Tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì dưới mức quy định của NHNN (3%),tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm.Điều này có được là nhờ sự quản lý nghiêm ngặt trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng,đồng thời thành lập Hội đồng xử lý rủi ro và Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu hoạt động có hiệu quả.
Tỷ trọng tổng dư nợ trong tổng tài sản và vốn huy động cũng có xu hướng tăng.Công ty đã ngày càng sử dụng nhiều vốn huy động được để cấp tín dụng cho khách hàng để thu lợi nhuận.Và thực tế đã mang lại hiệu quả tích cực,đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng có giảm so với năm 2008 khi mà Chính phủ đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ,kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.Vì thế, mặc dù quy mô tín dụng có tăng nhưng tốc độ lại giảm.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các báo cáo tài chính của Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Tổng quan về PVFC-Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (Petro VietNam Finance Group)
1.Quá trình hình thành và phát triển.
-PVFC là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng,với tiền thân là Công ty Tài chính dầu khí,thành lập ngày 19/6/2000 .Hoạt động chủ yếu là tài trợ vốn cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;cung cấp dịch vụ tư vấn cho thị trường tài chính,tiền tệ và tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp trong ngành năng lượng.Ngoài ra PVFC còn phát triển các dịch vụ nền tảng như thu xếp vốn,quản lý vốn và tài sản,nghiệp vụ thẩm định,bao thanh toán,…
-PVFC bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1-12-2000 và đã thực hiện chuyển đổi từ loại hình DN 100% vốn Nhà Nước sang loại hình công ty cổ phần.
Năm 2006:
-26/4/2006,PVFC chính thức tang vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.
-Phát hành thành công Trái phiếu dầu khí và huy động được 690 tỷ đồng
Năm 2007
-Phát hành thành công trái phiếu Tài chính dầu khí 2007 với tổng khối lượng huy động đạt 1500 tỷ đồng.
-Khai trương hoạt động của 3 ctyy thành viên:PVFC Invest;PVFC Land;PVFC Media.
-19/10/2007:PVFC đã tổ chức thành công đợt đấu giá cổ phần đầu tiên với 59.638.900 cổ phần và giá đấu thành công là 69.868 đồng/cổ phần.
Năm 2008:
-17/3/2008,PVFC chính thức hoạt động theo mô hình mới lấy tên là Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cty cổ phần số 0103023045.Vốn điều lệ đạt 5000 tỷ đồng.Ngày 3/11/2008,PVFC chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE.
Năm 2009:
-PVFC có thêm thành viên mới là Công ty cổ phần tài chính công đoàn dầu khí(PVFI).Đang xây dựng phương án niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore.
Năm 2010:
-31/12/2010,chính thức được Ngân hàng chấp thuận việc tang vốn điều lệ lên 6000 tỷ đồng.
2.Các ngành nghề kinh doanh
-Huy động vốn:
+Nhận tiền gửi có kì hạn >= 1 năm của tổ chức,các nhân
+Phát hành kỳ phiếu,trái phiếu,chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác;
+ Vay các tổ chức tài chính,tổ chức tín dụng khác
+Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ,tổ chức và các nhân.
-Hoạt động tín dụng:
+Cho vay: ngắn,trung và dài hạn;cho vay ủy theo ủy thác
+Chiết khấu,tái chiết khấu,cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
+Bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính
+Cấp tín dụng dưới hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
-Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ:
-Các hoạt động khác:
+Góp vốn,mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.
+Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.
+Tham gia thị trường tiền tệ
+Thực hiện các dịch vụ kiều hối,kinh doanh vàng.
+Làm đại lí phát hành trái phiếu,cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác
+Được quyền nhận ủy thác,làm đại lí trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính,Ngân hàng,bảo hiểm,đầu tư,kể cả việc quản lý tài sản,vốn đầu tư của các tổ chức,cá nhân.
+Cung ứng các dịch vụ tư vấn về Ngân hàng ,tài chính,tiền tệ,đầu tư cho khách hàng.
+Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý ,giấy tờ có giá,cho thuê tủ két,cầm đồ và các dịch vụ khác.
+Thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
+Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định.
