Đề tài Phân tích chiến lược Quốc tế hoá của công ty cổ phần phần mềm FPT

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 1.Tính cấp thiết của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

2.Mục đích nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

3.Đối tựơng nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

4.Kết cấu của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3

CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHÀN PHẦN MỀM FPT VỚI CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ HOÁ . . . . . . . 4

I. Giới thiệu về công ty cổ phần mềm FPT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

II. Chiến lược Quốc tế hoá của công ty 2000 - 2015 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

2.1. Mục tiêu chiến lược . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

2.1.1 Dẫn đầu về phần mềm xuất khẩu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

2.1.2 Dẫn đầu về phần mềm nhúng(embededed) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

2.1.3 Dẫn đầu về phần mềm trong nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

2.1.4 Dẫn đầu về toàn cầu hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

2.1.5 Dẫn đầu về phân phối sản phẩm số (Phân phối các sản phẩm CNTT) . . . . . . 9

2.2. Các chính sách và giải pháp thực hiện của công ty. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

2.2.1 Phát triển nguồn nhân lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

2.2.2 Tăng cường hoạt động Marketing . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

2.2.3 Tối đa hoá hiệu quả trong quản trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11

2.2.4 Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng qui mô . . . . . . . . . .12

III. Những kết quả đạt được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ HOÁ CỦACÔNG TY PHẦN MỀM FPT . . . 14

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ HOÁ CỦA CÔNG TY . . . 20

3.1 Lĩnh vực phát triển phần mềm là cơ hội vàng nhưng vẫn còn nhiều thách thức, trở ngại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

