Bose tránh phân phối sản phẩm đại trà và thay vào đó là tập trung nỗ lực vào tiếp thị trực tiếp và những cửa hàng bán lẻ của thương hiệu. Bose đã có hơn 160 cửa hàng tại Mỹ, đã xuất hiện trên 19 quốc gia trên thế giới như Úc, Trung Quốc, Pháp,Nhật, Đức Bose đã đưa ra những cải cách trong lĩnh vực tiếp thị trực tiếp kết hợp với các mẫu quảng cáo trên báo và tạp chí cao cấp để bán nhanh sản phẩm. Bose cũng sử dụng phương pháp mail trực tiếp chất lượng cao và những mẫu quảng cáo qua radio và TV trả lời trực tiếp để bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Bose cũng đã đạt được nhiều thành công lớn với phương pháp tiếp thị chỉ giới hạn cho những mặt hàng rẻ tiền.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các yếu tố quyết định sự thành công của tập đoàn Bose và liên hệ thực tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Bose
1, Giới thiệu chung:
Tập đoàn BOSE là một trong số ít những công ty công nghệ Massachusetts được sáng lập vào giữa những năm 60 mà vẫn còn hoạt động – vẫn đang sống và phát triển tốt. BOSE là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về loa, phục vụ giải trí tại nhà, ô tô, và thị trường âm thanh chuyên nghiệp. Những dàn âm thanh tuyệt hảo được sử dụng không chỉ trong phòng khách nhiều gia đình hay tại các ban nhạc, nhà hàng, hộp đêm, mà có thể tìm thấy tại các cuộc thi Olympic, trên phi thuyền NASA, đến các nhà hát quốc gia. Đối với các chuyên gia âm thanh, Bose cung cấp các loại loa và các bộ khuyếch đại tốt như những sản phẩm được thiết kế cho các nhạc sĩ. Các loại loa của Bose không chỉ có mẫu mã liên tục được cải tiến mà chất lượng âm thanh còn rất trung thực, sống động, không bị ảnh hưởng bởi các tạp âm, đặc điểm này đã khắc phục được những điểm yếu cố hữu của các dòng sản phẩm khác đang được bán trên thị trường vào thời điểm đó. Liên tục thành công trên cả thị trường trong nước và quốc tế, bằng tài năng của mình, Amar Bose đã biến công ty nhỏ ngày nào thành một trong những tập đoàn công nghiệp điện tử Bose Corporation hàng đầu thế giới, với hơn 10.000 nhân viên làm việc trong hàng trăm chi nhánh đặt tại nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2005, tổng thu nhập của Bose Corporation lên tới con số 1,8 tỷ USD.
BOSE bán sản phẩm của mình tại hơn 100 nhà máy ,các cửa hàng giới thiệu và thông qua các nhà bán lẻ trực thuộc. Mục tiêu của Bose là tạo ra các sản phẩm công nghệ cao kết hợp với sự đơn giản và kích thước nhỏ gọn để tạo ra âm thanh tốt nhất cho các hệ thống, để tất cả người tiêu dùng có thể được dễ dàng sử dụng và truy cập vào.
Cho đến nay, BOSE vẫn duy trì được thương hiệu thành công là nhờ chủ động nhận biết, vạch rõ và tạo ra một tương lai cho âm thanh. Thậm chí trong thị trường kích động và cạnh tranh ngày nay, BOSE vẫn thuộc một tầng lớp cao trong thị trường âm thanh , không phải một ánh chớp nhoáng qua. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Forrester Research vào tháng 3-2006 đã cho thấy rằng BOSE là một trong 3 thương hiệu đáng tin cậy nhất trong lĩnh vực điện tử gia dụng ở Mỹ. Bởi vì các sản phẩm của BOSE luôn ở mức giá cao cấp và không bao giờ giảm giá. Lòng trung thành của người tiêu dùng cho thấy rằng chất lượng và mẫu mã xuất sắc của hệ thống BOSE là xứng đáng với giá tiền.
Đến nay các sản phẩm của Bose đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia với đầu mối chính đặt tại Framingham, MA, USA và các chi nhánh đặt tại Carrickmacross Cộng hoà Ailen, San Luis Río Colorado, Sonora, và Tijuana, B.C đặt tại Mexico... Chỉ tính riêng tại Mỹ, Bose Corporation đã thiết lập được một mạng lưới dày đặc các nhà máy, cửa hiệu lên tới con số 160.