II.Thông tin tài chính của PVFC
1.Chế độ kế toán được áp dụng(theo báo cáo thường niên PVFC năm 2010)
2.Các BCTC công ty trong 5 năm gần nhất (2007-2010)và báo cáo thường niên (2007-2010)
III.Phân tích các BCTC của PVFC
1.Thu thập thông tin
1.1.Báo cáo chuẩn tỉ trọng (BCĐKT)
1.2. Báo cáo chuẩn năm gốc (18.03.2008) Bảng cân đối kế toán.
1.3.Báo cáo chuẩn tỉ trọng (Báo cáo kết quả kinh doanh)
1.4.Báo cáo chuẩn năm gốc (18.03.2008) Báo cáo kết quả kinh doanh.
2.Phân tích
*PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN,CƠ CẤU VỐN CỦA PVFC.
Về cơ cấu tài sản:
Bảng phân tích cơ cấu tài sản PVFC từ 31.12.2006-31.12.2010
STT
chỉ tiêu
31/12/2006
18/03/2008
31/12/2008
31/12/2009
31/12/2010
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
1
TIỀN
11148
26.45%
16056.5
30%
13535.5
30.01%
11428.76
17.68%
8038.66
12.13%
2
CHỨNG KHOÁN KD
65.28
0.15%
70.6
0.08%
36.85
0.08%
288.76
0.45%
11.95
0.02%
3
CK ĐẦU TƯ
905.62
2.15%
945.62
1.31%
592.23
1.31%
4493.04
6.95%
5033.68
7.60%
4
CHO VAY& ỨNG TR
2817
6.68%
12896.1
38.15%
17208.7
38.15%
26961.38
41.70%
32842.3
49.57%
5
GÓP VỐN ĐT DH
1049.3
2.49%
613.5
1.93%
871.61
1.93%
3590.24
5.55%
3810.17
5.75%
6
TSCĐ
20.03
0.05%
57.62
0.15%
68.58
0.15%
587.07
0.91%
752.13
1.14%
7
KHOẢN PHẢI THU
1901.8
4.51%
11603.1
29.97%
13518.8
29.97%
15223.26
23.55%
11578.2
17.48%
8
TS CÓ KHÁC
236.4
0.56%
457.49
1.77%
796.32
1.76%
2113.32
3.27%
4377.11
6.61%
9
TS THUẾ TNDN HOÃN LẠI
0
0%
-547.88
0.10%
46.2
0.10%
0
0%
0
0%
10
DPRR CHO TS NÔI BẢNG
0
-1.30%
-1570.8
-3.44%
-36.98
-0.04%
-191.52
-0.20%
∑ tài sản
18144
100%
42152.6
100%
45104.1
100%
64648.85
100%
66252.7
100%
Tốc độ tăng tài sản
Bảng số liệu trên đã cho ta một cái nhìn khái quát nhất về tình hình sử dụng vốn,cũng như kết cấu tài sản của công ty trong 4 năm qua:
- Tổng tài sản của PVFC có xu hướng tăng qua các năm.Tại thời điểm chuyển đổi thành công ty cổ phần,tổng tài sản của PVFC đã có bước tăng tăng vượt bậc gấp hơn 2.3 lần tại thời điểm 31.12.2006 (∑ts=18144 tỷ đồng).Và theo thống kê vào cuối năm 2008,tức là chỉ sau chưa đầy 9 tháng từ khi chuyển đổi,tổng tài sản của cty đã tăng hơn 2951 tỷ đồng,tương đương tăng7%.Chỉ một năm sau,năm 2009,tổng tài sản PVFC đạt trên 64648 tỷ đồng,tăng 43,33% so với cuối năm 2008 và gấp hơn 1.5 lần tổng tài sản tại thời điểm chuyển đổi.
+Các khoản mục tăng mạnh: đó là các khoản cho vay và ứng trước khách hàng(kể từ 18.03.2008 thì khoản mục này luôn tăng,và gấp nhiều lần so với thời điểm 31.12.2006;cuối năm 2008 quy mô cho vay đã gấp hơn 4.5 lần,đến năm 2009 thì con số này tăng lên trên hơn 9.5 và đến năm 2010 quy mô cho vay và ứng trước đã vượt 11.5 lần).Ngoài ra, khoản mục chứng khoán đầu tư cũng tăng đáng kể .Mặc dù giảm tương đối vào cuối năm 2008 nhưng sang đến 2009 và 2010 ,chứng khoán đầu tư luôn duy trì ở mức cao gấp gần 5 lần so với khi chuyển đổi.
