Đề tài Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Inox Tâm Long

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Đối tượng nghiên cứu 1

4. Phương pháp nghiên cứu 1

5. Phạm vi nghiên cứu 2

6. Bố cục đề tài 2

7.

Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH SX – TM – DV Hoài Bắc 3

1.1. Giới thiệu về công ty 3

1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3

1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty 4

1.3.1. Chức năng 4

1.3.2. Nhiệm vụ 4

1.4. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty 5

1.4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 5

1.4.2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 5

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH SX – TM – DV Hoài Bắc 8

2.1. Cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính 8

2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính 8

2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 10

2.1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 11

2.1.4. Phân tích khái quát báo cáo tài chính 12

2.1.4.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 12

2.1.4.2. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh 12

2.1.4.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số 13

2.2. Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH SX – TM – DV Hoài Bắc 16

2.2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 16

2.2.2. Phân tích sự biến động của bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 24

2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty 31

2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán 31

2.2.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty 34

2.2.3.3. Phân tích tình hình và khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty 37

 

Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị về vấn đề tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty TNHH SX – TM – DV Hoài Bắc 41

3.1. Nhận xét 41

3.1.1. Nhận xét chung về công ty 41

3.1.2. Nhận xét về tình hình tài chính của công ty 41

3.2. Một số kiến nghị về vấn đề tài chính để nâng cao hoạt động công ty 42

 