Với sự phát triển sản phẩm sáng tạo của mình, sự sắp xếp hợp lý trong sản xuất và giao hàng, và mảng rộng các kênh tiếp thị, Bose đã có khả năng duy trì thành công vị trí xếp hạng hàng đầu trong những thế lực công nghiệp âm thanh của thế giới thế kỷ 21.
2, Một số sự kiện của công ty
· Năm 1964: Amar G. Bose sáng lập tập đoàn Bose
Địa chỉ: The Mountain Framingham, Massachusetts ,U.S.A.
· Năm 1968: Công ty giới thiệu hệ thống loa trầm 901
· Năm 1970: Bắt đầu nghiên cứu âm thanh nổi trong xe ô tô
· Năm 1972: Bose bắt đầu bán sản phẩm loa cho khách hàng chuyên nghiệp
· Năm 1984: Hệ thống sóng âm nhạc Acoustic được giới thiệu.
· Năm 1990: Hệ thống loa phong cách sống được giới thiệu.
· Năm 1997: xây dựng trụ sở mới của công ty dành riêng tại 'The Mountain’
· Năm 1999: Bose ra mắt Công ty bán hàng trực tuyến từ trang web của mình.
Năm 2009: Kỷ niệm 45 năm thành lập tập đoàn Bose
Trang web của tập đoàn: www.bose.com
II. Các yếu tố quyết định sự thành công của tập đoàn Bose
1, Công nghệ - Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Phương thức của BOSE là tận dụng những công nghệ đột phá và tiến bộ. Công ty đã bỏ ra 100 triệu USD mỗi năm cho việc nghiên cứu. 14 năm nghiên cứu đưa đến sự phát triển của loa sử dụng công nghệ Acoustic Waveguide chiến thắng giải Wave Radio và hệ thống âm nhạc Acoustic Wave. Ngày nay, một vài trong số những chiếc xe sang trọng được đánh giá rất cao về hệ thống âm thanh BOSE, mỗi hệ thống được trang bị độ vang âm phù hợp với mỗi mẫu xe. BOSE thậm chí đang bắt đầu tiến xa hơn ngành kinh doanh chủ lực của mình. Bose nắm trong tay hàng loạt công nghệ độc quyền như công nghệ giảm thanh, công nghệ âm thanh Acoustimass technology, Acoustic noise cancellation… Bose đã đưa ra rất nhiều sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng như tai nghe, loa, ampli…
Một số sản phẩm của BOSE sử dụng công nghệ cao và đạt được thành công lớn trên thế giới như :
- Tai nghe thiết kế trong chống ồn Bose Quitecomfort 3 với kiểu dáng nhỏ gọn thuận tiện với người sử dụng với mẫu tai nghe dạng bọt siêu thoải mái, có pin sạc lại được, âm thanh hoàn hảo, vành tai ngăn chặn tiếng ồn hiệu quả và có khả năng gập lại để đựng vào hộp đựng.
- Bose là một trong những tên tuổi đầu tiên sản xuất loa cho máy nghe nhạc Apple Ipod với nhiều tính năng…
Hiện nay, Bose cũng vừa cải tiến và cho ra dòng sản phẩm với hệ thống phân tích âm thanh thông minh Unifi cho phép thiết lập hệ thống một cách đơn giản nhưng đạt được chất lượng giải trí hoàn hảo. Đó là 3 model V-class và T- class. Với T-class có thêm tính năng giả lập và điều chỉnh âm thanh ở từng loa riêng biệt cùng với điều khiển đa năng, còn V-class được trang bị thêm bộ thu radio, đế iPod và một điều khiển có màn hình. Cả hai sản phẩm này được thiết kế hết sức đẹp mắt, trang nhã, được giới thiệu và quảng cáo trên hầu hết các tạp chí nổi tiếng và trên internet. Lợi nhuận thu được từ những sản phẩm này là rất lớn.