+Trong cơ cấu tài sản thì khoản mục cho vay và ứng trước khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm qua,luôn ở mức trên 38%.Điều này phản ánh đúng tính chất hoạt động kinh doanh của công ty cũng như quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng.Tổng dư nợ tại năm 2007 chỉ có 10132 tỷ đồng thì đến năm 2008 đạt 18831 tỷ,tăng hơn 85%.Và con số này ở năm 2009 và 2010 đã vượt ngưỡng 31000 tỷ đồng.
+Đứng thứ 2 trong cơ cấu tài sản của PVFC luôn có sự hoán đổi của Tiền và Các khoản phải thu.Mặc dù có xu hướng như nhau: tăng tỷ trọng trong năm 2008 và giảm vào 2 năm cuối nhưng tốc độ giảm thì không giống nhau.
Tiền(gồm có tiền mặt,tiền gửi tại NHNN và tiền gửi,cho vay các TCTD khác).Tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN có tăng nhưng tiền mặt và tiền gửi,cho vay các TCTD khác lại giảm nhiều hơn,trong khi đó tổng tài sản lại có tốc độ tăng cao,làm cho tỷ trọng tiền giảm mạnh so với các khoản phải thu.
Mức tỷ trọng tiền có giảm nhưng vẫn ổn với công ty,đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và trả lãi thường kì.Bên cạnh đó,nếu duy trì lượng tiền quá nhiều có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận kì vọng của công ty,vì nó liên quan đến chi phí cơ hội của tiền.Khi quyết định gửi tiền mà bỏ qua cơ hội đầu tư có suất sinh lời cao hơn lãi suất tiền gửi và cho vay các TCTD khác thì sẽ làm giảm lợi nhuận kì vọng của công ty.
Qua bảng phân tích trên,ta có thể thấy rằng cơ cấu tài sản của PVFC là khá hợp lý.Khoản mục tài sản sinh lời chủ yếu (cho vay và ứng trước) luôn chiếm tỷ trọng cao,đồng nghĩa với sự tăng trưởng về quy mô tín dụng-đây cũng là chiến lược của công ty.Các khoản mục khác cũng khá ổn và sinh lời.
-Về cơ cấu vốn:
xem xét bảng số liệu sau:
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu
31.12.2006
18.03.2008
31.12.2008
31.12.2009
31.12.2010
1
Tiền gửi và vay các TCTD
4644.6
6963.2
5408.9
20139.7
10429.1
2
TG của khách hàng
296.3
130.2
209.3
1768.5
3163.3
3
Vốn tài trợ ,UTĐT,cho vay
6506.1
19791.8
22208
21708.2
26581.2
4
Các công cụ tc phái sinh và khoản nợ khác
1.1
-
-
-
-
5
Phát hành giấy tờ có giá
665.2
2190.4
3609.5
5291.6
6268.2
6
Các khoản nợ khác
4885.6
7018.2
7562.6
9130.5
12959.4
∑
Nợ
16998.9
36093.8
38998.3
58038.5
59401.2
∑
VCSH
1144.7
6059.1
6105.9
6610.5
6851.5
Tỉ số nợ/VCSH
14.85
5.97
6.39
8.78
8.67
Hệ số tự chủ tài chính
6.31%
14.37%
13.54%
10.23%
10.34%
Có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu vốn của PVFC trước và sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.Giai đoạn trước chuyển đổi,tỷ trọng nợ chiếm phần lớn nguồn vốn, gấp gần 15 lần VCSH,khiến cho hệ số tự chủ tài chính( vcsh/∑ tài sản) ở mức thấp 6,3%.Nhưng cơ cấu này không tồn tại được lâu,tại thời điểm chuyển đổi 18.03.2008,cơ cấu vốn PVFC đổi chiều hẳn:mặc dù cả nợ và vcsh đều tăng nhưng tốc độ tăng của vcsh lớn hơn dẫn đến tỷ trọng nợ/vcsh chỉ còn 5.97 và tỷ trọng này có xu hướng tăng nhẹ nhưng không vượt quá con số 9.Tỷ trọng nợ đã giảm trong cơ cấu vốn vì thế giúp cho hệ số tự chủ tài chính được nâng lên.
