Đề tài Phân tích cách thức ra quyết định quản lý của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường độc quyền nhóm và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Mục lục

 

Mục lục . 1

Danh mục bảng biểu, sơ đồ .2

Lời nói đầu 3

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Phân tích cách thức ra quyết định quản lý của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường độc quyền nhóm và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng” . . .4

1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4.

1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu .5

1.3.Các mục tiêu nghiên cứu 5

1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .6

1.5.Kết cấu đề tài .6

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản đề tài nghiên cứu .7

2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản .7

2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 7

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu .10

3.1. Phương pháp nghiên cứu 10

3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp . .10

3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .10

3.2. Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ngân hàng và ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 11

3.2.1. Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ngân hàng .11

3.2.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam .12

- Giới thiệu

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cách thức ra quyết định cạnh tranh của BIDV

3.3. Phân tích các dữ liệu thứ cấp .15

3.3.1. Quyết định lãi suất 19

3.3.2. Chính sách khuyến mãi 23

3.3.3. Ứng dụng công nghệ 26

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV trong thời gian tới và các kết luận khi nghiên cứu đề tài .29

4.1. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV trong thời gian tới 29

4.2. Kết luận .29

Danh mục tài liệu tham khảo 31

Biên bản họp nhóm lần 1 .32

Biên bản họp nhóm lần 2 .33

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cách thức ra quyết định quản lý của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường độc quyền nhóm và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn ra quyết định tốt nhất khi đối thủ của họ đưa ra hành động mà họ dự đoán. 2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Lợi nhuận của các hãng trên thị trường độc quyền nhóm phụ thuộc lẫn nhau: + Là đặc điểm riêng có của thị trường độc quyền nhóm. + Khi số lượng hãng trên thị trường ít, các quyết định về sản lượng, giá cả,…của bất kỳ hãng nào cũng tác động đến những điều kiện về cầu và doanh thu cận biên của các hãng còn lại trên thị trường. Chiến lược ưu thế: Là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục tốt nhất dù cho đối thủ có quyết định làm gì chăng nữa. Ví dụ: quyết định về giá của hãng Castle và hãng Palace Giả sử trên thị trường độc quyền nhóm có hai hãng Castle và hãng Palace cùng cạnh tranh nhau về một sản phẩm .Cả hai hãng đều đứng trước hai sự lựa chọn là đưa ra mức giá cao hay thấp. Quyết định của hai hãng là đồng thời, từ chiến lược quảng cáo đó sẽ tạo ra được mức lợi nhuận tương ứng cho từng hãng. Ta sẽ có bảng: Palace Cao(10$) Thấp(6$) Castle Cao(10$) 1000 ; 1000 500 ; 1200 Thấp(6$) 1200 ; 300 600; 400 Bảng 1 Nhận xét: + Cả hai hãng đều có chiến lược ưu thế là đặt giá thấp(6$). + Cân bằng Nash( 600 ; 400) là kết cục lợi nhuận khi cả hai hãng đều lựa chọn đặt giá thấp. Ở trạng thái cân bằng, kết cục của hai hãng đều bị giảm đi so với trường hợp hai hãng hợp tác với nhau để cùng đặt giá cao 10% để thu được kết cục lợi nhuận là (1000;1000). - Chiến lược ra quyết định tuần tự Một hãng ra một quyết định tồ đến đối thủ của nó ra quyết định khi đã biết được hành động mà hãng thứ nhất thực hiện Lợi thế của người quyết định trước: ra quyết định đầu tiên để ảnh hưởng tới các quyết định sau này của đối thủ, làm đối thủ chọn hành động theo cách làm bạn có lợi hơn Lợi thế của người quyết định sau: khi một hãng nhờ phản ứng lại quyết định thứ nhất của hãng đối thủ và thu được lợi ích cao hơn Cạnh tranh: là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất. Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Mức lãi suất trần: là mức lãi suất cao nhất một tổ chức tài chính áp dụng để thu hút tiền gửi vào tổ chức của mình -- mức lãi suất trần huy động, hoặc mức cao nhất mà tổ chức áp dụng đối với các khoản vay nợ của người đi vay - lãi suất trần cho vay. Ở Việt Nam, chính phủ quy định mức lãi suất trần huy động. Còn lãi suất cho trần cho vay, theo Bộ luật Dân sự 2005 (tại khoản 1, điều 476) quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Khái niệm: Đó là việc thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên các nguồn thứ cấp, đã qua tổng hợp xử lý, thống kê. Loại tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Nguồn dữ liệu thứ cấp sử dụng được thu thập bằng cách thu thập từ các nguồn trong và ngoài ngân hàng. Trong ngân hàng bao gồm: + Các báo cáo, tài liệu của ngân hàng do các phòng ban cung cấp, báo cáo kết quả kinh doanh từ 2005 – 2010, báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận qua các năm. + Các tài liệu về kế hoạch, phương hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trong tương lai. Ngoài ngân hàng như: Thu thập số liệu qua sách, các bài báo, tạp chí, qua internet về báo cáo tổng kết, thống kê của hiệp hội. 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Là phương pháp sử dụng, phân tích các dữ liệu sau khi đã thu thập được thông tin, số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý các thông tin, dữ liệu thu thập được tùy theo mục đích của người sử dụng. Các phương pháp sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, đồ thị, biểu đồ, bảng biểu. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu. 3.2. Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ngân hàng và ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: 3.2.1. Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ngân hàng Sau một thời gian gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài; từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu bức thiết để phát triển nền kinh tế trong nước nhưng làm thế nào để có thể nắm bắt đúng cơ hội, thời cơ và hạn chế những tác động tiêu cực lại là một bài toán khó. Vào cuối năm 2008, đầu 2009 cả thế giới đều biết đến và chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ mà khởi điểm là lĩnh vực bất động sản và tài chính. Tác động lan tỏa của nó ra toàn thế giới, trong đó có nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Mở cửa hội nhập đồng nghĩa với sự đón nhận thêm nhiều ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường ngân hàng. Do đó, tính chất cạnh tranh để chiếm thị phần hay phân chia lợi nhuận ngày càng thể hiện rõ rệt và mức độ ngày càng tăng lên, cho thấy tỷ suất lợi nhuận bình quân trong lĩnh vực này đang có xu hướng giảm dần. Với những khó khăn chung của nền kinh tế, ngân hàng nào có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi tự bản thân họ phải thực hiện các quyết định kinh doanh hợp lý và tối ưu để có thể tối ưu hóa lợi nhuận. 3.2.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Giới thiệu: Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên gọi tắt: BIDV. Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 04 22205544 Fax: 04 22200399 Website: www.bidv.com.vn.   Email: bidv@hn.vnn.vn Ngày thành lập: - Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nhiệm vụ: Kinh doanh đa  ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước Thương hiệu BIDV:   - Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. - Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước. - Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước.   Lợi nhuận của BIDV luôn ở mức cao và ngày càng tăng lên theo từng, có số vốn lớn hàng đầu ngành ngân hàng Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng đến cách thức ra quyết định của BIDV + Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ năm 2008: Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều công cụ chính sách tiền tệ để chặn lạm phát bao gồm: Tăng tỷ lệ bắt buộc; phát hành tín phiếu; tăng lãi suất; nới lỏng biên độ tỷ giá để VNĐ tăng giá so với USD... Các công cụ này triển khai nhằm hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức  tín dụng. Sau khi áp dụng chính sách thắt chặt, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ, mũi tên mang nhiều mục đích này nhằm kịp thời điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộc để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Trên thực tế, mức lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại trong tháng 12-2008 phổ biến ở mức 12-13%/năm. Cá biệt có ngân hàng cho vay ưu tiên đối với một số dự án xuất khẩu... ở mức 10-11%/năm. Năm 2009, ngân hàng nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả. Đặc biệt, ngân hàng nhà nước quyết định giữ lãi suất cơ bản ổn định trong 10 tháng ở mức 7% từ tháng 2 đến tháng 11. Tích cực triển khai các cơ chế hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành ngân hàng trong năm 2009. Đây là giải pháp kích thích kinh tế đặc thù của Việt Nam và chưa có tiền lệ, nên NHNN đã triển khai khẩn trương, quyết liệt nhưng thận trọng, bảo đảm tính kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật. Tính đến cuối năm 2009, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 438.799 tỉ đồng; trong đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại (NHTM) và công ty tài chính là 403.463 tỉ đồng. Chính sách tiền tệ năm 2010 của ngân hàng nhà nước Việt Nam đó là giảm mức tăng tổng phương tiện thanh toán, điều hành cung ứng tiền chặt chẽ hơn và tăng hệ số an toàn vốn gấp nhiều lần năm 2009. Đây là tín hiệu giúp Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu siết chặt tăng trưởng tín dụng trong năm nay. Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện các biện pháp chính sách tiền tệ tập trung vào việc thiết lập một mặt bằng lãi suất mới, ổn định theo xu hướng giảm dần để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, NHNN kiểm soát chất lượng cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng gắn với tăng trưởng nguồn vốn; từng bước hạn chế những mất cân đối kỳ hạn vốn đã tồn tại từ lâu trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ gắn với tăng trưởng nguồn vốn ngoại để đảm bảo thanh khoản, góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, qua đó giảm áp lực lên tỷ giá. + Ảnh hưởng môi trường kinh tế Sau khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, chính phủ Việt Nam liên tục triển khai thực hiện các gói kích thích kinh tế( kích cầu tiêu dùng và đầu tư) do đó mà nhu cầu về tín dụng ngân hàng trở nên sôi động. Lãi suất cho vay được quy định theo lãi suất cơ bản ở mức thấp. Bên cạnh đó, đầu năm 2007 Việt Nam gia nhập tổ thức thương mại