Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Toyota

Toyota xuất hiện sớm tại Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng. Chính vì thế sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam cứ 10 ôtô thì có khoảng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.

 

Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới.

 

docx35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Toyota, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khẩu à giảm bớt áp lực đối với cán cân thương mại. Giá hàng của các sản phẩm trong nước sẽ có sức cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường quốc tế. Hạn chế hàng nhập khẩu và giá của các sản phẩm nhập khẩu trong nước sẽ tăng lên, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho các sản phẩm trong nước, giúp doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh. Khi đồng tiền của Việt Nam giảm giá có thể giúp nới lỏng tình trạng suy giảm dự trữ và ổn định thị trường trước nguy cơ lạm phát và nhập siêu. Các quyết định này là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện kiểm soát cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. + Thách thức: Thách thức lớn nhất đối với các DN liên doanh là mức giá của các sản phẩm sẽ tăng lên làm giảm sức mua của người tiêu dùng, việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn. Sự gia tăng của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến mức lạm phát trong nước Phân phối thu nhập & sức mua: Khái quát về phân phối thu nhập của người dân tại Việt Nam: Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đã vượt ngưỡng 1.000 USD, lần đầu tiên đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp nhất (nhóm nước nghèo), trong khi tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh từ hơn 53% năm 1993, xuống còn 16% năm 2006. Tính đến cuối năm 2010, GDP bình quân đầu người Việt Nam ước đạt 1.160 USD tăng so với năm 2009. Việt Nam đã chính thức trở thành nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình. Sức mua: Trên thực tế, nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam rất cao, do sự phát triển kinh tế và thu nhập của người dân càng lớn. Trong suốt các năm 2008, 2009 và nửa đầu năm 2010, doanh số bán ô tô của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước khá ổn định, với mức tăng bình quân 10%/năm, bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dự kiến tới năm 2030, Việt Nam có khoảng 3 triệu xe, tăng hơn gấp đôi so với con số khoảng 1,2 triệu xe hiện nay. + Cơ hội: Với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày càng lớn, sức mua trên thị trường càng caoàlà một cơ hội đối với các DN nói chung và công Toyota nói riêng. Khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn giúp DN nâng cao mức lợi nhận và đầu tư phá + Thách thức: Mức nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đó là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với các DN khi yêu cầu ngày càng cao về chất lượng cũng như sự phong phú đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng cũng như chức năng của từng loại xe. Để đáp ứng sự tăng trưởng của nền kinh tế và sức mua của người dân ngày một tăng cao thì công ty Toyota cần phát triển và nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm đồng thời đưa ra các dịch vụ và các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng tăng sự cạnh tranh giữa các DN. Lạm phát: Sự ảnh hưởng do lạm phát tăng cao: Sau đây là số liệu thống kê tình trạng lạm phát của Việt Nam trong thời gian gần đây: Năm 2007 2008 2009 2010 Lạm phát (%) 12.63 19.98 6.52 10.5 Biểu đồ 4: So sánh lạm phát từ năm: 2007- 2010 + Cơ hội: Lạm phát với tốc độ vừa phải