Sở dĩ có sự thay đổi nhanh chóng như vậy,nguyên nhân chủ yếu là do PVFC đã tăng vốn điều lệ (VĐL) từ 1000 tỷ đồng năm 2007 lên 3000 tỷ đồng vào ngày 18.03.2008 và đến cuối năm 2008 VĐL của PVFC được NHNN công nhận đạt 5000 tỷ đồng.Trong đó vốn cổ phần do Nhà nước nắm giữ là 390 triệu cổ phần tương đương 3900 tỷ đồng chỉ chiếm 78% ,số cổ phần còn lại chủ yếu do được bán đấu giá ra nước ngoài và cổ đông chiến lược nước ngoài nắm giữ.
Nếu như trước đây,PVFC là doanh nghiệp với 100% vốn Nhà nước thì khi chuyển đổi thành công ty cổ phần có sự tham gia của các cổ đông không phải Nhà nước thì VĐL tăng lên là điều dễ hiểu.Việc tăng VCSH sẽ tăng hệ số tự chủ tài chính của cty,qua đó giảm bớt rủi ro kinh doanh khi số vốn của chủ sở hữu DN tham gia vào đầu tư tăng lên.Ngoài ra,tăng VCSH sẽ giúp giảm áp lực thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.
Tuy nhiên,đứng trên giác độ là chủ sở hữu DN thì họ sẽ gặp rủi ro cao hơn,do đó họ sẽ yêu cầu lợi tức cao.Đây chính là chi phí vốn nếu sử dụng nhiều VCSH.Mặt khác sử dụng nhiều VCSH mà không quan tâm đến lợi ích từ đòn bẩy tài chính thông qua việc sử dụng nợ sẽ thật đáng tiếc.
Bảng số liệu trên đã cho ta thấy,mặc dù bên cạnh gia tăng VCSH thì nợ cũng tăng mạnh trở lại trong từ cuối năm 2008 đến 2010.Cuối năm 2009 thì nợ đã tăng 19040.2 tỷ đồng tăng gần 50% so với 2008,trong khi đó VCSH chỉ tăng có 504.6 tỷ đồng ,tăng chưa đầy 8,3% và tình hình này vẫn được duy trì trong năm 2010.Điều này cho thấy rằng,PVFC vẫn thích sử dụng nợ nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
*KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH:
Để hiểu rõ hơn,ta sẽ phân tích khả năng sinh lời thông qua việc sử dụng đòn bẩy tài chính của cty:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1.1.07-17.3.08
18.3-31.12.08
1.1-31.12.2009
1.1-31.12.2010
Lợi nhuận sau thuế
57.509
49.866
506.107
506.252
∑ tài sản
42152.9
45104.2
64649
66252.7
VCSH
6509.1
6105.9
6610.5
6851.5
ROA
0.136%
0.111%
0.783%
0.764%
ROE
0.884%
0.817%
7.656%
7.389%
ĐÒN BẨY TC
0.748%
0.706%
6.873%
6.625%
LÃI CƠ BẢN/CỔ PHIẾU
0.1
1.012
1.139
Giai đoạn trước khi chuyển đổi thì hiệu suất sinh lời của VCSH và hiệu suất sinh lời của tài sản đều giảm.Tuy nhiên chỉ sau thời điểm chuyển đổi chưa đầy 3 năm thì ROA và ROE qua các năm đều tăng một cách đáng nể.Mặc dù năm 2010 cả ROA và ROE giảm nhẹ so với 2009 nhưng vẫn cao gấp hơn 5.6 lần giai đoạn trước chuyển đổi.Mặt khác,ROE luôn lớn hơn ROA đã tạo nên đòn bẩy tài chính (+) từ 2007 đến nay.Đặc biệt,từ 2009 đến nay,PVFC luôn duy trì đòn bẩy tài chính ở mức cao.Điều đó chứng tỏ PVFC đang sử dụng rất có hiệu quả việc sử dụng nợ vay để đầu tư tài chính.
Rõ ràng với đòn bẩy tài chính luôn (+) và luôn được sử dụng ở mức độ cao có hiệu quả đã dẫn đến tỉ lệ sinh lời trên cổ phiếu tăng mạnh,và cùng với đó là mức độ rủi ro gắn với công ty cũng sẽ tăng do sử dụng nợ nhiều.