2, Thiết kế
BOSE đặt tâm huyết vào thiết kế nhiều như là công nghệ. Các hệ thống của BOSE thanh lịch và được tổ chức hợp lí – một người có thể còn đánh giá chúng là rất xuất sắc. Mỗi sản phẩm BOSE có kiểu dáng đẹp và chức năng tốt như sản phẩm của Apple. Ví dụ như :vào năm 2004, BOSE đã giới thiệu một sản phẩm hấp dẫn là hệ thống âm nhạc công nghệ cao SoundDock mà sau đã trở thành chuẩn âm thanh cho hệ thống loa iPod. Một sản phẩm khác là loa Bose 301 Series V với kiểu dáng cực kỳ đẹp mắt và hấp dẫn với những tính năng vượt trội và giá cả phù hợp sản phẩm đã được công chúng đón nhận và mang lại lợi nhuận cao cho Bose.
Bose luôn hiểu và biết cách đưa ra những sản phẩm mang phong cách của mình đến với những khách hàng khó tính, những người đặt vào sự lựa chọn giải trí của mình tâm huyết và tài chính nhiều như vào đồ đạc và những tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ như: Bose On-Ear. Tai nghe On-Ear được thiết kế siêu nhỏ gọn, gọng tai mềm và thực sự thoải mái, âm thanh hoàn hảo với vỏ ngoài kiểu compact, có khả năng gập lại và lại trải thẳng. On-Ear có thể loại bỏ được rất nhiều tạp âm nhờ thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện cho việc di chuyển của người sử dụng. Sản phẩm có hơi đắt tuy nhiên với chất lượng và công dụng của nó đã tạo sự hài lòng đối với người tiêu dùng biết đến và tin tưởng thương hiệu Bose.
3, Tiếp thị và phân phối
Bose tránh phân phối sản phẩm đại trà và thay vào đó là tập trung nỗ lực vào tiếp thị trực tiếp và những cửa hàng bán lẻ của thương hiệu. Bose đã có hơn 160 cửa hàng tại Mỹ, đã xuất hiện trên 19 quốc gia trên thế giới như Úc, Trung Quốc, Pháp,Nhật, Đức… Bose đã đưa ra những cải cách trong lĩnh vực tiếp thị trực tiếp kết hợp với các mẫu quảng cáo trên báo và tạp chí cao cấp để bán nhanh sản phẩm. Bose cũng sử dụng phương pháp mail trực tiếp chất lượng cao và những mẫu quảng cáo qua radio và TV trả lời trực tiếp để bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Bose cũng đã đạt được nhiều thành công lớn với phương pháp tiếp thị chỉ giới hạn cho những mặt hàng rẻ tiền.
Những lý do mà Bose thành công trên nhiều thị trường nhờ tiếp thị trực tiếp:
- Có những thiết kế làm theo đơn đặt hàng cho các khán phòng, khách sạn, nhà hàng, và những buổi diễn và cho mục đích sử dụng trong kinh doanh.
- Tạo ra những hệ thống âm thanh tự động cho những đời xe được tuyển chọn. Bose đã đưa ra những dòng hệ thống âm thanh chuyên nghiệp cho những nhà soạn nhạc.
- Đưa ra chủng loại đa dạng các hệ thống âm thanh chất lượng cao và hệ thống loa home theater đến với người tiêu dùng.
- Sản xuất những tai nghe acoustic loại bỏ tiếng ồn cho người tiêu dùng, các phi công máy bay và hành khách.
4, Những lợi thế của mua
Những lợi thế của việc mua các bộ phận từ các nhà cung ứng độc lập là nó cho phép hãng có khả năng linh hoạt hơn và thu lợi về cho tổ chức theo một số cách.
