Một sơ đồ quy trình sau khi được xây dựng cần được kiểm tra độ chính xác. Những sai khác thường xuyên xuất hiện trong thực tế sản xuất, VD: những khác biệt nhỏ có thể xuất hiện dễ dàng giữa các ca. Sơ đồ quy trình ban đầu có thể dược xây dựng từ những tài liệu lỗi thời và có thể không bao gồm máy móc mới đã được lắp đặt. Hãy nhớ:
"Bạn phải kiểm tra nếu bạn cần chứng nhận"
Việc kiểm tra này sẽ cần có tất cả thành viên của nhóm HACCP vào những thời gian khác nhau cúng với các ca khác nhau và có thể thay đổi từ những kiểm tra đơn giản cho đến hoàn thiện một danh mục kiểm tra toàn diện. Đánh giá càng kỹ lưỡng, độ chính xác của kế hoạch HACCP càng cao. Những danh mục kiểm tra hoàn thiện có thể tạo thành hồ sơ đánh giá và đưa ra một ranh giới trong việc đánh giá sự thay đổi. Những sửa đổi hoặc khác nhau so với sơ đồ quy trình ban đầu cần được lưu ý.
30 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7745 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các mối nguy và kiểm soát các điểm trọng yếu HACCP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại đó thực hiệ việc kiểm soát và một mối nguy an toàn thực phẩm có thể được ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được."
CÁC MỐI NGUY
Khả năng gây hại tới người tiêu dùng (ảnh hưởng đến độ an toàn)
"Mối đe dọa cụ thể": E.g. Staphyloccal, Enterotoxin, Salmonella
"Hành động sơ suất": lây nhiễm chéo
VÍ DỤ
Vi khuẩn Salmonella, Listeria
Độc tố Aflatoxin
Virus Rotavirus
Ký sinh vật Sán dây, Trichinella
Hóa chất Thuốc trừ sâu
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Các hoạt động loại trừ các mối nguy hoặc làm giảm sự cố đến mức chấp nhận được.
GIÁM SÁT
Quan sát hoặc đo đếm để đánh giá biện pháp phòng ngừa ở một điểm trọng yếu có được thực hiện hiệu quả hay không
GIỚI HẠN TỚI HẠN
Chỉ tiêu của một biện pháp phòng ngừa, được xác định trong suốt quá trình giám sát, để phân biệt xem biện pháp đó được chấp nhận hay không
Danh sách đầy đủ các thuật ngữ có thể tìm thấy trong Appendix 1 và nên tham khảo danh sách này trước khi thử vạch ra một hệ thống HACCP.
0.4. Các nguyên tắc của HACCP
Trong việc xây dựng một kế hoạch HACCP, có rất nhiều công việc và chúng sẽ được thảo luận chi tiết. Dưới đây là 7 nguyên tắc chung trong phân tích mối nguy.
1 Hướng dẫn phân tích
2 Xác định các điểm CCP
3 Xác định các chỉ tiêu và giới hạn tới hạn
4 Thiết lập hệ thống giám sát
5 Thiết lập các hành động sửa chữa
6 Thiết lập các dữ liệu chứng thực
7 Thiết lập hồ sơ
0.5 Lập kế hoạch HACCP
Chìa khóa thành công của bất kỳ một đề án nào là sự quản lý tận tâm và có kế hoạch. Trước khi triệu tập cuộc họp nhóm đầu tiên, nhà quản lý đề án HACCP nên:
* Lên kế hoạch cuộc họp
i Bảo đảm được chương trình cuộc họp, người chịu trách nhiệm và biên bản cuộc họp
ii Sử dụng các công cụ lập kế hoạch đơn giản (VD: biểu đồ Gant và Resource planner)
Chương trình
Thời gian bắt đầu
Nộidung
Thời lượng
Người phụ trách
Vệ sinh thiết bị
Bảo dưỡng thiết bị
30 phút
30 phút
QA
Kỹ sư
Thời gian kết thúc Tổng thời gian
1 giờ
Yêu cầu tiếp theo
Nội dung
Thời gian đã định
Người phụ trách
Đảm bảo sự quan tâm chú ý của giám đốc doanh nghiệp
Người chủ doanh nghiệp cần phải nắm được thời gian, chi phí và nhân công cần thiết để hoàn thành đề án. Trong các doanh nghiệp nhỏ, người chủ doanh nghiệp có thể tham gia vào nhóm HACCP. Các doanh nghiệp lớn sẽ cần bản trình bày rõ ràng về một kế hoạch phát triển HACCP đơn giản.
