Đề tài Phân tích các điều kiện để xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ trên địa bàn huyện Hòa Vang

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 4

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 7

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 7

1.1.1. Các khái niệm 7

1.1.2. Tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 7

1.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO HUYỆN HÒA VANG 8

1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước 8

1.2.1.1. Trên thế giới 9

1.2.1.2. Ở Việt Nam 10

1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra 13

1.2.2.1. Về công tác qui hoạch sử dụng đất đai 13

1.2.2.2. Về xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp 14

1.2.2.3. Về lao động 14

1.2.2.4. Mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 14

1.2.2.5. Vai trò quản lý của nhà nước 15

1.2.2.6. Đẩy mạnh công tác khuyến nông- lâm- ngư 15

PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG 17

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 17

2.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên 17

2.2.1.1. Vị trí địa lý 17

2.2.1.2. Địa hình, đất đai 17

2.2.1.3. Khí hậu, thủy văn 18

2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế xã hội 19

2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế 19

2.1.2.2.Dân cư và nguồn lao động 20

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất 21

2.1.2.4.Thị trường 22

2.1.3. Đánh giá chung 23

2.1.3.1. Thuận lợi 23

2.1.3.2. Khó khăn 24

2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG NHỮNG NĂM QUA 25

2.2.1. Hiện trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hòa Vang 25

2.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Hòa Vang thời gian qua 26

2.2.2.1. Ngành trồng trọt. 26

2.2.2.3. Ngành chăn nuôi 32

2.2.2.4. Ngành thủy sản 34

2.2.3. Thực trạng đầu tư và quản lý nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp 36

2.2.3.1. Thực trạng công tác đầu tư 36

2.2.3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp 37

2.2.4. Đánh giá chung 39

2.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG THỜI GIAN QUA 40

2.3.1. Ngành trồng trọt 40

2.3.2. Chăn nuôi 43

 