- Khả năng linh hoạt hơn: Do Bose mua hầu hết các bộ phận điện tử và phi điện tử từ các nhà cung ứng tự do tại Bắc Mỹ, Viễn Đông, Châu Âu nên Bose có thể đảm bảo khả năng linh hoạt khi có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái hoặc cản trở thương mại ở 1 nhà cung ứng nào trong số các nhà cung ứng trên trong 1 thời gian nhất định. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà Bose chuyển hướng đặt hàng giữa các nhà cung ứng. Ví dụ: trong năm nay linh kiện A có giá thấp nhất ở nhà cung ứng Bắc Mỹ. Nhưng linh kiện B lại có giá thấp nhất ở nhà cung ứng Viễn Đông. Khi đó Bose sẽ mua linh kiện A của Bắc Mỹ còn mua linh kiện B ở nhà cung ứng Viễn Đông để tối thiểu hóa chi phí. Hay năm ngoái nhà cung ứng Châu Âu cung cấp với chi phí thấp nhất, nhưng năm nay do tỷ giá hối đoái thay đổi nên Bắc Mỹ mới là nhà cung cấp với chi phí thấp nhất ở 1 bộ phận nào đó. Vì vậy thay vì nhập từ Châu Âu như năm ngoái thì năm nay sẽ chuyển sang nhập của Bắc Mỹ. Tuy nhiên sự thay đổi nhà cung ứng giúp cho bose linh hoạt hơn trong việc nhập thiết bị nhưng cũng làm cho Bose không đầu tư chuyên môn hóa vào nhà máy và thiết bị, những đầu tư này về lâu dài sẽ thu lợi cho hãng.
- Thu lợi cho hãng (giảm chi phí) : Với việc mua các linh kiện như vậy sẽ giúp cho Bose tiết kiệm được chi phí để phát triển công nghệ,chi phí sản xuất vì công ty sẽ không phải nghiên cứu công nghệ nhiều,các bộ phận sẽ không phải phấn đấu tiết kiệm chi phí,tiết kiệm chi phí vận chuyển,lưa kho. Khi hãng mua các bộ phận từ các nhà cung ứng sẽ thu được lợi( giảm chi phí) do tránh được các vấn đề:
+ Giảm chi phí cho công tác quản lí chi nhánh, quản lí thông tin, trung tâm đầu não điều khiển hiệu quả hơn do cơ cấu tổ chức đơn giản và gọn nhẹ.
+ Khi sản xuất thì từng bộ phận sẽ không phấn đấu tiết kiệm chi phí vì chi phí này được chuyển sang bộ phận khác. Vì vậy khi mua sẽ không bị mất khoản chi phí này.
+ Khi sản xuất các hãng sẽ phải định giá phù hợp của hàng hóa chuyển đến chi nhánh trong hãng. Các thể chế thuế, các chuyển dịch tỷ giá hối đoái khác nhau, và sự kém hiểu biết của trung tâm đầu não với các điều kiện địa phương => tăng sự phức tạp cho việc định giá. Bose mua các bộ phận từ nhà cung ứng nên sẽ tránh được vấn đề này. Giá cả của các nhà cung ứng độc lập hình thành do lực lượng thị trường thì giá cả chuyển giao không tồn tại.
5, Phối hợp hệ thống sản xuất toàn cầu
5.1 Bose sử dụng hiệu quả mô hình kho hàng đúng thời gian.
Kho hàng đúng thời gian là tính kinh tế của chi phí bảo quản hàng hóa thông qua việc chuyển nguyên vật liệu đến đúng thời gian tại nhà máy để đưa vào quy trình sản xuất không đến quá muộn hoặc quá sớm.
Bose đã dùng kho hàng đúng thời gian vào việc sản xuất kinh doanh cho công ty:
+ Bose phối hợp các mắt xích cung ứng phân tán => dự trữ nguyên vật liệu và chi phí vận tải được tối thiểu hóa.
+ Bose xây dựng vị trí dòng chảy cử các bộ phận để chúng tới nhà máy lắp ráp Massachusetts đúng thời gian tham gia vào hệ thống sản xuất.
+ Khi hàng hóa cần chuyển khẩn cấp Bose sẵn sàng chuyển từ vận chuyển bằng tàu biển và xe lửa sang vận chuyển bằng đường hàng không.
+ Bose giữ mối quan hệ với W.N.Procter – Hãng tiên phong trong vận chuyển và là người môi giới khách hàng Boston. Procter cung cấp cho Bose khả năng trao đổi bên trong giữ liệu điện tử. Khi hàng gửi đi sẽ chuyển vào hệ thống “ liên kết Procter” nên Bose có khả năng điều chỉnh kế hoạch sản xuất của họ để các nhà cung ứng có thể gia nhập vào quá trình sản xuất đúng thời gian.
