Đề tài Phân tích cấu trúc tài chính và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty Cổ Phần XLTH Bình Định

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác thấy được doanh nghiệp có khả năng mở rộng hay đang có xu hướng khủng hoảng, rủi ro trong tương lai.

Nguồn vốn chủ sở hữu về cơ bản có hai bộ phận lớn: nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất khác nhau có một cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Sự khác nhau đó tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quan điểm và chiến lược của nhà quản trị trong từng giai đoạn, thời kỳ, từ đó dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn khác nhau. Đối với công ty cổ phần XLTH Bình Định, cơ cấu tỷ trọng hai bộ phận này được thể hiện ở bảng phân tích sau:

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cấu trúc tài chính và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty Cổ Phần XLTH Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y có khả năng thanh toán hiện hành tăng 0,03. Vì hệ số này lần lượt là 1,25 và 1,22 đều lớn hơn 1. Nguyên nhân hệ số này tăng là do tốc độ nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng TSLĐ. * Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh - Ảnh hưởng của nhân tố tiền và các khoản ĐTTC: + 0,022 - = 1.706.960.243 1.412.466.390 13.433.082.610 13.433.082.610 - Ảnh hưởng của nhân tố nhân tố nợ ngắn hạn: + 0,003 = - 1.706.960.243 1.706.960.243 13.128.804.727 13.433.082.610 - Tổng hợp hai nhân tố: (+0,965) + (+0,0046) = +0,025 Ta thấy khả năng thanh toán nhanh tăng 0,025 nguyên nhân chủ yếu do tăng tiền. Hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ việc sử dụng tiền chưa tốt gây khó khăn cho việc thanh toán nợ ngắn hạn. Nhận xét:Qua các hệ số trên cho thấy tình hình thanh toán của công ty chưa ổn định, hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nhanh còn thấp nguyên nhân do tiền mặt tại quỹ vẫn còn thấp, điều này xuất phát từ chính sách sử dụng tiền mặt tại quỹ của công ty. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành hơi cao, vì vậy để tránh lãng phí vốn, công ty phải đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi nợ để hạn chế chiếm dụng vốn. Bên cạnh hai khoản mục HTK, tiền và TSCĐ thì một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản đó là khoản mục nợ phải thu. Trong ba năm qua, nợ phải thu có nhiều biến động: cụ thể, năm 2007 khoản mục các khoản phải thu tăng 2.268.815.450 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 21,64%) so với năm 2006, và đến năm 2008 thì công ty có sự quản lý chặt chẽ các khoản phải thu nên giảm so với năm 2007 là 1.536.257.218 đồng (tương ứng 12,04%). Đối với ngành công nghiệp chế biến thì tỷ số các khoản phải thu trên tổng tài sản chỉ cho phép dao động từ 16-20% vậy mà công ty đã lên đến 50-60% trong năm 2008. Như vậy tình hình quản lý công nợ của công ty vẫn chưa tốt, và cần phải có những chính sách, biện pháp để quản lý nợ tốt hơn nữa. Do đặc thù là công ty xây dựng, nên thời gian để hoàn thành một công trình thường kéo dài, và thời gian bảo hành công trình cũng dài thường là trên một năm nên công trình hoàn thành bàn giao thì khách hàng trả tiền thường trích lại 1% giá thành để đến khi nào hết thời hạn bảo hành thì bên A mới trả nếu như không có chuyện gì xảy ra. Mặt khác, đa số các công trình xây dựng trên đều là của nhà nước, nên việc ký kết hợp đồng giữa bên A và bên B đều thông qua Ban quản lý dự án. Mà hàng năm theo kế hoạch thông báo vốn thì sẽ phân bổ cho các công trình, công trình nào được phân bổ thì mới có kế hoạch trả còn không thì phải chờ đến kế hoạch năm sau và việc phân bổ do Uỷ ban kế hoạch và Sở tài chính lên kế hoạch và trình cho Tỉnh ký duyệt. Một mặt nữa là việc ký hợp đồng