3.2 Bài học từ thực tế hiện tượng chảy máu chất xám trong công ty . . . . . . . . 22

3.2. Thị trường trong nước vẫn còn bỏ ngỏ và có chiều hướng giảm. . . . . . . . .23

KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược Quốc tế hoá của công ty cổ phần phần mềm FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhận: Hệ thống quy trình sản xuất phần mềm đạt mức cao nhất trong mô hình trưởng thành về năng lực sản xuất phần mềm. Năm 2004 cũng là năm gặt hái nhiều thành công của Công ty Phần mềm FPT, với doanh số xuất khẩu năm 2004 tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003. . Năm 2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi mặt, giúp FSOFT khẳng định vị trí công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Tháng 8/2005 thành lập Chi nhánh Đà Nẵng, tháng 11 thành lập Công ty FSOFT JAPAN tại Tokyo, tháng 12 khai trương Trung tâm Tuyển dụng và Đào tạo tại toà nhà Simco, Hà nội. Hết năm 2005, FSOFT tăng trưởng 114% doanh số, trở thành công ty phần mềm đầu tiên của Việt Nam có 1000 nhân viên. Bên cạnh đó Công ty Cổ phần Phần mềm FPT đã nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn hệ thống bảo mật thông tin BS7799 (Bristish Standards Institutes Code of Practice for Information Security Management) của Anh Quốc và đã được cấp chứng chỉ này trong tháng 3 năm 2006. FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, và các nước Châu Á Thái Bình Dương ( Malaysia, Singapore, Thailand, Australia). Trong chiến lược gia nhập hàng ngũ những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới, Công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – giá trị cốt lõi đóng góp vào tăng trưởng của công ty. Với 80% nhân viên FSOFT thuần thục về tiếng Anh và hơn 200 người sử dụng tiếng Nhật, FPT Sofware không ngừng tìm kiếm và tạo cơ hội cho những tài năng trẻ. Hiện nay FPT Software được coi là công ty hàng đầu của ngành xuất khẩu phần mềm Việt Nam với doanh số trên 145 tỷ đồng năm 2005, doanh số 9 tháng đầu năm 2006 đạt trên 163,6 tỷ đồng, lợi nhuận 3 năm vừa qua trung bình tăng trên 100%. Đầu năm 2007 FSOFT khánh thành chi nhánh tại Singapo Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Sản phẩm, dịch vụ chính trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT gồm: o Phát triển phần mềm xuất khẩu o Dịch vụ phần mềm o Bảo trì hệ thống phần mềm o Triển khai giải pháp ERP(giải pháp phần mềm) o Kiểm tra chất lượng phần mềm o Phần mềm nhúng (ứng dụng trong hệ thống tự động hóa…) II. CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ HOÁ 2000 – 2015 Với sứ mệnh là mũi tiên phong trong công cuộc Toàn cầu hoá của FPT, FSOFT mong muốn lớn nhanh, mạnh để trong tương lai không xa trên bản đồ Trí tuệ Thế giới có tên Việt Nam, có tên FPT. Và đồng thời mong muốn trở thành một tổ chức giàu mạnh, bằng nỗ lực lao động, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, để đem lại cho khách hàng sự hài lòng và góp phần hưng thịnh cho quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. Để thực hiện lý tưởng đấy chiến lược kinh doanh mà công ty lựa chọn là chiến lược Quốc tế hoá. Với chiến lược này công ty đã vươn lên được vị trí công ty hàng đàu về phần mềm ở Việt Nam và đã và đang ngày càng vươn xa hơn, rộng hơn sang thị trường Quốc Tế. 2.1 Mục tiêu chiến lược. Theo các báo cáo đánh giá của Hội tin học Thành phố Hồ chí Minh, thị trường phần mềm vẫn là thị trường có tốc độ phát triển lớn trong ngành CNTT ở Việt nam. Hiện tại, FPT đang dẫn đầu trên các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và Trong những năm tới, chiến lược của FPT là tiếp tục phát triển, mở rộng các lĩnh vực này nhằm giữ vững vị trí dẫn đầu của