* Thu thập thông tin có liên quan - các thông tin này đặc biệt hữu ích ở bước thứ 7 để nhận dạng những mối nguy quan trọng
i Dữ liệu về những lời phàn nàn của khác hàng, kết quả QC, và đặc điểm kỹ thuật
ii Biểu đồ đường sản phẩm hiện nay
iii Gặp gỡ những người có chức trách ở địa phương và các cơ quan nhà nước để tìm kiếm thông tin (VD: số liệu thống kê về ngộ độc thực phẩm)
iv Liên hệ Hiệp hội thương mại địa phương để tìm kiếm thông tin về từng lĩnh vực cụ thể và sự giúp đỡ của các chuyên gia nếu cần
Biểu đồ Gant và Resource planner
Biểu đồ Gant dưới đây minh họa kế hoạch chi tiết của quá trình phát triển các điểm CCP, một công đoạn trong kế hoạch tổng thể phát triển HACCP
Biểu đồ Gant cho phép người quản lý lập kế hoạch và giám sát các hoạt động và thời gian đã được đề xuất. Resource planner có thể được sử dụng để vẽ đồ thị sử dụng nhân lực theo thời gian và đảm bảo rằng không cần phải bận tâm về nhân lực trong khoảng thời gian bận nhất của năm.
0.6. Mười bốn bước HACCP
Có thể thực hiện đầy đủ bảy nguyên tắc của HACCP trong 14 bước riêng biệt. Tài liệu của Codex phân biệt 12 bước, trong cách tiếp cận HACCP của Anh có bổ sung thêm một bước đầu và một bước cuối. Các bước HACCP được nêu ra trong mục này và sẽ được bàn luận sâu hơn ở các mục tiếp theo.
1. Xác định giới hạn xem xét
Lựa chọn sản phẩm và bắt đầu với các mối nguy
2. Tập hợp nhóm HACCP - nếu thích hợp
3. Miêu tả sản phẩm - dán nhãn
4. Xác định đối tượng sử dụng
5. Vẽ sơ đồ quy trình
6. Xác nhận sơ đồ quy trình
7. Xác định và lập danh sách tất cả các mối nguy có liên quan và các biện pháp phòng ngừa
8. Xác định các điểm CCP và áp dụng cây tình huống
9. Thiết lập các mức mục tiêu và giới hạn tới hạn cho các điểm CCP
10. Thiết lập hệ thống giám sát
11. Thiết lập kế hoạch hành động sửa chữa
12. Thiết lập quy trình kiểm tra
13. Thiết lập hệ thống văn bản và lưu trữ hồ sơ
14. Xem xét, đánh giá hệ thống HACCP
Bước 1: Xác định giới hạn xem xét/Phạm vi của kế hoạch
1.1. Khởi động
Thật dễ dàng khi bắt đầu xây dựng một kế hoạch HACCP để đạt được như mong muốn. Hoàn thiện một kế hoạch HACCP đơn giản để có thể được triển khai sau đó thì tốt hơn là xây dựng một kế hoạch HACCP phức tạp mà kế hoạch đó không bao giờ được thực hiện đầy đủ hay hoàn thành. Do đó giới hạn xem xét cần được vạch ra rõ ràng ngay từ ban đầu. Quyết định này phụ thuộc vào phương pháp sản xuất, sản phẩm và liệu các mối nguy vật lý, hóa học, vi sinh vật có được xem xét hay không. Khi lần đầu tiên phát triển một kế hoạch HACCP, việc xem xét chỉ một trong các loại mối nguy trên thường thiết thực hơn.
Đích cuối cùng của kế hoạch cũng cần được xác định, VD: kế hoạch có kết thúc khi mà thực phẩm rời khỏi nhà máy hay không? Ban đầu điều này có vẻ đơn giản hơn và tiếp sau đó kế hoạch có thể được phát triển bao gồm cả các hành vi ở các bước sau, VD: bởi các nhà bán lẻ, các nhà cung cấp hoặc người tiêu dùng.
