Đề tài Phân tích chiến lược Marketing của công ty Bitis vào thị trường Trung Quốc năm 2011

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BITI’S 4

1.1 Giới thiệu 4

1.2 Lĩnh vực hoạt động: 5

1.3 Giầy dép Bitis: 6

1.4 Thị trường xuất khẩu: 6

CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC- THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 8

2.1 Tìm hiểu thị trường Trung Quốc: 8

2.1.1 Tổng quan 8

a) Kinh tế 8

b) Văn hóa. 8

2.1.2 Những lưu ý chung khi thâm nhập thị trường Trung Quốc: 9

a) Luật ngoại thương 9

b) Hệ thống thuế nhập khẩu 10

c) Các cuộc triển lãm 10

d) Quảng cáo tiếp thị 11

e) Internet và Thương mại điện tử: 12

2.2 Tìm hiểu thị trường giày dép của Trung Quốc: 12

2.2.1 Một thị trường có quy mô khổng lồ 13

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh và những đặc điểm của thị trường: 13

a) Những đặc điểm của thị trường: 13

b) Đối thủ cạnh tranh: 14

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VÀ CHIẾN LƯỢC 15

3.1 Ma trận swot: 15

3.1.1 Giới thiệu về ma trận swot. 15

3.1.2 Các thành phần của SWOT 15

3.2 Phân tích ma trận swot của Biti’s khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. 16

3.2.1 Điểm mạnh 16

3.2.2 Điểm yếu: 18

3.2.3 Cơ hội 18

3.2.4 Thách thức 19

3.3 Chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc của Biti’s 20

3.3.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu 20

3.3.2 Cách thức mà Biti’s thâm nhập vào thị trường Trung Quốc 21

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 22

4.1 Chiến lược sản phẩm 22

4.2 Chiến lược giá: 23

KẾT LUẬN 25

 

 

