Kể từ suy thoái kinh tế Mĩ năm 2001, tình hình tài chính của Tiffany là 1 bản sao phóng đại của biến động thị trường. Những khó khăn gần đây liên quan đến khủng hoảng tín dụng đã ảnh hưởng rất xấu đến cổ phiếu của Tiffany quí 4 kể từ năm 2007 và kéo dài đến 2008. Giống như các công ty bán lẻ khác, sự bảo đảm tài chính của công ty đến từ hoạt động của qúi 4 trong mùa lễ hội. Sự kết hợp các yếu tố trên trong quí IV năm 2007 làm cho thu nhập thực tế của công ty ít hơn mong đợi. Giá trị cổ đông giảm 30% từ quí 3 năm 2007 đến quí 2 năm 2008.
Tuy nhiên, tình hình tài chính của Tiffany không hoàn toàn ảm đạm, trong khi bán hàng ở Mĩ dự kiến sẽ vẫn tiếp tục chậm, Tiffany nỗ lực tăng thị phần ở Nhật Bản. Trong năm 2007, Tiffany có hệ thống 17 cửa hàng mới tại Mĩ và nước ngoài, công ty có kế hoạch tiếp tục mở rộng vào năm 2008 do có sự gia tăng 15% trên thị trường Quốc tế. Công ty dự kiến tỉ lệ tăng trưởng năm 2008 là 10% trên thị trường quốc tế, tăng trưởng thấp tại Hoa Kì. Dựa vào mở rộng thị trường quốc tế, công ty dự báo tỉ lệ tăng trưởng lạc quan thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm 2008. Một trong những lí do chính khiến gần đây Tiffany phải đối mặt với khó khăn tài chính là tỉ lệ tăng trưởng của toàn nền kinh tế giảm, chi tiêu của người tiêu dùng giảm. Nhiều nhà phân tích suy đoán khi thị trường vào quí 4 năm 2007, người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc bảo toàn tài sản của họ hơn là mua sắm hàng hoá cao cấp. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Tiffany như Bulgari, Swatch, cũng có hiện tượng giảm gía trị cổ đông như Tiffany kể từ mùa hè 2007.
40 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3842 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược của công ty TIFFANY & CO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang bị hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ. Nếu các công ty muốn rời ngành, nó phải thanh lí những máy móc thiết bị này để thu hồi một phần vốn. Nhưng những máy móc thiết bị sử dụng trong ngành trang sức thường mang tính chuyên dụng cao, khó bán lại.
Hơn nữa ngành trang sức là một ngành cần rất nhiều nhân công, đặc biệt trong khâu sản xuất. Những máy móc thiết bị này mang tính chuyên dụng cao, khó bán lại và cũng không có phương án sử dụng khác. Điều này làm chi phí cố định để rời ngành cao.
Hai yếu tố trên làm rào cản rời ngành là cao.
Kết luận: Tiffany & Co hoạt động trong ngành trang sức, đối mặt với tỉ lệ tăng trưởng chậm nhưng bền vững, cấu trúc ngành phân tán, khác biệt về sản phẩm tương đồi thấp, chi phí chuyển đổi thấp, rào cản rời ngành cao.
2.3 Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp: Cao
Trong một vài ngành, mối quan hệ quyền lực giữa các ngành công nghiệp và các nhà cung cấp của nó là một mảng quan trọng của kiến thức. Công ty có thể tự lực mà không có nhà cung cấp. Vì vậy ngành phải tính toán để một vài yếu tố xác định mối quan hệ quyền lực: sự cần thiết của nguyên liệu, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp, làm thế nào để có nhà cung cấp khác, điều quan trọng là sản phẩm họ đang theo đuổi, và làm thế nào để có nhiều nhà cung cấp và giá trị sản phẩm được cung cấp.
a. Sự cần thiết của nguyên liệu:
Vì kim cương rất hiếm nên các công ty khai thác kiểm soát hoàn toàn giá bán. Cụ thể, DeBeeers và Aber kiểm soát giá kim cương cung cấp cho Tiffany & Co. Mặc dù các nhà kinh doanh trang sức khác cũng có ký hợp đồng với những công ty này nhưng Tiffany là một trong số ít những người mua kim cương lớn của những công ty đó. Cũng vì kim cương mang lại giá trị rất lớn cho Tiffany & Co, năng lực thương lượng của nhà cung cấp do đó cũng lớn hơn. Công ty nhận ra rằng nếu không có kim cương, Tifany rồi cũng sẽ phá sản. Các nhà cung cấp sẽ xem xét điều này khi tiến hành thương lượng, đàm phán hợp đồng.