1.2.Danh mục cần kiểm tra
Chỉ rõ sản phẩm/quy trình
Làm rõ loại mối nguy (mối nguy vi sinh vật, hóa học, vật lý)
An toàn hay chất lượng
An toàn trong tiêu dùng hoặc sản xuất
Bước 2: Lựa chọn và tập hợp nhóm
2.1. Các yêu cầu của nhóm
Việc tập hợp nhóm rất có ích đề thúc đẩy và làm cho nhân viên thấm nhuần ý thức về HACCP. Việc lựa chọn nhóm nên do chủ tịch hoặc chuyên gia HACCP bên ngoài doanh nghiệp thực hiện. Có được tập hợp ý kiến chuyên môn chuẩn xác là yếu tố cần thiết khi nhóm thu thập, đối chiếu và đánh giá dữ liệu kỹ thuật, xác định các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Yêu cầu nhóm phải bao gồm nhân viên QA/QC, nhân viên sản xuất, một kỹ sư và một nhà vi sinh vật. Ở các doanh nghiệp nhỏ hơn, một người có thể đảm nhiệm một số vai trò khác nhau hoặc thậm chí đảm nhiệm vai trò của cả một nhóm. Trong trường hợp thứ hai, có thể cần thiết phải dùng những cố vấn hoặc lời khuyên từ bên ngoài.
Một nhóm lý tưởng không nên nhiều hơn sáu người, mặc dù khi cần thiết có thể kết nạp bổ sung thành viên. Nhóm cần được đào tạo căn bản về HACCP. Nhóm nên sẵn sàng đầy đủ về tài chính và nhân lực
2.2.Danh mục cần kiểm tra
Nhiều dữ liệu
QA/QC hiểu các mối nguy và nguy cơ
Các chuyên gia sản xuất
Kỹ sư - Thiết kế vệ sinh và vận hành máy móc
Chủ tịch - Kinh nghiệm HACCP
Nguồn lực đầu đủ
Đào tạo
Bước 3: Miêu tả sản phẩm.
3.1. Hiểu/Biết về sản phẩm
Nhóm HACCP cần phải có hiểu biết về sản phẩm ở mức tốt nhất có thể. Cần phải biết và hiểu mọi chi tiết về thành phần và quá trình sản xuất sản phẩm. Thông tin này đặc biệt quan trọng đối với các mối nguy vi sinh, bởi vì các thành phần của sản phẩm cần được xem xét đánh giá trong mối quan hệ với khả năng phát triển của các nguồn bệnh khác nhau (bước 7). Có thể tóm tắt như sau:
Biết bạn của bạn (thực phẩm - các thành phần và quá trình sản xuất của nó)
Biết kẻ thù của bạn (các mối nguy - sự gay go và nguy cơ của chúng)
Kết cấu các danh mục kiểm tra sau đây có thể giúp nhóm HACCP ghi giữ thong tin toàn diện mặc dù các doanh nghiệp nhỏ có thể chỉ có khả năng thực hiện danh mục kiểm tra chung
3.2. Danh mục cần kiểm tra
Thành phần
Cấu trúc
Quá trình sản xuất
Bao gói
Điều kiện bảo quản và phân phối
Thời hạn sử dụng cần đạt
Hướng dẫn sử dụng
3.3. Danh mục kiểm tra cách thức tạo sản phẩm
Sử dụng nguyên liệu thô hoặc thành phần nào?
Có loại vi sinh vật cần quan tâm nào trong các nguyên liệu trên không, nếu có thì chúng là gì?
Có thành phần nào có độc tính hoặc chứa các chất độc không?
Nếu sử dụng chất bảo quản, ở nồng độ đó chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật cần quan tâm hay không?
Có thành phần nào được sử dụng với hàm lượng quá cao hoặc quá thấp so với yêu cầu chế biến hay không?
pH của sản phẩm có ngăn ngừa được sự phát triển vi sinh vật hoặc làm vô hoạt mầm bệnh nào đó không?
aw của sả phẩm có ngăn chặn được sự phát triển vi sinh vật hay không?
Eh của sản phẩm như thế nào?
3.4. Danh mục kiểm tra quá trình sản xuất và chuần bị
Một chất ô nhiễm có thể xâm nhập vào sản phẩm trong suốt các quá trình chuẩn bị, sản xuất và bảo quản hay không?
Các vi sinh vật hoặc các độc tố cần quan tâm có bị vô hoạt trong khi nấu, gia nhiệt hoặc trong các quá trình khác hay không?
Có vi sinh vật hoặc đốc tố nào có thể lây nhiễm vào thực phẩm sau khi đã được gia nhiệt không?
Một quá trình đòi hỏi cao có được chấp nhận hoặc mong đợi hay không?
Quá trình sản xuất có dựa trên tài liệu khoa học không?
Bao bì tác động như thế nào đến sự tồn tại và/hoặc sự phát triển của vi sinh vật?
Thời gian cho mỗi bước ccủa quá trình sản xuất, chuẩn bị, bảo quản và trưng bày là bao nhiêu?
Điều kiện phân phối như thế nào?