giữa hai bên trong khâu thanh toán chưa được chặt chẽ, còn có sự lỏng lẻo nên dẫn đến việc thanh toán luôn bị trì hoãn. Cụ thể trong hợp đồng có ghi về thời hạn thanh toán của một công trình như sau: “Khi khối lượng công trình đã hoàn thành được hai bên A và B xác nhận và cơ quan cấp vốn đã chuyển tiền về cho bên A thì bên A thanh toán cho bên B theo khối lượng đã thực hiện” hoặc “Khi khối lượng đã hoàn thành được hai bên A-B xác nhận và cơ quan cấp vốn chấp thuận, thông báo cấp phát thì bên A sẽ giữ lại số tiền bảo hành công trình theo quy định. Sau 12 tháng, khi hết thời gian bảo hành, nếu không có sự cố gì thì bên A sẽ hoàn trả tiền bảo hành cho bên B” Mặt khác, do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, nên doanh nghiệp chấp nhận cho bên đầu tư nợ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó sẽ trả, nhưng đến thời hạn thì có những công trình trả đủ, nhưng cũng có những công trình kéo dài nợ. Ngoài các khoản mục trên thì các khoản mục như TSLĐ khác và các tài sản dài hạn khác cũng có sự biến động nhưng không đáng kể so với tổng tài sản. Như vậy, qua việc phân tích cấu trúc tài sản cho thấy tình hình tài sản của công ty qua các năm có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Nhìn chung tổng tài sản của công ty có tăng nhưng tập trung chủ yếu là khoản phải thu, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là phải thu khách hàng chiếm trên 70% điều này chứng tỏ việc quản lý nợ của công ty chưa tốt, tình hình nợ của khách hàng còn kéo dài từ năm này qua năm khác. Vì vậy trong tương lai doanh nghiệp cần phải có những biện pháp hữu hiệu để tránh tình trạng nợ đọng kéo dài gây lãng phí vốn và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài khoản mục phải thu tăng thì các khoản mục còn lại có xu hướng giảm hoặc có tăng thì cũng chỉ một lượng nhỏ, không đáng kể. Để phân tích rõ hơn ta có bảng phân tích chi tiết các khoản nợ phải thu như sau: Bảng 2.6: Phân tích chi tiết sự biến động các khoản phải thu ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Phải thu khách hàng 8.586.748.906 9.467.826.225 8.593.165.357 2. Trả trước người bán 71.435.494 3. Phải thu nội bộ 1.622.180.367 3.024.587.675 2.341.299.472 4. Các khoản phải thu khác 242.022.380 259.152.790 280.844.643 5. Các khoản phải thu 10.473.562.845 12.751.566.690 11.215.309.472 6. Tỷ trọng phải thu khách hàng (%) (6) = (1) : (5) 81,98 74,25 76,61 7. Tỷ trọng trả trước cho người bán (%) (7) = (2) : (5) 0,56 8. Tỷ trọng phải thu nội bộ (%) (8) = (3) : (5) 15,49 23,72 20,08 9. Tỷ trọng các khoản phải thu khác (%) (9) = (4) : (5) 2,31 2,03 2,5 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2006 đến năm 2008-phòng Kế toán Tài vụ) Để thấy rõ sự biến động của các khoản phải thu được minh hoạ qua biểu đồ sau: Đồ Thị 2.3. Tỷ trọng các khoản mục trong khoản phải thu Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được: trong khoản mục phải thu thì tỷ trọng phải thu khách hàng là chiếm tỷ trọng cao nhất. Vào năm 2006 là 81,96%, năm 2007 là 74,25%, đến năm 2008 lại tăng 76,61%. Tỷ trọng phải thu khách hàng luôn biến động nhưng đều nằm ở mức cao trên 70% so với các tỷ trọng khác. Như vậy trong khoản mục phải thu thì khoản mục phải thu khách hàng là điều mà ta quan tâm và xem xét đến nhất. Vì sự tăng hay giảm của khoản mục phải thu khách hàng cũng tác động lớn đến khoản mục phải thu và cũng làm cho khoản mục phải thu tăng hay giảm so với tổng tài sản. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình phải thu khách hàng năm 2006 là không khả quan nhất chiếm đến 81,98%, trong năm này khoản phải thu khách hàng chiếm rất cao điều này cho thấy trong năm đó một lượng lớn vốn đã bị các tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng, và việc quản lý khoản phải thu trong năm chưa tốt. Nhưng tình hình đó đã được cải thiện trong năm 2007 chỉ còn 74,25% nhưng sang năm 2008 thì tình hình không khả quan lắm tỷ trọng phải thu khách hàng tăng lên 76,61% . Mặt khác nhìn vào tỷ trọng phải thu nội bộ thì ta thấy sự dao động của nó hoàn toàn ngược lại với tỷ trọng phải thu khách hàng như vậy vấn đề gây ảnh hưởng đến cấu trúc phải thu ở đây chỉ nằm ở hai tỷ trọng này. Như vậy lý do nào để hai tỷ trọng này lại có sự biến động trái ngược nhau? Vì trong hoạt động kinh doanh của công ty, việc khách hàng nợ đọng kéo dài gây cho công ty rất nhiều tổn thất về vốn, nợ kéo dài sẽ làm cho công ty thiếu vốn phải đi vay để trả cho nhà cung cấp, cán bộ công nhân viên… mọi thứ đều phải tốn thêm chi phí. Nhưng việc khách hàng nợ lại không chi trả chi phí do giá thành của sản phẩm đã được ký kết ngay từ đầu và chỉ trả đúng theo giá thoả thuận chứ không tính thêm chi phí thời gian. Chính vì lý do này đã gây cho công ty rất nhiều khó khăn trong việc quay vòng vốn. Mặt khác do đặc thù của lĩnh vực xây dựng là xây dựng kiên cố, sản phẩm thường được sử dụng trong một thời gian dài, khách hàng không tập trung vì vậy việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn nên tỷ trọng nợ phải thu vẫn còn cao. Với lượng vốn không nhiều công ty cần phải xem xét lại các chính sách của mình đã hợp lý chưa? Vì đã làm cho một lượng vốn của công ty bị các tổ chức khác chiếm dụng, và việc quản lý khoản phải thu trong năm như vậy là chưa tốt. Như vậy điều cốt lõi ở đây là do nợ phải thu khách hàng, vì vậy doanh nghiệp cần có những chính sách quản lý nợ phải thu khách hàng tốt hơn. Khoản trả trước cho người bán trong năm 2006 là 71.435.494 đồng (tương ứng 0,56%), nhưng đến năm 2007, 2008 thì khoản trả trước này lại bằng không. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối thuận lợi, nên công ty đã tăng nhu cầu mua nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó trong năm 2006 do giá cả các loại vật liệu xây dựng tăng cao và bất ổn vì vậy phải đặt trước cho nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng. Tuy nhiên, đến năm 2007 tới nay thì công ty lại không đặt trước tiền hàng vì trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã tạo được niềm tin đối với các nhà cung cấp và họ sẵn sàng cho công ty nợ tiền vật liệu trong một thời gian ngắn mà không cần đặt trước. Các khoản phải thu khác bao gồm tạm ứng và phải thu khác, các khoản này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ và thay đổi không đồng đều qua các năm. Chủ yếu là tạm ứng cho các bộ công nhân viên đi công tác và phải thu về lợi tức cổ phần. Tuy nhiên, sự tăng giảm này có tác động không lớn nhưng cũng góp phần đẩy các khoản phải thu tăng nhanh. Vậy làm thế nào để công ty cải thiện được tình hình này trong những năm tới là vấn đề lớn mà công ty cần phải xem xét và khắc phục. Đối với TSCĐ và ĐTDH: có thể nhận thấy rằng TSCĐ và ĐTDH chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng giá trị tài sản của công ty (tỷ trọng trung bình trong 3 năm dưới 7%). Tuy nhiên, quy mô tăng dần qua ba năm, cụ thể vào năm 2007 tăng 958.202.757 đồng (tương ứng 96,58%) so với năm 2006 và đến năm 2008 lại tiếp tục tăng 936.317.811 đồng (tương ứng 48%) so với năm 2007. Theo bảng phân tích chi tiết biến động tài sản của công ty ở trên cho thấy TSCĐ là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự thay đổi này. Trị giá TSCĐ vào năm 2007 tăng 522.923.590 đồng (tương ứng 99,30%) so với năm 2006 và đến năm 2008 lại tiếp tục tăng 1.011.505.600 đồng (tương ứng 86,37%) so với năm 2007. TSCĐ tăng lên chủ yếu do công ty tăng cường mua sắm các thiết bị văn phòng, xây dựng lại và sửa chữa các kho chứa vật tư và văn phòng tại công ty… Trong năm 2007 công ty mua một xe