có tác dụng khuyến khích các hoạt động đầu tư + Thách thức: Có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng. Thị trường ô tô càng ảm đạm. Cơ sở hạ tầng& tài nguyên thiên nhiên: Tình hình cơ sở hạ tầng : Hiện nay hạ tầng giao thông tại Việt Nam vốn được cho là yếu kém chưa đáp ứng được cho sự phát triển của ôtô nên chúng ta hạn chế xe cá nhân bằng thuế tiêu thụ đặc biệt. Với cách làm này thị trường ôtô Việt Nam đến nay mới chỉ ở mức 60.000 xe/năm và ngành công nghiệp ôtô không có điều kiện phát triển. Hạn chế ôtô đang tạo ra sự phát triển không đồng đều trong thiết kế, xây dựng hạ tầng giao thông. Về nguyên vật liệu: Hiện nay, các vật liệu như thép tấm thép hình, thép đặc biệt... để làm phụ tùng nội địa hoá, trong nước chưa chế tạo được. Các vật liệu khác cũng tương tự, đều không có nhà cung cấp. Từ những nhận định trên cho thấy đây thực sự là một thách thức lớn đối với các DN cũng như công ty Toyota nói riêng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của thị trường ô tô Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi Nhà Nước ta cần quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. 2. Nhóm nhân tố chính trị-pháp luật: Sự ổn định chính trị: Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định bậc nhất Châu Á và xếp thứ hạng cao trên thế giới. Điều này tạo ra một tâm lý yên tâm cho các DN trong nước, các DN nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia hoạt động đầu tư tại Việt Nam.Thực tế đã cho thấy dòng vốn FDI năm 2010 là vốn thực hiện đạt ước tính 11 tỷ USD tăng 10% so với năm 2009, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Chính vì thế mà đây lại vừa là cơ hội vừa là thách thức cho công ty Toyota nói riêng và các DN khác Sự ảnh hưởng của các chính sách trong thời gian gần đây: Ngoài giá xe, giá xăng tăng khiến người tiêu dùng tính toán lại, thì chính sách mua xe trả góp, các ngân hàng làm ngày càng chặt chẽ, khiến khách hàng mua xe nản lòng. Chính vì vậy, tại các salon ô tô ở Hà Nội, lượng xe bán ra trong tháng 2 giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Do chính sách hạn chế cho các DN vay tiền mua xe nhập khẩu, nhằm tránh tình trạng nhập siêu, nhiều DN phải chuyển từ hình thức kinh doanh xe nhập khẩu mới nguyên chiếc sang hình thức kinh doanh xe cũ hoặc ký gửi, để chờ thời. Việc điều chỉnh này có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiêu thụ ô tô: Khoảng 20% DN kinh doanh ô tô ở Hà Nội buộc phải đóng cửa trong năm 2010 do thiếu vốn và kinh doanh thua lỗ. Chính sách thuế của Nhà nước: Sự thay đổi chính sách thuế có lợi cho DN: 1990-2003 : + Doanh nghiệp ô tô nhận được sự bảo hộ ở mức cao của nhà nước thông qua chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc; áp dụng hàng rào thuế quan ở mức cao đối với xe nhập khẩu và chính sách cấm nhập khẩu đối với ô tô dưới 15 chỗ ngồi. + Trong thời gian gần đây việc giảm thuế suất thuế thu nhập DN từ 28% xuống 25% à khuyến khích DN quyết định đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi mang tích tiêu cực: + Thị trường ô tô đã bị tác động mạnh bởi việc điều chỉnh chính sách thuế quá nhanh như việc tăng thuế nhập khẩu hạn chế nhập siêu. + Cơ quan thuế cũng chưa thống nhất được lộ trình để chuẩn bị cho sự xâm nhập ồ ạt của ô tô nhập khẩu. Đặc biệt, nếu nhóm các mặt hàng được cắt giảm và xóa bỏ thuế quan vào năm 2012 (giảm thuế suất xuống mức 0-5%), trong đó có ô tô nhập khẩu nguyên chiếc. 3. Nhóm nhân tố văn hóa xã hội: Dân số & tỷ lệ phát triển: Theo số liệu của tổng cục thống kê, dân số Việt Nam hiện nay thuộc hàng đông trong khu vực với 79 triệu người dưới 65 tuổi. Điều này có tác động làm cho người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin về công nghệ mới, các sản phẩm mới có xu hướng phát triển như công nghệ ô tô hiện nay. Thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng, trong đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng 500-1000 USD/tháng. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người Việt Nam thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á. Người ViệtNam tiêu dùng trung bình khoảng 70%thu nhập hàng tháng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của các mặt hàng cao cấp như ô tô ở Việt Nam. Hình 5: cho thấy mức gia tăng ôtô nhập khẩu (mạnh nhất là ôtô 12 chỗ ngồi trở xuống trong khoảng 3 năm gần đây) khi thu nhập bình quân đầu người tăng. Hình 5: Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam và số lượng ô tô nhập khẩu giai đoạn 2000 - 2009. Nguồn: Số liệu thống kê của WB và GSO. Từ những nhận định trên cho thấy nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam ngày càng tăng. Tạo ra những cơ hội rất lớn cho công ty Toyota với việc mở rộng thị phần, quy mô thị trường và khả năng thu hút khách hàng. Tốc độ thành thị hóa: Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra khá sớm,song còn chậm, mức độ phát triển dân cư thành thị thấp. Đến cuối 2007, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn 40% so với năm 1995. Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất,lắp ráp ô tô là một ngành mới có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Là cơ hội lớn cho các DN sản xuất ô tô trong và ngoài nước. Văn hóa: Việt Nam là một nước thuộc khu vực Châu Á có nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, đây là một lợi thế lớn cho công ty Toyota VN có mức góp vốn liên doanh với Nhật Bản chiếm 70% do nền văn hóa hai nước có những điểm tương đồng. Từ đó có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với tâm lý và phong cách sử dụng ô tô trong nước. Mặt khác, trong quá trình đô thị hóa của Nhà nước cũng đã ảnh hưởng đến văn hóa,lối sống của người dân Việt Nam hiện nay, tạo nên những sắc thái mới trong đời sống, sinh hoạt tinh thần của người dân và cộng đồng, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nhu cầu của người dân ngày càng cao, vì vậy đây là cơ hội cho các DN sản xuất các loại xe du lịch để kinh doanh và cho gia đình. 4. Nhóm nhân tố công nghệ: Một số nhận xét về công nghệ ô tô tại Việt Nam: Công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn bộc lộ những nhược điểm cố hữu: nhỏ lẻ, công nghiệp phụ trợ yếu, cơ khí chế tạo chưa phát triển…Mặt khác, công nghệ được bảo hộ là công nghệ lỗi thời về kỹ thuật vì không áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cao để giảm tiêu hao năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông tối ưu cho người sử dụng xe và cho những người sử dụng những phương tiện giao thông khác. Dẫn đến sự thất bại và dậm chân tại chỗ trong 10 năm qua của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành 1. Tồn tại rào cản gia nhập nghành có nhiều đối thủ cạnh tranh - Chính sách của chính phủ - Chính phủ chấm dứt gói kích cầu bao gồm việc giảm 50% thuế VAT và lệ phí trước bạ cũng như hộ trợ lãi suất ngân hàng 4% Lãi suất cho vay để mua xe luôn nắm ở mức cao. Từ 18 -> 20% Bộ công thương tài chính công bố điều chỉnh mức thuế cho xe nhập khẩu, trị giá USD liên tục biến động, lãi suất ngân hàng tăng. Tăng lệ phí trước bạ và phí cấp biển số mới Cơ sở hạ tầng thấp , đối mặt với giao thông tắc nghẽn , ô nhiễm môi trường Chính phủ tạm dừng mua sắm ô tô công 2. Quyền lực thương lượng từ phía người mua? Ô tô vẫn còn là một tài sản lớn đối với người dân Việt Nam, vì vậy với mức thu nhập bình quân đầu người mới ở mức trung bình thì nhu cầu mua