doc82 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các điều kiện để xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ trên địa bàn huyện Hòa Vang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hại do dịch bệnh gây ra. - Triển khai, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở, đề án tiêu thụ nông sản dưới sự chủ trì của phòng Công thương Huyện. - Trên hết vẫn là sự quan tâm chỉ đạo UBND Huyện trong vấn đề liên kết hỗ trợ đầu tư, khắc phục hậu quả bão lũ. Chỉ đạo cho các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; kiến nghị thành phố thu hồi và giao gần 600 ha đất lâm nghiệp cho các hộ đồng bào dân tộc 2 xã Hoà Phú và Hoà Bắc trồng rừng sản xuất. Ký kết với các đơn vị nghiên cứu khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tư vấn, tìm hướng giải quyết các khó khăn, cản trở phát triển nông nghiệp Huyện. Tuy có nhiều nỗ lực, cố gắng để đưa nền nông nghiệp Huyện đi lên, phát triển theo chiều sâu nhưng trong quá trình thực hiện công tác quản lý vẫn còn gặp nhiều thiếu sót, hạn chế: - Thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá nông nghiệp nông thôn tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; vai trò của hợp tác xã và kinh tế trang trại chưa được phát huy mạnh mẽ, chưa thể hiện được vai trò chủ đạo thúc đẩy phát triển nông nghiệp. - Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực lâm nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, việc khai thác lâm sản trái phép vẫn chưa giảm, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường nhưng số vụ cháy vẫn còn nhiều. - Hoạt động đầu tư chưa được tập trung; nguồn vốn đầu tư còn ít, các mô hình sản xuất hiệu quả chưa được đầu tư nguồn kinh phí để nhân rộng. Hàng năm thành phố thu hồi hàng trăm hecta đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu đô thị hóa do đó hạ tầng nông nghiệp được đầu tư liên tục bị phá bỏ, gây lãng phí. - Đồng thời việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm cho một bộ phận dân cư mất đất sản xuất, không có điều kiện tiếp tục tổ chức sản xuất, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, gây nên nhiều bất ổn ở khu vực nông thôn. Hiện công tác đảm bảo sinh kế cho các hộ dân tái định cư vẫn là nỗi băn khoăn của Đà Nẵng. 2.2.4. Đánh giá chung Với nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết, dịch bệnh, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, giá cả hàng nông sản bấp bênh trong khi giá vật tư đầu vào không ổn định và có xu hướng tăng cao. Dẫu vậy, thông qua triển khai các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, tập trung vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nông nghiệp Huyện đã đạt được mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Hòa Vang tăng từ 213.344,4 triệu đồng năm 2006 lên 270.000 triệu đồng năm 2011. - Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phù hợp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản với giá trị ngày càng cao: + Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 184.434,9 triệu đồng năm 2006 lên 223.200 triệu đồng năm 2011, bình quân giai đoạn 2006-2011 là 4,2%. + Giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2011 tăng 12% (tăng từ 18621,4 triệu đồng năm 2006 lên 29.800 triệu đồng năm 2011). + Giá trị sản xuất thủy sản bình quân giai đoạn 2006-2011 tăng 10,48% (tăng từ 12.472,3 triệu đồng năm 2006 lên 17.000 triệu đồng năm 2011). - Từng bước tập trung ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và đưa các giống mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng vật nuôi, hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung; sản lượng lương thực, thực phẩm ổn định phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh những nỗ lực đó vẫn còn những mặt tồn tại hạn chế cần sớm khắc phục: - Sản xuất nông nghiệp tuy đạt nhiều kết quả song chưa ổn định, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, chuyển dịch cơ cấu, cơ cấu cây trồng con vật nuôi còn mang tính tự phát; công tác quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế. - Sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ, manh mún, thiếu quy hoạch, thiếu các chương trình mang tính đột phá để đẩy mạnh sản xuất, chưa có giải pháp đột phá mạnh về công tác giống, thâm canh sản xuất, chất lượng sản phẩm; chưa tạo được khối lượng hàng hóa lớn. - Lao động hoạt động trong nông nghiệp ngày càng lớn tuổi. Bộ phận lao động trẻ tuổi phần nhiều tìm kiếm cơ hội ở các nghề khác có khả năng mang lại lợi ích cao hơn trong trước mắt. - Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất tương đối thấp, chỉ mới tập trung ở một số vùng. Công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa có hoặc còn thô sơ lạc hậu, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hàng nông sản. - Sản xuất hiện vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp, chưa