tải phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu đến các công trình, đồng thời cũng tiến hành thanh lý một số phương tiện cũ kỹ và hư hỏng, góp phần tăng thêm lợi nhuận và mang lại lợi ích cho công ty trong tương lai. Như đã nói ở trên ta thấy tỷ trọng TSCĐ rất thấp trong tổng giá trị tài sản của công ty. Sở dĩ có sự bất thường này là vì công ty hoạt động xây dựng chủ yếu các công trình có quy mô nhỏ, chủ yếu là là xây dựng thủ công chứ không sử dụng máy móc thiết bị nhiều. Mặt khác do mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty với nhiều xí nghiệp, mỗi xí nghiệp lại tự xác định kết quả kinh doanh và lợi nhuận riêng. Công ty chỉ đứng ra ký kết các hợp đồng xây dựng rồi khoán cho các xí nghiệp xây dựng. Đồng thời công ty thu lại 5,1% theo giá trị mà bên A đã chuyển trả cho công ty, vì vậy công ty rất ít xây dựng các công trình mà việc xây dựng chủ yếu ở các xí nghiệp. Với lý do này công ty không đầu tư vào việc mua sắm mới TSCĐ, đối với các xí nghiệp thì khi xây dựng công trình chủ yếu là thuê máy móc thiết bị. Một vấn đề đặt ra là máy móc thiết bị của công ty đã quá cũ kỹ, lạc hậu phần lớn đã được thanh lý và chuyển thành công cụ, dụng cụ. TSDH khác cũng tăng lên, đặc biệt năm 2007 tăng 339.440.947 đồng (tương ứng 342,91%) so với năm 2006, năm 2008 tăng 387.187.250 đồng (tương ứng 88,31%) chủ yếu là sự tăng lên của các khoản chi phí trả trước dài hạn. Giá trị của chỉ tiêu này tăng lên thể hiện một khoản tiền đã được chi ra nhưng chưa phân bổ hết vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Giá trị này tăng sẽ làm giảm tốc độ quay vòng vốn. Tuy nhiên, giá trị này chiếm khá nhỏ trong cơ cấu tài sản dài hạn của công ty nên sự biến động của nó không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng giá trị tài sản dài hạn của công ty. Tóm lại qua nội dung phân tích ở trên cho thấy quy mô của công ty liên tục gia tăng qua các năm và sự gia tăng này trong năm 2008 chủ yếu là TSCĐ và ĐTDH tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng đang dần tăng lên mà chủ yếu là sự tăng lên của TSCĐ. Là công ty xây dựng nhưng tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH lại quá thấp. Công ty cần phải xem xét và điều chỉnh lại cơ cấu tài sản của mình cho hợp lý hơn. 2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty cổ phần XLTH Bình Định 2.2.2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác thấy được doanh nghiệp có khả năng mở rộng hay đang có xu hướng khủng hoảng, rủi ro trong tương lai. Nguồn vốn chủ sở hữu về cơ bản có hai bộ phận lớn: nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất khác nhau có một cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Sự khác nhau đó tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quan điểm và chiến lược của nhà quản trị trong từng giai đoạn, thời kỳ,… từ đó dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn khác nhau. Đối với công ty cổ phần XLTH Bình Định, cơ cấu tỷ trọng hai bộ phận này được thể hiện ở bảng phân tích sau: Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Nợ phải trả 11.827.852.089 14.890.881.455 15.526.143.590 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.542.802.862 3.446.229.980 3.787.159.173 3. Tổng nguồn vốn 13.370.654.951 18.337.111.435 19.313.302.763 4. Tỷ suất nợ (%) (4) = (1) : (3) 88,46 81,21 80,4 5. Tỷ suất tự tài trợ (%) (5) = (2) : (3) 11,54 18,79 19,6 6. Tỷ suất Nợ/ VCSH (lần) (6) = (1) : (2) 7,66 4,32 4,1 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2006 đến năm 2008-phòng Kế toán Tài vụ) Có thể minh hoạ theo biểu đồ như sau: Đồ Thị 2.4. Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn Số liệu trên bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty cho thấy tổng nguồn vốn có chiều hướng gia tăng liên tục, cụ thể năm 2006 đạt 13.370.654.951 đồng đến năm 2007 đạt 18.337.111.435 đồng và đặt biệt vào năm 2008 tổng nguồn vốn đã tăng lên đến 19.313.302.763 đồng. Ta thấy tổng số vốn của công ty tập trung ở 2 nguồn đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng cao trên 80% tổng số vốn của công ty. Mà tỷ suất nợ cao thể hiện mức độ phụ thuộc của công ty vào các chủ nợ nhiều, khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó. Cụ thể năm 2006 tỷ suất nợ chiếm 88,46%, năm 2007 tỷ suất nợ chiếm 81,21% và đến năm 2008 giảm còn 80,4%. Như vậy tình hình nợ phải trả đang có xu hướng ngày càng giảm điều này chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đang dần được cải thiện. Và cùng với sự giảm xuống của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ tăng tuơng ứng, cụ thể: năm 2006 tỷ suất tự tài trợ của công ty đạt 11,54%, năm 2007 tăng nhanh lên 18,79% và năm 2008 chỉ tiêu này đạt 19,6%. Với tỷ lệ như vậy thì ta thấy tính tự chủ của công ty vẫn đang ở mức thấp, công ty còn phụ thuộc chủ yếu vào chủ nợ và ngân hàng. Nếu tình trạng nợ đọng như thế này tiếp tục diễn ra, đến một lúc nào đó công ty sẽ đứng trước tình trạng khó khăn trong việc thanh toán nợ, và các nhà cung cấp sẽ không cho công ty nợ nữa, gây hậu quả cho quá trình hoạt động sản xuất của công ty. Cụ thể vào cuối năm 2008 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ bằng 80,4% bằng nguồn nợ phải trả và 19,6% bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ suất nợ của công ty luôn chiếm một tỷ lệ lớn qua ba năm, đặc biệt tỷ suất nợ năm 2006 đạt mức cao nhất là 88,46%. Điều đó thể hiện tính tự chủ về tài chính của công ty chưa cao, vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay từ bên ngoài. Tuy nhiên, tỷ suất nợ của công ty có xu hướng giảm ở cuối năm, điều này chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của công ty đang dần được cải thiện. Qua phân tích như trên cho thấy công ty đang nằm trong tình trạng thiếu vốn và khả năng tự chủ về tài chính thấp, chịu sức ép từ phía các chủ nợ nhưng tình hình đã dần được cải thiện tuy tốc độ vẫn còn chậm, thể hiện qua tỷ suất tự tài trợ của công ty cuối năm 2008 tăng lên. Bên cạnh tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ thì tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu là rất lớn, gấp 4 lần trở lên. Cụ thể: năm 2006 là 7,66 lần, năm 2007 giảm xuống 4,32 lần và giảm xuống 4,1 lần vào cuối năm 2008. Nhìn vào số liệu ta có thể nhận thấy được tính tự chủ tài chính của công ty đang có xu hướng giảm xuống và dần được cải thiện. Nhưng qua đây thể hiện khả năng đảm bảo nợ của nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn thấp, đây chính là thiệt thòi lớn cho công ty trong việc thu hút tín dụng từ bên ngoài. Theo như việc phân tích trên thì ta thấy nguồn vốn tăng qua các năm là từ việc huy động vốn chủ sở hữu và từ việc chiếm dụng vốn bên ngoài. Trong đó khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn nên khả năng đảm bảo tài chính vẫn còn thấp. Tuy nhiên, trong ba năm trở lại đây nguồn vốn chủ sở hữu dần tăng lên nên khả năng đảm bảo tài chính sẽ được nâng lên. Bảng 2.8: Phân tích chi tiết sự biến động nguồn vốn của công ty ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Mức % Mức % A. Nợ phải trả 11.827.852.089 14.890.881.455 15.526.143.590 3.063.029.366 25,90 635.262.140 4,26 1. Nợ ngắn hạn 11.627.183.089 13.433.082.610 13.128.804.727 1.805.899.521 15,53 -304.277.890 -2,27 2. Nợ dài hạn  200.669.000 1.457.798.843 2.397.338.863 1.196.281.000 596,15 939.540.020 64,45 B. Vốn chủ sở hữu 1.542.802.862 3.446.229.980 3.787.159.173 1.903.427.118 123,37 340.929.193 9,89 1. Vốn chủ sở hữu 1.142.365.383 2.966.069.281 3.346.216.281 1.823.703.898 