Nhu cầu sử dụng dược phẩm ngày càng gia tăng.
Tuy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Mãi lực của người tiêu dùng suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lực cầu hàng hóa nhưng riêng với ngành dược, thách thức này hiện đang trở thành một lợi thế của ngành, so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Trong khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam vẫn không thể cắt giảm nhu cầu sử dụng thuốc để phòng chống bệnh tật. Theo IMF, tại Việt Nam, dự tính mức chi tiêu thêm cho y tế tính trên phần thu nhập tăng thêm của mỗi người dân trong năm 2009, vẫn ở mức 1,6%, bằng với năm 2008.
Tiềm năng phát triển của ngành dược tại Việt Nam luôn được đánh giá là ổn định và ở mức cao.
19 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 24409 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích công ty dược Hậu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG
PHẦN A: XU HƯỚNG NGÀNH DƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
Tiêu dùng thuốc gia tăng: Giai đoạn từ 2001-2008, tiêu thụ thuốc tân dược của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,9%. Nếu như năm 2002 mới chỉ tăng 15% so với năm trước đó, thì đến năm 2008 đã tăng 25,5% so với năm 2007. Tổng doanh thu toàn thị trường năm 2008 đạt mức 1,4 tỷ USD, chiếm 1,6% GDP của cả nước. Trong những năm gần đây người Việt Nam ngày càng gia tăng các khoản chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Nếu như năm 1998 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 5,5 đô la Mỹ, thì năm 2008 con số này đã lên tới 16,45 đô la Mỹ, tăng gấp 3 lần năm 1998. Nếu so sánh với phần thu nhập tăng thêm, chúng tôi nhận thấy rằng người dân đang có xu hướng chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho dược phẩm. Và tính cho đến nay, cứ mỗi USD thu nhập tăng thêm (khoảng 17.000 VND) thì người Việt Nam đã trích ra thêm khoảng 1 cent (khoảng 170 đồng) cho tiền thuốc - tức khoảng 1% phần tăng thêm của thu nhập.
Dự báo mức tăng trưởng của ngành dược tối thiểu sẽ đạt là 9,6% trong năm 2009, dự báo dựa vào các giả định sau:
Dân số của Việt Nam là 87.9 triệu người năm 2009 (Nguồn: IMF).
Mức chi tiêu thêm cho y tế tình trên phần thu nhập tăng thêm vẫn duy trì ở mức 1,6% như năm 2008.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009 F
GDP/người theo PPP (USD)
2.140
2.357
2.589
2.774
2.858
Tăng trưởng
10%
10%
10%
7%
3%
Chi tiêu dùng thuốc/người (USD)
9,9
11,2
13,4
16,5
17,8
Tăng trưởng
15%
14%
19%
23%
8%
Chi tiêu tiền thuốc toàn thị trường (tr USD)
820
948
1,147
1,428
1,565
Tăng trưởng
16,2%
15,6%
21,0%
24,5%
9,6%
Nguồn: IMF, Bộ Y tế, BVSC
PHẦN B: VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ DƯỢC HẬU GIANG
Thành lập ngày 2/9/1974: Doanh nghiệp Nhà nước
Ngày 2/9/2004: Cổ phần hóa, vốn điều lệ ban đầu 80 tỷ đồng – Nhà nước giữ 51%
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chế biến; xuất khẩu dược liệu, dược phẩm; nhập khẩu trang thiết bị sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, dược liệu, dược phẩm.
DHG Pharma hoạt động và phát triển vì lợi ích cổ đông, vì sự phát triển ngày càng hoàn thiện nguồn nhân lực của công ty; chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Dựa trên các cơ sở căn bản như: sứ mạng để thực hiện tầm nhìn, hệ thống giá trị cốt lõi. Đây là tiêu chí đạo đức, định hướng chiến lược dài hạn của công ty. Bên cạnh đó, Bản sắc văn hóa DHG là nét văn hóa riêng của DHG là vũ khí sắc bén cạnh tranh trên thương trường. DHG định hướng thực hiện
Tầm nhìn: « Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn » bằng chính năng lực lõi và tay nghề chuyên môn của mình và mở rộng kinh doanh trên nguyên tắc đa dạng hóa đồng tâm.
Sứ mạng: "Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn.
PHẦN C: PHÂN TÍCH SWOT
I. Điểm mạnh (Strong):
1. Vị thế của Dược Hậu Giang trên thị trường Dược Việt Nam (Theo IMS, số liệu năm 2009)
Đứng thứ 4 trên thị trường Dược Phẩm Việt Nam, đứng đầu trên thị trường Generics.
Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới.
1997, được người tiêu dùng bình chọn Hàng việt Nam Chất Lượng Cao trong 12 năm liền.
Năm 2002: nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, nhà máy được công nhận tiêu chuẩn ASEAN-GMP/GLP/GSP, Phòng kiểm nghiệm được công nhận tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2001.
Năm 2005, doanh nghiệp đầu tiên thử tương đương lâm sàn 2 sản phẩm thuốc bột Haginat và Klamentin tại Viện Nhi Trương Ương.
Năm 2006, đứng trong Top 100 doang nghiệp mạnh nhất Viết Nam, nhà máy được công nhận tiêu chuẩn WHO-GMP/GLP/GSP.
Năm 2008 là năm thứ 4 liên tiếp đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín.
2. Tiềm lực về sản xuất:
Có những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm.
Có khả năng nghiên cứu và sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nước, thuốc cream, hỗn dịch uống, và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên.
Sản phẩm chia làm 3 dạng: dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm với hơn 200 sản phẩm lưu hành, chia làm 12 nhóm: kháng sinh, nấm-diệt ký sinh trùng, hệ thần kinh, giảm đau-hạ sốt, mắt; TMH-hen suyễn, sổ mũi, tim mạch, tiêu hóa-gan mật, cơ xương khớp, chăm sóc sắc đẹp, da liễu; vitamin và chất khoáng, tiểu đường.
Khả năng cung ứng 100% nhu cầu thuốc cảm, vitamin và 80% nhu cầu các loại thuốc kháng sinh trên thị trường Việt Nam.
Có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP do Cục Quản lý Dược Việt Nam chứng nhận. Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2001 do Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam chứng nhận. Hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức quốc tế Anh BVIQ chứng nhận.
3. Tiềm lực bán hàng:
Đến nay có 8 công ty con, 44 chi nhánh, đại lý trên toàn quốc.
Có hơn 40.000 khách hàng là nhà thuốc, đại lý Công ty trách nhiệm hữu hạn, phòng mạch tư DHG giao dịch trực tiếp… trong đó có 7.455 thành viên CLB Khách hàng thân thiết DHG.
Có trên 100 Bệnh viện đã và đang tín nhiệm sử dụng sản phẩm DHG.
Có 43 siêu thị bán sản phẩm DHG; trong đó 08 siêu thị có cửa hàng Healthcare.
Có 44 quầy lẻ dưới dạng nhà thuốc bệnh viện đặt tại bệnh viện tỉnh và huyện trực tiếp tư vấn sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Đội ngũ nhân viên bán hàng hùng hậu giúp sản phẩm của DHG có mặt khắp cả nước.
Doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam
Về xuất khẩu: có 85 sản phẩm có số dăng ký tại các nước: Moldova, Nga, Mông Cổ, Philipin, Campuchia, Nigeria… Doanh thu xuất khẩu tăng qua các năm.
Năm
Doanh thu xuất khẩu
USD
VND
2004
264.878
4.172.338.100
2005
400.936
6.360.098.934
2006
746.908
11.952.660.504
2007
826.896
13.317.808.625
2008
1.099.546
18.080.516.672
4.Tiềm lực về marketing:
Phối hợp với các viện, trường nghiên cứu, thử tương đương sinh học nhiều sản phẩm.
Thương hiệu “Dược Hậu Giang”, “ Hapacol” là thương hiệu nổi tiếng Việt Nam.
Đội ngũ nhân viên trẻ, sáng tạo năng động.
5. Tiềm lực về nguồn nhân sự:
Con người là nguồn tài nguyên quí giá nhất của DHG, quyết tâm xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, nơi người nhân viên có được cơ hội để phát huy tài năng.
Luôn đào tạo phát triển và bổ nhiệm đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để các nhân viên cảm thấy tự hào về nơi mình công tác.
6. Tiềm lực vè nguồn tài chính:
21/12/2006 Cp của DHG chính thức giao dịch tại Sàn GDCK TP.HCM, giá chào sàn: 320.000 đ/cp.
Quý 2/2007 phát hành 2.000.000 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ lên 100 tỷ và mang lại thặng dư vốn cổ phần 379 tỷ đồng.
Quý 4/2007 phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.
Có các mối quan hệ tốt với các ngân hàng lớn như: HSBC, Vietcombank, Incombank...