gắn kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Bảng 2.9 : Một số chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất nông nghiệp ĐVT: triệu đồng Chỉ số đánh giá Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng GTSX nông nghiệp 213344,4 224803,1 236877,3 249600 260000 270000 1. GTSX ngành nông nghiệp 184434,9 192284,5 200468,1 209000 217000 223200 - GTSX ngành trồng trọt 105496,8 108833,0 112262,1 116000 119800 122200 - GTSX ngành chăn nuôi 78938,1 83451,5 88206,0 93000 97200 101000 2. GTSX ngành thủy sản 11152,1 12472,3 13948,7 15600 16000 17000 3. GTSX ngành lâm nghiệp 18621,4 20542,6 22662,0 25000 27000 29800 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hòa Vang) 2.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG THỜI GIAN QUA 2.3.1. Ngành trồng trọt Trong ngành trồng trọt huyện Hòa Vang những năm qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất diễn ra ở khá nhiều nơi nhưng tập trung chính vẫn là ở các sản phẩm có truyền thống, thế mạnh của vùng như sản xuất lúa, cây rau màu là chủ yếu. Các nhóm cây khác mặc dù cũng có ứng dụng ít nhiều nhưng vẫn mang nặng tính tự phát chưa có định hướng phát triển rõ ràng. 2.3.1.1. Cây lúa Với lối sản xuất truyền thống cùng tình hình thu hẹp dần diện tích sản xuất nhưng sản lượng thu hoạch lúa trên địa bàn Huyện vẫn giữ ổn định trong suốt giai đoạn 2006- 2011, đảm bảo an ninh lương thực cho Thành phố. Trong những năm qua Hòa Vang đã từng bước du nhập, trồng khảo nghiệm, phục tráng các giống lúa như: NX30, Xi23 (chiếm 75% cơ cấu giống hiện nay) cho năng suất cao hay như các giống BT7 có tính chống chịu cao với các dịch bệnh như rầy nâu, bạc lá, đạo ôn... Song song với công tác giống việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa cũng được quan tâm: - Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong phòng ngừa sâu bênh, chăm sóc cây trồng. - Trang bị máy cày đất, máy gặt đập liên hợp cho các hợp tác xã nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giảm hao hụt trong khâu thu hoạch. Từ đó, mặc dù diện tích lúa liên tục giảm do tác động của quá trình đô thị hóa nhưng năng suất liên tục tăng, đảm bảo sản lượng lương thực hằng năm. Ngoài ra, trước yêu cầu ngày càng nhiều về số lượng, ngày càng cao về chất lượng hạt giống trong khu vực. Hòa Vang cũng đã hình thành được vùng chuyên sản xuất lúa giống ở Hòa Tiến với diện tích hơn 200ha/vụ. Tuy nhiên việc sản xuất lúa giống vẫn chưa chủ động được về nguồn giống và thị trường đầu ra, chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng của các công ty giống cây trổng. Dự kiến trong vụ Đông - Xuân sắp tới Huyện sẽ nhận được hỗ trợ của IBSA Fund trong việc hỗ trợ chọn tạo nguồn giống, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng đạt chuẩn quốc gia, tạo ra giá trị gia tăng trong khâu thu hoạch và cung ứng hạt giống. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất lúa giống ở Hòa Vang, tạo nguồn dự trữ giống quan trọng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. 2.3.1.2. Cây thực phẩm Đa phần sản xuất cây thực phẩm ở huyện Hòa Vang còn mang nặng tập quán cũ, quy trình công nghệ sản xuất rau, quả thực phẩm theo hướng an toàn chất lượng vẫn chưa thể phổ biến rộng rãi. Trước thực tế đó UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt chương trình phát triển rau quả thực phẩm giai đoạn 2002- 2010 theo quyết định 35/QĐ- UB với mục tiêu: - Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chủng loại, chất lượng rau cho tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nông dân. - Xã hội hóa trong sản xuất, tiêu dùng rau an toàn nhằm góp phần cải thiện đời sống, sức khỏe cộng đồng, tiến tới thực hiện một nền nông nghiệp sạch. Trên cơ sở đó, năm 2008 Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Đà Nẵng đã xây dựng dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học” nhằm giải quyết liên hoàn chuỗi vấn đề nhân lực (Cán bộ quản lý, kỹ thuật, hộ nông dân); công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh đến đưa sản phẩm ra thị trường. Nhờ đó việc việc sản xuất cây thực phẩm, chủ yếu là rau an toàn có bước chuyển biến tích cực, sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh cao, bước đầu đã áp dụng một số công nghệ mới trong sản xuất như: Sử dụng màng phủ nông nghiệp, sản xuất trong nhà lưới, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại cao, sử dụng hệ thống tưới phun, hạt giống lai F1, thuốc trừ sâu sinh học song cũng chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh lớn như Hòa Tiến và Hòa Phong. Kết quả đạt được từ việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất cho thấy: - Mặc dù năng suất và sản lượng rau thực phẩm được cải thiện so với phương thức sản xuất trước đây nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. - Đối tượng được sản xuất