Năm 2008,năm mà kinh tế thế giới đã có quá nhiều biến động từ cuộc khủng hoảng nước Mỹ,đã có không ít các Ngân hang,các công ty tài chính bị phá sản thế nhưng PVFC vẫn đứng vẫn nhờ có chính sách điều hành hợp lí,sự ủng hộ của khách hàng và sự hỗ trợ từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam-cổ đông lớn nhất của công ty.Việc duy trì đòn bẩy tài chính (+) và lợi nhuận sau thuế đạt gần 50 tỷ đồng,tuy không cao nhưng cũng minh chứng cho sự nỗ lực của toàn công ty trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bước sang năm 2009,mặc dù tình hình kinh tế Thế giới vẫn chưa thực sự khả quan nhưng PVFC đã thành công không chỉ trong việc huy động vốn và còn đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn vốn ấy trong các hoạt động đầu tư,tín dụng…của mình. Cụ thể:
+Với chính sách lãi suất linh hoạt,đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng,số vốn mà PVFC huy động được tăng gần 20000 tỷ đồng(chủ yếu là vốn nợ) so với năm 2008 ,bằng 149% năm 2008.
+Hoạt động đầu tư:có sự thay đổi tích cực(cơ cấu,chất lượng danh mục đầu tư được cải thiện.Biểu hiện ở số dư đầu tư trái phiếu tăng từ 505 tỷ đồng tại 31/12/ 2008 lên đến 1961 tỷ đồng tại 31/12/2009
+Hoạt động dịch vụ:ngoài các dịch vụ như bảo lãnh,ủy thác,…cty còn phát triển thêm các dịch vụ mới như tư vấn phát hành trái phiếu,tư vấn CDM.Kết quả là doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt 76.3 tỷ đồng bang 297% doanh thu năm 2008(25.7 tỷ đồng)
+Hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng tốt.Tỉ lệ nợ xấu ở mức thấp 1.22% thấp hơn mức quy định của NHNN(3%)
Song song với việc sử dụng chủ yếu vốn nợ để đầu tư thì công ty luôn phải đối mặt với mức độ rủi ro cao từ việc thanh toán trả lãi,thanh toán các khoản nợ đến hạn…
Sau đây,chúng ta sẽ phân tích về hoạt động tín dụng của PVFC:
-một số tỉ lệ an toàn tín dụng:
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Vốn điều lệ
3000
5000
5000
5000
Nợ xấu
300.8
438.1
383.66
Tổng dư nợ
10132
18831
31447.77
35500
∑dư nợ/∑tài sản
24.04%
41.75%
48.64%
53.58%
∑dư nợ/∑vốn huy động
28.07%
48.29%
54.18%
59.76%
Tốc độ tăng trưởng TD
21.24%
86%
67%
12.89%
Tỉ lệ nợ xấu
2.97%
2.33%
1.22%
<2%
Mức trích lập dự phòng
58.87%
83.3%
Bảng số liệu trên tuy không đầy đủ nhưng cũng phản ánh tương đối tình hình cho vay của PVFC.
Tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì dưới mức quy định của NHNN (3%),tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm.Điều này có được là nhờ sự quản lý nghiêm ngặt trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng,đồng thời thành lập Hội đồng xử lý rủi ro và Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu hoạt động có hiệu quả.
Tỷ trọng tổng dư nợ trong tổng tài sản và vốn huy động cũng có xu hướng tăng.Công ty đã ngày càng sử dụng nhiều vốn huy động được để cấp tín dụng cho khách hàng để thu lợi nhuận.Và thực tế đã mang lại hiệu quả tích cực,đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng có giảm so với năm 2008 khi mà Chính phủ đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ,kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.Vì thế, mặc dù quy mô tín dụng có tăng nhưng tốc độ lại giảm.
-Dự phòng rủi ro:
Các khoản mục đầu tư cho tài sản từ nợ và VCSH luôn có một khoản trích lập dự phòng nhằm hạn chế rủi ro xảy ra(nếu có).Mức trích lập dự phòng thì phụ thuộc vào từng khoản mục đầu tư và tình hình kinh tế trong năm.