b. Chi phí chuyển đổi:
Bởi vì những khoảng mục chi phí cao như nguyên liệu thô và nguồn cung cấp không ổn định, chi phí để công ty trong ngành chuyển đổi nhà cung cấp là cao. Điều này khuyến khích các công ty trong ngành công nghiệp tạo mối quan hệ ổn định và lâu dài với các nhà cung cấp của họ cho doanh nghiệp trong tương lai và một nguồn cung cấp đá quý và kim loại quý ổn định. Đôi khi, các công ty trong ngành tìm thấy nó có lợi ích khi mua cổ phần lớn vốn chủ sở hữu tại các tập đoàn khai thác mỏ, hoặc ký thoả thuận lâu dài để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu. Các công ty thường chú trọng xây dựng mối quan hệ đại lý với nhà cung, vì nếu một nhà cung cấp chính cho một công ty phá vỡ mối quan hệ, kết quả có thể là thảm họa.
c. Sự khác biệt của các nhà cung cấp:
Cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp của đá quý và kim loại không phải dựa trên giá. Trong khi giá cả không phải là yếu tố then chốt trong các thỏa ước giữa các công ty thì chất lượng, lựa chọn và sự sẵn có của hàng hoá là yếu tố quan trọng hơn. Nếu nguồn nguyên liệu không có sản phẩm cấp hàng đầu, các công ty không thể làm ra sản phẩm có chất lượng của riêng họ để bán tại một thị trường cạnh tranh cao. Vì lý do này, công ty sẽ có xu hướng để tham gia vào cuộc đàm phán với một vài công ty tư nhân hoặc các mỏ để có một nguồn cung cấp những viên kim cương lớn và chất lượng, xây dựng các mối quan hệ giữa nhà cung cấp và công ty.
Các quan hệ với nhà cung cấp các loại đá nhỏ hơn không quan trọng bằng vì các công ty có thể tìm được các nhà cung cấp thay thế một cách nhanh chóng. Thời gian gần đây các nhà cung cấp phải công khai về nơi sản phẩm của họ khai thác để phù hợp với pháp luật. Qui trình Kimberley là một liên kết giữa các chính phủ, ngành kim cương quốc tế và các tổ chức tiến bộ xã hội nhằm ngăn cản dòng chảy của kim cương xung đột ( kim cương xung đột là kim cương thô được sử dụng bởi các phong trào phiến quân nhằm tài trợ cho cuộc chiến chống lại các chính phủ hợp pháp ) buộc các nhà cung cấp phải công khai cho những ai nhận sản phẩm của họ. Nếu một nhà cung cấp được phát hiện được bán kim cương xung đột, họ mất đi một lượng đáng kể các quyền lực của họ, nếu không phải là sự sống còn cho công ty của họ.
Trong tất cả, là sự khác biệt của các nhà cung cấp là quy mô, chất lượng, và sẵn có của đá quý và kim loại của họ
Kết luận : năng lực thương lượng của người bán là cao.
2.4 Năng lực thương lượng của người mua
Năng lực thương lượng của người mua có một vai trò rất lớn trên thực tế lợi nhuận của một công ty sản xuất. Khi công ty nhận ra tầm ảnh hưởng của năng lực của người mua, họ có thể sử dụng thông tin này để làm cơ sở cho phương pháp kinh doanh của họ. Trong ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng trang sức có một vài nhà cung cấp, nhiều công ty, và nhiều khách hàng. Điều này tạo cho khách hàng có tầm ảnh hưởng đến công ty.