còn đơn điệu, bình dân chưa có các sản phẩm cao cấp, mang đặc trưng của Vùng. Nguồn giống sản xuất vẫn còn do nông dân tự để giống dẫn đến kém hiệu quả hay do một số công ty cung cấp như Công ty giống cây trồng miền Nam, Công ty Trang Nông với chi phí cao. - Việc ứng dụng các công nghệ tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất mới chỉ dừng ở mô hình, chưa ứng dụng rộng rãi do việc ứng dụng thiếu sự đồng bộ và tình hình bão lũ tàn phá hằng năm. - Khâu sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm vẫn còn mang tính chất tự phát, chưa ứng dụng công nghệ vào hỗ trợ. 2.3.1.3. Cây hoa Việc áp dụng công nghệ cao vào việc trồng hoa ở huyện Hòa Vang hiện tại chỉ mới dừng lại ở những hộ nhỏ lẻ và chưa ổn định, chủ yếu là tận dụng đất vườn, đất đang chờ quy hoạch nên chưa khai thác hết tiềm năng của nghề trồng hoa. Cùng với sự phát triển của làng hoa Vân Dương xã Hòa Liên, cây hoa Hòa Vang mới thực sự có chỗ đứng trên thị trường so với một số vùng hoa lâu đời khác như Phước Mỹ, Hòa Cường. Ngoài một số giống cây nhập từ nơi khác đến như lLly Sorbone, cúc Pha Lê...mô hình ứng dụng hệ thống tưới phun sương trong điều kiện nhà lưới hở cũng đã được đưa vào ứng dụng tại một vài hộ dân. Mặc dù hiệu quả mang lại khá cao nhưng vẫn chưa tạo ra sự đột biến, thúc đẩy phát triển nghề trồng hoa toàn Huyện do thiếu vùng sản xuất tập trung. Dưới tác động của quá trình đô thị hóa trong giai đoạn sắp đến đây sẽ là hướng sản xuất có khả năng phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích so với các cây trồng khác. 2.3.2. Chăn nuôi Trên địa bàn huyện đã hình thành các cơ sở sản xuất giống, cơ sở chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại và công nghiệp, ngoài việc tập trung chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm truyền thống, ngành chăn nuôi đã chú trọng du nhập giống bò Sind để cải tạo bò lai Sind và đưa vào chăn nuôi các con giống mới như: đà điểu, thỏ Newzealand, gà Ai cập, ếch Thái Lan. Áp dụng qui trình chăn nuôi an toàn sinh học đối với gà an toàn sinh học cho sản phẩm siêu thịt, siêu trứng Tuy nhiên tình trạng dịch bệnh và sự phát triển ồ ạt, mất kiểm soát của các trang trại chăn nuôi đã gây ra nhiều hệ lụy tác động tới sinh thái, môi trường và tình hình phát triển của ngành chăn nuôi. Nhìn chung, chăn nuôi ở Hòa Vang còn phân tán, chưa áp dụng rộng rãi công nghệ chăn nuôi tiên tiến do đó chưa phát huy được tiềm năng, hiệu quả chăn nuôi thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Sức cạnh tranh trên thị trường còn nhiều hạn chế, sản phẩm gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn còn mang tính nhỏ lẽ chưa có sự tập trung đồng bộ, chăn nuôi vẫn còn mang tính nhỏ lẻ ở các hộ gia đình. Ngoài ra công tác thú y tuy đã đạt kết quả tốt trong nhiều năm liền, nhưng vẩn chưa đảm bảo vững chắc về an toàn dịch bệnh. 2.3.3. Ngành nuôi trồng thủy sản Trong ngành thủy sản việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất vẫn còn hạn chế, chủ yếu áp dụng trong việc đưa các mẫu giống có giá trị thương phẩm cao như cá lăng nha, cá trắm cỏ, cá vược, cá chim trắng, cá rô đơn tính, tôm thẻ chân trắng. vào nuôi trồng và cung cấp hệ thống giàn sục khí để hỗ trợ nuôi thâm canh, bán thâm canh. Việc chủ động nguồn giống vẫn chưa đạt được dù đã có trại giống được đầu tư khá tốt cùng lực lượng nhân viên Trung tâm khuyến nông-lâm-ngư thường xuyên hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật nuôi trổng và sinh sản. 2.3.4. Ngành lâm nghiệp Các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp đã được hình thành, hệ sinh thái R.VAC đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân. Các dự án đã đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi đến người dân tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển lâm nghiệp theo chiều hướng tích cực. Tuy vậy việc trồng rừng mới chỉ dừng lại ở những cây phục vụ nguyên liệu giấy, chưa phát triển trồng cây bản địa lấy gỗ lâu dài, cây dược liệu phục vụ cho y học và các loại lâm sản đã qua tác động của công nghệ cho thời gian sinh trưởng ngắn và giá trị cao. Công nghiệp chế biến lâm sản chưa được đầu tư, triển khai, phần lớn vẫn là công nghệ cũ, rời rác. 2.4. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HUYỆN HÒA VANG Từ những phân tích trên, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang phải đối mặt với một số vấn đề chính sau đây: - Vấn đề về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của Huyện còn thiếu ổn định, chỉ có một số vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Huyện được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2015 còn phần nhiều vẫn phải phụ thuộc vào quy hoạch phát triển chung của Thành phố. Chính điều này gây khó khăn cho các hộ nông dân, doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư kinh doanh, sản xuất. - Vấn đề về dồn điền đổi thửa: Do lịch sử để lại nên hiện nay việc sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả, chẳng hạn như canh tác trên những mảnh đất manh mún nên đầu tư cơ giới hoá, áp dụng các công nghệ cao trong sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác “dồn điền đổi thửa” trên địa bàn huyện chưa được triển khai. Thực tế, công tác này mới thực hiện tại thôn Cẩm Nê (Hoà Tiến), với diện tích khoảng 10ha nhưng cũng bộc lộ một số vấn đề như việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc bản đồ...gây cản trở quá trình tập trung đất đai. - Vấn đề về vốn đầu tư, ứng dụng công nghệ: Ngoài vấn đề về việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thì vấn đề về vốn cũng gây khá nhiều cản trở cho việc phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Với nguồn vốn tích tụ trong dân thấp cùng tỷ lệ vốn cấp hàng năm cho đầu tư phát triển nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu phân bổ ngân sách, trong khi việc đầu tư cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu phải tương đối lớn và kéo dài. - Vấn đề về cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Hiện tại ở cấp địa phương vẫn thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp trong việc khuyến khích người dân, các Hợp tác xã cũng như các doanh nghiệp đầu tư vốn để ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý nhất là cơ chế, chính sách về đất đai, quy hoạch phát triển, khiến các vùng sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ mất đất sản xuất để phát triển hạ tầng, kinh tế -xã hội, diện tích sản xuất lại manh mún, nhỏ lẻ khó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả. - Vấn đề về sự phù hợp của mô hình ứng dụng: Thời gia qua đã có nhiều mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện, cần có những mô hình phù hợp hơn với điều kiện của địa phương ứng dụng, có khả năng nhân rộng cho toàn vùng sản xuất tập trung. - Vấn đề về thúc đẩy kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ: Nhu cầu thị trường sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao với giá cả hợp lý không chỉ mở rộng ở Đà Nẵng mà còn ở các vùng lân cận và xuất khẩu đi nước ngoài. Trong khi đó nguồn cung sản phẩm tại chỗ chỉ mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ, lại thiếu tính ổn định trên thị trường do mối liên kết yếu giữa nông dân sản xuất với các doanh nghiệp thu mua, chế biến. - Vấn đề về hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ: Lực lượng lao động trong nông nghiệp của Huyện tuy vẫn còn dồi dào nhưng dần bị “già hóa”, khả năng tiếp thu các kiến thức, quy trình khoa học công nghệ mới bị hạn chế. Thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao để thuận tiện trong việc thực hành, vận dụng sáng tạo, đưa công nghệ cao đi nhanh vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. - Vấn đề về sự biến đổi khí hậu: Với điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, lại chịu ảnh hưởng chung từ hiệu ứng nhà kính gây nóng lên khí hậu toàn cầu sẽ tăng tần suất và mức độ ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt, mưa bão, dịch bệnh...tác động mạnh đến sản xuất nong nghiệp, nông thôn. Thực tế đó đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công nghệ cao vào ứng dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để ổn định năng suất, ứng phó với biến đổi khí hậu. - Vấn đề môi trường: Việc sử dụng thuốc BVTV, phân vô cơ và các vật tư nông nghiệp khác cũng như chất thải trong quá trình sản xuất chưa được xử lý sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Mặc dù, hiện tại, mức độ ô nhiễm chưa đáng kể nhưng đây cũng là vấn đề cần quan tâm và có hướng giải pháp về công nghệ xử lý phù hợp. PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀ VANG ĐẾN NĂM 2020 3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN MỘT SỐ VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Cơ sở pháp lý 3.1.1.1. Cấp Trung ương - Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X hội nghị lần thứ 7 ban hành chủ trương về “Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. - Quyết định 61/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/5/2008 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020”. - Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”. - Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4/6/2010 về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. - Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”. - Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 cuả Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước”. - Công văn số 735/BNN-VP ngày 20/3/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn các tỉnh, thành phố qui hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cấp địa phương Thành phố Đà Nẵng - Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010-2015 