ô tô chỉ phù hợp với những gia đình & cá nhân có mức sống cao.Mặt khác, điều đặc biệt ở Việt Nam là mức giá bán ô tô ở đây rất cao: gấp 1,2 đến 1,8 lần giá xe của các nước trong khu vực và trên thế giới tuỳ theo chủng loại. Những nguyên nhân là: Giá bộ linh kiện đầu vào cao (Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu chiếm tới 48% giá bán buôn xe ôtô cũng khiến giá ôtô trong nước bị đẩy lên cao). Chi phí sản xuất cao. Thuế cao (thuế chiếm tỷ trong tương đối lớn trong giá bán xe hiện nay ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu: 2 sắc thuế này chiếm khoảng 33% giá bán). Từ những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá bán, và sản phẩm còn bị hạn chế về kiểu dáng, mẫu mã nên khách hàng chỉ mua được những sản phẩm hiện có trên thị trường trong nước hoặc phải đặt hàng ở nước ngoài. Vì vậy khả năng chọn lựa kiểu dáng, mẫu mã chất lượng đặc biệt là mức giá của khách hàng còn bị hạn chế rất nhiều. =>Quyền lực thương lượng từ phía người mua thấp. 3.Cạnh tranh giữa các DN trong ngành Toyota xuất hiện sớm tại Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng. Chính vì thế sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam cứ 10 ôtô thì có khoảng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota. Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới. Đây là hãng xe phổ biến trên toàn thế giới bởi số lượng xe bán ra và cũng bởi vì hãng sản xuất và bán xe tại hầu hết mọi quốc gia. Toyota chủ yếu sản xuất phân khúc xe thương mại loại nhẹ và xe khách. Với các thương hiệu nổi tiếng như Daihatsu, Hino, Lexus, Scion hay Toyota, nhà sản xuất ô tô khổng lồ này đã và đang cung cấp cho khách hàng của mình những chiếc xe sang trọng, thoải mái và tiện nghi. Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành có sự cạnh tranh cao, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu, đây là ngành đòi hỏi công nghệ cao. Có thể kể đến các tên tuổi nổi tiếng trong ngành công nghiệp này như : Hãng General Motors, hãng ford, hang fiat, BMW, Honda ...các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời đổi mới sản phẩm và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chiến lược và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh từ đó đạt được thành công. Mỗi một phân khúc thị trường đều có các đối thủ cạnh tranh, gần như không có hãng độc quyền,lúc này doanh nghiệp cần tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Ngành công nghiệp oto đã rất phát triển ở Châu Âu, như sự tồn tại lâu hơn của hãng Ford, công nghệ sản xuất của Ford có thể có kinh nghiệm hơn của Toyota, nói đếm Ford người ta nghĩ đến những mẫu thiết kế đẹp, sang trọng và tiện nghi, nó đánh nhiều vào thị hiếu người tiêu dùng. Ford đã thu hút hàng triệu khách hàng trung thành nhờ dòng sản phẩm đa dạng và sáng tạo xứng đáng với giá trị của nó. Chiếm đa số thị phần ở Bắc Mỹ và ở Mỹ, tập đoàn Ford Motors đang từng bước nhanh chóng mở rộng vị thế củamình trên toàn cầu với thương hiệu Ford. Đối thủ cạnh tranh lớn nữa của Toyota chính là hãng General Motors, là đối thủ luôn tranh giành vị thế số 1 với Toyota bởi sản phẩm đa dạng, có nguồn lực tài chính mạnh. Thị trường lớn nhất của hãng chính là khu vực Bắc & Nam Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng cũng đang cố gắng xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác như Ấn Với dòng xe sang trọng đánh vào khách hàng có thu nhập cao không thể không kể đến hãng BMW, cạnh tranh với dòng xe lexus của Toyota. Nổi tiếng với việc sản xuất các dòng xe sang trọng nên có lẽ nhiều người không còn xa lạ với thương hiệuMINIhay Rolls-Royce của hãng xe Đức – BMW này. BMW 3 là một trong những model nổi tiếng của hãng xe này. Hãng hiện đang nhanh chóng tìm kiếm các khách hàng mới bằng cách mở các công ty con ở Nam Phi, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Áo và Ai Cập. Hay hãng Honda nổi tiếng với những dòng xe cỡ trung và tiết kiệm nhiên liệu. Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Mặt khác nền tảng của sự thành công của Honda là thu lợi từ sản xuất xe máy. Sản phẩm của Honda có tính cạnh tranh về giá cao. 4. Đe dọa từ các sản phẩm dịch vụ thay thế Những tiện ích lớn lao mà ngành oto mang lại đã đem đến sự phát triển vượt bậc trong ngành này đồng thời đem lại nguồn lợi khổng lồ cho các chủ doanh nghiệp. tại Việt Nam thì thị trường này ngày càng phát triển do nhu cầu khá lớn. xong ở các thị trường đã phát triển lâu hay những thị trường có nhiều sản phẩm dịch vụ thay thế thì còn là 1 khó khăn cho các hãng sản xuất oto. Tại 1 số khu vực phương tiện vận chuyển chủ yếu vẫn là xe máy, hay do vấn đề môi trường, tiết kiệm nguồn nhiên liệu trong khi vấn đề khan hiếm nguồn nhiên liệu và vấn đề bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm do khí thải của động cơ đang được đăth lên hàng đầu thì những phương tiện như xe điện được khuyến khích sử dụng. các doanh nghiệp cần nắm bắt được xu thế này để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu để có thể đứng vững trên thị trường mang tính cạnh tranh cao. 5. Tốc độ tăng trưởng ngành kinh doanh của doanh nghiệp Năm 2010 đánh dấu Toyota giữ ngôi vị nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới năm thứ 3 liên tiếp dù vướng phải hàng loạt đợt triệu hồi xe quy mô lớn. Kết thúc năm 2010, doanh số của Toyota, tính cả thương hiệu Lexus, Daihatsu và Hino, tăng 8% lên 8,42 triệu xe, theo báo cáo của tập đoàn. Trong khi đó, General Motors (GM), nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới, đạt doanh số 8,39 triệu xe, tăng 12% so với năm 2009. Doanh số tại Mỹ của Toyota giảm 0,4% xuống còn 1,76 triệu xe trong năm 2010, khi công ty phải nỗ lực khôi phục hình ảnh sau hàng loạt đợt triệu hồi xe kỷ lục do các lỗi liên quan tới hiện tượng xe tăng tốc ngoài kiểm soát. Mặc dù doanh số tại Trung Quốc tăng 19%, nhưng Toyota vẫn thua GM (29%) về tốc độ tăng trưởng tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này. Ngày 21/12/2010, Toyota cho biết, tập đoàn kỳ vọng doanh số năm 2011 đạt khoảng 8,6 triệu xe. Doanh số của Toyota, không tính Hino và Daihatsu, trong năm 2010 tăng 8% lên 7,53 triệu xe. Doanh số của Daihatsu, nhà sản xuất ô tô cỡ nhỏ do Toyota sở hữu 51%, có doanh số năm 2010 tăng 4% lên 783.000 xe, còn nhà sản xuất ô tô tải Hino chứng kiến doanh số tăng 35% lên 107.000 xe. Tuy nhiên hiện nay Toyota vấp phải 1số khó khăn : ảnh hưởng của những đợt thu hồi xe do lỗi động cơ, làm giảm lòng tin của khách hàng. Mặt khác, do ảnh hưởng của thiên tai động đất tại, các nhà máy sản xuất của hãng Toyota đã phải đóng cửa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, điều này có thể làm cho Toyota không đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Đây chính là thách thức lớn cho hãng oto này. Thiết lập mô thức EFAS Cơ hội & thách thức Độ quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Chú giải Các cơ hội: 1. Việt Nam mở cửa thị trường ô tô. 2. Khủng hoảng kinh tế thế giới. 3. Thị trường ô tô VN đang phát triển. 4. Các nhân tố kinh tế vĩ mô 5. Chính sách của Nhà nước 6. Các nhân tố văn hóa-xã hội 7. Chiến lược phát triển công nghiệp ôtô giai đoạn 2010 tầm nhìn đến 2020. 0.09 0.04 0.11 0.07 0.06 0.03 0.1 3 2 3 2 2.5 2 3 0.27 0.08 0.33 0.14 0.15 0.06 0.3 1. Các hãng ô tô vào VN tạo cơ hội cho Toyota VN khẳng định mình. 2. Thị trường ô tô thế giới biến động sản phẩm nội địa tiêu thụ nhiều hơn. 3. Nhu cầu về phương tiện đi lại và sản xuất ngày càng tăng. 4. Tạo cơ hội mở rộng thị trường. 