thế giới WTO tạo điều kiện để các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, hợp tác, học hỏi, tăng thêm dịch vụ; đồng thời việc mở cửa hội nhập cũng cho phép sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm dày dặn tạo nên tính cạnh tranh cao hơn nữa đối với ngành ngân hàng trong nước. 3.3. Phân tích các dữ liệu thứ cấp Bảng dữ liệu về ngân hàng BIDV STT LNb Rhd LNc LNa 1 295 8.2 1755 541 2 296 8.4 1759 543 3 297 8.6 1762 548 4 640 8.4 3875 1705 5 650 8.5 3877 1710 6 660 8.6 3880 1720 7 2100 9.2 3144 2370 8 2103 9.5 3148 2378 9 2106 10 3150 2389 10 2140 13 3586 3380 11 2142 13.3 3590 3401 12 2145 13.5 3596 3424 13 3190 8.5 5001 3712 14 3196 8.6 5004 3741 15 3199 8.8 5006 3787 Bảng 2 Trong đó: LNb: lợi nhuận ngân hàng BIDV từ năm 2005 đến 2009(tỷ VND) Rhd : lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng (%) LNc: lợi nhuận ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam –Vietcombank trong cùng giai đoạn( tỷ VND) LNa: lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn-Agribank trong cùng giai đoạn( tỷ VND). Vì đặc trưng của mô hình độc quyền nhóm là sự phụ thuộc lợi nhuận lẫn nhau, do đó sử dụng hàm hồi quy mẫu để ước lượng lợi nhuận BIDV: LNb= a + b.Rhd + c.LNc + d.LNa Dạng hàm này mô tả sự phụ thuộc lợi nhuận của ngân hàng BIDV vào mức lãi suất huy động, vào lợi nhuận của 2 ngân hàng lớn khác trong ngành ngân hàng Việt Nam Agribank và Vietcombank(do khả năng điều tra thống kê và nguồn số liệu hạn hẹp nên chúng tôi chỉ chọn ra được 3 biến này). Sử dụng phần mềm eviews, bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có được kết quả ước lượng như bảng dưới đây: Bảng 3 Qua bảng kết quả trên, với mức ý nghĩa 5% cho ta phương trình mô tả lợi nhuận của BIDV là: LNb = 3651,931 – 340,1741 Rhd + 1,732282 LNa – 0,795947 LNc Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: a = 3651,931 cho biết tổng ảnh hưởng của các nhân tố khác mà không được giải thích bởi mô hình đến lợi nhuận của BIDV là 3651,931. b = – 340,1741 cho biết sự tác động ngược chiều của lãi suất huy động đến lợi nhuận. Khi lãi suất tăng(giảm) 1% thì lợi nhuận trung bình của BIDV giảm(tăng) 340,1741 tỷ đồng. c = 1,732282 cho biết khi lợi nhuận của Agribank tăng(giảm) 1 tỷ đồng thì lợi nhuận trung bình của BIDV tăng(giảm) 1,732282 tỷ đồng. d = – 0,795947 cho thấy khi lợi nhuận của Vietcombank tăng(giảm) 1 tỷ đồng thì lợi nhuận trung bình của BIDV giảm(tăng) 0,795947 tỷ đồng. 3.3.1. Quyết định lãi suất Cạnh tranh giữa các ngân hàng thể hiện bằng sự biến động liên tục của lãi suất. Để có được lợi nhuận, quyết định huy động nguồn tiền tiết kiệm, tín dụng cho vay ở mức lãi suất như thế nào là hợp lý, mức lãi suất nào sẽ áp dụng với đối tượng nào,… đòi hỏi một sự tính toán hết sức cận thận và chính xác, đồng thời phải căn cứ vào mức lãi suất của các đối thủ khác để tối ưu các quyết định của mình. Đầu năm 2008 xảy ra hiện tượng người dân rút tiền ở các ngân hàng thương mại nhà nước để gửi tiết kiệm vào các ngân hàng TMCP với những mức thưởng và khuyến mãi hấp dẫn. Khi các NHTM cổ phần tăng lãi suất đến 12% và có khi hơn thì các ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ áp dụng lãi suất 9,6%/năm, Ngân hàng Ngoại thương là 9,84%/năm, Ngân hàng Công thương 9,84%/năm... không thể cạnh tranh nổi và đã có tình trạng người dân đua nhau rút vốn từ quốc doanh đưa sang ngân hàng cổ phần gửi. Thực tế, có những NHTM quốc doanh mỗi ngày bị rút tới 20 ngàn tỷ đồng. Không thể đứng nhìn cảnh nguồn vốn của mình bị rút chuyển sang các NHTM cổ phần do lãi suất thấp. Các NHTM quốc doanh cũng đã chính thức vào cuộc đua tăng lãi suất. Ngày 4/2, Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) thông báo đã quyết định điều chỉnh tăng lãi suất lên mức trần 12%/năm. Theo đó, lãi suất huy động tiền gửi VND của BIDV kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa 12%/năm; đối với lãi suất tiết kiệm dự thưởng đợt 1/2008, kỳ hạn 4 tháng là 12%/năm, với các kỳ hạn trên 6 tháng không quá lãi suất tối đa (mức trần). Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cũng đã tăng lãi suất tiết kiệm lên mức kịch trần (12%/năm). Đi cùng với tăng lãi suất, Agribank đã tung ra chương trình quay số trúng thưởng vàng "3 chữ A". Các quyết định này có thể thấy rõ trong bảng kết cục lợi ích(lượng tiền huy động được trong ngày đầu thực hiện chương trình(tỷ đồng)) như sau: BIDV Giữ nguyên Tăng ls Agribank Giữ nguyên 500 ; 400 400 ; 600 Tăng ls 600 ; 300 550 ; 500 Bảng 4 Qua đó có thể thấy quyết định đồng thời và là chiến lược ưu thế của cả hai ngân hàng để kéo lại khách hàng đều tăng lãi suất tiền gửi. Việc thay đổi lãi suất của các NHTM quốc doanh lập tức có hiệu quả, dòng vốn đã quay ngược trở lại các ngân hàng lớn khá nhiều. Cụ thể, trong ngày đầu triển khai lãi suất mới, Agribank đã thu hút rất nhiều khách hàng đến gửi tiền. Phòng giao dịch ở Hội sở chính ở Láng Hạ (Hà Nội) đã có một ngày đông nghẹt khách. Còn BIDV thì thông báo, chỉ trong ngày đầu triển khai Tiết kiệm dự thưởng ngân hàng này đã huy động được 500 tỷ đồng. Năm 2009, thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và chỉ thị số 06/2008/CT-NHNN ngày 31/12/2008 của Thống đốc NHNN, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu; kích cầu đầu tư và tiêu dùng; xây dựng chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt…BIDV là ngân hàng tiên phong trong việc giảm lãi suất tín dụng. Các mức lãi suất này được áp dụng từ 9/1/2009 đến hết năm 2009. Trong đó, mức lãi suất nội tệ thấp nhất là 6,5%/năm, áp dụng từ ngày 9/1. Về cho vay ngắn hạn nội tệ, BIDV điều chỉnh giảm lãi suất xuống mức 6,5%/năm (trong thời hạn đến 3 tháng) đối với dư nợ của khách hàng còn sản phẩm tồn kho, chậm tiêu thụ như phôi thép, thép xây dựng, phân bón, xi măng, thuốc chữa bệnh. Các khoản vay xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu trực tiếp và khách hàng có cam kết bán lại ngoại tệ tương ứng cho BIDV sẽ hưởng mức lãi suất 8,5%/năm (thời hạn đến 3 tháng). Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng trên 1.000 lao động, sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu hưởng lãi suất 9%/năm. Về cho vay USD, khách hàng vay đến 3 tháng có mức cho vay thấp nhất là 4,8%/năm, vay từ trên 3 tháng đến 6 tháng mức thấp nhất sẽ là 5,3%/năm, trên 6 tháng là 5,7%/năm. Các chính sách tín dụng theo nhiều chương trình, đối tượng này của BIDV đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và được nhiều đối tượng khách hàng đánh giá tích cực. Đây cũng là hoạt động để giữ nguyên các cam kết với khách hàng theo các chương trình đã triển khai, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, đồng thời điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp hơn với diễn biến thị trường, khẳng định rõ chính sách tín dụng của BIDV. Từ đầu tháng 7-2010, các ngân hàng tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm dần mặt bằng lãi suất kinh doanh. Trong điều kiện diễn biến kinh tế vĩ mô thuận lợi và sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM cho biết trong những tháng qua đã cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện các biện pháp giảm dần lãi suất. Đối với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tất cả các NHTM đều đã giảm lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác, đặc biệt Vietcombank và BIDV đã cho các đối tượng trên vay với lãi suất trong khoảng 12%/năm. Vietinbank, Agribank và Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL cho vay trong khoảng 12,5%/năm; các NHTM cổ phần khác trong khoảng 13%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác đến tháng 6-2010 cũng đã giảm từ 0,5%-1%/năm so mức lãi suất trong tháng 5-2010. Cuối tháng 10 năm 2010, mức lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng BIDV như sau: Không kỳ hạn là 3.00%/năm Kỳ hạn 3 tháng trở lên là 11%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng Agribank Không kỳ hạn là 0.208%/tháng Kỳ hạn 1 tháng là 0.917%/tháng Kỳ hạn > 1 tháng là 0.933%/tháng Ngân hàng BIDV đã sử dụng các chương trình khuyến mãi để huy động vốn tiền gửi như là: Ngoài mức lãi suất hấp dẫn được cố định trong suốt thời gian gửi, tối đa lên tới 11.05%/năm đối với VND và 4,2%/năm đối với USD, khách hàng tham gia gửi “Tiết kiệm siêu khuyến mãi” sẽ được tặng ngay một phần quà hấp dẫn tại thời điểm gửi tương đương với mức tặng lãi suất lên tới 0,5%/năm. Nếu cam kết tiếp tục duy trì tiền gửi tại BIDV thêm 01 kỳ nữa sau khi đáo hạn, khách hàng tiếp tục được tặng ngay 01 phần quà hấp dẫn tương đương mức tặng lãi suất 0,5%/năm. Để gia tăng lợi ích cho khách hàng, BIDV còn ưu đãi đến 100% phí dịch vụ khi khách hàng gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, chuyển khoản giữa các chi nhánh của BIDV trong cùng tỉnh, TP; phí xác nhận số dư tài khoản; phí báo mất sổ tiết kiệm, phí chuyển nhượng sổ tiết kiệm. Như vậy ta thấy BIDV đã có các chiến lược để thu hút mức tiền gửi vào ngân hàng. Vietinbank áp dụng mức lãi suất huy động 11% cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng; mức 10,8% cho kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 18 tháng. Các kỳ hạn từ trên 18 tháng đến 36 tháng được áp dụng mức lãi suất 10,5%. Kỳ hạn dưới 1 tháng là 7,5%. Theo sự đồng thuận giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), từ ngày 15/10 lãi suất huy động VND sẽ đồng loạt hạ xuống mức 11% thay cho mức 11,2% trước đây. Tại ngân hàng Agribank cũng đã áp dụng mức lãi suất mới với nhiều sự điều chỉnh cơ bản. Cụ thể, khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng VNĐ sẽ được hưởng mức lãi suất huy động 11,00%/năm đối với các kỳ hạn 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng; 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, thay cho mức 11,20%/năm áp dụng 1 tháng trước . Từ ngày 8-11-2010 lãi suất huy động các kỳ hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam xoay quanh mức 12%/năm, phù hợp với mặt bằng chung tại địa bàn và đảm bảo huy động được vốn theo kế hoạch giao, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Chi nhánh của BIDV căn cứ mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn để chủ động quyết định mức lãi suất huy động phù hợp với từng kỳ hạn, nhưng không cao hơn lãi suất huy động của các NHTM: VCB, Vietinbank, Agribank, ACB, SCB. 3.3.2. Chính sách khuyến mãi Khi mà lãi suất huy động của các ngân hàng dần ngang nhau, việc cạnh tranh bằng lãi suất trở nên khó khăn bởi chỉ khi có động thái hạ lãi suất huy động của một số ngân hàng lớn như ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,…thì lãi suất các ngân hàng khác cũng lần lượt hạ. Mặt khác, do quy định về trần lãi suất của ngân hàng nhà nước nên các ngân hàng sẽ chọn các chương trình khuyến mãi như tặng quà, tặng tiền mặt, bốc thăm trúng thưởng,… để lách mức trần quy định về lãi suất. Xem xét việc lựa chọn hình thức khuyến mãi tặng