7. Trách nhiệm với môi trường.
Là một tổ chức có ý thức bảo vệ môi trường, liên tục tìm cách cải thiện môi trường qua việc hiểu rõ những thách thức và cơ hội trong ngành công nghiệp dược để hướng tới sự phát triển bền vững
Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm thông qua việc sử dụng các công nghệ sạch và phù hợp trong lĩnh vực sản xuất Dược phẩm
II. Điểm yếu (Weak)
Do ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn hạn chế, nên có đến 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các dược liệu được nhập chủ yếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin... và chiếm trên 80% giá trị nhập khẩu.
Với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên ngành dược Việt Nam đang gặp một số rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại.
Chưa sản xuất được các loại vacxin.
III. Cơ hội (Opportunity)
Nhu cầu sử dụng dược phẩm ngày càng gia tăng.
Tuy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Mãi lực của người tiêu dùng suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lực cầu hàng hóa nhưng riêng với ngành dược, thách thức này hiện đang trở thành một lợi thế của ngành, so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Trong khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam vẫn không thể cắt giảm nhu cầu sử dụng thuốc để phòng chống bệnh tật. Theo IMF, tại Việt Nam, dự tính mức chi tiêu thêm cho y tế tính trên phần thu nhập tăng thêm của mỗi người dân trong năm 2009, vẫn ở mức 1,6%, bằng với năm 2008.
Tiềm năng phát triển của ngành dược tại Việt Nam luôn được đánh giá là ổn định và ở mức cao.
IV. Thách thức (Threat)
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty dược trong nước nói chung và HDG nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các tập đoàn dược phẩm nước ngoài.
Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên dễ gặp phải rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại. Theo thống kê, hiện nay 90% nguyên vật liệu sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu. Trong khi đó, ngành dược đang phải đối mặt với việc giá nguyên liệu gia tăng chóng mặt. Chỉ tính 2 năm 2006, 2007 giá nguyên liệu nhập khẩu tăng hơn 100%, đồng thời giá nguyên liệu trong nước cũng tăng trên 50%.
Tâm lý của người tiêu dùng ưu chuộng thuộc ngoại hơn thuốc nội dù thuốc ngoại có giá thành cao hơn.
Nạn làm thuốc giả ngày càng tăng cao cũng đã góp phần nâng tỷ lệ thuốc kém chất lượng nêu trên, làm cho doanh nghiệp mất uy tín, ảnh hưởng đến thị phần.
PHẦN D: MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY - ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
1. Các đối thủ tiềm tàng:
Ngành dược Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều thay đổi lớn khi các cam kết WTO bắt đầu thực hiện. Sẽ có sự dịch chuyển thị phần từ các công ty trong nước sang các công ty nước ngoài trong thời gian tới, cũng như, việc tham gia thị trường dược phẩm của các công ty nước ngoài sẽ gia tăng sức ép lên các công ty dược trong nước.
Thêm vào đó, Việt Nam sẽ phải giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO. Trước đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực dược vào Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất thì nay có khoảng 70 - 80% doanh nghiệp FDI này chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông phân phối dược phẩm.
Từ ngày 1/1/2009, thị trường bán lẻ trong nước được mở cửa. Đối với dược phẩm, một lĩnh vực có tác động mạnh tới đời sống, việc mở cửa thị trường bán lẻ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu, phân phối thuốc ở Việt Nam. Thực tế này sẽ tạo ra nhiều sức ép với thị trường trong nước, nhất là đối với doanh nghiệp nội địa khi mà hơn 50% thị phần thuốc trong nước vẫn là thuốc ngoại nhập.
Tính đến đầu năm 2009, đã có 438 doanh nghiệp dược nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam, tăng 68 doanh nghiệp so với năm 2007. Những quốc gia có nhiều công ty dược phẩm cũng như số đăng ký thuốc nhiều nhất trên thị trường Việt Nam là Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức.
2. Các đối thủ lớn trong nước:
Là các công ty dược lớn tại Việt Nam với doanh thu lớn sau:
STT
Công ty dược
Doanh thu quý III 2009
1
Dược Phẩm 3/2 F.T.PHARMA- Tp.Hcm
28.153.901.921
2
Dược Hậu Giang - Tp.Cần Thơ
417,132,353,217
3
Imexpharm - Đồng Tháp
156,037,000,000
4
Domesco - Đồng Tháp
245,165,843,743
5
Mekophar - Tp.HCM
120,198,669
6
Vidipha - Tp.HCM
7
Pharmedic - Tp.HCM
8
OPC - Tp.HCM
120,198,669
9
Hataphar - Hà Tây
10
Pharbaco - Hà Nội
11
Mediplantex - Hà Nội
12
Traphaco - Hà Nội
13
Napharco - Nam Định
14
Bidiphar - Bình Định
15
Pymepharco - Phú Yên
16
ICA - Tp.HCM
17
SPM - Tp.HCM
18
Đông Nam - Tp.HCM.