Kết luận 44

Phụ lục

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Inox Tâm Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó đánh giá tình hình tài chính của công ty. Công thức: Các khoản phải thu Tỷ lệ giữa các khoản phải thu = và nguồn vốn Tổng nguồn vốn Phân tích các khoản phải trả Khái Niệm: Phân tích các Khoản phải trả là quá trình so sánh các khoản nợ phải trả với Tổng nguồn vốn của công ty, so sánh các khoản đầu năm và cuối năm, để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Công thức: Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng nguồn vốn Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền Khái Niệm: Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là tỷ số đo lường số tiền mặt hiên tại của công ty có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả của công ty. Số tiền này còn cho thấy lượng lưu trữ tiền mặt của công ty tới đâu. Công thức: Tiền + các khoản tương đương tiền Tỷ số thanh toán nhanh = bằng tiền mặt Nợ phải trả ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán hiện thời Khái Niệm: Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Công thức: Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán nhanh Khái niệm: Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Công thức: Tiền + khoản phải thu Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Vòng quay hàng tồn kho Khái niệm: Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mỗi quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.trong một năm.và qua đây cũng biết được số ngày hàng tồn kho. Công thức: Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình Trong đó: Hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm nay)/2 Vòng quay các khoản phải thu Khái Niệm: Vòng quay khoản phải thu dùng để do lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Công thức: Doanh số thuần hàng năm Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu trung bình Trong đó: Các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 Kỳ thu tiền bình quân DSO ( Day Sale of Outtanding) là số ngày của một vòng quay khoản phải thu. Công thức: Kỳ thu tiền bình quân = 360/ vòng quay các khoản phải thu Vòng quay tài sản cố định Khái Niệm: Vòng quay tài sản cố định đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để có được một đồng doanh thu Công thức: Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/Bình quân giá trị tài sản cố định Trong đó: Bình quân giá trị tài sản cố định = ( tài sản cố định năm trước + tài sản cố định năm nay)/2 Vòng quay tổng tài sản Khái Niêm: Vòng quay tổng tài sản là nhằm đánh giá chung giữa tài sản ngắn hạn vàn tài sản dài hạn. Công Thức: Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Bình quân giá trị tổng tài sản Trong đó: Bình quân giá trị tổng tài sản = ( tổng tài sản năm trước + tổng tài sản năm nay)/2 Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu hữu ích để phân tích khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu qảu sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra doanh thu. Công thức: Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần/ Vốn chủ sở hữu Phân tích cơ cấu tài sản. Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta lập bảng cơ cấu tài sản (bảng số 01) Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến động của việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tuỳ theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Khi đánh giá sự phân bổ TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản cần kết hợp với tỷ suất đầu tư để phân tích chính xác và rõ nét hơn. Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đang đầu tư x 100 Tổng số tài sản Tỷ suất này phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể. Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể. Có thể lập bảng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Bảng 02 Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta lập bảng: Phân tích cơ cấu nguồn vốn: (Bảng số 03). Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến độnh của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thầy rằng thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ. Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100 Tổng nguồn vốn Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càng nhỏ càng tốt. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp. Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải phân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH Tỷ số nợ trên tổng tài sản Khái Niệm: Tỷ số nợ trên tổng tài sản là nhằm đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Công thức: Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ / tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Khái Niệm: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Công Thức: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / vốn chủ sở hữu. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Khái Niệm: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận để đạt được chiến lược kinh doanh của mình. Công Thức: Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản của công ty hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi căn bản là nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty. Công Thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi Tỷ số lợi nhuận trước thuế và = lãi vay so với tổng tài sản Tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức: Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = Tổng tài sản - Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm Các khoản phải thu trung bình Trong đó: các khoản phải thu trung bình = (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 - Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu : Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng Số ngày trung bình = 360 Vòng quay các khoản phải thu - Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào.  Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho trung bình Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2 - Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho: Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày. Số ngày bq vòng quay hàng tồn kho = 360 Vòng quay hàng tồn kho - Chỉ số vòng quay các khoản phải trả: Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên Phải trả bình quân Trong đó Doanh số mua hàng thường niên = giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ Phải trả bình quân = (phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2 - Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả: Số ngày bq vòng quay = các khoản phải trả 360 Vòng quay các khoản phải trả Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào? Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ( ROCE): Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi. ROCE = Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi Vốn cổ phần thường bình quân Trong đó : Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + Vốn cổ phần thường hiện tại)/2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE): Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi. ROA = Thu nhập ròng Tổng vốn cổ phần bình quân Trong đó: Vốn cổ phần bình quân = (Tổng vốn cổ phần năm trước + Tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn ( ROTC) Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ ROTC = Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay Tổng vốn trung bình Chỉ số hiệu quả hoạt động: Vòng quay tổng tài sản: Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản . Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản trung bình Vòng quay tài sản cố định: Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định trung bình Vòng quay vốn cổ phần: Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần( bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu. Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần Tổng vốn cổ phần trung bình Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ. - Chỉ số rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh được định nghĩa như là rủi ro liên quan đến những biến động trong doanh thu. Để đo lường rủi ro kinh doanh ngưòi ta dùng nhiều phương thức từ đơn giản đến phức tạp. Phương thức đơn giản: Bốn chỉ số dưới đây đại diện cho phương thức đơn giản trong việc tính toán các chỉ số rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là rủi ro mà công ty có thể kiếm được ít tiền hơn hoặc tệ hơn là mất tiền khi doanh số giảm xuống. Trong một môi trường có doanh số đang trên đà sụp giảm, một công ty có thể thua lỗ nếu công ty ấy sử dụng chi phí cố định quá nhiều. Nếu phần lớn chi phí trong công ty chỉ là chi phí biến đổi thì nó sẽ ít khi nào rơi vào tình trạng trên. Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng chi phí cố định và chi phí biến đổi. Do vậy việc hiểu được cấu trúc chi phí cố định của doanh nghiệp thật sự là điều cần thiết khi đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó. Một vài chỉ số thường được sử dụng là: Chỉ số biên lợi nhuận phân phối. Chỉ số này cho biết phần lợi nhuận tăng thêm từ sự thay đổi của mỗi đô la trong doanh thu. Nếu chỉ số biên phân phối lợi nhuận của công ty bằng 20%, sau đó nếu có sự sụp giảm $50.000 trong doanh thu thì sẽ có sự sụp giảm $10.000 trong lợi nhuận Biên phân phối = 1 - Chi phí biến đổi Doanh thu Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh (OLE) Chỉ số đòn bẩy kinh doanh được sử dụng để dự đoán bao nhiêu phần trăm thay đổi trong thu nhập và tỷ suất sinh lợi trên tài sản đối với mỗi phần trăm thay đổi trong doanh thu. Nếu doanh nghiệp có OLE lớn hơn 1 thì sau đó đòn bẩy kinh doanh vẫn được duy trì. Nếu OLE bằng 1, sau đó tất cả các chi phí là biến đổi, vì vậy cứ 10% gia tăng trong doanh thu, thì ROA của công ty cũng gia tăng 10% Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh (OLE) = Chỉ số biên lợi nhuận phân phối % thay đổi trong thu nhập (ROA) Mức độ ảnh hưởng  đòn bẩy tài chính( FLE): Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động, do đó sẽ tạo nên ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và gia tăng tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông, thể hiện rủi ro kinh doanh tăng thêm khi doanh thu thay đổi. FLE = Thu nhập hoạt động Thu nhập thuần Nếu một công ty có FLE bằng 1.33 thì, khi thu nhập hoạt động gia tăng 50% sẽ tạo nên sự gia tăng 67% trong thu nhập ròng. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE) bằng sự kết hợp giữa OLE và FLE ta có hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE). TLE được xác định bằng: TLE = OLE x FLE Trong ví dụ trước, doanh số gia tăng $50.000, OLE  bằng 20% và FLE bằng 1.33. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tồng thể bằng $13,333, ví dụ, thu nhập ròng sẽ tăng $13.33 cho mỗi $50.000 doanh thu tăng thêm. - Chỉ số rủi ro tài chính Các chỉ số về rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty Phân tích việc sử dụng nợ của công ty. Tỷ số nợ trên tổng vốn: Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn. Nợ trên tổng vốn = Tổng nợ Tổng vốn Trong đó: Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn Tổng vốn = Tổng nợ + Tổng 3. Phân tích mối quan hệ giữa hiệu sử dụng vốn chử sở hữu với đòn bẩy tài chính. + Tỷ suất lợi nhuận so LN dòng với nguồn vốn chủ sở hữu = x 100 vốn chủ sở hữu + Tỷ suất lợi nhuận so LN dòng với tổng tài sản = x 100 Tổng tài sản Tỷ suất LN so với nguồn VCSH + Chỉ số đòn bẩy = Tỷ suất LN so với tổng tài sản I. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Inox Tâm Long 1 Lịch sử hình thành và phát triển - Công ty TNHH inox Tâm Long là doanh nghiệp tư nhân hạch toán kinh tế độc lập , tự chủ, có tư cach pháp nhân ,có tài khoản riêng, có con dấu riêng do sở kế hoạch và đầu tư quản lý. - Công ty TNHH INOX Tâm Long chuyên kinh doanh các loại inox và gia công sản xuất các sản phẩn bằng inox. Công ty được thành lập vào ngày 18 tháng 11 năm 2006 đăng ký kinh doanh số 2202001781 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp. - Vốn điều lệ của công ty 1,500,000,000,000 - Công ty trụ sở chính tại Lô 58 KCN Cái Lân thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh . SĐT : 0333.515.489 / 0983.321.819 Số Fax: 0333.515.489 Mã số thuế : 5700693903 - Từ năm 2006 cho đến nay công ty TNHH INOX Tâm Long là một trong những công ty chuyên doanh mặt hàng: Inox các loại inox sus 304,201 Nhôm tungkhang, tungsinh, tài việt, đông á,taioan…, Tôn inox,tôn tấm,tôn cuộn.., Các loại thép đặc chủng khác Công ty chúng tôi mang đến quý khách hàng niềm tin và chất lượng hàng hóa, chúng tôi có khả năng cung cấp nhiều loại vật tư dùng trong nhu cầu dân dụng và công nghiệp, trong lĩnh vực gia công cơ khí, thực phẩm, thủy sản, hóa chất, xi măng, đóng tàu,cụ thể như sau 2.Inox các loại Tấm phẳng chống trượt, cuộn, dây, thanh tròn đặc, góc ống công nghiệp (ống đúc & ống hàn) xuất xứ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Châu Âu. Mác thép SUS 304, 304L, 201, 430, dùng cho dân dụng và công nghiệp thông thường . Mác thép SUS 316, 316L chịu axít, dùng trong nghành hóa chất Mác thép SUS 309, SUS 310 chịu nhiệt cao, dùng trong sản xuất xi măng Nhôm tấm cuộn mác A1050, A1100, HO/H14, A1100, H18 dùng cho dân dụng. Nhôm thanh định hình các loại A 6063-T5, A6005-T6, đặc chủng dùng trong trang trí nội thất, tàu xuồng và các nhu cầu công nghiệp khác . - Hiện tại, công ty là doanh nghiệp hạng 2 là công ty tư vấn hàng đầu ở tỉnh Quảng Ninh và khu vực xét về các yếu tố: nhân lực, cơ sở vật chất, quy mô hoạt động, doanh thu. 3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh - Công ty được thành lập trong thời kỳ kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi công ty phải có định hướng kinh doanh để phát triển cho đến nay công ty đã hoạt động và đang trên đà phát triển rõ rệt. - Công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm về inox như tấm, cuộn , ống ,hộp phụ kiện inox. Ngoài ra, công ty còn thiết kế, gia công, lắp đặt các sản phẩm thiết bị bằng inox và kim loại khác. 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý - Công ty TNHH inox Tâm Long được hình thành dựa theo những điều lệ hoạt động , theo luật doanh nghiệp.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được xây dựng trên nền tảng các bộ phận đều làm việc và thực hiện của giám đốc - Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty : GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH 5.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban : Giám đốc : có chức năng điều hành mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị, giám đốc điều hành trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ của công ty, quản lý kỹ thuật chất lượng các công trình. Phòng tổ chức- hành chính: có chức năng chủ trì tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác xây dựng, quy hoạch, hoạt động và phát triển của công ty theo quy định của Nhà nước. Phòng tài chính kế toán : Quản lý và thực hiện chặt chẽ chế độ kế toán của công ty theo đúng nguyên tắc, quy định của nhà nước và ban giám đốc của công ty. Hoàn tất việc quyết toán sổ sách và báo cáo tài chính, lưu trữ và bảo mật hồ sơ, chứng từ. Thực hiện đúng nguyên tắc về chế độ theo quy định. Quản lý trực tiếp các quỹ của công ty và báo cáo kịp thời tình hình tài chính cho ban giam đốc 6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán - Công ty áp dụng tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các công trình dân dụng nên sản phẩm mang tính chất đơn chiếc theo thời gian, phải tập hợp chi phí từng công trình hạng mục công trình. - Sơ đồ bộ máy kế toán Kế Toán Trưởng Hợp Kế Toán Tổng Thủ Quỹ Kế Toán Tiền Lương Kế Toán Thanh Toán 7.