Hầu hết những người mua đồ trang sức tận hưởng chi phí thấp chuyển đổi do sự lựa chọn lớn các đồ trang sức có sẵn từ các cửa hàng bán lẻ và các cửa hàng trực tuyến. Internet cũng đã cung cấp người mua khả năng tìm kiếm và so sánh giá từ các cửa hàng đồ trang sức khác nhau. Tuy nhiên người mua nhìn chung vẫn còn thiếu kiến thức để đánh giá trang sức, do đó một số người trong số họ vẫn thích có một số hình thức dịch vụ và chuyên môn từ nhà kim hoàn nổi tiếng. Sự độc đáo của đồ trang sức và sự không đồng nhất giá kim loại quý trên thị trường toàn cầu cũng làm cho người mua khó để mặc cả giá tốt hơn. Hơn nữa, người mua có xu hướng mua trang sức ở khối lượng nhỏ và thường không mua theo nhóm do đó khó tạo ra sức ép đối với các công ty.Vì vậy, sức mạnh mặc cả của người mua thấp.
Kết luận : năng lực thương lượng của người mua thấp.
2.5 Sản phẩm thay thế:
Các sản phẩm thay thế gần nhất cho trang sức bao gồm các loại hàng hóa xa xĩ khác như đồng hồ, ô tô, bất động sản. Tuy nhiên hầu hết các mặt hàng xa xĩ này đều không thể xem là sản phẩm thay thế trực tiếp cho trang sức vì chúng có thể không mặc được trừ các loại đồng hồ xa xĩ điển hình được làm từ kim loại và đá quý.
Kết luận : có thể nói sự đe dọa về sản phẩm thay thế cho trang sức là khá thấp.
3. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi của ngành:
Sự thay đổi về quan điểm, phong cách liên quan các vần đề xã hội
Xã hội ngày nay có xu hướng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với những gì họ kinh doanh. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực trang sức cũng không ngoại lệ. Khách hàng luôn yêu thích những vẻ óng ảnh của các kim loại quý, màu sắc tinh tế của các viên đá quý và khát khao vẻ đẹp đầy mê hoặc của kim cương nhưng vẫn cực liệt lên án những tác động ngành trang sức đối với môi trường và xã hội. Việc khai thác kim loại là một trong những ô nhiễm độc hại nhất do tác hại của xyanua, thủy ngân và các axit asenic gây nên sự ô nhiễm cho sông suối và đất đai cạnh đó. Buôn bán đá quý từ lâu đã tạo nên các tác động tiêu cực bao gồm phá vỡ xã hội, điều kiện làm việc nguy hiểm, lương không công bằng, lao động trẻ em... Tiếp đến là vấn đề kim cương xung đột. Một viên kim cương máu, cũng được biết đến như là một viên kim cương xung đột. Nó không phải là vì nó đang có màu đỏ hay màu hơi hồng và nó không phải là vì một số loại xung đột xảy ra trong quá trình hình thành của kim cương từ carbon. Kim cương xung đột bắt đầu gây sự chú ý của thế giới trong các cuộc chiến tàn bạo ở Sierra Leone vào cuối những năm 1990. Những viên kim cương được các chuyên gia đánh giá là rất giá trị đã được dùng để cung cấp cho những cuộc chiến bẩn thỉu nhất của châu Phi, từ Sierra Leone tới Liberia và từ Angola tới Congo. Chúng được gọi với cái tên "kim cương xung đột" (conflict diamond) hay tàn khốc hơn, kim cương máu (blood diamond). Vào thời đó những kim cương xung đột chiếm gần 4% trong nguồn cung của thế giới. Cuộc chiến chống kim cương xung đột diễn ra đã khá lâu và đạt được thành tựu khi giảm được lượng kim cương xung đột xuống ở mức 1%. Thông qua sự can thiệp của Liên hợp quốc, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ cùng với ngành công nghiệp kim cương đã đưa ra Kimberly Process Certification System (tạm dịch là hệ thống chứng nhận qui trình Kimberly). Qui trình Kimberly chứng nhận rằng 99% của tất cả các kim cương không có dấu hiệu xung đột, nhưng ngành công nghiệp này tin rằng 1% vẫn là quá nhiều. Ngành công nghiệp kim cương tiếp tục làm việc với Liên hiệp quốc và tăng cường hệ thống Kimberly.
Điều này buộc các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành trang sức phải có những thay đổi nhất định trong hoạt động kinh doanh, kiểm soát các nguồn cung cấp của mình nhằm thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. Nếu không có những bước đi thích hợp sẽ dẫn đến sự suy giảm khả năng cạnh tranh. Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh trang sức mà các nhà cung cấp cũng phải có các chính sách thích hợp trong việc duy trì hoạt động khai thác của mình sao cho giảm thiểu các vấn đề xã hội và môi trường để giữ được năng lực cung cấp của mình.