Để thấy được cái nhìn sâu sắc hơn về PVFC ,chúng ta sẽ phân tích tình hình lưu chuyển tiền của cty này từ 2008-2010
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐKD
18.03-31.12.08
1.1-31.12.2009
1.1-31.12.2010
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TS HĐ
-6715.07
-15402.35
-1533.33
(TĂNG) CÁC KHOẢN TG,CHO V
-196.84
5544.57
1754
GIẢM CÁC KHOẢN KD CK
272.92
-900.98
66.83
GIẢM CÁC CCTCPS& TS TÀI CH
0.33
0
0
(TĂNG) KHOẢN CHO VAY KH
-4353.9
-9950.15
-6196.06
GIẢM NGUỒN DP BÙ ĐẮP TT
-10.37
-185.58
-0.23
(TĂNG)KHÁC VỀ TS HOẠT ĐÔG
-2427.2
-9910.21
2842.13
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CÔNG NỢ
1768.16
18580.26
872.7
(GIẢM) CÁC KHOẢN TG,CHO V.
-1554.32
14730.77
-9710.54
TĂNG TG CỦA KH
79.1
1559.2
1394.84
TĂNG PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CG
0
1682.07
976.63
TĂNG VỐN TÀI TRỢ,UTĐT,CV
2416.17
-499.78
4873.02
(GIẢM)LÃI,PHÍ PHẢI TRẢ
-2030.42
0
0
TĂNG # VỀ CÔNG NỢ HĐ
830.34
1108
3366.99
THUẾ TNDN ĐÃ NỘP
-25594.46
0
0
CHI TRẢ CÁC QUỸ CỦA TCTD
-3129.09
0
-28.24
I.LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HĐKD
-4158.32
3367.98
-300.46
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HĐ ĐẦU TƯ
MUA SẮM TSCĐ
-24.08
-236.93
-290.09
CHI ĐẦU TƯ,GÓP VỐN VÀO CÁC ĐV #
-570.4
0
-333.11
THU ĐẦU TƯ,GÓP VỐN
356.94
129.9
675.41
THU CỔ TỨC VÀ LN ĐƯỢC CHIA TỪ ĐT,GV
261.14
176.12
76.3
II.LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HĐ ĐT
23.6
69.09
128.51
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HĐ TÀI CHÍNH
TIỀN THU TỪ PHÁT HÀNH GTCG DÀI HẠN...
1419.09
1652.8
1982.1
LỢI NHUẬN ĐÃ CHIA
0
0
-300
III.LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HĐTC
1419.09
1652.8
1682.1
IV.LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KỲ
-2715.63
3437.07
-1112.24
V.TIỀN VÀ KH TG ĐG TIỀN ĐẦU KÌ
8153.94
5438.31
8875.38
VI.TIỀN VÀ KH TG ĐG TIỀN CK
5438.32
8875.38
7763.14
TIỀN MẶT TẠI QUỸ
6.4
4.45
4.09
TIỀN GỬI TẠI NHNN
11.55
31.85
57.82
TG TẠI TCTD #
5420.37
8839.08
7701.23
Ba hoạt động chính của công ty sẽ sinh ra 3 dòng tiền tương ứng:dòng tiền từ hoạt động kinh doanh;dòng tiền từ hoạt động đầu tư;dòng tiền từ hoạt động tài chính.
chỉ tiêu
18.3-31.12.08
1.1-31.12.09
1.1-31.12.2010
dòng tiền vào từ hđkd
3598.86
24624.61
15274.44
chiếm 63.85%
98.77%
88.46%
dòng tiền vào từ hđ đầu tư
618.08
306.02
751.71
chiếm 10.97%
1.23%
4.35%
dòng tiền vào từ hđ tc
1419.09
1652.8
1682.1
chiếm 25.18%
6.23%
9.5%
tổng dòng tiền vào
5636.03
26583.43
17708.25
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh luôn chiến tỷ trọng cao trong tổng dòng tiền vào của PVFC.Tuy nhiên,tỷ trọng này tăng không ổn định.Năm 2009,dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh tăng 34.92% nhưng sang năm 2010 lại giảm 10.31% xuống còn 88.46%.Tỷ trọng này cho biết năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính của PVFC cũng như các công ty tài chính khác.Thông thường tỷ trọng này chiếm rất cao(trên 80%) và là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải hoạt động đầu tư dài hạn và trả cổ tức cũng như các khoản vay ngắn hạn,dài hạn.