mình. Cụ thể: 2.1.1 Dẫn đầu về phần mềm xuất khẩu Thị trường hiện tại của FPT là Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ trong đó FPT đặc biệt thành công với chiến lược phát triển thị trường Nhật Bản. Đây là một thị trường gia công lớn với doanh số trên 3 tỷ USD/năm và có nhiều ưu ái trong việc lựa chọn Việt nam làm đối tác. Năm 2005, FPT đã thành lập công ty tại Nhật Bản để thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường này. Trong những năm tới, FPT sẽ tiếp tục đẩy mạnh gia công phần mềm nhằm đồng thời thực hiện chiến lược chuyển dần sang cung cấp dịch vụ phần mềm trên các thị trường này. 2.1.2 Dẫn đầu về phần mềm nhúng(embededed) Phần mềm nhúng là những phần mềm không chạy trên các hệ thống máy tính mà chạy trên các hệ thống tự động hóa trong nhiều ứng dụng khác nhau. Là phần mềm do nhà sản xuất thiết bị cài sẵn vào sản phẩm và chúng được sử dụng ngay cùng với đồ điện tử đó mà không cần có sự cài đặt của người sử dụng hay người thứ ba. Bên cạnh việc phát triển gia công phần mềm, FPT Soft coi phần mềm nhúng (Embeded) là một trong những chiến lược phát triển quan trọng. Phần mềm nhúng là một thị trường có tiềm năng to lớn bởi nó xuất hiện ở hầu hết các sản phẩm công nghệ (ô tô, điện thoại, các thiết bị điện tử ...) và vai trò của nó trong các sản phẩm này ngày càng lớn. Trên thế giới, Nhật bản là cường quốc về phần mềm nhúng với doanh số 17 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng rất lớn. Trong chiến lược hợp tác, Nhật bản coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn nhất và thực tế FPT đang có rất nhiều đối tác từ Nhật bản như NTT, Hitachi, IBM Japan, Toshiba .... Riêng thị trường các hệ thống nhúng Nhật Bản sẽ đạt khoảng 18 tỉ USD và thị trường các hệ thống nhúng trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 88 tỉ USD vào năm 2009. Bên cạnh đó, với phát triển phần mềm nhúng, FPT soft sẽ tạo sự khác biệt trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế với Ấn Độ và Trung Quốc. FPT soft hướng tới mục tiêu đến năm 2008 doanh thu từ "nhúng" phải đạt 15% (gấp 3 lần con số 5% hiện tại). 2.1.3 Dẫn đầu về phần mềm trong nước FPT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất phần mềm trong nước theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với các hướng chính: Tăng cường phát triển các sản phẩm và giải pháp phần mềm theo hướng chuyên nghiệp hóa theo các ngành như Tài chính, Thuế, Ngân hàng, Chứng khoán, Viễn thông ...; Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ phần mềm; Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên các mạng viễn thông và cung cấp dịch vụ hội tụ giữa mạng viễn thông và các lĩnh vực, doanh nghiệp khác; Mở rộng cung cấp các dịch vụ BPO tại Việt nam; Cung cấp dịch vụ ra thị trường nước ngoài..Mục tiêu của FPT trongĩnh vực này là giữ vị trí hàng đầu trên thị trường Việt nam và tạo tên tuổi trên thị trường khu vực. 2.1.4 Dẫn đầu về toàn cầu hóa Thị trường CNTT toàn cầu là thị trường rất rộng lớn. Theo tập đoàn IDG dự báo, tốc độ tăng trưởng của thị trường gia công CNTT là 20%/năm và đạt con số 18 tỷ USD vào năm 2008. Hiện tại FPT Soft đang có 30% nhân lực dành cho gia công phần mềm cho thị trường nước ngoài với tốc độ tăng trưởng doanh số trên 100%/ năm. Trong những năm tới chiến lược của FPT là tiếp tục phát triển mạnh dịch vụ gia công phần mềm và chuyển dần từ dịch vụ gia công sang cung cấp dịch vụ phần mềm trực tiếp. 2.1.5 Dẫn đầu về phân phối sản phẩm số (Phân phối các sản phẩm CNTT) Chiến lược của FPT Soft trong lĩnh vực phân phối là trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp và hàng đầu các sản phẩm CNTT tại Việt Nam. FPT sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển 20 % đến 25 % trong vòng 05 năm tới trên cơ sở củng cố và mở rộng hệ thống phân phối lớn hiện có với trên 1000 đại lý trải khắp cả nước và hệ thống bạn hàng là các công ty hàng đầu về công nghệ trên thế giới như Microsoft, IBM, CISCO, Oracle, ... Một trong những điểm quan trọng trong chiến lược phân phối là việc nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng trong các sản phẩm phân phối bằng việc cung cấp các dịch vụ đi kèm như tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật ... Chính sách và các giải pháp thực hiện của công ty Với phương châm hoạt động “Giải pháp tổng thể - Dịch vụ hoàn hảo” và khẩu hiệu "Cùng đi tới thành công", với mục tiêu chất lượng “FPT nỗ lực làm khách hàng hài lòng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ với lòng tận tuỵ và năng lực không ngừng được nâng cao”. Cùng với phương châm như vậy công ty đã đề ra một loạt các chính sách và giải pháp nhằm thực hiện các chiến lược mục tiêu một cách hiệu quả và đem lại thành công cho công ty: 2.2.1 Phát triển nguồn nhân lực Fsoft luôn tin tưởng rằng sức mạnh cốt lõi của mình là con người Fsoft, do vậy Công ty liên tục thu hút, tuyển dụng các thanh niên tài năng trên mọi miền đất nước. Hệ thống quản trị mở, tạo nhiều thách thức và cơ hội cộng với sự đầu tư đúng mức về văn hóa doanh nghiệp đã biến FPT thành nơi thu hút tài năng. Hàng năm, bên cạnh các chương trình đào tạo, FPT tổ chức các cuộc thi định kỳ về Tiếng Anh, chuyên môn ... cho cán bộ của mình. Xây dựng chính sách khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn như: hỗ trợ về kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học thêm; Tổ chức các buổi hội thảo để nhân viên có gặp gỡ thể tiếp xúc với nhau, với các chuyên gia giỏi để trao đổi học hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Các sáng kiến của nhân viên thường xuyên được xem xét đánh giá và cải tiến thông qua các sáng kiến của tổ chức và mọi người. Tất cả các thành viên được khuyến khích đề xuất và thực hiện các sáng kiến cải tiến trong công việc. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và kết quả thực hiện, các sáng kiến được xếp loại A, B, C và chủ nhân của chúng được thưởng tương ứng 5 triệu, 2 triệu và 500 nghìn đồng. Mọi đề xuất đều được ghi nhận, theo dõi và tạo điều kiện thực hiện. Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực công ty đã có được những nhân viên giỏi đạt nhiều chứng chỉ công ngh,ệ giúp Công ty trở thành đối tác vàng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như: Microsoft, IBM, INTEL,… 2.2.2 Tăng cường hoạt động Marketing Hoạt động Marketing là tập hợp các hoạt động quảng bá, phân phối, tiêu thụ sản phẩm,... Để thực hiện chiến lược Quốc tế hoá công ty đã xác định việc tăng cường hoạt động Marketing trên phương tiện Inernet là hữu hiệu nhất. Bởi đó là phương tiện có tính bao phủ rộng lại tận dụng được lợi thế trên lĩnh vực chuyên môn là CNTT. Do đó chính sách của công ty là tập trung quảng bá trên phương tiện Internet. Công ty có website riêng trong website sẽ giới thiệu và quảng bá hình ảnh, sản phẩm, giới thiệu các dịch vụ của công ty để các khách hàng gần xa trong và ngoài nước hiện có hay khách hàng tiềm năng đều biết đến. Đồng thời trong website có thể đàm thoại trực tiếp với các khách hàng và thông qua đó có thể biết nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 2.2.3 Tối đa hoá hiệu quả trong quản trị Đội ngũ quản trị là lực lượng quản lý, lãnh đạo và điều hành công ty, do đó mà tối đa hoá hiệu quả quản trị tức là tối đa hoá hiệu hoá quản lý và lãnh đạo. Để có được đội ngũ lãnh đạo giỏi thực hiện chiến lược Quốc tế hoá thành