5. Chính sách về thuế và lãi suất vay tại các NH. 6. Dân số VN là dân số trẻ, nhu cầu phương tiện đi lại và sản xuất là lớn. 7. Chiến lược do Chính phủ phê duyệt, công nghiệp ôtô rất quan trọng được ưu tiên phát triển để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và an ninh quốc phòng. Các thách thức: 1. Việt Nam mở cửa thị trường 2. Sự biến động của tỷ giá và lãi suất. 3. Cam kết gia nhập WTO và các cam kết quốc tế thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô. 4. Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế và lạm phát. 5. Công nghệ khoa học kỹ thật và cơ sở hạ tầng. 0.1 0.09 0.08 0.13 0.1 2.5 3 3 3 3 0.25 0.27 0.24 0.39 0.3 1. Sức cạnh tranh cao và thị phần bị thu hẹp. 2. Ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá=>Sức mua giảm. 3. Chính sách bảo hộ của NN dần bị tháo bỏ, DN cần tìm giải pháp để hội nhập thành công. 4. Nhu cầu tiêu dùng bị thu hẹp. 5. Chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu tiêu dùng. Tổng 1 2.78 Mức độ quan trọng của môi trường bên ngoài tới DN là: Khá. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG Sản phẩm chính của DN Toyota có sự đa dạng hóa trong dòng sản phẩm, không chỉ bao gồm các dòng sản phẩm trong nước mà còn cả các dòng sản phẩm nhập khẩu Các dòng sản phẩm trong nước bao gồm: Camry: Luxury is a journey Corolla Altis 1.8: Lịch lãm, tinh tế Corolla Altis 2.0: Quyến rũ mọi ánh nhìn Vios: Phong cách đam mê Hiace: hoàn hảo và hiệu quả Fortuner: Rieng một vị thế Fortuner V TRD Sportivo: Riêng một vị thế Innova: Ước mơ trong tầm tay Innova GSR: Tiếp nối thành công, không ngừng đột phá Các dòng sản phẩm nhập khẩu: Land Cruiser: Thống lĩnh mọi địa hình Hi-lux: Mạnh mẽ, đa năng Yaris Thi trường công ty Toyota việt nam: Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ôtô có mặt đầu tiên tại VN vào năm 1995, tính đến năm 2010 này, Cty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức bước vào tuổi 15. Mười lăm năm là thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất của TMV, từ chỗ chỉ sản xuất được 2 xe/ngày trong năm đầu tiên (1996), đến năm 2009 chỉ số này đã đạt con số ấn tượng 140 xe/ngày. Quy mô từ 212 xe khi nhà máy bắt đầu hoạt động đã nhảy vọt lên 30.000 xe vào năm 2009 . Tăng sản lượng đồng hành với đa dạng hoá sản phẩm. Từ chỗ chỉ có 2 mẫu xe CKD là Hiace và Corrola vào năm 1996, đến năm 2009, TMV đã cung cấp cho thị trường 6 mẫu xe CKD (Camry, Corrola Altis, Vios, Innova, Fortuner và Hiace) với 17 chủng loại khác nhau. Trong năm 2009, về doanh số bán, TMV đã trao sản phẩm đến 30.109 khách hàng, chiếm 25% thị phần trong thị trường ô tô và đạt mức tăng trưởng 23% so với năm 2008, nâng tổng số xe bán cộng dồn lên tới con số trên 145.000 xe. Bên cạnh đó, với trên 515.000 lượt xe vào làm dịch vụ tại các trạm bảo dưỡng và sửa chữa, TMV cũng đạt mức tăng trưởng về dịch vụ 18%. Góp phần vào sự phát triển của ngành CN ôtô VN thì không chỉ quanh quẩn ở thị trường nội địa mà phải có sản phẩm xuất khẩu. TMV đã tiên phong đưa Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng ô tô đầu tiên tại VN đi vào hoạt động từ năm 2004 nhằm xuất khẩu phụ tùng với kim ngạch bình quân 20 triệu USD/năm, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2004- 2009 đạt trên 110 triệu USD. Dự kiến chỉ số này sẽ tăng 25 triệu USD trong năm 2011 và khoảng 30 triệu USD những năm tiếp theo. Đánh giá nguồn lực của DN trên chuỗi giá trị Hoạt động cơ bản: Hậu cần nhập: thực tế ở nước ta nền công nghiệp phụ trợ chưa phát triển đó là một thách thức không nhỏ cho công ty Toyota .các nguyên vật