Giai đoạn đầu chuyển đổi từ 18.03-31-12.2008,là giai đoạn khó khăn không chỉ đối với PVFC mà còn khó khăn với cả nền kinh tế toàn cầu trước khủng hoảng tài chính từ nước Mỹ.Do đó mà dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh của PVFC chỉ ở mức 63% tổng dòng tiền vào của cty.Các khoản tiền gửi và cho vay của các TCTD liên tục giảm.Trong khi đó con số này vào năm 2009 thì tăng vượt bậc ,chiếm gần 60% tổng dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh.Có được như vậy,là nhờ chính sách lãi suất linh hoạt và những hoạt động chăm sóc khách hàng tốt của PVFC.Ngoài ra ,việc phát hành thành công các giấy tờ có giá cũng góp phần làm tăng dòng tiền vào cho cty.
Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư của PVFC chiếm tỷ trọng không cao.Dòng tiền này chỉ xuất hiện từ hoạt động khi nhận được lợi nhuận và cổ tức được chia từ góp vốn và đầu tư;tiền thu từ đầu tư và góp vốn vào các đơn vị khác.
Nếu tỷ trọng cao mà công ty chưa có kế hoạch tái đầu tư thì giám đốc và ban quản lý cần điều phối luồng tiền này để thanh toán các khoản nợ dài hạn sắp đáo hạn hoặc trả nợ quá hạn để giảm lãi vay.Sau đó,đưa dòng tiền này vào hoạt động kinh doanh để giảm các khoản nợ vay ngắn hạn.Đây cũng là cách nhằm hạn chế khi rủi ro trong thanh toán xảy ra.
Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính đứng thứ 2 về tỷ trọng trong tổng dòng tiền vào nhưng lại không ổn định.Trong khoảng 9 tháng đầu khi chuyển đổi,dòng tiền này chiếm tới trên 25% nhưng lại giảm mạnh xuống 6.23% vào năm 2009,sang năm 2010 lại tăng nhẹ lên gần 9.5%.Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung cấp chính của dòng tiền tài chính này là phát hành giấy tờ có giá dài hạn có tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng dòng tiền vào.Sự tăng giảm của dòng tiền này phản ánh các nghiệp vụ của hoạt động tài chính.Đó là các nghiệp vụ làm gia tăng vốn hoặc giảm vốn của công ty như:phát hành trái phiếu,tăng vốn bằng cách tăng vốn góp hay lợi nhuận giữ lại...Nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư thì điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính bằng các nghiệp vụ kể trên.
Đối nghịch với dòng tiền vào sẽ là luồng tiền ra.Nếu dòng tiền ra mà hiệu quả,hợp lí sẽ tạo ra một dòng tiền vào mới lớn hơn và sẽ tạo ra lợi nhuận.Các dòng tiền ra chủ yếu gồm có: khoản cho vay và TG các TCTD khác;khoản chi để trả lãi và các chi phí tương tự; khoản chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Xu hướng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thường chi phối tới xu hướng của dòng tiền thuần trong kỳ.Năm 2008 và 2010 dòng tiền thuần âm từ hđkd đã kéo theo dòng tiền thuần trong kỳ cũng âm;trong khi đó năm 2009 thì tất cả các dòng tiền của 3 hoạt động chính đều dương.Dòng tiền âm hay dương chỉ phản ánh luồng tiền ra lớn hơn luồng tiền vào,ảnh hưởng đến khả năng thanh toán do dòng tiền vào không đáp ứng đủ được dòng tiền ra.Tuy nhiên,thông thường dòng tiền âm thường không tốt.
3.Nhận xét chung.
Nhìn chung PVFC vẫn đang hoạt động tốt và có hiệu quả kể từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần đến nay.Quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng đi đôi với những biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu.Việc huy động vốn cũng được tiến hành khá thuận lợi nhờ chính sách lãi suất linh hoạt và các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.Hoạt động kinh doanh khá ổn định là nguồn chính tạo ra lợi nhuận.Đây cũng là nguồn để PVFC thúc đẩy hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
PVFC cần mở rộng hoạt động kinh doanh hơn nhất là kinh doanh chứng khoán.PVFC đang phấn đấu để được niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn chứng khoán Singapore-nơi có thể giúp PVFC ngày càng phát triển hơn nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112684.doc