MỤC LỤC
1. Tổng quan về NHPT 2
1.1. Khái niệm NHPT 2
1.2. Đặc điểm cơ bản của NHPT 2
2. Lý do ra đời của NHPT 3
2.1. Xuất phát từ nhu cầu “cần một tổ chức có thể tài trợ cho tất cả các dự án phát triển” .3
2.2. Đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế 4
2.3. Thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong tài trợ dài hạn (chính sách tín dụng có hạn chế và ưu tiên, chương trình tín dụng chỉ định) 6
2.4. Yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả 7
3. NHPT Việt Nam (The Vietnam Development Bank – VDB) 8
3.1. Giới thiệu chung 8
3.2. Lý do ra đời 9
3.3. Nhận xét 10
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các lý do ra đời Ngân hàng phát triển. Liên hệ với lý do ra đời của Ngân hàng phát triển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đề tài: Phân tích các lý do ra đời NHPT. Liên hệ với lý do ra đời của NHPT Việt Nam
***
Tổng quan về NHPT
Khái niệm NHPT
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, các tổ chức tài chính trung gian - đặc biệt là hệ thống ngân hàng, ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các tổ chức này hoạt động như một kênh dẫn vốn hiệu quả, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và tài trợ cho các dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Phần lớn các ngân hàng hoạt động vì mục tiêu tối đa hoá lợi ích cho chủ sở hữu, song vì mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế với cơ cấu hợp lý vừa phải đảm bảo các vấn đề xã hội, do đó sự ra đời của các tổ chức hoạt động hướng tới các lợi ích an sinh xã hội là một điều tất yếu. Ngân hàng phát triển (NHPT) là một tổ chức như vậy.
Xuất phát từ khái niệm “Ngân hàng phát triển là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển.” (giáo trình Ngân hàng phát triển – TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động – xã hội, 2005) có thể thấy sự ra đời ngân hàng phát triển gắn liền với các dự án phát triển. Mục tiêu, các hoạt động… của NHPT đều dựa trên và xoay quanh các dự án phát triển.
Đặc điểm cơ bản của NHPT
Phân tích tên gọi “ngân hàng phát triển” để hiểu đây cũng là một hình thức ngân hàng, tức là nó vẫn sẽ mang các đặc điểm cơ bản của một ngân hàng. NHPT cũng là một tổ chức tín dụng, hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi. Dựa trên tính chất này mà NHPT được phân biệt với các tổ chức quản lývà hành chính khác. Tuy nhiên, cũng như sự giống và khác nhau giữa “dự án phát triển” và “dự án thương mại”, ngân hàng phát triển cũng có những điểm khác biệt so với ngân hàng thương mại, để có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu “hướng đến các lợi ích xã hội” của mình.
NHPT là một tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ: NHPT là tổ chức tài chính của Chính phủ, có nhiệm vụ tổ chức nguồn vốn cho dự án phát triển, nguồn tài trợ của Chính phủ dưới hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua NHPT. Nói cách khác, NHPT hoạt động nhằm phục vụ chính sách phát triển của Nhà nước. Do đó NHPT được hưởng một số ưu đãi nhất định từ phía Nhà nước, ví dụ như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật….
Bên cạnh nguồn tài trợ từ Chính phủ, NHPT còn có khả năng tự huy động trên thị trường vốn, do đó NHPT có thể tài trợ một cách đa dạng với nhiều loại lãi suất, hình thức khác nhau. Do đó thích hợp cho nhiều loại dự án phát triển khác nhau. Thông qua NHPT, vốn ưu đãi được quay vòng có hiệu quả.
Phương thức hoạt động chủ yếu là đầu tư trung và dài hạn cho các công trình kinh tế trọng điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thông qua đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Điều này hoàn toàn tương ứng với đặc điểm của các dự án phát triển, chủ yếu là các dự án trung và dài hạn. Các nghiệp vụ chính mà NHPT thực hiện là:
Tìm kiếm các dự án theo định hướng của Chính phủ.