công, và sản phẩm của công ty được thị trường Quốc tế chấp nhận, công ty đã áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến, hệ thông quản lý của công ty áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế CMMI-5 (chứng nhận đảm bảo chất lượng) và BS7799 (chứng nhận bảo mật thông tin). Bên cạnh đó công ty còn tăng cường lực lượng lãnh đạo, cán bộ quản lý và những nhân viên lành nghề. Đến nay công ty đã có khoảng 1300 đội ngũ nhân viên và là công ty phần mềm duy nhất ở Việt Nam có lực lượng nhân viên đông đảo như vậy. Để quản lý và phát triển Công ty có qui mô rộng với tốc độ tăng trưởng lớn, Công ty đặc biệt coi trọng áp dụng các phương pháp quản lý mới nhất trong công tác điều hành. Hiện tại tất cả các quá trình kinh doanh của Công ty đều được quản lý bằng các chỉ tiêu số hóa. Công ty đã áp dụng các hệ thống Balance Score Card, DBI ( Daily Business Intelligent ) vào công tác quản lý kinh doanh. Hạt nhân trung tâm của sự tăng trưởng là đội ngũ lãnh đạo của công ty. Do đó công ty còn thực hiện chính sách phân lọai, bổ nhiệm cán bộ, chất lượng lãnh đạo được đảm bảo bằng các quy trình liên quan đến công tác lãnh đạo bao gồm: quản lý chiến lược, quy hoạch cán bộ, đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý đề án, lập kế hoạch và báo cáo định kỳ, bổ nhiệm cán bộ, đãi ngộ cán bộ. Công ty đã triển khai Chương trình thủ lĩnh trẻ với mục tiêu tìm kiếm những người có tố chất lãnh đạo trong và ngoài Công ty để đào tạo và bồi dưỡng họ thành những nhà lãnh đạo các cấp trong tập đoàn. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mở rộng qui mô Để thực hiện chiến lược Quốc tế hoá công ty đã đẩy mạnh tiến bộ triển khai các dự án theo kế hoạch và đồng thời áp dụng các cải tiến khoa học công nghệ. Hiện tại công ty đã có các chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh,… và 11/2005 FPT Software là công ty đầu tiên của Việt nam đầu tư vào thị trường Nhật bản. Việc thành lập công ty pháp nhân ở Nhật bản tạo nên sự tin tưởng cho những doanh nghiệp Nhật bản, phản ánh cam kết đầu tư dài hạn của Việt nam đối với doanh nghiệp Nhật bản. Đầu năm 2007 FPT Software khai trương Công ty TNHH Phần mềm FPT Châu Á - Thái Bình Dương tại Xingapo (FPT Software Asia Pacific Pte. Ltd.) là công ty phần mềm và dịch vụ đầu tiên của Việt Nam được mở tại Xingapo. Mục tiêu thành lập FPT Software tại Xingapo là nhằm đáp ứng yêu cầu của tất cả đối tác, khách hàng khu vực châu Á Thái Bình Dương về các các loại hình dịch vụ tư vấn và phát triển phần mềm. Và trong những năm tới công ty còn mở rộng sang nhiều thị trường khác nữa. III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Thực hiện chiến lược Quốc tế hoá kết hợp với các chính sách hữu hiệu của công đã đặt ra, nhờ vậy mà sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nó đã được đông đảo khách hàng đánh giá cao không chỉ ở các giải pháp, năng lực công nghệ mà còn ở thái độ tận tụy phục vụ khách hàng. Công ty đã xây dựng được mạng lưới khách hàng không chỉ ở Châu Á (như Hitachi, Hitachi Software, IBM Japan, Mizoho Bank, NEC, Nissen, NTT Data, Sanyo Electric, TIS, Unisys Nhật Bản, Petronas Malaysia) mà theo định hướng toàn cầu hoá FPT, Công ty đã thâm nhập vào các thị trường Châu Âu (Harvey Nash, IBM France), Mỹ (Agilis Solutions, HP, IBM). Đặc biệt, với việc nhận thức được Việt nam là ưu tiên hàng đầu về gia công phần mềm của Nhật Bản, tập đoàn FPT đã mở Công ty TNHH Phần mềm FPT tại Nhật Bản. Doanh thu xuất khẩu phần mềm của FPT tại thị trường Nhật Bản năm 2005 chiếm tỷ trọng 58,5% tổng doanh thu xuất khẩu phần mềm, thị trường Châu Âu chiếm tỷ trọng 15,4%, thị trường Mỹ chiếm 6,33%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của