3.5. Danh mục kiểm tra sản phẩm cuối
Thông tin về sản phẩm cuối
Tên Ngày
Tính chất chung
Thành phần
Khối lượng
Chỉ tiêu hóa học
Giá trị
pH
4,2
Aw
0,85
Hàm lượng muối
3%
v.v...
Chi tiết nhãn - dán nhãn
Điều kiện bảo quản
Điều kiện phân phối
Bước 4: Xác định đối tượng sử dụng
4.1. Người tiêu dùng/Các nhóm mục tiêu
Việc xác định ai là đối tượng mua sắm hoặc tiêu dùng của sản phẩm rất có ích. Một số nhóm dân số, người già, trẻ nhỏ, người ốm... rất dễ bị ảnh hưởng bởi các mối nguy. Bạn có thể cần gắn nhãn mác thích hợp. Nếu có nguy cơ có mặt Listeria monocytogenes, nhãn là "tránh dùng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai". Các ví dụ khác bao gồm những phản ứng đặc trưng đối với sản phẩm hoặc các thành phần của nó, VD: quả hạch, nhóm chất gây vô sinh, histaminne, phenylalanine v.v...Nhóm khách hàng mục tiêu có thể tác động đến "mức độ quan tâm" của bạn.
Cũng rất có ích khi hiểu khách hàng sử dụng hoặc đối sử như thế nào đối với thực phẩm.
4.2. Danh mục cần kiểm tra
Người tiêu dùng và các nhóm mục tiêu - đối tượng có ảnh hưởng đến mức độ quan tâm
Thực phẩm có được giữ nóng, tan giá, lạnh đông hoặc ở nhiệt độ môi trường sau khi rời nhà máy hay kho bảo quản hay không?
Thời gian - nhiệt độ trong suốt quá trình gia đun nóng lại có làm vô hoạt vi sinh vật và các độc tố cần quan tâm hay không?
Nếu thực phẩm được cất giữ sau khi đun nóng lại, nó sẽ được giữ ở nhiệt độ nóng hay nhiệt độ môi trường?
Khi thực phẩm được sự dụng hoặc mở ra, nó có khả năng lây nhiễm hay không?
Bước 5: Vẽ sơ đồ quy trình công nghệ
5.1. Quy trình sản phẩm và làm việc
Nếu bạn xây dựng một sơ đồ quy trình toàn diện, sẽ dễ dàng hơn nhiều để bạn hiểu về lịch sử vòng đời của sản phẩm.
"Một hình ảnh đáng giá bằng một nghìn từ ngữ."
Việc xác định những sự lây nhiễm tiềm năng, đề xuất những kiểm soát và thảo luận với người khác sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như bạn đang nhìn vào một sơ đồ. Thông tin được diễn tả bằng hình ảnh trên các sơ đồ quy trình có thể chi tiết hơn, nếu cần thiết đối với những công đoạn nào đó, cho phép thảo luận kỹ lưỡng hơn.
Quy trình của tất cả nguyên liệu thô được tính bắt đầu từ điểm chúng được đưa vào nhà máy, điều này làm nên nét riêng biệt của HACCP. Chính điểm đặc biệt này làm nên sức mạnh của HACCP và phân biệt nó với những kiểm tra phổ biến "kiểm tra sàn nhà, trần nhà, tường".
5.2. Danh mục cần kỉểm tra
Tiêu điểm của nghiên cứu
Khuôn khổ - sự biến thiên - không cố định
Khống chế quá trình, kể cả sự chậm trễ
VD: Mặt bằng nhà máy và thiết bị
Trứng lỏng
Rau bina
Bột mì
Cân
Cân
Cân
Nhào trộn
Đùn ép
65oC, 2 phút
Thanh trùng
<5oC, 45 phút
Làm mát
Bảo quản
Đóng gói
Đo
Nước
Sơ đồ quy trình sản xuất mì ống
Bước 6:Xác nhận sơ đồ quy trình
6.1. Xác nhận các sự kiện
Một sơ đồ quy trình sau khi được xây dựng cần được kiểm tra độ chính xác. Những sai khác thường xuyên xuất hiện trong thực tế sản xuất, VD: những khác biệt nhỏ có thể xuất hiện dễ dàng giữa các ca. Sơ đồ quy trình ban đầu có thể dược xây dựng từ những tài liệu lỗi thời và có thể không bao gồm máy móc mới đã được lắp đặt. Hãy nhớ:
"Bạn phải kiểm tra nếu bạn cần chứng nhận"
Việc kiểm tra này sẽ cần có tất cả thành viên của nhóm HACCP vào những thời gian khác nhau cúng với các ca khác nhau và có thể thay đổi từ những kiểm tra đơn giản cho đến hoàn thiện một danh mục kiểm tra toàn diện. Đánh giá càng kỹ lưỡng, độ chính xác của kế hoạch HACCP càng cao. Những danh mục kiểm tra hoàn thiện có thể tạo thành hồ sơ đánh giá và đưa ra một ranh giới trong việc đánh giá sự thay đổi. Những sửa đổi hoặc khác nhau so với sơ đồ quy trình ban đầu cần được lưu ý.