159,64 380.147.000 12,81 2. Nguồn KP & QK 16.519.354 0 0 -16.519.354 0 0 0 Tổng NV 13.370.654.951 18.337.111.435 19.313.302.763 4.966.456.484 37,14 976.191.330 5,32 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2006 đến năm 2008) Qua bảng phân tích 2.8 ở trên có thể nhận thấy sự gia tăng liên tục của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu là nguyên nhân dẫn đến tổng nguồn vốn của công ty trong ba năm qua liên tục tăng lên. Đối với nợ phải trả, riêng trong năm 2007 đã tăng thêm 3.063.029.366 đồng (tương ứng 25,9%). Nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong nợ phải trả và có chiều hướng gia tăng không ngừng từ 11.627.183.089 đồng là số nợ ngắn hạn cuối năm 2006 lên đến 13.433.082.610 đồng trong năm 2007 nhưng lại giảm xuống 13.128.804.727 đồng vào năm 2008. Như vậy năm 2007 số nợ ngắn hạn tăng hơn năm 2006 là 1.805.899.521 đồng (hay tăng 15,53%) đến năm 2008 lại giảm so với năm 2007 là 304.277.890 đồng (tương ứng 2,27%). Cùng với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của công ty tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng một lượng đáng kể qua ba năm, cụ thể: năm 2006 công ty chỉ vay 200.669.000 đồng nhưng đến năm 2007 giá trị nợ dài hạn tăng 1.196.281.000 đồng (tương ứng 596,15%) so với năm 2006 và đến năm 2008 nợ dài hạn tăng thêm 939.540.020 đồng (tương ứng 64,45%) so với năm 2007. Nợ ngắn hạn bao gồm nhiều yếu tố: nợ vay ngắn hạn, nợ lương, nợ nhà cung cấp, phải trả phải nộp khác. Để thấy được yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự biến động của nợ ngắn hạn cần tiến hành phân tích chi tiết sự biến động các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Bảng 2.9: Phân tích chi tiết sự biến động các khoản nợ ngắn hạn của công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Mức % Mức % 1. Vay ngắn hạn 3.208.400.000 3.158.822.800 5.212.880.000 -49.577.200 -1,55 2.054.057.200 65 2. Phải trả NCC 5.054.531.916 6.297.560.055 4.591.766.598 1.243.028.139 24,59 -1.705.793.457 -27,08 3. Người mua trả trước 364.814.000 -364.814.000 -100 0 0 4. Phải nộp NSNN 636.966.226 771.166.538 849.443.459 134.200.312 21,07 78.276.921 10,15 5. Phải trả CNV 43.519.900 1.001.900 9.301.889 -42.518.000 -97,70 8.299.989 828,42 6. Phải trả nội bộ 1.609.792.117 3.024.587.675 2.298.699.472 1.414.795.558 87,89 -725.888.203 -24 7. PT, PN khác 709.158.930 179.943.642 166.713.309 -529.215.288 -74,63 -13.230.333 -7,35 8. Nợ ngắn hạn 11.627.183.089 13.433.082.610 13.128.804.727 1.805.899.521 15,53 -304.277.890 -2,26 9. Tỷ trọng VNH (9) = (1) : (8) 27,59% 23,52% 39,7% 10. Tỷ trọng PT NCC (10) = (2) : (8) 43,47% 46,88% 34,97% 11. Tỷ trọng người mua trả trước (11) = (3) : (8) 3,14% 0,00% 0 12. Tỷ trọng PN NSNN (12) = (4) : (8) 5,48% 5,74% 6,47% 13. Tỷ trọng PT CNV (13) = (5) : (8) 0,37% 0,01% 0,708% 14. Tỷ trọng PT nội bộ (14) = (6) : (8) 13,85% 22,52% 17,5% 15. Tỷ trọng PT, PN khác (15) = (7) : (8) 6,10% 1,34% 1,27% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2006 đến năm 2008-phòng Kế toán Tài vụ) Có thể minh họa theo biểu đồ như sau: Đồ Thị 2.5. Tỷ trọng các khoản mục trong nợ ngắn hạn Nhìn tổng thể bảng phân tích 2.9 ta thấy các khoản nợ có sự biến động lên xuống thất thường qua ba năm. Có thể nhận thấy khoản phải trả nhà cung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn. Tỷ trọng phải trả nhà cung cấp qua ba năm 2006, 2007 và 2008 lần lượt là 43,47%; 46,88%; 34,97%. Tỷ trọng này vào 2007 tiếp tục tăng lên so với năm 2006 là 24,59% trong khi đó tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn là 15,53%, nhưng sang năm 2008 tỷ trọng phải trả nhà cung cấp giảm 27,08% còn nợ ngắn hạn giảm 2,26%. Như vậy tốc độ tăng giảm của khoản phải trả nhà cung cấp luôn nhanh hơn tốc độ tăng giảm của nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong năm 2007 khoản nợ phải trả nhà cung cấp vào năm 2006 tăng nhanh có thể dẫn đến bất lợi cho công ty vì công ty không thanh toán nợ đến hạn cũng không phải mất chi phí sử dụng vốn mà tâm lý chung của người bán là muốn an toàn, muốn các khoản nợ của mình được đảm bảo và thu hồi được toàn bộ. Hiện nay các nhà cung cấp của công ty không bán chịu cho công ty trong một thời gian dài nữa, nếu công ty nợ trên 30 ngày thì nhà cung cấp sẽ tính một mức lãi suất tương đương với ngân hàng là 0,83%/ tháng và chỉ cho phép công ty nợ tối đa là 3 tháng. Còn lãi suất vay ngân hàng hiện nay là 0,83%/ tháng nhưng thời hạn vay là 6 tháng và trả lãi hàng tháng. Như vậy trong trường hợp như trên thì việc vay ngân hàng để trả nợ cho nhà cung cấp là có lợi thế hơn vì ít bị sức ép trong thanh toán hơn. Thế nên năm 2008 công ty đã tăng vay ngắn hạn để trả nợ cho nhà cung cấp và tạo uy tín với họ. Nhưng nếu tình trạng vay ngân hàng ngày càng tăng thì sẽ không ổn cho công ty trong tương lai vì ngân hàng chỉ cho phép công ty nợ với số dư nợ hạn mức tối đa là 7 tỷ. Toàn bộ nợ vay ngắn hạn của công ty là vay từ các ngân hàng: Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định, Ngân hàng ngoại thương. Số nợ vay ngắn hạn của công ty tính đến thời điểm cuối năm 2008 là 5.212.880.000 đồng. Ngoài hai tỷ trọng trên thì tỷ trọng phải trả cho các đơn vị nội bộ cũng có sự biến động qua các năm, vào năm 2006 tỷ trọng này ở mức 13,85% và tăng lên 22,52% vào năm 2007 nhưng lại giảm còn 17,5% vào cuối năm 2008, mặc dù vậy nhưng so với năm 2006 thì tỷ trọng này vẫn cao hơn. Sở dĩ có sự tăng giảm như trên là do công tác quản lý thu hồi nợ từ khách hàng của các xí nghiệp chậm dẫn đến việc thanh toán trong nội bộ cũng chậm và tăng cao, đến năm 2008 tình hình này lại được cải thiện hơn do các XN vay ngân hàng để thanh toán. Một điểm cần quan tâm nữa là khoản phải trả cho người lao động đặc biệt giảm mạnh vào cuối năm 2007 chỉ có 1.001.900 đồng giảm 97,7% so với năm 2006, điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đến việc nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty. Mặc dù đến năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng lượng tăng đó không đáng kể gì so với năm 2006. Và như vậy phần nào cũng tác động đến tâm lý và thái độ làm việc của người lao động trong công ty giúp công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Cùng với sự gia tăng của khoản nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng theo, cụ thể nguồn vốn CSH từ năm 2006 đến năm 2008 lần lượt là: 1.542.802.862 đồng, 3.446.229.980 đồng và 3.787.159.173 đồng. Sự tăng lên này chủ yếu là do nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng lên, công ty đã huy động vốn góp cổ phần từ cán bộ công nhân viên trong công ty, từ các cổ đông bên ngoài và một phần từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tóm lại qua nội dung phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty cho thấy tổng nguồn vốn có khuynh hướng tăng qua các năm đó là kết quả của sự tăng lên cả về nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn thể hiện tính tự chủ về tài chính của công ty rất thấp, phụ thuộc nhiều vào chủ nợ. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu cũng đã có xu hướng tăng có thể mang lại hy vọng là tình hình này sẽ dần được cải thiện trong tương lai. 2.2.2.2. Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ của công ty Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời gian sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Vì thế sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài Phân tích cấu trúc tài chính và hoàn thiện CTTC tại công ty Cổ Phần XLTH Bình Định.doc
Tài liệu liên quan