Hệ thống khách hàng Mỹ liên kết điện tử trong Procter cho phép chuyển hàng hóa chỉ trong vòng 5 ngày khi chúng cập cảng của Mỹ hoặc 1giờ khi vận tải hàng hóa bằng hàng không quốc tế. Do đó có thể đưa hàng hóa tới nhà máy sản xuất của Bose sớm một vài ngày. Hệ thống này hoạt động tốt khiến khách hàng Nhật đã đặt hàng tăng gấp đôi. Lúc này Bose tăng tốc độ sản xuất, với nhiều bộ phận lắp ráp ở Massachusetts.
Với việc vận dụng hệ thống kho hàng đúng thời gian hiệu quả, điều này giúp cho hãng tiết kiệm do giảm chi phí bảo quản. Sở dĩ như vậy là vì nguyên vật liệu được đưa tới sẽ đi vào quá trình sản xuất luôn mà không phải lưu kho do vậy sẽ làm giảm chi phí thuê kho bãi, thuê lao động trong quá trình này.
Mặt khác, việc sử dụng hệ thống kho hàng đúng thời gian còn giúp hãng cải tiến chất lượng sản phẩm . Vì theo hệ thống kho hàng đúng thời gian các bộ phận tham gia quá trính sản xuất ngay mà không phải lưu kho; điều này cho phép phép hiện những đầu vào bị khuyết tật để chuyển trở lại nguồn cung ứng sửa chữa trước khi những sản phẩm khuyết tật khác ra đời .
Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm đó là có thể gây cho hãng thiếu kho dự trữ dự phòng khi mà có sự rối loạn giữa các nhà cung ứng.
5.2 Vai trò của tổ chức
Bose tổ chức theo hướng liên kết nguyên vật liệu tiềm năng và sử dụng giải pháp tập trung hóa, hầu hết các quyết định cung ứng nguyên vật liệu được thông qua trung tâm, trong đó có thể đảm bảo hiệu quả và gắn với mục tiêu chung. Từ việc thu mua các linh kiện từ các thị trường khác nhau như ở Bắc mỹ,châu âu,viễn đông vận chuyển tới Massachusetts để lắp ráp cho thấy sự tập trung hóa của tập đoàn, từ đây sản phẩm được tạo ra và phân phối tới các chi nhánh trên thế giới. Với giải pháp tập trung hóa này Bose có thể đảm bảo được hiệu quả gắn với mục tiêu phát triển của tập đoàn,sản phẩm được tạo ra mang tính đồng nhất về chất lượng vì cùng được sản xuất tại một nơi, sự tập trung công nghệ sẽ thuận tiện cho quá trình phát triển sản phẩm mới không phải đưa công nghệ ra ngoài nước.
Hình 1: liên kết cung ứng nguyên vật liệu tiềm năng
5.3 Phản hồi nhanh chóng
Bose vừa duy trì phản hồi nhu cầu của khách hàng, vừa đáp lại một cách nhanh chóng sự gia tăng nhu cầu của khách hàng về cácloại loa cụ thể. Nếu họ không đáp ứng tốt, họ có thể mất uy tín chào hàng so với các nhà cạnh tranh. Khi Bose không muốn giữ quyền về các phát minh dài hạn tại nhà máy Masachusetts, họ yêu cầu các mắt xích cung ứng phân tán toàn cầu phản ứng nhanh để tăng nhu cầu các bộ phận cấu thành. Sự phản hồi phối hợp với các mắt xích cung ứng đạt được cả hai mục tiêu: tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, giữ phát minh và đáp ứng nhanh chóng đối với các nhu cầu của khách hàng.
5.4 Vai trò của công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin giữ vai trò thiết yếu trong cung ứng nguyên vật liệu hiện đại. Thông qua việc tìm ra các bộ phận được tạo ra trên toàn cầu( Châu Âu. Bắc Mỹ. Viễn Đông ) theo hướng 1 nhà máy lắp ráp, các hệ thống thông tin đã giúp Bose khả năng tối ưu hóa chương trình sản xuất căn cứ vào thời gian cần tới các bộ phận. Thông qua việc thiết lập vị trí các bộ phận trong mắt xích cung ứng 1 cách chính xác, hệ thống thông tin tốt cho phép Bose tăng tốc sản xuất khi đơn đặt hàng tăng lên, đưa các bộ phận quan trọng ra khỏi mắt xích cung ứng thông thường và chuyển theo đường hàng không tới nhà máy sản xuất.