6.2. Danh mục cần kiểm tra
Nhóm xác nhận độ chính xác của sơ đồ quy trình
Bao gồm cả ca lấy mẫu và cuối tuần
Cải thiện độ lệch cần thiết
Xác nhận phiên bản đã cải thiện là đúng và xây dựng sơ đồ quy trình cuối cùng
Lưu giữ hồ sơ
Sản xuất bánh nướng
Bước 7: Xác định và lập danh sách tất cả các mối nguy có liên quan và các biện pháp phòng ngừa
Bước này thường là 'vấn đề' đầu tiên đối với những người lần đầu xây dựng kế hoạch HACCP, đặc biệt là khi họ không có cách tới gần với những thông tin, dữ liệu vi sinh học hiện hành. Vấn đề ở đây là người chủ tịch cần đảm bảo rằng nhóm HACCP bám sát giới hạn xem xét của họ. Tất cả các mối nguy được nhận dạng hay chỉ một loại, VD: mối nguy hóa học hoặc mối nguy vi sinh? Mối nguy vi sinh hiện nay là mối đe dọa lớn nhất từ thực phẩm đối với sức khỏe. Thêm vào đó, những hành vi sơ suất và các điểm lây nhiễm như làm sạch không thích hợp cũng cần được nhận dạng. Việc nhận dạng các mối nguy có thể bắt đầu với nguyên liệu thô và có thể kết thúc, chẳng hạn với điểm sản phẩm rời nhà máy hoặc thời điểm tiêu dùng.
Mỗi lần các mối nguy được nhận dạng, các phương pháp phòng ngừa dựa trên kiến thức về HACCP, và những nguồn và điểm lây nhiễm thường gặp có thể được xây dựng.
7.1. Cây tình huống nhận dạng các mối nguy vi sinh tiềm năng
Rất hữu ích cho ngay cả những nhà vi sinh vật học giàu kinh nghiệm để có cái nhìn mới mẻ đối với sản phẩm của họ. Cây tình huống sau đây có thể có ích và nên sử dụng kết hợp với Phụ lục 2. Thêm vào đó, các công ty lớn hơn có thể sử dụng nghiên cứu và kết quả vi sinh của chính họ để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Phụ lục 3 bao gồm thảo luận đầy đủ hơn về cách sử dụng và áp dụng cây tình huống.
7.2. Sử dụng cây tình huống nhận dạng nguồn bệnh tiềm năng
Một trong những bước quan trọng nhất trong HACCP là thiết lập hệ thống các sinh vật nguy hiểm mà có liên quan đến một sản phẩm thực phẩm nào đó. Phương pháp được đưa ra ở đây bắt đầu với một danh sách các nguồn bệnh đối với con người có nguồn gốc từ thực phẩm. Tiếp theo là sự đánh giá nguyên liệu thô, quy trình sản xuất, các khả năng lây nhiễm, v.v…Những nguồn bệnh đã được gọi tên mà bộc lộ nguy cơ có thể xảy ra sẽ được đánh giá sau đó trong mối quan hệ với dữ liệu dịch tễ học và khả năng gây bệnh của chúng, kết hợp với một sản phẩm thực phẩm đặc biệt hoặc có liên quan. Những nguồn bệnh còn lại đó nều có Liều lượng Lây nhiễm Tối thiểu thấp hoặc không yêu cầu phát triển trong thực phẩm là các mối nguy tiềm năng trực tiếp. Những nguồn bệnh còn lại đó nếu có Liều lượng Lây nhiễm Tối thiểu cao hơn hoặc yêu cầu cần phát triển trong thực phẩm thì được xem xét kỹ hơn. Cần thực hiện đánh giá khả năng phát triển của sinh vật trong thực phẩm. Cần phải đưa ra ý kiến về vai trò trách nhiệm của người tiêu dùng cũng như là quá trình phân phối sản phẩm và bảo quản. Điều này có thể dẫn tới việc nhận biết một số vi sinh vật được cho là không quan trọng, nguy cơ của chúng là có nhưng ở mức độ thấp. Sau đó cần đưa ra ý kiến đối với các bệnh nguy hiểm gây ra bởi vi sinh vật.