quà hay tiết kiệm dự thưởng(TKDT) của ngân hàng BIDV và ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội(SHB). Ta có, kết cục lợi ích tương ứng với từng lựa chọn như sau: BIDV Tặng quà TKDT SHB Tặng quà 100 ; 100 110 ; 120 TKDT 90 ; 80 80 ; 100 Bảng 5 Theo đó, các ngân hàng đều chọn hình thức khuyến mãi theo chiến lược ưu thế của mình, tức là BIDV sẽ chọn tiết kiệm dự thưởng, còn SHB chọn tặng quà. Để thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm, BIDV đã có chương trình khuyến mãi hấp dẫn khách hàng tiết kiệm dự thưởng “Rồng vàng Thăng Long”. Tham gia chương trình tiết kiệm dự thưởng “Rồng Vàng Thăng Long”, ngoài mức lãi suất hấp dẫn được hưởng, các khách hàng có tới 02 cơ hội dự thưởng với nhiều cơ hội trúng thưởng trong số 51.140 giải thưởng có giá trị. Chỉ với 6 triệu đồng hoặc 500 đô la Mỹ, khách hàng đã được cấp 01 số dự thưởng và tham gia ngay vào các lần quay số của chương trình để có cơ hội trở thành chủ nhân của 1 trong hơn 33.000 giải thưởng có giá trị, trong đó, 2 giải nhất của hai lần quay số đầu tiên, mỗi giải là 01 Rồng Vàng SJC 10 lượng trị giá 300 triệu đồng. Không dừng ở đó, khách hàng lại tiếp tục có cơ hội tham gia quay số dự thưởng tổng thể cuối chương trình để sở hữu thêm nhiều giải thưởng hấp dẫn trong hơn 18.000 giải thưởng giá trị. Giải đặc biệt của lần quay số tổng thể là 01 Rồng Vàng SJC 40 lượng trị giá 1,2 tỷ đồng, 19 giải nhất, mỗi giải là 01 Rồng Vàng SJC 01 lượng trị giá 30 triệu đồng cùng rất nhiều giải thưởng khác nữa. Cùng với BIDV, các ngân hàng khác cũng đều có những chương trình khuyến mãi để cạnh tranh như: SHB: Từ ngày 21/7/2010 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chương trình huy động “Tiết kiệm rộn ràng, hàng ngàn quà tặng” với nhiều phần quà giá trị. VietinBank: Từ ngày 4/8 đến ngày 30/11/2010, VietinBank áp dụng các chính sách ưu đãi sử dụng và phát hành thẻ E-Partner các loại, đồng thời khách hàng còn được quay số trúng thưởng với giải đặc biệt là 1 xe máy Piaggio trị giá tối đa 65 triệu đồng. Chương trình tiết kiệm thả nổi “Rồng Vàng Thăng Long - Đón Mừng Đại Lễ” của VietinBank diễn ra từ ngày 18/8 đến 15/11/2010. Habubank: từ 1/9/2010 đến hết 30/11/2010 Habubank triển khai chương trình khuyến mại lớn Ngàn quà tặng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm VNĐ, USD, EUR loại hình trả lãi trước kỳ hạn từ 3 tháng đến 6 tháng. Tổng giá trị giải thưởng và quà tặng lên đến 1,8 tỷ đồng với số lượng 1000 giải. OceanBank: chương trình “Quà tặng thu vàng” triển khai từ ngày 27/ 9 đến hết ngày 25/12/2010, chào mừng kỷ niệm đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, BaoVietBank: Chương trình khuyến mãi “Mừng 1.000 năm Thăng Long, mừng 45 năm thành lập Bảo Việt”. Thời gian diễn ra chương trình từ ngày 05/10/2010 đến hết ngày 20/11/2010. WesternBank: Từ ngày 06/10/2010, Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) chính thức triển khai chương trình khuyến mãi “Gửi tiền nhận liền thùng bia” dành cho các khách hàng gửi tiền tại Western Bank. Đông Á Bank: Bắt đầu từ ngày 20/8/2010 đến ngày 17/11/2010, DongA Bank chính thức triển khai chương trình Khuyến mãi mới "Gửi tiền trúng liền vespa" dành cho khách hàng gửi tiền VND hoặc mua kỳ phiếu VND với các giải thưởng hấp dẫn. Vietcombank: Từ ngày 01/09/2010 đến hết ngày 29/10/2010, Vietcombank triển khai chương trình Du lịch vòng quanh thế giới cùng chứng chỉ tiền gửi 366 ngày của Vietcombank với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng mô hình độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của ngân hàng BIDV để tối đa hóa lợi nhuận.doc
Tài liệu liên quan