Công ty FPT trong hướng kinh doanh này trong 03 năm qua đạt trên 100%. Từ con số khiêm tốn 200,000 USD của năm 1999, doanh thu FSOFT tăng dần theo từng năm Hiện nay FPT Software được coi là công ty hàng đầu của ngành xuất khẩu phần mềm Việt Nam với doanh số trên 145 tỷ đồng năm 2005, doanh số 9 tháng đầu năm 2006 đạt trên 163,6 tỷ đồng, lợi nhuận 3 năm vừa qua trung bình tăng trên 100%. Đồng thời công ty cũng có được những thành quả như: Đạt được các tiêu chuẩn Quốc tế: Năng lực sản xuất phần mềm CMMI-5. Trong quá trình thực hiện dự án CMMI mức 5, FPT Software đã đạt được những tăng trưởng đáng kể về chất lượng quy trình và sản phẩm phần mềm. Từ năm 2001 đến năm 2005, số sản phẩm của Công ty bàn giao đúng hạn tăng 28% và số lỗi trong sản xuất phần mềm giảm đi 40%. và đạt chứng bảo mật thông tin BS7799; Bên cạnh đó FPT Soft còn nhận được các giải thưởng trong và ngoài nước như là: Bằng khen do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trao tặng về việc thực hiện sản xuất phần mềm đạt thành tích quốc tế, Đơn vị xuất khẩu phần mềm hàng đầu tại Vietnam Computerworld Expo 2003, Huy chương vàng đơn vị xuất khẩu phầm mềm doanh số cao tại Vietnam Computerworld Expo 2003. Huy chương vàng đơn vị phần mềm doanh số cao tại Vietnam.Bằng khen do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng vì thành tích trong hoạt động xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2003. Top công ty xuất khẩu phần mềm 2004, Giải thuởng sao Khuê cho doanh nghiệp phần mềm đột phá về xuất khẩu, Công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu - tại Vietnam Computerworld Expo 2005, Đơn vị xuất khẩu phần mềm - tại Vietnam Computerworld Expo 2005, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho thương hiệu FPT năm 2005, Top công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu 2006, Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2006 cho thương hiệu FPT Ch­¬ng 2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM FPT Là công ty hàng đầu về phần mềm của Việt Nam công ty không chỉ kinh doanh trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường Quốc tế, không chỉ ở Châu Á mà còn sang cả thị trường Châu Âu, Thái Bình Dương như: Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản,...Và đặc biệt công ty cổ phần phần mềm FPT đã nhận được sự ưu ái của thị trường Nhật bản, công ty đã có chi nhánh tại Nhật Bản và mới đây năm 2007 là chi nhánh tại Singapo. Điều này khiến ta tự nhủ rằng điều gì đã khiến công ty mở rộng qui mô và có được thành công như vậy. Niệu có phải là kiến thức chuyên môn giỏi, điều đó quả đúng nhưng chưa đủ, cái cốt lõi và quan trọng là chiến lược kinh doanh và cụ thể ở đây là chiến lược Quốc tế hoá mà công ty đã thực hiện. Bởi chiến lược kinh doanh là cách thức mà công ty đạt được mục tiêu của mình. Nhưng căn cứ vào đâu mà các nhà quản trị của công ty lại chọn chiến lược kinh doanh Quốc tế. Nếu phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tác động đến công ty ta sẽ thấy rõ được những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Từ đó sẽ phân tích được chiến lược kinh doanh và đánh giá được việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty. Đối với công ty cổ phần phần mềm FPT điểm mạnh của công ty là có được đội ngũ nhân viên đông đảo hơn 1300 người, trẻ trung nhiều nhiệt huyết và sáng tạo, họ là những đội ngũ nhân viên có trình độ cao được đào tạo chuyên môn bài bản từ các trường đại học danh tiếng của Việt Nam như đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Quốc Gia Hà Nội,… hay chính từ đại học FPT của tập đoàn FPT, chuyên đào tạo ra các kỹ sư CNTT theo các tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe. Có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khá đầy đủ và hiện đại, công ty được trang bị và đầu tư theo các tiểu chuẩn đạt chất lượng cao, hệ thống quản lý đạt các tiêu chuẩn Quốc tế CMMI-5 và BS7799. Là công ty con nên công ty luôn nhận đựơc sự hộ thuẫn từ công ty mẹ là tập đoàn FPT lớn mạnh với bề dầy kinh nghiệm trên thương trường đã và đang là tập đoàn hàng đầu Việt Nam thành công trong lĩnh vực CNTT. Hơn nữa công ty còn nhận được sự hợp tác, đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn mạnh có uy tín trên thế giới như Mircosoft, IBM, HP, Intel,… Nguồn tài chính của công ty khá vững mạnh, doanh thu hàng năm rất lớn với tốc độ tăng trưởng luôn trên 100%. Ta có biểu đồ sau: Doanh thu xuất khẩu phần mêm từ năm 2002 – 2005 (Đơn vị: triệu đồng) Hình 2.1 Doanh thu thuần của năm 2004 đạt là 68.443.168.500 VNĐ, năm 2005 đạt là 145.596.857.160 VNĐ tăng 112,7 %; Lợi nhuận trước thuế năm 2004 là 20.885.759.353 VNĐ năm 2005 đạt là 47.656.388.155 VNĐ tăng 128,2 %. Hoạt động kinh doanh ba năm gần đây tăng trưởng bình quân 226,4% lên 988%. Bên cạnh đó công ty còn nhận được những chứng chỉ Quốc tế CMMI-5 và BS7799 và những bằng khen, giải thưởng cao ở trong và ngoài nước như là giải thưởng sao khuê củaViệt Nam, huy chương vàng ICT Việt Nam, Cup Top ICT Việt Nam,thương hiệu FPT… Qua đó mà khách hàng trong và ngoài nước có được nền móng vững chắc là cơ sở để khách hàng đặt lòng tin khi sử dụng sản phẩm của công ty. Bên cạnh những điểm mạnh trên công ty còn có một số những điểm yếu như là: Do kinh doanh trong lĩnh vực CNNT là lĩnh vực sử dụng trí tuệ là chủ yếu nên dễ xẩy ra hiện tượng chảy máu chất xám. Và trên thực tế mức chi phí phải trả cho kỹ sư lập trình trong nước còn hạn chế trong khi đó trên thế giới thì mức lương và các ưu đãi cho lập trình viên lại rất cao. Do đó hiện tượng chảy máu chất xám trước kia đã thường xẩy ra đối với công ty. Vì vậy công ty cần phải có những chính sách thích hợp thu hút nhiều nhân viên có trình độ giỏi. Về ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, đối với một công ty khi mở rộng thị trường sang nhiều nước thì những bất đồng về ngôn ngữ sẽ khiến cho các bên khó tiếp cận và hiểu nhau, từ đó sẽ gây cản trở đến sự xâm nhập thị trường quốc tế và việc tìm kiếm thị trường mới của công ty. Tuy là công ty hàng đầu về phần mềm ở Việt Nam nhưng so với thế giới công ty còn yếu kém về tính chuyên nghiệp và chuyên môn. Đối với trong nước chi phí cho một phần mềm thì còn khá cao so với thu nhập của người tiêu dùng nên bị hạn chế trong việc lựa chọn và sử dụng phần mềm, nên sản phẩm chủ yếu mới chỉ được các công ty hay tổ chức lớn trong nước sử dụng, còn tư nhân hay những tổ chức nhỏ lẻ thường chưa chú ý đến và tiêu dùng. Phàn mèm CNTT là một sản phảm dễ bị ăn cắp bản quyền, người sử dụng có thể bằng cách hắc cơ hay còn gọi là bẻ khoá, phá password để truy cập và sử dụng được phần mềm miễn phí mà nhiều khi không mất nhiều công sức và tiền bạc. Tuy nhiên những hạn chế trên là không đáng kể so với tiềm lực và các thế mạnh của công ty. Công ty có đủ khả năng để lựa chọn và trên thực tế công ty đã sử dụng rất thành công chiến lược Quốc tế hoá của mình. Fsoft đã Trở thành công ty số một Việt Vam về lĩnh vực phần mềm và thị trường của công ty rộng khắp trong và ngoài nước với mạng lưới khách hàng ở trên nhiều Châu lục khác nhau như: Á, Âu, Mỹ,… Đối với những tác động từ bên ngoài, nếu tiếp cận và phân tích từ các yếu tố chính sách của nhà nước, từ khách hàng, từ đối tác, hay từ đối thủ cạnh tranh. Qua đây công ty sẽ tìm kiếm cho mình những cơ hội và thấy được những thách thức đối với mình. Cụ thể là: Những tác động từ ưu đãi của nhà nước: Đối với thị trường Việt nam, trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và những xu hướng công nghệ và toàn cầu hóa, ngành Công nghệ thông tin và viễn thông cũng đang ở giai đoạn phát triển vũ bão với tốc độ phát triển gấp nhiều lần so với tốc độ phát triển chung của thế giới. Hàng loạt văn bản, chính sách từ Chỉ thị của TW Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng cho đến các văn bản của các bộ, ngành, địa phương đã ra đời với nhiều chính sách ưu đãi và các biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển ngành công nghiệp phần mềm. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó xác định công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Nhờ những chính sách ưu ái của nhà nước cho sự phát triển của CNTT, công ty xác định cho mình những cơ hội kinh doanh, phát triền sản phẩm và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này. Và đặc biệt là đến nay chúng ta đã có luật sở hữư trí tuệ. Đây là một cơ hội rất quan trọng đối với ngành kinh doanh CNTT bởi đặc thù của ngành sản phẩm yêu cầu bảo vệ bản quyền cao. Đồng thời nhà nước cũng đặt ra những thách thức cho công ty là đến năm 2010 công nghệ thông tin và truyền thông cần đạt được những mục tiêu phát triển như * Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN. * Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6 - 7 tỷ USD vào năm 2010. * Đào tạo ở các khoa công nghệ thông tin và truyền thông trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Theo định hướng đó, Công ty FPT tin tưởng mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân sẽ kết nối với Internet. Điều này tạo ra xu hướng hội tụ lớn giữa các thiết bị và các ngành khác nhau như Tin học, viễn thông, giáo dục, y tế ... Nó sẽ tạo ra nhu cầu lớn trong lĩnh vực dịch vụ hội tụ số và chiến lược của FPT trong giai đoạn tới là trở thành nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực này. Tác động từ đối tác: Cơ hội có được của Công ty từ đối tác là có được sự hợp tác từ các đối tác có uy tín trên thế giới như tập đoàn Microsoft, IBM, HP, Intel,…Qua đó công ty đã nhận được nhiều sự hợp tác đầu tư, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, tổ chức và quản lý. Từ đó gia tăng thêm uy tín cho mình. Nhưng bên cạnh những cơ hội đó là những yêu cầu khắt khe chặt chẽ của các đối tác nước ngoài. Đòi hỏi công ty phải có sự đầu tư phát triển mạnh cả về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, tổ chức lẫn cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra của đối tác. Những tác động từ phía khách hàng: Là công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực CNTT công ty đã nhận được nhiều sự ưu ái, tin tưởng ưa chuộng sản phẩm của công ty từ phía khách hàng. Mạng lưới khách hàng của công ty không chỉ có ở trong nước và Châu Á như: Hitachi softwware, Mizoho Bank, NEC,… công ty còn cả những khách hàng ở Châu Âu như: Harvey Nash, IBM France, HP, Agilis Solutions,…và ở cả thị trường Thái Bình Dương. Đặc biệt công ty còn có được sự ưu ái nhất của thị trường Nhật Bản với việc nhận thức rằng Việt Nam là ưu tiên hàng đầu về gia công phần mềm của Nhật Bản. Những tác động từ phía đối thủ cạnh tranh: Đối với thị trường trong nước công ty đã xây dựng được cho mình một thương hiệu mạnh uy tín. Do đó mà các đối thủ ở trong nước thưòng không gây ảnh hưởng nhiều đến công ty nhưng khi vươn ra thị trường Quốc tế thì đối thủ cạnh tranh lại là một thách thức rất lớn đối với công ty. Bởi so với Quốc tế thì trình độ chuyên môn, năng lực cạnh tranh của công ty còn kém.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2.doc
Tài liệu liên quan