Mỗi khi một nguồn bệnh tiềm năng được đưa vào danh sách, có thể xác định nguồn gốc và con đường lây nhiễm chính của chúng. Điều này giúp thiết lập các phạm vi kiểm soát.
7.3. Cây tình huống nhận dạng các vi sinh vật gây bệnh tiềm ẩn (tham khảo các ký hiệu)
Sự tăng lên của các nguồn bệnh đã biết
Các kích thích đã biết: như virus
C1. Nhận dạng các VSV gây bệnh có thể gây ra các vấn đề của thực phẩm
Kiểm tra sự phát sinh các nguồn bệnh
Ngăn chặn sự cố tương tự trong SP
C2. Các nguồn bệnh có thể xâm nhập lại hoặc tồn tại trong nguyên liệu hay không?
C3. Quá trình sản xuất có loại bỏ hoàn toàn các nguồn bệnh hay không?
C4. Các nguồn bệnh có thể lây nhiễm vào sản phẩm sau quá trình sản xuất hay không?
C5. Các nguồn bệnh này đã từng gây ra các sự cố đối với các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm có liên quan hay chưa?
C6. Có phải các nguồn bệnh đều phát triển trong thực phẩm và gây bệnh hay không?
C7. Nguồn bệnh có thể phát triển trong sản phẩm thực phẩm cụ thể này hay không?
C8. Phương pháp bảo quản SP có ngăn nguồn bệnh phát triển được hay không?
Đánh giá dữ liệu đã biết
Hiểu biết về nhà máy và các nguồn VSV khác
Yes
No
Đánh giá quá trình trong mối quan hệ với tính chất sản phẩm, nguồn bệnh
Sử dụng phần mềm đánh giá, dự báo
Yes
No
Làm việc đảm bảo vệ sinh
Làm sạch sau khi chế biến
Các sự cố đã biết
Yes
No
Loại bỏ VSV khỏi danh sách
Đảm bảo mọi bệnh do thực phẩm được báo cáo
Kiểm tra dữ liệu
Yes
No
Loại bỏ VSV khỏi danh sách
Ghi nhớ virus không phát triển trong TP
Phương pháp kiểm tra và bệnh nghi ngờ
Quan tâm đến liều gây nhiễm tối thiểu (MID)
Yes
No
Nguồn bệnh nguy hiểm tiềm năng
Xét hành động không đúng của khách hàng
Tư vấn về VSV có thể có ích
Yes
No
Loại bỏ VSV khỏi danh sách
Hình thành và phát triển độc tố?
Tập hợp các nguồn bệnh thông thường còn lại
No
Yes
Loại bỏ VSV khỏi danh sách
Điểm dừng là nguồn bệnh nguy hiểm tiềm năng
7.4. Các mối nguy vật lý và hóa học
Tùy thuộc vào giới hạn nghiên cứu ban đầu của nhóm HACCP, các mối nguy vật lý và hóa học có thể cần được xem xét. Phụ lục 2 trình bày chi tiết về các mối nguy vật lý và hóa học thường gặp. Cả hai loại mối nguy này đều có vai trò quan trọng trong an toàn thực phẩm và đều có thể làm tăng nhanh số lượng những lời phàn nàn về chất lượng thực phẩm. Hồ sơ ghi chép sự phàn nàn của người tiêu dùng, nếu có sẵn, và hồ sơ quản lý chất lượng của chính doanh nghiệp là những nguồn thông tin có ích nhất về các mối nguy vật lý và hóa học.
Các Nguồn Nhiễm Tạp Chất Lạ Có Thể
KIM LOẠI
Các nguồn có thể
Các biện pháp ngăn ngừa
Đinh ốc, Bulông, Gioăng, đệm, Rôngđen, v.v...
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, có văn bản hệ thống máy móc bởi các kỹ sư đã được đào tạo/Kiểm tra bởi các quản đốc sau các công việc kỹ thuật
Kẽm hàn, gỉ hàn, que hàn.
Cách ly tất cả các công việc hàn khỏi môi trường xung quanh/Làm vệ sinh và kiểm tra cẩn thận sau khi hàn.
Phoi bào và mạt giũa.
Bảo dưỡng định kỳ/Phân cách giữa các bộ phận có dầu bôi trơn với bề mặt thực phẩm
Vảy gỉ
Sử dụng thép không gỉ ở những bộ phận máy móc tiếp xúc/Tăng cường thường xuyên tái tạo lớp phủ của các chi tiết bằng thép mềm/Tăng cường kiểm tra những vùng có thể bị nhiễm gỉ.