Cải tiến sản phẩm, cải tiến marketing, thay đổi công nghệ
Cải tiến là nguồn lực vô tận tạo ra những biến đổi, đôi khi là những biến đổi có tính cách mạng trong ngành, đặc biệt là trong ngành trang sức. Cải tiến các thiết kế của sản phẩm đem đến cho công ty một phổ sản phẩm rộng hơn. Cải tiến kiểu dáng của mình nhằm tạo nên sự khác biệt trước các đối thủ, duy trì sự trung thành của khách hàng và thu hút thêm các khách hàng mới.
Cải tiến marketing nói đến những phương thức mới để cung cấp các sản phẩm trang sức. Với sự phát triển của hình thức kinh doanh thương mại điện tử tạo ra một công cụ mới cho sự lựa chọn của khách hàng và đem đến cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận thêm với nhiều khách hàng tiềm năng. Hiện nay sự xuất hiện của các công ty kinh doanh trang sức trực tuyến hoàn toàn cũng đem đến nhiều sự cạnh hơn nó thúc đẩy các công ty truyền thống phải mở rộng kinh doanh trực tuyến chứ không chỉ dừng lại tại phương thức truyền thống. Trong thời điểm khi mà nền kinh tế đang có xu hướng chững lại như hiện nay việc cải tiến marketing nhằm thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Trong ngành trang sức các công ty có xu hướng sử dụng marketing tác động vào nhận thức của khách hàng là việc tiêu dùng cho các trang sức trong thời điểm này đặc biệt là các trang sức kim cương như là một sự đầu tư chính đáng hơn thể hiện sự xa xĩ.
Sự thay đổi công nghệ ở đây nói đến việc các công ty phải nhanh chóng áp dụng hay phát triển các công nghệ sản xuất mới với sự trợ giúp của máy tính nhằm gia tăng sự chính xác, tốc độ làm ra sản phẩm nhằm tiết kiệm thời gian hơn. Thêm vào đó bản thân những công ty trang sức có dòng sản phẩm là các loại đá quý cần phải tự nâng cao và phát triển các kiểu cắt, gọt đá sao cho sáng tạo và thu hút được khách hàng.
Sự phát sinh sở thích của người mua về các sản phẩm khác biệt hơn là những hàng hóa thông thường
Cuộc sống ngày càng được nâng cao, thu nhập tăng, đặc biệt trong thị trường trang sức, bên cạnh đông đảo tầng lớp bình dân có mong muốn về những sản phẩm trang sức hợp thời trang giá rẻ thì người tiêu dùng trong tầng lớp thượng lưu lại có xu hướng khác. Họ muốn khẳng định vị thế của mình họ không chỉ dừng lại ở những sản phẩm tốt mà còn là những sản phẩm đặc biệt, khác biệt đi kèm với dịch vụ hoàn hảo chứ không chỉ là những sản phẩm thông thường. Điều này cũng làm cho các công ty trong ngành có nhiều sự lựa chọn các phân đoạn thị trường do vậy hình thành các nhóm chiến lược khác nhau.
4. Nhân tố then chốt cho sự thành công của ngành:
- Giới thiệu và thực hiện thương mại điện tử
Thương mại điện tử có những ưu điểm sau đây:
+ Tiện lợi, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại giữa các cửa hàng
+ Dễ dàng so sánh giá giữa các món hàng
+ Cung cấp sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng
+ Có thể bán với giá thấp hơn do không phải gánh chịu những chi phí để vận hàng cửa hàng truyền thống như chi phí mặt bằng, trang trí cửa hàng, tiền lương nhân viên bán hàng,...
Vì những ưu điểm trên mà thương mại điện có vai trò ngày càng tăng và có tiềm năng trở thành một nhân tố then chốt cho sự thành công.
- Hiểu và phản ứng lại các hoàn cảnh kinh tế: Các hoàn cảnh kinh tế có thể xuất hiện trong ngành là:
+ Các đối thủ trong ngành có thể phải đối mặt với giá cả biến động đột ngột, hay các khuynh hướng liên doanh sáp nhâp hoặc thậm chí là tình huống phá sản trong tương lai gần.
+ Sự thay đổi vị thế của các đối thủ hiện tại trong ngành, sự dịch chuyển vai trò của những đối thủ từ vị thế thấp lên vị thế lãnh đạo trong ngành.