ngày 30/9/2010. - Quyết định số 6211/2010/QĐ_UBND ngày 18/8/2010 Của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành khoa học công nghệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”. - Quyết định số 8918/2010/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”. - Quyết định số 10068/2011/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc “Phê duyệt Đề án xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”. - Quyết định số 10499/2011/QĐ-UBND ngày 08/12/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2011-2020. - Quyết định số 2765/2012/QĐ-UBND ngày 12/04/2012 “Về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và quy hoạch nghiên cứu mở rộng đến năm 2020”. Huyện Hòa Vang - Nghị quyết Huyện uỷ huyện Hòa Vang lần thứ XV, khoá XIV. - Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang đến năm 2020”. 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng giai đoạn 2010- 2015 tầm nhìn đến năm 2020 là: Xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội của miền Trung, là địa bàn giữu vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nước, tạo nền tảng để xây dựng thành phố trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đến năm 2020: Tập trung nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp. + Phát triển dịch vụ đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực sản xuất và và tốc độ tăng GDP, sớm trở thành một trong bốn trung tâm thương mại – dịch vụ lớn của cả nước. Đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. + Phát triển công nghiệp – xây dựng theo hướng tăng hàm lượng khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển các công nghệ cao, thân thiện môi trường, các khu công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ thông tin. + Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Xây dựng nông thôn mới văn minh. Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên biển gắn với bảo vệ tài nguyên, an ninh chủ quyền biển đảo của đất nước. - Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Triển khai thực hiện và quản lý chặt chẽ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Tiếp tục mở rộng không gian đô thị về phía Tây, Tây Nam, Nam thành phố, phù hợp với Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị. Rà soát bổ sung quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố đến 2025, đặc biệt là quy hoạch phát triển giao thông-vận tải. - Đồng bộ cơ chế, chính sách thu hút đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác liên kết khu vực. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn. - Phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa xã hội gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề theo quy hoạch. Bảo đảm tốc độ đổi mới công nghệ trung bình đạt 20-30% năm, các lĩnh vực ưu tiên đạt 30-40%/năm. Quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 Ngày 18/11/2010 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 8918/2010/QĐ-UBND về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”với nội dung chính: - Phát triển khai hải sản theo hướng xa bờ công suất lớn, trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ. Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. - Xây dựng một số vùng nuôi nước ngọt tập trung theo hướng thâm canh tại khu vực Hóc Khế và hạ lưu hồ Đồng Nghệ với tổng diện tích nuôi trồng hiện tại là 600ha. Đồng thời phát triển các đối tượng sinh vật cảnh phục vụ nhu cầu tiêu khiển cá cảnh ở khu vực đô thị. - Khai thác tốt, hiệu quả đất đai, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Quy hoạch bố trí cây trồng theo 3 vùng: + Vùng cận và ven đô thị: Trồng hoa, sinh vật cảnh tại các xã Hòa Phước, Hòa Thọ Đông, Hòa Châu. + Vùng đồng bằng nông thôn: Trồng lúa thâm canh, lúa giống, cây rau thực phẩm, hoa chuyên canh. Trên địa bàn huyện Hoà Vang, tập trung tại cụm Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến (600 ha); và cụm Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong (800 ha). + Vùng trung du miền núi: Phát triển kinh tế trang trại đa dạng, theo hướng kết hợp tạo sản phẩm cho du lịch sinh thái tại các xã: Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Khương. - Tổ chức lại chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn sinh học, gắn với phòng chống dịch bệnh, phát triển bền vững. Tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang (heo thịt, bò thịt, gà hướng trứng và hướng thịt), không khuyến khích phát triển tại các khu vực ven đô tiến đến chấm dứt hẳn vào năm 2015. - Quản lý, bảo vệ diện tích 3 loại rừng đã quy hoạch, chú trọng diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại các khu vực đầu nguồn hồ Hòa Trung, Đồng Nghệ, sông Cu Đê, khu vực ven biển. Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_phan_tich_cac_dieu_kien_de_xay_dung_cac_vung_san_xuat.doc
Tài liệu liên quan