22 1.59 12 Kỳ thu tiền BQ 235 112 226 13 Doanh lợi tiêu thụ SP 18.60% 45.65% 45.61% 14 ROI EBIT/ vốn kinh doanh bq 9,48% 16,02% 18,06% 15 ROA Lãi sau thuế cho CĐ thường / vkd bq 2,71% 8,84% 11,42% 16 ROE Lãi sau thuế cho CĐ thường/ vốn csh bq 7,47% 50,42% 51,85% Tỷ số thanh toán tổng quát Năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể là do tổng tài sản tăng và tổng nợ cũng tăng Tài sản tăng lên chủ yếu là do: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 1,630,484,681,839 đến 4,898,009,760,588 trong khi tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm từ 26,847,972,877 xuống 1,426,939,327,932 chứng tỏ công ty đang chuyển các khoản tiền mặt nhàn rỗi của mình sang các khoản đầu tư tài chính Hàng tồn kho giảm 25,179,877,914 xuống 14,403,029,190 và các khoản phải thu ngắn hạn 489,253,962,383 tăng 1,007,793,360,822 trong khi doanh thu thuần tăng lên đáng kể từ 239.180.299.742 tới 1.974.446.241.603, trong năm 2009 công ty bán được nhiều hàng hơn Các tài sản dài hạn đều tăng lên Nợ tăng lên do: Phải trả người bán tăng từ 60,547,572,489 đến 146,078,448,800 bên cạnh đó giá vốn hàng bán tăng từ 60.710.735.035 đến 537.310.953.326 và đồng thời thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng tăng từ 10,190,514,801 đến 346,648,705,412-> công ty mua hàng của người bán nhiều mà chưa trả tiền nên khoản phải trả người bán tăng, doanh thu tăng bán được hàng nhiều và khoản chưa nộp thuế cũng nhiều. Nhìn chung trong năm 2009 thì nhu cầu vay nợ của công ty chủ yếu là đầu tư tài chính thêm vào là mua hàng để tăng doanh thu. Đây là nhu cầu hợp lý và đáng đầu tư vì như trên bảng báo cáo tài chính chúng ta thấy là doanh thu thuần đã tăng từ 239.180.299.742 đến 1.974.446.241.603 và doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 413.039.174.035 đến 432.861.235.107 Năm 2010 thì tỉ số này tăng lên đạt 1.5758, nhu cầu vay nợ so với tổng tài sản giảm xuống nguyên do là tổng tài sản đã tăng từ 14,313,365,056,807 năm 2009 đến 26,146,849,247,419 bên cạnh đó tổng nợ cũng tăng từ 10,677,630,442,971 năm 2009 đến 16,593,209,101,230 con số này không đáng kể gì so với sự tăng lên của tổng tài sản Tài sản tăng là do: Hàng tồn kho tăng từ 14,403,029,190 đến 2,264,169,759,164 và giá vốn hàng bán cũng tăng từ 537.3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphantichbaocaotaichinh_cong_ty_vincom_.doc
Tài liệu liên quan