Phân tích, thẩm định các dự án, tính toán các mục tiêu xã hội bên cạnh mục tiêu kinh tế nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển.
Tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính khác.
Qua 3 đặc điểm cơ bản trên, có thể thấy sự khác biệt cơ bản và những ưu điểm vượt trội của NHPT trong việc tài trợ cho các dự án phát triển. Từ đây, ta suy ngược lại các lý do chủ yếu để NHPT ra đời.
Lý do ra đời của NHPT
Xuất phát từ nhu cầu “cần một tổ chức có thể tài trợ cho tất cả các dự án phát triển”
Có nhiều nguồn tài trợ cho dự án phát triển, như đã nghiên cứu trong đề tài trước, bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, từ các tổ chức tài chính quốc tế, vay ngân hàng thương mại hoặc từ những người hưởng lợi từ dự án. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ có những đặc điểm khác nhau và chỉ thích hợp cho một hoặc một số dự án nhất định. Từ đó làm nảy sinh nhu cầu có nguồn tài trợ rộng nhất, bao trùm nhất, có thể tài trợ cho tất cả các dự án. Và NHPT ra đời như là một điều tất yếu, vì nguồn tài trợ của nó đảm bảo đủ 3 yêu cầu: tập trung với khối lượng lớn trong thời gian ngắn, lãi suất thấp và thời gian sử dụng dài. Mặt khác, NHPT không chỉ đơn thuần là giải ngân, cấp tín dụng cho các dự án mà trước đó nó cũng thực hiện các nghiệp vụ như một ngân hàng thương mại, tức là cũng có phân tích, thẩm định các dự án dựa trên nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng: người vay phải đảm bảo hoàn trả vốn và lãi sau thời gian cam kết. Đồng thời NHPT cũng phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của các dự án, có biện pháp phòng ngừa rủi ro, có thể gợi ý hoặc hỗ trợ nếu các dự án gặp khó khăn… Như vậy đối tượng phục vụ của NHPT được mở rộng ra rất nhiều, từ những dự án quy mô trung bình cho tới những dự án lớn, có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của vùng, ngành hoặc liên quan đến phân phối thu nhập cho các tầng lớp dân cứ nghèo, cải thiện môi trường…
Đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế
Để nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn là rất lớn, đặc biệt vốn trung và dài hạn, ví dụ như:
+ Nhu cầu về cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cho phát triển giao thông, thương mại mậu dịch, điện nước, y tế giáo dục… nhằm nâng cao giá trị cuộc sống.
+ Nhu cầu của các doanh nghiệp: đầu tư mới trang thiết bị máy móc, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội.
Tuy nhiên những nguồn để đáp ứng nhu cầu trên là rất hạn chế, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Nguyên nhân do:
- Hệ thống NHTM với nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, chỉ tập trung cho vay ngắn hạn.
+ Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thấp thường chỉ từ 3 đến 7 năm => Kỳ hạn cho vay của nhiều NHTM không phù hợp với các công trình xây dựng cơ bản, thu hồi vốn chậm, không phù hợp với các công trình xây dựng có quy mô lớn và sử dụng trong thời gian dài.
+ Thị trường nợ kém phát triển => các tài sản chủ yếu của NHTM kém thanh khoản vì vậy sẽ rất rủi ro nếu sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn 1 - 3 năm để cho vay 10 - 20 năm.
+ Sự thay đổi tỷ giá theo hướng giảm giá nội tệ khiến NHTM rất khó khăn khi cung cấp các khoản cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ. Mà đây là nguồn vốn rất cần thiết để các doanh nghiệp nhập thiết bị từ nước ngoài.
- Thị trường vốn trung, dài hạn không có koặc kém phát triển. Nhu cầu đầu tư dài hạn thường đáp ứng thông qua thị trường vốn dài hạn, hoặc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cả hai loại thị trường này đều đang bị hạn chế tại các nước đang phát triển. Thị trường chứng khoán ở những nước này thường chậm phát triển hoặc phát triển “méo mó” do sự can thiệp sâu của Nhà nước, thể hiện ở hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, gò bó kìm nén sự phát triển của thị trường. Đồng thời, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là kênh gọi vốn dài hạn quan trọng song bị hạn chế bởi môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, hoặc bởi giới hạn trong lĩnh vực đầu tư đối với nước ngoài.