Các nguồn phát sinh và biện pháp phòng ngừa mối nguy vật lý.
7.5. Danh mục kiểm tra các mối nguy và hệ thống kiểm soát.
Điều kiện vận hành/Lỏng và rắn
Tái chế sản phẩm
Thiết kế đặc điểm sản phẩm
Hiệu quả làm sạch
Vệ sinh môi trường
Đào tạo nhân viên/vệ sinh cá nhân
Xác định thực phẩm và các vùng có nguy cơ cao/thấp
Bảo quản và phân phối – hướng dẫn sử dụng
7.6. Công cụ và kỹ thuật nhận dạng các mối nguy và điểm lây nhiễm.
Mỗi khi các mối nguy được nhận dạng, cần xem xét chúng có thể tồn tại trong sản phẩm thực phẩm bằng cách nào. Do đó, một phần của phân tích mối nguy là nhận dạng các hành vi và sự việc dẫn đến lây nhiễm. Hai kỹ thuật có thể sử dụng trong quá trình này là Brainstorming và Phân tích Nguyên nhân và Ảnh hưởng. Mục đích của cả hai kỹ thuật này là đề xuất các sang kiến có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau.
Nguyên tắc của Braíntorming
Chủ đề
Số lượng
Hồ sơ
Tuần tự
1 lần cho mỗi người
Bỏ qua
Không chỉ trích
Không bình luận
Ý kiến bột phát
5W + 1H
Mọi người cùng trao đổi về một vấn đề
Càng nhiều ý kiến và thông tin càng tốt
Viết lại mọi điều
Để cho tất cả mội người phát biểu
Không ai được phép chiếm ưu thế hơn trong các buổi họp
Nói “bỏ qua” nếu bạn không thể nghĩ về điều gì khi đến lượt
Không ai công kích các vấn đề
Tránh lạc hướng. Tập trung vào công việc trong tầm kiểm soát
Một ý kiến bột phát có thể khiến một số người khác nghĩ về chiều hướng nào đó
Ai, Cái gì, Ở đâu, Tại sao, Khi nào và Thế nào
Brainstorming là một kỹ thuật mà trong đó các thành viên, tình trạng có thể là nguyên nhân của vấn đề. Thực hiện một vài nguyên tắc đơn giản sẽ giúp nhận được những ý kiến sáng tạo và hòa hợp cũng như sự nhiệt tình. Các biểu đồ có thể rất có ích trong các buổi họp Brainstorming.
Phân tích Nguyên nhân và Ảnh hưởng là phương pháp thường được sử dụng trong các vòng tròn chất lượng và cung cấp một cấu trúc bổ trợ cho phương pháp Brainstorming bằng cách gộp nhóm các ý kiến với nhau. Những ảnh hưởng hoặc vấn đề (VD: sự lây nhiễm) được biểu diễn bằng một mũi tên hoặc đường xương sống thẳng đứng hoặc nằm ngang, các nguyên nhân tiềm ẩn chính được biểu diễn như những múi tên hướng vào đường sương sống. Mỗi mũi tên chính có thể có các mũi tên thứ cấp biểu diễn các nguyên nhân phụ. Kết quả cuối cùng là một sơ đồ nêu tên tất cả các nguyên nhân của một vấn đề với hình dáng như xương cá. Các nguyên nhân chính thường được xem xét bởi 4M, đó là:
Man power (nhân lực): Kỹ năng, đào tạo, thái độ, hiểu biết
Method (phương pháp): Thủ tục, kiểm tra
Máy móc: Quy trình chế biến, kỹ thuật
Nguyên liệu: Các thuộc tính của sản phẩm và các thành phần của nó
Mỗi lần một sơ đồ xương cá toàn diện được xây dựng, nhóm HACCP cố gắng để xác minh các nguyên nhân có thể, nhận dạng nguyên nhân quan trọng nhất, và ưu tiên hành động.
Brainstorming và Phân tích Nguyên nhân và ảnh hưởng có thể được sử dụng trong một cách tiếp cận thứ ba là Phân tích Chế độ lỗi và Ảnh hưởng (FMEA). Phương pháp này đòi hỏi người sử dụng phải đề xuất các sự việc (các lỗi) cho dù trước đó chúng có xuất hiện hay không. Dạng tiếp cận này là cơ sở để dự đoán các hậu quả trong tương lai của các lỗi và các phương pháp ngăn ngừa phù hợp cần bổ sung.