Bose sử dụng “liên kết Procter’ để liên kết giữa Bose với các nhà cung ứng Châu Âu, Bắc Mỹ, Viễn Đông, nhà vận chuyển Procter và khách hàng Mỹ về đơn đặtt hàng, ghi sổ sản phẩm, hóa đơn và trao đổi thông tin với nhau đúng lúc. Khả năng này làm tăng mạnh sự linh hoạt và phản ứng của toàn bộ hệ thống cung ứng. Ngoài ra còn giúp loại bỏ 1 số công việc giấy tờ giữa các nhà cung ứng, nhà vận chuyển và Bose.
Phần B/ Liên hệ thực tế
Ví dụ về sự thành công của tập đoàn điện tử Samsung - Hàn Quốc
Giới thiệu chung
Tập đoàn điện tử Samsung Electronics đã đi một bước dài trong hoạt động kinh doanh để được thị trường chấp nhận. Tập đoàn Hàn Quốc này trải qua hơn một thập kỷ phấn đấu trở thành hãng điện tử hàng đầu về sản xuất chip DRAM và bộ nhớ flash và là hãng sản xuất chip lớn thứ hai trên thế giới. Hãng điện tử Samsung còn là nhà sản xuất hàng đầu về tivi màu, màn hình máy tính và màn hình TFT-LCD cũng như là nhà xuất điện thoại di động thứ ba trên thế giới.
Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại hơn 60 nước. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới.
Công ty kinh doanh trên 6 lĩnh vực chính như sau: - Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp - Hàng gia dụng kỹ thuật số - Truyền thông kỹ thuật số, - Màn hình LCD, - Chip bán dẫn và mạng viễn thông.
Vị trí đứng đầu của tập đoàn xuất phát chủ yếu từ việc đầu tư rất mạnh vào một số lĩnh vực quan trọng. Nhưng sự thành công của Samsung không phải hoàn toàn là do sự đầu tư khổng lồ hơn so với đối thủ mà còn do tập trung hơn nữa vào hoạt động thiết kế sản phẩm, marketing, chuyên môn đối với các sản phẩm như tivi LCD, điện thoại. Quản trị chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công ty đạt được vị trí như hiện nay. Mặc dù, đó chỉ là một trong nhiều yếu tố nhỏ góp phần nên thành công của công ty trong khi những tăng trưởng đạt được gần đây chính là sự cải thiện đáng kể về nỗ lực của tập đoàn trong quan hệ với khách hàng và sự thích ứng nhanh chóng với thay đổi của thị trường cùng với việc hoạch định và kết hợp các chức năng khác như kinh doanh, sản xuất, phân phối sản phẩm của công ty.
1, Công nghệ và thiết kế
Với các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và vòng đời sản phẩm khá ngắn ngủi trong ngành công nghiệp điện tử gia dụng, Samsung Electronics muốn đem sự đổi mới vào việc xây dựng các đặc điểm mới, tạo ra các mặt hàng và công dụng mới. Công ty sớm hiểu rằng để đổi mới thành công và sinh lợi, nó phải được sự hậu thuẫn thường xuyên của công nghệ vượt trội và các thiết kế tốt nhất.
- Công nghệ: Samsung tin rằng cách thức chắc chắn nhất để đánh bại các công ty dẫn đầu thị trường là tiếp thu các công nghệ vượt trội mới nhất và tung ra các sản phẩm cao cấp trước các đổi thủ cạnh tranh. Tuân thủ chiến lược đó, Samsung đã đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động R&D để cho ra đời các công nghệ mới có thể được sử dụng trong các sản phẩm khác nhau. Năm 2003, chỉ riêng Samsung Electronics đã dành khoảng 2,3 tỷ đô la cho hoạt động R&D, chiếm 8% doanh thu. Với gần 1/4 lực lượng là nhà nghiên cứu hoạt động trong 15 trung tâm R&D trên khắp thế giới, Samsung đã cam kết phát triển công nghệ vượt trội. Một trường hợp nữa chứng minh sự cam kết đối với công nghệ này là thực tế năm 2004, Samsung Electronics giữ vị trí thứ 6 về số lượng bằng sáng chế đăng ký tại Mỹ. Cuối năm 2009, công ty điện tử Samsung đã giành được 3.600 bằng sáng chế tại Mỹ, nhiều thứ 2 sau Công ty IBM.