liệu sẽ được tiếp nhận từ nhập khẩu hoặc từ trong nước . Sản xuất: Với số vốn đầu tư ban đầu trên 49 triệu USD, trong giai đoạn đầu TMV đã xây dựng dây chuyền sản xuất và lắp ráp với 3 trong 4 công đoạn chính của quy trình sản xuất ôtô là: Hàn, Sơn và Lắp Ráp. Đến tháng 3/2003, TMV đưa Xưởng Dập chi tiết thân xe vào hoạt động và trở thành liên doanh đầu tiên tại Việt Nam có cả 4 công đoạn chính: Dập, Hàn, Sơn và Lắp Ráp. Hậu cần xuất: Các sản phẩm của Toyota sau khi được sản xuất sẽ được phân phối cho hơn 23 đại lý và chi nhánh khắp cả nước sau đó bán lẻ cho người tiêu dùng . Marketing và bán hàng:với chiến lược marketing hợp lý Toyota đã tạo ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.các sản phẩm của Toyota có sự hợp lý giữa giá trị và giá bán. Dịch vụ: Với phương châm “khách hàng là trên hết” và “Chất lượng sau bán hàng hoàn hảo”, TMV liên tục cải thiện chất lượng và tốc độ phục vụ khách hàng với các dịch vụ Bảo dưỡng nhanh, Sửa chữa nhanh thân vỏ và sơn, Sửa chữa vết xước trong 4 giờ... Kết quả là số lượt xe tham gia dịch vụ và doanh thu phụ tùng chính hiệu luôn tăng đều hàng năm, đạt mức trung bình khoảng 12%.các dich vụ khác như giải đáp thắc mắc ,đào tạo hướng dãn cũng rất tôt.. Hoạt động hỗ trợ: Quản trị thu mua: để tiết kiệm trong việc nhập khẩu các nguyên vật liệu vào quá trình sản xuất Toyota đã thành lập các công ty phu trợ : + Vào tháng 8.2003, một sự kiện rất đáng kể đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đó là TMV khánh thành dây chuyền dập vỏ xe tại nhà máy ở Vĩnh Phúc. + TMV cũng đã mời gọi thành công một số nhà cung cấp thuộc Tập đoàn Toyota Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư sản xuất như Denso, Toyota Boshoku, Toyoda Gosei … Hiện TMV đã có tất cả 11 nhà cung cấp phụ tùng tại Việt Nam. Phát triển công nghệ: công nghê được coi là một nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh nhất là trong lĩnh vực ôtô. Do vậy Toyota việt nam đã không ngừng nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng về giá cả cũng như chất lượng,mẫu mã,kiểu dáng. Quản trị nguồn nhân lực: TMV đã thành lập Trung tâm đào ngay tại Trụ sở chính tại Mê Linh để tổ chức các hoạt động đào tạo nội bộ. Bên cạnh đó, năm 2004 TMV đã thành lập các Trung tâm đào tạo tại Hà Nội và phía Nam vào tháng 2/2009 nhằm đáp đào tạo nhân viên cho mạng lưới đại lý/trung tâm dịch vụ. Hàng năm, có khoảng 50 khóa đào tạo loại này được tổ chức cho khoảng 1.000 lượt học viên. Xác định năng lực cạnh tranh của DN Sản phẩm Các sản phẩm xe của TOYOTA đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, phong cách, giá cả…vượt trội về chất lượng, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường …do đó đáp ứng được mọi nhu cầu của các tập khách hàng khác nhau từ những người có thu nhập trung bình đến những người có thu nhập cao, từ nhu cầu về xe du lịch đến xe đi các loại địa hình khác nhau. Ngoài ra còn đáp ứng được đa dạng những sở thích khác nhau về kiểu dáng , màu sắc.. Chẳng hạn : Về giá cả : các sản phẩm của TOYOTA rất đa dạng về giá cả , từ 600tr VND(Innova; yaris; vios..) đến những chủng loại sang trọng (Camry; Fortuner; Land cruise..) Về kiểu dáng:thời trang, thể thao (Camry; Fortuner) ; sang trọng , thoải mái( Innova; corolla Altis..) Uy tín về thương hiệu và chất lượng sản phẩm Với quy mô lớn và uy tín thương hiệu TOYOTA đã xây dựng được tập khách hàng và những nhà cung cấp trung thành do đó giảm được các chi phí thiết lập cơ sở khách hàng và chuyển đổi nhà cung cấp. Hiện nay , TOYOTA có khoảng 11 nhà cung cấp với trên 300 chủng lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai tong hop quan tri chien luoc nhom 4.docx
  • pptxslide.pptx