+ Sự phát triển chệch hướng của nhu cầu khách hàng, dẫn tới dự báo sai nhu cầu.
- Quan tâm đến việc tiêu dùng của khách hàng.
+ Thu nhập khả dụng của các cá nhân là khác nhau.
+ Có 2 nhóm khách hàng : khách hàng ưa thích giá rẻ và nhóm khách tìm kiếm chất lượng vượt trội. Cần xem xét ảnh hưởng của 2 nhóm khách hàng này đối với các công ty định vị dựa vào giá cả, dựa vào chất lượng.
+ Xu hướng tiêu dùng mới, chú trọng trách nhiệm xã hội của nhà cung cấp.
5. Nhận xét về sức hấp dẫn của ngành:
Ngành trang sức hiện nay có một sức mạnh mặc cả tương đối cao từ các nhà cung cấp, sự ganh đua khá cao giữa các công ty trong ngành và các mối đe dọa từ các đối thủ tiềm tàng thấp. Kết với các yếu tố trên là năng lực thương lượng tương đối thấp của người mua và mức độ thay thế sẵn có cho trang sức là thấp, ngành công nghiệp đồ trang sức dường như là một thị trường hấp dẫn. Thị trường đồ trang sức cũng sẽ vẫn phát triển nhưng ở một tốc độ chậm hơn do sự suy yếu của nền kinh tế. Lịch sử hơn 45000 năm cũng đã chứng minh sự tồn tại mãnh liệt của ngành.
III. Phân tích bên trong:
1.3 Điểm mạnh và điểm yếu:
a. Điểm mạnh
Chiến lược bán hàng trực tiếp mạnh
Tiffany hiện đang sử dụng nhiều kênh phân phối trực tiếp. Doanh thu bán lẻ tại Mỹ bao gồm doanh thu trực tiếp từ các cửa hàng của Tiffany tại Mỹ hoặc thông qua hoạt động bán trức tiếp từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp tại Mỹ. Doanh thu bán lẻ quốc tế bao gồm cả từ các cửa hàng và cửa hiệu của Tiffany. Công ty còn bán các sản phẩm của mình trực tuyến và bao gồm cả bán theo catalog. Tiffany tổ chức việc bán lẻ thông qua cổng trực tuyến tiffany.com. Công ty đưa ra một sự lựa chon hơn 3500 sản phẩm thông qua website này. Ngoài ra nó cũng tổ chức cổng giao dịch www.tiffany.com/business cho việc bán lẻ trực tuyến quốc tế.
Công ty phân phối các catalog (bao gồm các chọn lựa, bộ sưu tập và sách xanh) của các hàng hóa được chọn lọc cho danh sách các khách hàng của mình và gởi chúng thông qua danh sách mail lấy từ bên thứ ba. Tổng số tên tên được gởi catalog bằng thư và qua internet tại Mỹ tăng 2.8 triệu năm 2005 lên 3.2 triệu năm 2007. Tổng các đơn đặt hàng bằng thư, điện thoại và internet tại Mỹ nhận được năm 2006 là 0.7 triệu. Chiến lược bán hàng với hiệu quả chi phí này của Tiffany cho phép công ty trở thành một người chơi nổi bật trong phân đoạn bán lẻ trang sức và chuyên ngành.
Cung cấp sản phẩm đa dạng
Công ty cung cấp một loạt các sản phẩm bao gồm cả một sự lựa chọn về trang sức, cũng như đồng hồ, đồ bạc cao cấp, đồ sứ, pha lê, văn phòng phẩm, nước hoa và các phụ kiện. Công ty không chỉ nổi tiếng với các loại sản phẩm kim cương, mà còn với các sản phẩm từ đá quý và bán đá quý khác. Tiffany cũng làm mới các loại sản phẩm một cách đều đặn. Quyển sách xanh của công ty là một ví dụ, nó luôn giới thiệu các bộ sưu tập trang sức mới nhất của mình. Công ty đang phát triển một dòng sản phẩm titan. Tiffany định kỳ đều đưa ra các bộ sưu tập để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bộ sưu tập Palsma Picasso là tâm điểm thu hút của công ty cho các món đồ với đá quý nhiều màu và vàng. Tiffany đã tung ra một loạt sản phẩm mới vào năm 2006 bao gồm các thiết kế trang sức cao caaos của Frank Gehry. Trong số các mẫu thiết kế mới là Novo, loại nhẫn đính kim cương được cắt rất khéo, và các bộ sưu tập mới về bạc cao cấp đầy mê hoặc. Công ty cũng đưa thêm vào lễ kỷ niệm của minh bộ sưu tập Swing và Legacy. Cung cấp một loạt các sản phẩm giúp Tiffany đáp ứng nhiểu nhu cầu của khách hàng hơn.