- Thiết kế: Samsung cũng nhận ra rằng công ty cần phải đứng đầu về thiết kế sản phẩm trên thị trường. Được ủng hộ bởi sự đổi mới và công nghệ vượt trội, những thiết bị mới, hợp thời và sành điệu nhất đã đặt Samsung vào vị thế độc tôn cả trên thị trường lẫn trong tâm trí người tiêu dùng. Với sự cạnh tranh khốc liệt, việc Samsung đưa ra những sản phẩm đánh vào thị giác chính là yếu tốt khác biệt rõ nét phân biệt nó với các địch thủ mạnh khác. Samsung đã thành lập phòng thí nghiệm Thiết kế đổi mới, một viện nội bộ giảng dạy và nghiên cứu về thiết kế. Samsung cũng khai giảng các khóa đào tạo toàn diện dành cho tất cả các nhân viên thiết kế của công ty để họ có thể học hỏi những xu hướng mới nhất trong ngành thiết kế, cũng như các khóa học về nghiên cứu lao động và cơ khí. Hiện nay, với khoảng 380 kỹ sư thiết kế làm việc tại bốn trung tâm thiết kế nước ngoài là San Francisco, London, Tokyo và Los Angeles, Samsung đã kết hợp chặt chẽ việc thiết kế vào chiến lược thương hiệu và chiến lược tập đoàn của nó.
2, Phản hồi nhanh chóng
Lĩnh vực kinh doanh thiết bị bán dẫn của Samsung đem lại 16 tỷ đôla và chiếm gần 60% lợi nhuận trong năm 2004 và đưa ra cái nhìn thấu đáo hơn về quản trị chuỗi cung ứng của công ty. Giám đốc bộ phận cải tiến qui trình, ông Eric Chang-Sup Han nói rằng hãng tập trung vào việc phản ứng lại một cách nhanh chóng với những thay đổi của điều kiện thị trường. Samsung thường không có hệ thống quản trị tồn kho hoạt động trơn tru. Năm 1998, hãng buộc phải đóng cửa một trong những nhà máy chính trong vòng hai tháng thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á do những sản phẩm TV và sản phẩm khác bị ế và chất đống trong kho. Tồn kho duy nhất mà Samsung thỉnh thoảng có chính là hàng hóa nằm trên máy bay trong quá trình vận chuyển.
Giờ đây, vấn đề tồn kho của Samsung đã được giải quyết nhờ nhiều năm nỗ lực điều chỉnh hoạt động chuỗi cung ứng. Thực vậy, vấn đề lớn nhất gần đây là làm thế nào tạo ra đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường đang tăng trưởng một cách chóng mặt.
Mỗi một đơn vị kinh doanh trọng yếu của Samsung đều có một trung tâm khai thác toàn cầu để theo dõi cung cầu của sản phẩm. Tại trung tâm khai thác của bộ phận kinh doanh thiết bị bán dẫn tại Hàn Quốc, những nhà hoạch định điều chỉnh nhu cầu của khách hàng được dựa trên thông tin từ bộ phận kinh doanh và những ràng buộc về nguồn cung của bộ phận sản xuất của công ty. Những nhà hoạch định này hoạt động độc lập và có thẩm quyền trong việc tham khảo ý kiến với cấp lãnh đạo cao nhất để điều chỉnh những dự báo sản xuất và dịch chuyển công suất giữa các dây chuyền sản xuất của công ty. Họ dễ dàng điều chỉnh số lượng nhập liệu vào mỗi một dây chuyền sản xuất. Sự linh động này giúp công ty phản hồi nhanh chóng với những cơ hội của thị trường và tránh gây ra tồn kho dư thừa.