- Chi ngân sách cho phát triển kinh tế bị hạn chế. Nguyên nhân do thu ngân sách nghèo nàn, tăng trưởng chậm trong khi nhu cầu chi thường xuyên ngày càng lớn, do đó tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển bị hạn chế. Đồng thời nhiều khoản chi đầu tư đã bị giảm hiệu quả lớn do tình trạng tham nhũng và trình độ quản lý yếu kém trong bộ máy chính phủ.
Những nguyên nhân trên đã tạo ra khoảng cách lớn giữa cung và cầu trên thị trường tài chính dài hạn. Một trong những chính sách giải quyết là xây dựng một loại hình tổ chức tài chính có khả năng thu hút và cung cấp các nguồn vốn trung và dài hạn có hiệu quả cho các dự án phát triển. Đó chính là NHPT.
Có thể khái quát mối liên hệ giữa nhu cầu và các nguồn tài trợ vốn trung, dài hạn cho phát triển kinh tế qua sơ đồ sau:
Các NHTM chủ yếu là
nguồn vốn ngắn hạn
TTCK kém hiệu quả
ở các nư ớc đang phát triển
S ự cần thiết phải tạo lập
thể chế tài chính
nhằm cấp vốn trung dài hạn,
đó là NHPT
Nhu cầu vốn
cho phát triển kinh tế
Thiếu vốn trung,dài hạn
cho phát triển kinh tế
Các quỹ đầu tư Nhà nước có quy mô nhỏ
Thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong tài trợ dài hạn (chính sách tín dụng có hạn chế và ưu tiên, chương trình tín dụng chỉ định)
Xuất phát từ công thức của phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế = Tăng trưởng kinh tế + chuyển dịch cơ cấu kinh tế + tiến bộ xã hội
Trong đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện thông qua các dự án thương mại. Còn mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại, hợp lý và mục tiêu đảm bảo xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh thì chỉ có thể thực hiện qua các dự án phát triển. Tuy nhiên, có 2 vấn đề lớn cần giải quyết, đó là:
Thứ nhất, các dự án phát triển có khả năng sinh lời thấp nhưng rủi ro lại cao hơn các dự án thông thường, nhất là các dự án trong các ngành công nghiệp mũi nhọn và dự án đầu triển khai tại vùng nông thôn.
Thứ hai, nhiều NHTM không sẵn sàng đầu tư vào dự án phát triển do phần lớn các khoản tín dụng của NHTM đòi hỏi phải có tài sản thế chấp và phải có hiệu quả tài chính theo cơ chế thị trường. Sự khan hiếm nguồn vốn làm cho lãi suất các nguồn tài chính này rất đắt, không thích hợp với các dự án phát triển dài hạn có tỷ lệ sinh lời thấp, rủi ro cao và thường không có tài sản đảm bảo.
Hai vấn đề trên cho thấy NHTM không phải là tổ chức có khả năng tài trợ cho các dự án phát triển, do đó NHPT ra đời như là một tổ chức tài chính thực hiện chính sách tài trợ ưu tiên có hạn chế của Chính phủ nhằm thực hiện các công cụ đầu tư đặc biệt. Các hoạt động của NHPT nhằm mục đích xã hội nhiều hơn là mục đích kinh tế, có tính chất hỗ trợ nhiều hơn là kinh doanh, đảm bảo thực hiện được các dự án phát triển góp phần đảm bảo các lợi ích xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả
Một dự án phát triển hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau: tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, bảo vệ môi trường sinh thái… nhưng vẫn cố gắng thu lợi nhuận ở một mức nhất định. Các mục tiêu này trong nhiều trường hợp tự mâu thuẫn với nhau và gây cản trở hoạt động của các thể chế tài chính theo cơ chế thị trường, chủ yếu hoạt động vì lợi ích kinh tế.