Thương hiệu mạnh
Tiffany is one of the leading brand names in the fine jewelry market. It is one of the world's premier jewelry designers and retailers. The Tiffany brand is ranked 96th in the top 100 global brands list published by www.stores.org in 2006. BusinessWeek-Interbrand valued Tiffany brand at $3,819 million in 2006. Apart from Tiffany, the company owns trademark registrations for Tiffany & Co, Tiffany Blue Box and the color, Tiffany Blue, for a range of product categories in the US and other countries. The company's leading brand name provides it with an edge over its competitors.
Tiffany là một trong những thương hiệu hàng đầu trong thị trường đồ trang sức cao cấp. Đây là một trong những nhà thiết kế đồ trang sức và nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Thương hiệu Tiffany được xếp hạng thứ 96 trong 100 thương hiệu hàng đầu trên toàn cầu được xuất bản bởi www.stores.org trong năm 2006. BusinessWeek-Interbrand cho bết giá trị thương hiệu Tiffany là $ 3.819 triệu trong năm 2006. Ngoài Tiffany, công ty sở hữu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho Tiffany & Co, Tiffany Blue Box và màu sắc, Tiffany Blue, cho một loạt các loại sản phẩm ở Mỹ và các nước khác. Thương hiệu hàng đầu đem đến cho công ty một lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
Bảng cân đối kế toán mạnh
Tiffany có một bảng cân đối kế toán khá manh. Nợ dài hạn của công ty chỉ ở mức $406.4 triệu cuối năm 2007 so với vốn chủ sở hữu của cổ đông là $1,804.9 triệu. Tỉ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ là 0.23 năm 2006. Ngược lại, đối thủ LVMH có tỉ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ là 0.31 cuối năm 2006. Bảng cân đối kế toán mạnh cung cấp cho Tiffany sự linh hoạt để tăng cường việc cung cấp của mình và mở rộng phạm vi địa lý thông qua sự thu mua. Công ty đã đầu tư trên $11.7 triệu cho hoạt động mua lại trong ba năm qua (2005-2007). Nhờ sức mạnh bản cân đối kế toán công ty có điều kiện để thực hiện phát triển các sáng kiến phát triể hữu cơ lớn.
b. Điểm yếu
Biên lợi nhuận và thu nhập thấp
Tiffany đã cho thấy thu nhập giữ lại yếu vào năm 2007. Thu nhập trên tài sản, thu nhập trên đầu tư và thu nhập trên vốn chủ vào tháng 1 năm 2007 tương ứng là 8.9%, 11.5% và 14.1%, thấp hơn so với LVMH, một đối thủ cạnh tranh gần đối với công ty. LVMH có Thu nhập trên tài sản, thu nhập trên đầu tư và thu nhập trên vốn chủ vào tháng 12 năm 2006 là 20.4%, 15.6% và 20.4%. Tiffany ghi nhận rằng lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận thuần chỉ đạt 15.7% và 9.6% trong năm 2007 thấp hơn LVMH. LVMH có rằng lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận thuần là 19.9% và 14.1% vào cuối năm 2006. Biên lợi nhận và thu nhập thấp phản ánh khả năng quản lý để sử dụng tài sản để sinh lợi chưa đạt hiệu quả tốt và có thể dẫn đến giảm lòng tin của nhà đầu tư.
Giảm lưu lượng tiền mặt
Các hoạt động dòng tiền của Tiffany đã giảm $233.6 triệu trong năm 2007, giảm 11,1% so với $262.7 triệu trong năm 2006. Các dòng tiền mặt tự do giảm 51,6% xuống $ 51.2 triệu trong năm 2007 so với $105.7 trong năm 2006. Tiền mặt và tương đương tiền cũng giảm 55,2% năm 2007 còn $ 176.500.000 từ 393.600.000 $ năm 2006. Việc suy giảm dòng tiền mặt sẽ gây áp lực cho vị trí tài chính của công ty. Điều này hạn chế lựa chọn đầu tư của công ty và khả năng chi trả cổ tức. Do đó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty trên thị trường chứng khoán.