3, Vai trò của công nghệ thông tin
Steven Daugherty, giám đốc chuỗi cung ứng của bộ phận sản phẩm điện tử tiêu dùng khu vực Bắc Mỹ của hãng nói rằng nỗ lực ứng dụng CPFR là một phần của hệ thống mở rộng hơn về cổng thông tin cộng tác dưới tên gọi là mạng lưới kinh doanh Samsung toàn cầu (GSBN) cho phép những chi nhánh của Samsung và các đối tác kinh doanh quan trọng của công ty truy cập dữ liệu. GSBN chia sẻ những dữ liệu trong hệ thống ERP của công ty, tự động hóa việc thực hiện đơn hàng và thanh toán trong khi đó cho phép khách hàng có được những thông tin theo thời gian thực về giá cả sản phẩm, số lượng, chi tiết đơn hàng, tình trạng lô hàng vận chuyển cũng như các hoạt động về đào tạo, dịch vụ, hỗ trợ khách hàng. Nhân viên công ty có thể theo dõi doanh số, tồn kho, tình trạng hàng hóa cũng như những thay đổi về giá cả bán lẻ và các thông tin của đối thủ cạnh tranh. Hãng Microsoft đã giúp tạo ra cổng thông tin chạy trên nền Windows và dự đoán rằng khi dự án triển khai sẽ tiết kiệm cho Samsung gần 3 triệu đôla/năm từ việc giảm hàng tồn kho và các chi phí kinh doanh và cải thiện mức độ dự báo nhu cầu và giao hàng. Hệ thống này cũng rất hữu ích trong việc theo dõi nhu cầu khách hàng và kiểm soát hoạt động theo những chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Một công cụ quan trọng khác trong việc áp dụng công nghệ tại Samsung là hệ thống thông tin nhà kho với tên gọi là hệ thống quản trị hoạt động tích hợp theo tiêu chuẩn (SIMS) cho phép các nhà quản lý trong công ty nhanh chóng lập ra các báo cáo từ những dữ liệu trong hệ thống ERP của công ty. Trước đây phải tốn nhiều giờ đồng hồ để có được những báo cáo như vậy, thì nay chỉ cần tốn khoảng 30 giây.
4, Liên minh chiến lược với nhà cung cấp
Hoạt động chuỗi cung ứng tại chi nhánh viễn thông của Samsung tại Bắc Mỹ đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh viễn thông của tập đoàn từ đó hơn 100 triệu máy điện thoạt được xuất đi trên toàn cầu trong năm 2005. Chính lượng hàng vận chuyển tại khu vực này quá tăng trưởng nhanh đã buộc công ty phải điều chỉnh lại hệ thống phân phối và vận chuyển của công ty.
Trước đây sản phẩm được chuyển bằng đường hàng không đến kho của công ty tại Dallas sau đó được chuyển bằng đường bộ đến khách hàng tại khu vực Bắc Mỹ. Hiện nay, sản phẩm sẽ do nhà cung cấp dịch vụ logistics của Anh, Exel Transportation Services, thực hiện dịch vụ vận chuyển đến kho của Exel tại Los Angeles, New York và Chicago do đó giảm khoảng cách vận chuyển đến những khách hàng quan trọng của hãng. Trong suốt năm 2004, việc áp dụng cách thức mới đã làm giảm thời gian vận chuyển hàng xuống từ 6,4 ngày còn 2,3 ngày và cải thiện được tình hình giao hàng đúng hạn lên 20%. Chính việc để cho Exel thực hiện việc vận chuyển sản phẩm bằng đường hàng không và đường bộ cũng giúp cho công ty chỉ liên hệ đến một đối tác kinh doanh thay vì phải liên hệ đến nhiều đối tác.
5, Bốn bước Samsung đã thực hiện để cải thiện chuỗi cung ứng:
Sử dụng những đối tác chiến lược. Samsung hoàn toàn tin cậy vào những nhà tư vấn và nhà cung cấp bên ngoài như SAP và i2 để sửa đổi toàn bộ hệ thống IT không phù hợp.
Chia sẻ dữ liệu. Công ty đã triển khai nhiều hệ thống và phần mềm như hoạch định chuỗi cung ứng, phần mềm quản trị quan hệ nhà cung cấp, hoạch định hợp tác, cổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các yếu tố quyết định sự thành công của tập đoàn Bose và liên hệ thực tế hiện nay.doc