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban : Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung trong phòng với nhiệm vụ tổ chức, giám sát, kiểm tra công việc của bộ máy kế toán, chỉ đạo các kế toán viên lập hệ thống sổ sách kế toán minh bạch,phản ánh trung thực tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm kiểm soát các quyết toán cuẩ công ty, tổng hợp bảng kê khai nhật ký của kế toán phần hành, tiến hành lập các báo cáo kết chuyển, tính toán các tài khoản cụ thể và lên báo cáo tài chính. Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính ra tiền lương và bao hiểm xã hội phải trả cho CNV trong kỳ.Cuối tháng phải lập bảng thanh toán tiền lương và chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ.Phụ trách việc đôn đốc nhắc nhở các bộ phận có liên quan trong việc thực hiện luân chuyển chứng từ về cho bộ phận kế tóan.Có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chứng từ, sổ sách kế toán nội bộ doanh nghiệp phát sinh. Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm theo dõi các quan hệ thanh toán của công ty với ngân hàng. Thủ quỹ: hiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu - Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán Báo cáo tài chính Bảng CĐTK Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký chuyên dùng 8. Đặc điểm lao động và phân loại lao động tại Công ty - Trong điều kiện hiện nay việc quản lý nguồn lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng to lớn giải quyết tôt mối quan hệ giữa người lao động, tư liệu lao động, và môi trường lao động sẽ góp phần làm tăng NSLĐ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho DN. Thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý lao động, công ty đã cố gắng ngày một hoàn thiện công tác quản lý lao động sao cho hợp lý và đạt hiệu quả công việc cao hơn. - Công ty TNHH Inox Tâm Long là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Tính đến nay, công ty có gần 200 cán bộ, công nhân viên.Trong đó phần lớn là người có trình độ trung cấp, đại học.Ngoài ra, công ty còn có thêm nhiều hợp đồng ngắn hạn khi phát sinh yêu cầu của công việc. - Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty không ngừng trưởng thành và phất triển toàn diện về cả số lượng và chất lượng. So với năm 2006 số cán bộ công nhân viên hiện nay đã tăng gấp 2 lần.trong đó bao gồm: - Cán bộ CNV lao động trực tiếp có 124 người: đội ngũ CBCN ty nghề thành thạo trong công việc đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều năm công tác. II. Phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH Inox Tâm Long 1. Đánh giá tình hình chung Tình hình tài chính của công ty TNHH INOX Tâm Long qua 3 năm được thể hiện qua bảng sau Đơn vị: CÔNG TY TNHH INOX TÂM LONG Địa chỉ: Lô 58 KCN Cái Lân- Hạ Long - Quảng Ninh SỐ LIỆU TÀI CHÍNH TIÊU CHUẨN VỀ TÀI CHÍNH 3 NĂM Đơn vị tính: đồng TÊN TÀI SẢN NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 1. Tổng số tài sản có 29.210.665.814 281.929.118.952 311.771.116.840 2. Tài sản có lưu động 180.407.711.228 221.901.484.811 242.873.987.918 3. Tổng số tài sản nợ 56.639.993.185 73.357.125.690 92.883.634.487 4. Tài sản nợ lưu động 56.639.993.185 73.357.125.690 92.883.634.487 5. Doanh thu thuần 305.428.406.480 385.296.173.370 430.531.714.174 6. Lợi nhuận trước thuế 15.501.850.438 17.460.907.053 19.756.215.899 7. Lợi nhuận sau thuế 11.161.332.315 13.095.680.290 14.817.161.924 8. Vốn chủ sở hữu 172.570.672.629 208.571.993.262 218.887.482.353 - Qua bảng số liệu về tình hình tài chính trong 3 năm qua của công ty TNHH inox Tâm Long ta thấy: - Tình hình tài chính của công ty qua mỗi năm đều tăng lên. Mặc dù, trong nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn song bằng sự nỗ lực của toàn bộ ban lãnh đạo công ty và công nhân viên trong công ty và sự đổi mới về máy móc thiết bị cũng như có nhiều chế độ ưu đãi cho công nhân viên thúc đẩy sự hăng say làm việc của họ làm cho doanh thu của công ty mỗi năm đều tăng lên đáng kể như năm 2009 tăng 79.867.766.890 đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 45.235.540.804 đồng so với năm 2009 từ đó dẫn đến lợi nhuận trước thuế của công ty đều tăng. Điều đó chứng tỏ,công ty ngày càng đạt được nhiều thành công và đang từng bước phát triển vững chắc 2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty 2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lí về sự biến động các khoản phải thu, phải trả tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp cho công ty kiểm soát và biết được tìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Inox Tâm Long.doc
Tài liệu liên quan