Hiệu suất chậm chạp trên thị trường Nhật Bản
Sau khi có dấu hiệu cải thiện vào đầu năm 2006, sự tín nhiệm của người tiêu dùng Nhật giảm từ xuống còn 1.8 điểm trong tháng 6/2006 từ điểm cao nhất là 6.2 trong tháng 3/2006. Tăng lương và giảm thất nghiệp làm cho người tiêu dùng trong tháng 3 mua nhiều hơn trong thập niên trước đó. Tuy nhiên, các loại giá tiêu dùng chính yếu trừ thực phẩm tươi tăng 0.6% trong tháng 5/2006 so với năm năm trước với tốc độ nhanh nhất trong tám năm. Điều này làm giảm việc chi tiêu của người tiêu dùng, dẫn đến sự suy giảm 0,7% trong doanh thu bán lẻ tại Nhật Bản, trong tháng 4 năm 2007. Hiệp hội chuỗi cửa hàng của Nhật Bản thông báo rằng năm 2006 là năm thứ mười liên tiếp doanh số bán hàng năm giảm, với một sự suy giảm 2,7% doanh số trên cùng một cửa hàng. Hơn nữa, theo IMF triển vọng Kinh tế Thế giới, tháng 4 năm 2007, dự kiến rằng GDP thực tế của Nhật Bản sẽ giảm từ 2,3 năm 2.007-1,9 năm 2008. Lòng tin người tiêu dùng thấp đã ảnh hưởng đến họa động của công ty tại Nhật. Doanh thu từ thị trường Nhật chỉ tăng 0.1% năm 2007 ở mức $491.3 triệu. Sự đóng góp từ thị trường này giảm từ 22.3% năm 2005 còn 18.6% năm 2007. Tiffany đã phải đóng cửa 7 cửa hàng tại Nhật trong gia đoạn 2006 - 2007. Hiệu suất thấp diễn ra tại Nhật vẫn tiếp diễn có thể sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng doanh thu của Tiffany.
1. Phân tích lợi thế cạnh tranh bền vững
1.1 Phân tích nguồn lực
1.1.1 Nguồn lực hữu hình
a. Nguồn tài chính
2008
2007
2006
Kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu
2,859,997
2,938,771
2,560,734
Giá vốn hàng bán
1,214.58
1,281.51
1,087.91
Lợi nhuận gộp
1,645,420
1,657,265
1,472,820
Lợi nhuận trước thuế
346.07
549.20
451.58
Lợi nhuận ròng sau thuế
220,022
323,478
272,897
Bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản
3,102,283
3,000,904
2,904,552
Nợ dài hạn
343,465
406,383
426.55
Vốn hoạt động
1,446,812
1,337,454
1,313,015
Khả năng sinh lợi
Lợi nhuận gộp biên
57.5%
56.4%
57.5%
Lợi nhuận ròng biên
7.7%
11.0%
10.7%
Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)
7.2%
11.0%
9.5%
Thu nhập trên vốn chủ (ROE)
13.3%
18.1%
14.6%
Thông số nợ
Nợ trên vốn chủ
44.6%
26.4%
27.8%
Nợ trên tài sản
22.84%
15.1%
17.8%
Kể từ suy thoái kinh tế Mĩ năm 2001, tình hình tài chính của Tiffany là 1 bản sao phóng đại của biến động thị trường. Những khó khăn gần đây liên quan đến khủng hoảng tín dụng đã ảnh hưởng rất xấu đến cổ phiếu của Tiffany quí 4 kể từ năm 2007 và kéo dài đến 2008. Giống như các công ty bán lẻ khác, sự bảo đảm tài chính của công ty đến từ hoạt động của qúi 4 trong mùa lễ hội. Sự kết hợp các yếu tố trên trong quí IV năm 2007 làm cho thu nhập thực tế của công ty ít hơn mong đợi. Giá trị cổ đông giảm 30% từ quí 3 năm 2007 đến quí 2 năm 2008.