Mặc dù thực hiện mục tiêu phát triển nhưng các dự án phát triển lại không thích hợp hoàn toàn với phương pháp cấp phát ngân sách, do có nguồn thu trực tiếp từ bán sản phẩm của dự án. Chính phủ sử dụng nguồn vốn tín dụng để tài trợ cho các dự án phát triển vì:
Ngân sách Nhà nước nghèo nàn, lại phải ưu tiên cho các dự án không thể hoàn lại vốn. Trong khi đó nhiều dự án phát triển tạo nguồn thu trực tiếp, có khả năng sinh lời, có khả năng hoàn trả, có thể và cần thiết phải tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Áp lực trả vốn và lãi buộc chủ đầu tư phải tìm kiếm và thực hiện các dự án có hiệu quả tài chính rõ ràng dù mức sinh lời thấp và rủi ro cao, đồng thời phải thực hiện các giải pháp tăng tính hiệu quả tài chính của dự án.
Tài trợ bằng cách cho vay có nhiều ưu thế: vốn của Nhà nước thường được cộng thêm vốn đối ứng huy động trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng quy mô cho dự án phát triển. Kết quả của việc hoàn trả là nguồn vốn của Nhà nước được tái tạo, tiếp tục 1 hoạt động tài trợ mới. Ngoài ra, tài trợ ưu đãi qua chương trình tín dụng của Chính phủ được thực hiện có hiệu quả thông qua hoạt động của NHPT, vì NHPT là tổ chức tài chính, là công cụ đầu tư đặc biệt của Chính phủ. Như vậy ngoài việc cung cấp các nguồn tài trợ trung và dài hạn cho các dự án, NHPT còn cung cấp với 1 số điều kiện ưu đãi hơn mà các tổ chức tín dụng khác không có.
Như vậy, NHPT đc thành lập nhằm tài trợ các loại hình đầu tư phát triển có hiệu quả tài chính.
NHPT Việt Nam (The Vietnam Development Bank – VDB)
Giới thiệu chung
Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 108/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank (VDB) Đây là lần thứ 3 tổ chức này thay đổi tên gọi, chuyển đổi mô hình và tính chất hoạt động, từ Tổng cục đầu tư phát triển (1995-2000), Quỹ Hỗ trợ phát triển (DAF) từ 2000-2006 và nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
Ngoài những hoạt động hiện có của Quỹ hỗ trợ phát triển, VDB cũng sẽ đảm nhiệm vai trò ngân hàng xuất nhập khẩu của Chính phủ, như các ngân hàng xuất nhập khẩu khác trên thế giới, cung cấp các dịch vụ tài chính cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. VDB cho biết sẽ rà soát và công bố lại danh mục các dự án, mặt hàng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Danh mục này - theo chỉ đạo của Thủ tướng khi ký quyết định thành lập VDB - sẽ cụ thể, công khai minh bạch, dễ thực hiện, phù hợp với các qui định của WTO và cam kết của Việt Nam trong các công ước quốc tế.
Trụ sở chính của VDB đặt tại số 25A – Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội.
Website:
Lý do ra đời
Lý do ra đời của VDB tương đối giống lý do ra đời của một NHPT điển hình trên thế giới, đó là cũng gồm 4 nguyên nhân chủ yếu:
- Xuất phát từ nhu cầu “cần một tổ chức có thể tài trợ cho tất cả các dự án phát triển.”
- Đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế
- Thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong tài trợ dài hạn
- Yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả
Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam vào thời kỳ đó (năm 2006) mà sự ra đời của VDB có vài điểm khác biệt cơ bản. Cụ thể như sau:
Trải qua 6 năm hoạt động theo mô hình DAF (từ 2000 – 2006), chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ đã đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế trọng điểm, những sản phẩm trọng điểm, những vùng miền, địa bàn khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta chuẩn bị ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, yêu cầu đổi mới chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đã trở thành việc cấp thiết và là tất yếu khách quan. Đồng thời, yêu cầu của quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển hạ tầng cơ sở, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của các vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn đòi hỏi cần thiết tiếp tục có sự hỗ trợ phù hợp của Chính phủ. VDB ra đời cũng vì mục đích đó. Tại buổi lễ thành lập VDB, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu. Những dự án này thường có thời gian đầu tư dài, rủi ro cao, thu hồi vốn chậm nên nhà đầu tư tư nhân hoặc nước ngoài không muốn hoặc không có khả năng đầu tư. Đồng thời khi đó, thị trường vốn Việt Nam mới trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện, vẫn còn nhiều biểu hiện “méo mó” nên khả năng huy động vốn để đầu tư cho các dự án phát triển là rất khó khăn. VDB ra đời nhằm tạo thế chủ động cho việc tìm kiếm và huy động đủ vốn cho dự án, đề xuất chính sách để huy động tối đa các nguồn lực xã hội đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng, khắc phục tình trạng giải ngân và thu hồi nợ chậm, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
VDB được thành lập dựa trên Luật các tổ chức tín dụng và luật Ngân sách Nhà nước nên điểm khác biệt chính là VDB hoạt động theo hình thức ngân hàng với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng hơn. So với hoạt động của DAF, VDB sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả. Tuy nhiên, do là ngân hàng thực hiện chính sách nên VDB chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân sách và kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ DAF.
VDB là ngân hàng thực hiện chính sách (ở đây là chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu do Chính phủ quy định) nên sẽ có nhiều ưu đãi. Không chỉ có ưu đãi về lãi suất vốn vay, VDB còn ưu tiên cho vay các dự án có độ rủi ro lớn mà tư nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngần ngại không đầu tư, nhất là ở những địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn. VDB không tính đến lợi nhuận của mình nhưng dự án đó phải chắc chắn có hiệu quả thì VDB mới đầu tư. Bên cạnh đó, VDB còn cho vay những dự án lớn có thời gian hoàn trả vốn dài hạn đến 10 năm, 15 năm, điều mà ít ngân hàng thương mại có thể l àm được. Ngoài ra, phần lớn các dự án sẽ được vay bảo đảm tiền vay bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, trường hợp phải thế chấp thì chỉ cần thế chấp 30% là đã có thể vay 100% ( tới đây tỷ lệ này dự kiến hạ xuống còn 15%) - số liệu thời kỳ VDB mới ra đời, năm 2006. Đây chính là những ưu đãi rất lớn mà VDB có được nhằm thực hiện thành công chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Nhận xét
Sau khi liên hệ lý do ra đời của một NHPT điển hình với lý do ra đời của NHPT Việt Nam, thấy rằng NHPT Việt Nam ra đời cũng dựa trên những nguyên tắc, nguyên nhân cơ bản như bất kỳ một NHPT ở các quốc gia khác, kể cả những quốc gia phát triển. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang trên đà hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, rút ngắn sự lạc hậu và khoảng cách tiến bộ. Nó cũng chứng tỏ các cấp lãnh đạo kinh tế Việt Nam đã có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn, một dấu hiệu tốt chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Thực tế cũng cho thấy từ khi ra đời, NHPT Việt Nam đã hoạt động khá hiệu quả, phát huy được tính chủ động mà ở các mô hình trước không có, làm gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các dự án phát triển. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, khu vực nông thôn được hiện đại hoá từng bước, an sinh xã hội được chú trọng, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, công bằng xã hội được cải thiện… Tất nhiên những thành quả đó không phải chỉ do NHPT Việt Nam tạo ra, mà đó là thành quả chung của tất cả các chủ thể tham gia trong nền kinh tế, nhưng không thể phủ nhận vai trò to lớn của NHPT Việt Nam trong việc huy động và tập trung nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau từ đó phân phối cho các dự án. Mặc dù còn một số mặt trái và tồn tại nhưng nói chung NHPT Việt Nam đã và đang thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình.
***
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25608.doc