docx28 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 17879 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược Marketing của công ty Bitis vào thị trường Trung Quốc năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng hoá xuất nhập khẩu, ngoại hối, hải quan, kiểm định hàng hoá, kiểm dịch động thực vật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và trọng tài kinh tế thương mại liên quan đến lợi ích và doanh thu nước ngoài Ngoài luật ngoại thương ra còn có các tham khảo khác liên quan như : +Quy định về những vấn đề liên quan đến việc kiểm tra và phê chuẩn cho phép các công ty ngoại thương hoạt động. +Các quy trình tạm thời về điều hành và quản lý các mặt hàng xuất nhập khẩu +Điều khoản về việc phân phối hạn ngạch hàng hóa xuất khẩu +Các quy trình về đấu thầu đối với hạn ngạch hàng hóa xuất khẩu +Quy trình đấu thầu xuất khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc là quốc gia kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhất là hàng tiêu dùng cao cấp và hàng xa xỉ có hiệu quả. Ngược lại, chính phủ Trung Quốc lại khuyến khích xuất khẩu tương đối thoải mái. Cần phải hiểu rằng, không riêng với Việt Nam, Trung Quốc có cả một quốc sách về biên mậu với tất cả các nước. Đó là điều ta phải mặc nhiên thừa nhận vấn đề là ở chỗ, chúng ta cần phải có đối sách, cần phải có một chính sách biên mậu để tận dụng tối đa những việc có thể làm được, đồng thời hạn chế tối đa cái có thể gây thiệt hại cho ta. Cần phải chọn trọng tâm, trọng điểm tìm được những mặt hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu để tiếp cận, buôn bán kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, có bước đi thích hợp, và điều mấu chốt là nhà nước phải tổ chức được một cơ chế để điều hành việc thống nhất buôn bán với Trung Quốc. Hệ thống thuế nhập khẩu Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGA) là cơ quan xác định thuế và thu thuế. Thuế nhập khẩu được chia thành hai loại: thuế quan chung và thuế quan tối thiểu (đối với những nước được hưởng tối huệ quốc). Năm đặc khu kinh tế, các thành phố mở, và những khu vực mậu dịch tự do có thể được hưởng ưu tiên giảm thuế hoặc miễn thuế. Tuy nhiên,Trung Quốc sử dụng công cụ thuế quan trong điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu rất hiệu quả. Mỗi mặt hàng khi xuất, nhập khẩu vào nước này có thể được áp dụng hai chính sách thuế: thuế mậu dịch (chính ngạch) do Chính phủ quy định và thuế biên mậu (tiểu ngạch) do địa phương quy định. Do vậy, có trường hợp cùng một thời điểm, mặt hàng giày dép của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất vào nước này theo đường chính ngạch phải chịu thuế suất trên 30% nhưng “đi” theo đường tiểu ngạch thì chỉ phải chịu thuế suất chưa đầy 5%. Hoặc tùy vào chủ trương khuyến khích hay không khuyến khích xuất, nhập khẩu một mặt hàng nào đó mà nước này cũng có sự điều chỉnh thuế suất rất nhanh và mạnh tay. Đơn cử như với mặt hàng phân bón, thuế xuất khẩu trước 30/6/2011đã bị Chính phủ Trung Quốc đánh thuế tới 130% nhằm hạn chế xuất khẩu trong vụ sản xuất nông nghiệp. Nhưng ngay khi mùa vụ kết thúc, đã được hạ còn 10%. So với Việt Nam thì chính sách liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Trung Quốc thường biến động nhanh, mạnh. Do vậy, doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam không linh hoạt sẽ khó tránh thua thiệt. Các cuộc triển lãm Việt Nam có một điều kiện là có truyền thống buôn bán lâu đời trong quan hệ láng giềng hai nước. Thương nhân Trung Quốc luôn chủ động tìm kiếm nguồn hàng từ các nước láng giềng để mua bán trao đổi tạo thông thương biên giới hai bên. Chỉ cần hàng hoá có mặt tại các dịp hội chợ triển lãm hoặc tại khu thương mại biên giới là thương nhân Trung Quốc đã tìm mua về bán lại. Để tiếp cận thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia các Hội chợ quốc tế, hội chợ chuyên ngành tổ chức tại Trung Quốc. Hàng trăm các cuộc triển lãm được tổ chức hàng năm ở Trung Quốc. Hầu hết được tài trợ hay đồng tài trợ bởi các cơ quan chính phủ, các hiệp hội nhà nghề, hoặc Cục xúc tiến ngoại thương Trung Quốc (CCPIT). Các cuộc triển lãm cũng được tổ chức bởi Mỹ, Hong Kong, và các cơ quan thương mại nhà nước, và các tổ chức quảng cáo chuyên nghiệp khác. Đặc biệt, Hội chợ-triển lãm Trung Quốc-ASEAN do Bộ Thương mại Trung Quốc, Cơ quan chủ quản thương mại của 10 nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN cùng phối hợp tổ chức diễn ra hàng năm tại Nam Ninh, Trung Quốc sẽ mang lại những cơ hội cho các doanh nghiệp có thể giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình. Quảng cáo tiếp thị Trung Quốc đang dần trở thành quốc gia tiêu dùng đứng thứ hai thế giới, hơn nữa, nước này cũng đang dần trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. Nên việc nhận thức về thương hiệu ngày càng có tầm quan trọng và các hình thức quảng cáo đa dạng đang bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người tiêu dùng Trung Quốc. Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm quảng cáo có thể đi đến thật sát với người tiêu dùng.Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm. Ở Trung Quốc,quảng cáo là một cách hữu hiệu nhằm tạo dựng nhận thức của những người tiêu dùng tiềm năng về sản phẩm. Những kênh quảng cáo bao gồm các ấn phẩm, đài, ti vi, bảng hiệu, internet và bảo trợ cho các hoạt động thể thao. Quảng cáo trên ti vi chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thị trường quảng cáo ở Trung Quốc. Số lượng người xem ti vi thường xuyên của Trung Quốc chiếm tới 84% trong tổng số 1,3 tỉ dân nước này. Một đặc điểm quan trọng của người tiêu dùng Trung Quốc là rất quan tâm đến giá cả và chịu nhiều ảnh hưởng bởi ý kiến của người thân khi mua sắm. Họ cũng thích có nhiều lựa chọn và quan trọng là phải tận tay chạm vào sản phẩm trước khi móc hầu bao. Dẫn đến sự bùng nổ các cửa hàng bán lẻ và gia tăng cạnh tranh giữa những người bán lẻ ở Trung Quốc. Việc này đã làm cho ngành công nghiệp quảng cáo ở Trung Quốc thậm chí còn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế. Internet và Thương mại điện tử: Ngày nay thanh niên Trung Quốc có thể mua sắm qua mạng bằng laptop,máy tính điện thoại di động, điều này chứng tỏ xu hướng mua sắm trực tuyến đang trở thành xu hướng bùng nổ. Các công ty Trung Quốc ra sức tận dụng internet để kinh doanh trực tuyến giúp thương mại điện tử của nước này phát triển với tốc độ chóng mặt. Thương mại điện tử đang thay đổi cách thức người tiêu dùng Trung Quốc suy nghĩ về mua săm: đó là trực tuyến thay vì mua sắm theo cách truyền thống. Nó là một trải nghiệm thú vị mới mà nhiều người muốn trải qua, hoạt động này ngày càng phát triển bởi sự thuận tiện và nhiều lợi ích khác. Thậm chí, người ta còn so sánh mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc phát triển còn nhanh hơn một cái kích chuột. Cũng chính vì nhờ sự phát triển mạnh mẽ của internet và chính sách mở cửa của chính phủ, hạn chế những  rào cản thanh toán điện tử mà doanh thu của trung quốc tăng chóng mặt trong thị trường thương mại điện tử. Theo khảo sát của cơ quan an ninh mạng Trung Quốc, số người sử dụng Internet ở quốc gia đông dân nhất thế giới này đã tăng lên tính đến cuối tháng 12/2010 nước này có đến 457 triệu cư dân mạng, tăng thêm 73,3 triệu người so với cuối năm 2009 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đều phải xem phát triển thương mại điện tử là tất yếu. Do vậy, thương mại điện tử trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Trung Quốc đang trên đà phát triển tích cực. Ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực xuất nhập khẩu luôn luôn dẫn đầu các lĩnh vực khác, xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào website xuất nhập khẩu như: web thương mại điện tử quốc tế ở Trung Quốc (asiansource.cn; cantonfairtrading.org.cn; alibaba.com…). Tìm hiểu thị trường giày dép của Trung Quốc: Từ vị trí thứ 19 về sản lượng tiêu thụ giày dép thì nay Trung Quốc đã vươn lên trở thành thị trường tiêu thụ giày lớn thứ 13 trên thế giới thay thế Tây Ban Nha, bên cạnh sản lượng tiêu thụ giày dép tăng thì thị hiếu đối với giày dép nhập khẩu về một sản phẩm chất lượng cao và giá cao cũng dần thay đổi theo. Một thị trường có quy mô khổng lồ Với quy mô dân số hơn 1,3 tỷ, tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng nói chung và giày dép nói riêng của Trung Quốc là rất lớn. Tuy vậy, nhưng thị trường nhập khẩu giày dép của Trung Quốc tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% thị trường cả nước. Giày ngoại có mặt chính thức không nhiều và nhắm vào tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập cao, chủ yếu là các nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu như: Nike, Adidas, Reebook,… Có thể nói hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc bị thu hút bởi giày dép có chất lượng từ thấp đến trung bình bởi vì thu nhập của đại bộ phận dân số dành cho tiêu dùng còn tương đối thấp. Thị trường giày dép chất lượng cao chỉ nằm trong top 5% dân số có thu nhập cao. Đối thủ cạnh tranh và những đặc điểm của thị trường: Những đặc điểm của thị trường: - Là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất giày dép: Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất giày dép với sản lượng hàng năm khoảng 6 tỉ đôi (chiếm 1/2 tổng sản lượng của cả thế giới). Trên thị trường da giày xuất khẩu, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của nhiều quốc gia. - Có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển: Riêng đối với ngành công nghiệp da giày Trung Quốc, sở dĩ ngành này rất phát triển và thống lĩnh thị trường trong nước và quốc tế là do còn có một ngành công nghiệp phụ trợ rất phát triển, đặc biệt là ngành thuộc da trong khi các nước khác ít nhiều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc nên khó có khả năng cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc. Đây là rào cản lớn nhất cho những ai muốn thâm nhập vào thị trường này.Tuy nhiên ngành da giày của Trung Quốc đang phải chịu cảnh lao đao do chi phí sản xuất ngày càng cao dẫn đến việc giá giày nội địa của Trung Quốc tăng. Điều này lại trở thành cơ hội cho giày dép xăm nhập vào thị trường này. - Các sản phẩm có mẫu mã đẹp, đa dạng: Tuy rằng, các mặt hàng của Trung Quốc được đánh giá là có chất lượng không cao nhưng các sản phẩm do người Trung Quốc làm ra luôn phong phú và có nhiều chủng loại. Sự phong phú và đa dạng này ngoài việc do nghiên cứu còn do một phần không nhỏ là nhái lại các mẫu mã và kiểu dáng của các sản phẩm trên thị trường. Người ta nhận thấy rằng khi trên thị trường có một sản phẩm mới nào thì ngay ngày hôm sau người Trung Quốc có thể làm ra sản phẩm tương tự về kiểu dáng, mẫu mã và bán trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh: - Vì tỷ lệ các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh giày dép có mặt ở đây rất ít nên đối thủ cạnh tranh chủ yếu trước mắt của Biti’s khi thâm nhập vào thị trường này là các doanh nghiệp da giày của Trung Quốc. Từ lâu các doanh nghiệp da giày Trung Quốc đã có địa vị thống trị đối với cả thị trường trong nước và quốc tế. Trung quốc hiện đang là nước sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất trên thế giới. - Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp trong ngành da giày của Trung Quốc: Các doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số nhưng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân lại kém hẳn so với loại hình tập thể và có vốn đầu tư nước ngoài do khu vực này ít chú trọng đầu tư về vốn và công nghệ mới. Các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao nhất là các doanh nghiệp từ Hồng Kông, Đài Loan và một số doanh nghiệp nội địa Đại Lục CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VÀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA BITI’S Ma trận swot: Giới thiệu về ma trận swot. Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài. Ma trận này không đưa ra những mô hình chiến lược cụ thể, nhưng nó có tác dụng nêu ra những định hướng chiến lược rất quan trọng với doanh nghiệp, ngành hoặc lĩnh vực. Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong, có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (thời cơ) và T (đe doạ). Qua đó chúng ta có 4 cặp kết hợp từng đôi một như sau: S và O, S và T;W và O, W và T. Đây là cách kết hợp thuần tuý của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Hơn nữa, trong mỗi cách kết hợp lại bắt đầu bằng điểm mạnh trước, điểm yếu sau đối với các yếu tố bên trong, còn với các yếu tố môi trường bên ngoài thì lại là cơ hội trước và đe doạ sau. Các thành phần của SWOT Strengths – Các điểm mạnh: đây là những yếu tố có giá trị hoặc điểm mạnh của tổ chức, cá nhân. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong (internal) và hữu dụng (helpful) của đối tượng đang xem xét. Weaknesses – Các điểm yếu: đây là những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là thuộc tính bên trong (internal) và có tính gây hại (harmful) của đối tượng đang xem xét. Opportunities – Các cơ hội: đây là những yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế cho cá nhân và tổ chức. Đây là các yếu tố bên ngoài (external) và hữu ích (helpful) cho cá nhân Threats – Các mối nguy: đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài (external) mà cá nhân hoặc tổ chức của bạn có thể phải đối mặt. Mục đích của ma trận SWOT là giúp các nhà hoạch định chiến lược đề ra những biện pháp chiến lược khả thi có thể chọn lựa chứ không giúp lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Các hạn chế của phương pháp phân tích ma trận SWOT là: ÷Không chỉ ra được cách để đạt được lợi thế cạnh tranh. ÷ các phân tích là tĩnh tại một thời điểm nhất định. ÷có thể dẫn đến việc quá nhấn mạnh vào một hay vài yếu tố nội tại hoặc ngoại để xác lập các chiến lược. Phân tích ma trận swot của Biti’s khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Điểm mạnh — Biti’s nắm khá vững chắc hệ thống luật pháp của Trung Quốc cũng như tập quán kinh doanh của thương nhân nước này và từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn như Ðăng ký và bảo hộ thương hiệu kịp thời, thương nhân Trung Quốc luôn muốn có một sự quan tâm đặc biệt, được hưởng những ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ càng không muốn thua thiệt bất kỳ ai, nên khi giao dịch với họ Biti’s đã biết kiên trì thuyết phục khách hàng bằng một chính sách kinh doanh thống nhất. Điều đó làm cho doanh nhân Trung Quốc tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác. — Sản phẩm và công nghệ: Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Do vậy việc đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh. Chính điều này đã làm các nhà sản xuất Trung Quốc bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà đặc biệt là các tỉnh Tây Nam Trung Quốc đang có mức sống thấp hơn, nhưng lại cần những sản phẩm có chất lượng cao. Những sản phẩm có chất lượng thấp cho dù là giá rất rẻ không còn chiếm ưu thế như trước đây. Nhu cầu này của người tiêu dùng vùng Tây Nam này hoàn toàn phù hợp với sản phẩm được sản xuất trên chất liệu EVA mà Công ty Biti’s đang có thế mạnh. Do vậy Biti’s nhắm đến mục tiêu chất lượng, với mẫu mã đa dạng, sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và địa lý ở đây để dần chinh phục được người tiêu dùng các tỉnh tây nam Trung Quốc. — Hệ thống kênh phân phối phát triển mạnh: áp dụng chiến lược hệ thống các cửa hàng đại lí của Biti’s tại thị trường Trung Quốc đã phủ rất nhiều vùng rộng lớn, và hiện tại thì Biti’s vẫn tiếp tục phát triển them các đại lý mới tại các khu vực còn trống. —Kinh nghiệm trên thị trường quốc tế: Sau nhiều năm phát triển tại thị trường các nước đã tích lũy được nhiều bài học và kinh nghiệm, chính vì thế mà khi đem giày dép sang một thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhu Trung Quốc thì Biti’s lại có một chỗ đứng vững chãi. Hơn nữa những kinh nghiệm này không chỉ dừng lại ở đó mà luôn được Biti’s đúc kết không ngừng. —Biti’s rất quan tâm đến quyền lợi của công nhân và trân trọng họ hết mực. Việc làm giày dép là một công việc không dễ dàng, để làm ra một đôi dép tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra là phải trải qua hơn 20 công đoạn sản xuất, chưa kể khâu thiết kế mẫu mã và qua nhiều bàn tay lao động mới hoàn thành. Trong êkíp sản xuất, chỉ cần một người thiếu tập trung là đôi dép ấy trở thành phế phẩm. Vì thế, sự sáng tạo, chuyên nghiệp, yêu nghề và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm chính là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên Biti’s của ngày hôm nay. Điều đó giúp các sản phẩm của Bitsi's có chất lượng cao, luôn giao hàng đúng  hẹn và  đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng dù là ở những đơn đặt hàng với mẫu mã khó làm nhất. —Biti's là một trong số rất ít các doanh nghiệp da giày trong nước chú trọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng đa dạng, đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Nên khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, các sản phẩm của Biti’s có thể đáp ứng được các nhu cầu về kiểu dáng của thị trường này. Điểm yếu: Bên cạnh những điểm mạnh giúp mang lại thành công thì Biti’s còn có những yêu điểm cần phải quan tâm để có thể khắc phục và cải thiện. —Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam nói chung đang ở mức trung bình và trung bình khá, nhưng khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế...Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh giày dép —Theo quy định trong hợp đồng đại lý của Biti’s thì để có thể được hưởng những ưu đãi thì các đại lý phải trưng bày sản phẩm của Biti's ít nhất 60% diện tích cửa hàng. Nhưng cũng bởi vì mạng lưới đại lí của Biti’s rộng khắp nên khó có thể quản lí hết tất cả các hoạt động của cá đại lí, điều này có thể làm ảnh hưởng không ít đến danh tiếng và lợi nhuận sau cùng của Biti’s. —Hơn nữa thực trạng chung của ngành giày da nước ta là chưa thể chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào mà phần lớn phải nhập khẩu từ các nước trong khu vực với giá cao, giá thành sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào biến động của thị trường nguyên phụ liệu. —Sự yếu kém của các bộ công nhân viên: - Thiếu đội thiết kế và thông tin về thị trường là vấn đề đáng quan tâm của Biti’s trong hiện trạng hiện nay. Năng lực và tính chuyên nghiệp làm việc của các bộ công nhân viên của công ty tuy đã có sự cải thiện trong những năm gần đây những vẫn chưa đạt được tính chuyên nghiệp. - Tình trạng yếu kém của nhân công cũng là một vấn đề mà công ty cần phải chú trọng cải thiện: một bộ phận nhân sự còn thiếu ý thức, tinh thần trách nhiệm, một phần nguyên nhân là do công tác tuyển dụng nhân công ban đầu còn tùy tiện, chưa bố trí đúng người đúng việc nên chưa phát huy được sở trường của từng cá nhân. Cơ hội Hiện tại thì Biti’s đang có được những cơ hội để có thể tiếp tục thành công tại thị trường Trung Quốc như: — Những chính sách ưu đãi cho hoạt động kinh doanh biên mậu vùng biên, ưu đãi thuế nhập khẩu tiểu ngạch cho nước láng giềng; việc Trung Quốc gia nhập WTO…là những thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp bán hàng sang Trung Quốc. — Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Toàn ngành da giày đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, sự hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường cũng được nâng lên. Phương thức bán hàng của Biti’s đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối, phát triển hình thức thương mại điện tử. — Trung Quốc được chia làm ba miền: Đông, Tây và Trung. Miền Đông là các tỉnh ven biển có nền kinh tế phát triển và đời sống người dân cao nhất Trung Quốc. Miền trung là các tỉnh ở giữa, kinh tế phát triển và đời sống trung bình. Miền Tây là vùng lạc hậu nhất. Chính vì vậy mà chính phủ Trung Quốc đang chú trọng phát triển kinh tế của vùng phía Tây. Năm nay là 11 năm Trung Quốc thực thi chiến lược “Đại phát triển miền Tây” nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế vùng miền Tâyphát triển. Điều này đã mở ra những “cơ hội vàng’’ cho doanh nghiệpViệt Nam. Và hơn thế nữa, Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc là hai khu vực có quan hệ truyền thống buôn bán, trao đổi mậu dịch từ lâu đời. Hàng hoá Việt Nam đưa sang đây còn gần và thuận lợi hơn nhiều so với hàng hoá đưa từ các tỉnh phía Đông và có nhiều cơ sở hạ tầng, giao thông sẵn có. Thách thức —Hàng hóa Việt Nam khi xuất sang Trung Quốc thường bị gây khó khăn, thậm chí bị trả lại, nguyên nhân là do giữa hai quốc gia chưa có sự thống nhất hệ thống tiêu chuẩn chung để đơn giản các thủ tục thông quan hàng hóa. — Người Trung Quốc vốn có khả năng trong việc làm nhái, làm giả, mà các sản phẩm của Biti’s tồn tại từ lâu trên thị trường Trung Quốcvà có chất lượng ổn định nên sản phẩm của Biti’s thường bị làm giả, làm nhái làm cho thương hiệu giày dép Btii’s bị ảnh hưởng không nhỏ và dẫn đến là ảnh hưởng đến doanh thu bán hang của doanh nghiệp. — Nhắc đến hàng hóa Trung Quốc thì không ai là không nói đến giá cả hàng hóa của quốc gia này, việc tập trung sản xuất hàng giá rẻ đã khiến nền sản xuất hàng hóa của nhiều nước phải lao đao trong đó có Việt Nam ta. Chính vì vậy mà khi Biti’s xuất hàng sang Trung Quốc cũng phải gặp nhiều khó khăn mới có thể cạnh tranh lại với giày dép — Hơn nữa, trên thị trường Trung Quốc thì ngoài các đối thủ nội địa, mà Biti’s còn phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ nước ngoài lớn khác như các công ty giày dép của Thái Lan, các thương hiệu nổi tiếng khác như Adidas, Nike, các thương hiệu của Ý, Mỹ và cả giày dép của công ty Bita’s Việt Nam. Chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc của Biti’s “Tránh mạnh - đánh yếu”, đó là kế sách mà Biti’s dùng để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Cốt lõi kế sách này là khi đối phương đang mạnh nên tránh tấn công trực diện, tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu, lấy công làm thủ để lấy lại ưu thế cho mình. Và kết quả cho thấy Biti’s đã vận dụng kế sách này một cách thành công. Lựa chọn thị trường mục tiêu Trung Quốc là nơi sản xuất nguyên liệu làm giày dép lớn nhất thế giới và cũng là nơi xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Hạn chế sự bành trướng của hàng Trung Quốc vốn đã gian nan, nói gì đến việc tấn công trở lại đối thủ này. Nhưng Công ty Biti’s đã làm một điều ngoại lệ. Nhận thấy Tây Nam là thị trường đầy tiềm năng với số dân trên 420 triệu người, chiếm 74% diện tích đất đai Trung Quốc, tập trung 75% dân tộc thiểu số và khoảng 80% dân nghèo của Trung Quốc. Nhưng lại bị bỏ ngỏ do Trung Quốc quá chú trọng đến việc xuất khẩu, Biti’s đã mạnh dạn đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai với tổng vốn đầu tư lên tới 8 triệu USD nhằm chủ động mua nguyên liệu, đồng thời sản xuất nhiều mặt hàng cao cấp phục vụ chính thị trường Trung Quốc. Những thuận lợi về mặt vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và giao thông sẵn có, giúp cho hàng hóa Việt Nam đưa sang Tây Nam gần và thuận lợi hơn so với hàng hoá đưa từ các tỉnh phía Đông của Trung Quốc. Cách thức mà Biti’s thâm nhập vào thị trường Trung Quốc Tránh mạnh Nếu như Trung Quốc xâm nhập thị trường giày dép Việt Nam bằng giá rẻ thì Biti’s lại tung ra chiêu táo bạo hơn, đó là chinh phục thị trường của đối thủ bằng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, nó vừa cao hơn giá cả giày dép của Trung Quốc nhưng đồng thời lại rẻ hơn các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như Adidas và Nike. Đây là điều mà Trung Quốc không thể ngờ đến. Đang mất dần ưu thế trên thị trường Việt Nam, lại nhận thấy nguy cơ mất nốt cả thị trường Tây Nam rộng lớn, Trung Quốc buộc phải nới lỏng sự khống chế của mình tại Việt Nam và tập trung hơn vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước mà mình đã bỏ ngỏ. Điều này tạo cho các doanh nghiệp giày dép Việt Nam vừa có cơ hội làm chủ sân nhà, đồng thời tự tin phản kích ngay trên sân của đối phương. Đánh yếu: Điểm yếu chung của ngành da giày Việt Nam là khan hiếm về nguyên liệu, thiếu đội ngũ thiết kế nên đã buộc phải nhường sân nhà cho đối thủ Trung Quốc. Biết rằng mình không đủ sức đương đầu chống chọi, công ty Biti’s đã nghiên cứu tìm ra chỗ trống tại thị trường Tây Nam của Trung Quốc, xây dựng hạ tầng tại Lào Cai để thu mua nguyên liệu, tạo ra sản phẩm chất lượng cao và đã chinh phục được thị trường vùng Tây Nam này. Điều đó đã buộc phía Trung Quốc phải nhìn nhận lại chiến lược kinh doanh của mình và quay về bảo vệ thị trường Tây Nam, giảm bớt áp lực cạnh tranh tại thị trường nước ta. Kết quả thì riêng doanh thu mỗi năm của Biti’s tại Tây Nam chiếm tới 80% tổng doanh thu của công ty trên toàn thị trường Trung Quốc. Từ thị trường Tây Nam, Biti’s tiếp tục vươn ra khắp Trung Quốc. CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yếu tố, thường được gọi là chiến lược marketing mix (chiến lược 4P) gồm: product (Sản phẩm), price (Giá), place (Kênh phân phối) và promotion (xúc tiến thương mại). Chiến lược sản phẩm Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng . Nó là nền tảng là xương sống của chiến lược chung marketting. Chiến lược sản phẩm là một vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy mà Biti’s đã có một sự chú trọng nghiêm túc đến sản phẩm của mình. Ngay từ buổi ban đầu thì Biti’s đã xác định sản xuất những sản phẩm hướng tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng và rất thông dụng bởi nó luôn phù hợp mọi lúc, mọi nơi. Người sử dụng dép của Biti’s có thể ra đường, đi biển, công viên hay trong nhà. Nên khi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích chiến lược Marketing của công ty Bitis vào thị trường Trung Quốc (2011).docx
Tài liệu liên quan