Tuy nhiên, tình hình tài chính của Tiffany không hoàn toàn ảm đạm, trong khi bán hàng ở Mĩ dự kiến sẽ vẫn tiếp tục chậm, Tiffany nỗ lực tăng thị phần ở Nhật Bản. Trong năm 2007, Tiffany có hệ thống 17 cửa hàng mới tại Mĩ và nước ngoài, công ty có kế hoạch tiếp tục mở rộng vào năm 2008 do có sự gia tăng 15% trên thị trường Quốc tế. Công ty dự kiến tỉ lệ tăng trưởng năm 2008 là 10% trên thị trường quốc tế, tăng trưởng thấp tại Hoa Kì. Dựa vào mở rộng thị trường quốc tế, công ty dự báo tỉ lệ tăng trưởng lạc quan thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm 2008. Một trong những lí do chính khiến gần đây Tiffany phải đối mặt với khó khăn tài chính là tỉ lệ tăng trưởng của toàn nền kinh tế giảm, chi tiêu của người tiêu dùng giảm. Nhiều nhà phân tích suy đoán khi thị trường vào quí 4 năm 2007, người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc bảo toàn tài sản của họ hơn là mua sắm hàng hoá cao cấp. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Tiffany như Bulgari, Swatch, cũng có hiện tượng giảm gía trị cổ đông như Tiffany kể từ mùa hè 2007.
b. Nguồn vật chất
Laurelton Diamonds, một chi nhánh của Tiffany & Co, là nơi sản xuất và buôn bán kim cương thô với hoạt động quy mô toàn cầu bao gồm Belgium, Vietnam, Canada, Botswana and Nam Phi. Công ty con này thu mua kim cương thô và quản lý chuỗi cung cấp toàn cầu với các công đoạn cắt, đánh bóng và cung cấp các loại đá đã hoàn chỉnh cho Tiffany. Được xem là một phần của chuỗi cung cấp đó, công ty tổ chức các nhà máy cắt và đánh bóng kim cương và sở hữu phòng thí nghiệm giám định đá quý. Các cơ sở vật chất của chi nhánh đều được tổ chức với tiêu chuẩn cao nhất trong ngành. Hoạt động của các chi nhánh này đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng nhu cầu cho kim cương cương chất lượng cao nhất của Tiffany.
Phòng thí nghiệm giám định đá quý của Tiffany đặt tại Pelham, New York đảm bảo rằng tất cả kim cương đều đạt đến tiêu chuẩn chất lượng cao nhất của Tiffany. Trụ sở chính của công ty tại New York quản lý việc thu mua kim cương đã đánh bóng, buôn bán kim cương đã đánh bóng cho bên thứ 3 và là nơi nhóm quản lý tài chính và lập kế hoạch hoạt động.
c. Nguồn kỹ thuật
Theo Tuần báo kinh doanh-Nhãn hiệu toàn cầu Tiffany có giá trị thương hiệu $ 3.819 triệu trong năm 2006. Ngoài Tiffany, công ty sở hữu đăng ký thương hiệu cho Tiffany & Co, Tiffany Blue Box và màu sắc Tiffany Blue cho một loạt cataloge sản phẩm ở Mỹ và các nước khác.
1.1.2 Nguồn lực vô hình
a. Nhân sự
Số lượng nhân sự của Tiffany tính đến cuối năm 2008 là 9000 người. Tiffany & Co thừa nhận sự thành công của công ty dựa trên chất lượng và sự cống hiến của nhân viên. Để khuyến khích các nhân viên phát triển cá nhân, công ty đào tạo và phát triển nhân viên trong một môi trường nhấn mạnh thử thách, chú trọng tinh thần hợp tác, nhất trí thông qua nhóm thúc đẩy sáng kiến. Công ty tìm kiếm những cá nhân cam kết phát triển tầm nhìn mới và thiết lập các tiêu chuẩn cao nhất trong ngành. Đội ngũ quản lí của Tiffany luôn thẳng thắn với các cổ đông và được tôn trọng trong ngành. Hầu hết các nhà điều hành chính đã làm việc với công ty hơn 10 năm và có thể coi là chiến binh dày dạn kinh nghiệm trong ngành. Việc xuất sắc mà đội ngũ quản lí đã làm được là bảo vệ hình ảnh thương hiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích chiến lược của công ty tiffany & co.doc