7.7. Đánh giá nguy cơ
Các thuật ngữ nguy cơ và đánh giá nguy cơ có thể sử dụng trong nhiều hòan cảnh khác nhau. Chúng ta có thể nói về nguy cơ ai đó bị bệnh sau khi ăn một thực phẩm nào đó hoặc nguy cơ một thực phẩm bị lây nhiễm một vi sinh vật nào đó. Chúng ta có thể thảo luận đánh giá nguy cơ của cả hai vấn đề này hoặc có thể sử dụng nó để miêu tả quá trình đánh giá thực phẩm, làm tiền đề để quyết định liệu chúng có cần kiểm tra thường xuyên hay không. Do đó để tránh nhầm lẫn, người đọc cần phân biệt sự khác nhau trong các cách sử dụng thuật ngữ này.
Trong phạm trù HACCP, nguy cơ có thể xác định bằng khả năng hoặc xác suất mà một mối nguy sẽ xuất hiện. Có thể cố gắng định lượng các nguy cơ một cách tóan học , VD tính toán tần suất người bị bệnh do ăn gà, tần suất listeria được tách ra từ một loại phomat hoặc tần suất salmonella được tách ra từ trứng gà.
Trong HACCP, cách tiếp cận này đòi hỏi phải được giải thích cẩn thận. Thông thường số lượng dữ liệu ban đầu không thỏa đáng hoặc không đầy đủ. Thậm chí các con số tính toán được có thể gây nhầm lẫn, VD nếu một mối nguy xuất hiện một lần trên 2000 mẫu, điều đó không có nghĩa là cứ mối lần một mối nguy xuất hiện thì có thể sản xuất 1999 mẫu trước khi mối nguy xuất hiện lại.
Một thuật ngữ để thay thế trong an toàn thực phẩm là xem xét các loại nguy cơ thực phẩm. Nó có thể đơn giản hoặc phức tạp. Cách tiếp cận đơn giản chỉ là miêu tả sản phẩm khi có liên quan đến một loại nguy cơ, nguy cơ này có thể cao trung bình hoặc thấp. Một thuật ngữ thay thế là xây dựng một ma trận về các nguy cơ dựa trên một loạt nhà máy.
Một phương pháp đơn giản để phân loại các nguy cơ của thực phẩm được giới thiệu ở đây một hệ thống thuật ngưc Mỹ thay thế được đưa ra trong phụ lục 5.
Các sản phẩm loại 1 (nguy cơ cao)
i. Các sản phẩm cần được làm lạnh như cá, trứng, rau, ngũ cốc và/hoặc sữa (bất kỳ sản phẩm thay thế nào của các sản phẩm trên).
ii. Thịt, cá và cá sản phẩm sữa.
iii. Các sản phẩm có độ pH 4,6 hoặc cao hơn mà được khử trùng trong bao bì đóng kín, hoặc được khử trùng và đóng gói vô trùng vào bao bì vô trùng có thể đóng kín.
iv. Sữa bột cho trẻ em.
Các sản phẩm loại 2 (nguy cơ trung bình)
i. Các sản phẩm cần được làm lạnh như cá, trứng, rau, ngũ cốc và/hoặc sữa bất kỳ sản phẩm thay thế nào của các sản phẩm trên) và các sản phẩm khác bị loại ra trong các quy định về vệ sinh thực phẩm
ii. Sandwich và bánh kẹp thịt ăn nhanh
iii. Các sản phẩm nhiều chất béo như sôcôla, margarrin, mâyonnise
Các sản phẩm loại 3 (nguy cơ thấp)
i. Các sản phẩm co độ pH dưới 4,6 như đồ muối chua, hoa quả, nước quả cô đặc, nước quả tươi và đồ uống chua
ii. Rau tươi không qua chế biến và bao gói.
iii. Mứt, mứt cam, mứt quả.
iv. Sản phẩm bánh kẹo từ đường
v. Dầu và mỡ ăn được
Yếu tố căn bản sau khi phân loại thực phẩm vào các nhóm trên là xét xem:
* Liệu sản phẩm thực phẩm có khả năng chứa và/hoặc hỗ trợ sự phát triển của các nguồn bệnh tiềm ẩn không.
* Sản phẩm có trải qua một quá trình chế biến nhiệt nào nữa không.
* Điều kiện bảo quản về sau có tạo cơ hội để các nguồn bệnh phát triển hoặc làm lây nhiễm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các mối nguy và kiểm soát các điểm trọng yếu HACCP (hazard Analysis Critical Control Poit).doc