3. Vị trí của DHG trong toàn ngành
Giá trị sản xuất dẫn đầu trong ngành công nghiệp dược Việt Nam 13 năm liền:
Thị phần:
Tóm lại: Ngành dược là ngành có nhiều tiềm năng và rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mặc dù sẽ gặp không ít khó khăn trong thời gian tới, tuy nhiên kết hợp với tiềm năng của thị trường dựa trên thị phần sẵn có, hệ thống phân phối sâu rộng, sản phẩm chất lượng cao, khả năng tự nghiên cứu phát triển sản phẩm, nguồn lực tài chính dồi dào và đặc biệt năng suất nhà máy được nâng cao gấp đôi vào năm 2011, DHG luôn trong tư thế sẵn sàng cùng ngành dược hội nhập.
4. Khả năng cạnh tranh của công ty:
Là đơn vị đầu tiên(năm 2005) cho ra đời hai dòng sản phẩm kháng sinh thế hệ mới thuộc dạng đặc trị dành cho hệ thống điều trị là Haginat và Klamentin. Công ty sử dụng nguồn nguyên liệu từ Châu Âu với công nghệ và kỹ thuật bào chế hiện đại. Điều này nâng cao sức cạnh tranh cao về chất lượng, mẫu mã và giá cả so với hàng ngoại cùng loại góp phần bình ổn giá cả giá trên thị trường. Dược Hậu Giang là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất được nhiều dạng thuốc gói dành cho trẻ em. Đáp ứng nhu cầu điều trị các loại bệnh thường gặp ở trẻ em.
Theo xu hướng thị trường sử dụng thuốc hiện nay là điều trị có hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, dòng sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên sẽ là dòng sản phẩm mang lại doanh thu và đặc biệt là giá trị xuất khẩu rất lớn cho công ty.
Thương hiệu dược Hậu Giang được người tiêu dùng bình chọn nằm trong top 10 “Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam”, đứng trong top 100 “thương hiệu dẫn đầu Việt Nam”, dược Hậu Giang là một thương hiệu cạnh tranh bền vững trong thời gian qua.
Với trình độ công nghệ hiện nay, dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp sản xuất tân dược đầu tiên đạt các tiêu chuẩn WHO GMP/GLP/GSP, ISO 9001:2000, ISO/IEC 17025. Cơ sở vật chất vững chắc cùng với trang thiết bị hiện đại được đầu tư đồng bộ và các máy móc thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn GMP đã góp phần ổn định và nâng cao năng lực sản xuất của Công ty, đồng thời đáp ứng nhu cầu của Công ty về nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đặc trị mang hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Dược Hậu Giang nhận được sự tín nhiệm cao từ các ngân hàng và các nhà cung ứng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã tạo được uy tín lớn đối với các đối tác cung ứng do sức mua ổn định, khối lượng nhập khẩu lớn, thanh toán đúng hạn, tạo lợi thế trong cạnh tranh.
Tóm lại: Dược Hậu Giang là một doanh nghiệp đầu ngành, DHG có nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành dược của Việt Nam, một ngành công nghiệp vẫn còn chịu sự chi phối của nhà nước và được bảo hộ chặt chẽ, bởi việc kiểm soát chi phí từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Với những ưu thế như vậy, dược Hậu Giang có một vị thế vững chắc trong ngành và một khả năng cạnh tranh cao.
5. Mục tiêu của công ty:
Phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở luôn giữ vững và phát huy vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Từ đó đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau:
Tham gia mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hóa.
Tất cả hoạt động của công ty phải tuân thủ theo luật pháp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh theo tay nghề, theo năng lực.
Giữ vững tốc độ tăng trưởng không thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam. Phấn đấu doanh thu năm 2013 tăng gấp đoi so với 2008. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu ở mức 15-20%/năm.
Giữ vững và mở rộng thị phần ổn định ở mức 10-15% doanh thu sản xuất trong nước.
Duy trì tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, kịp thời hiệu quả; tối đa hóa giá tri công ty, đảm bảo lợi ích lâu dài cho người lao động, đối tác cổ đông và nhà đầu tư.
Giữ vững các chỉ số tài chính ở mức sau:
Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần(ROS): 8%-10%/năm.
Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu(ROE): 15-20%/năm.
Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản(ROA):10-15%/năm.
Gia tăng cho ngân sách nhà nước.
6. Các chiến lược cạnh tranh của công ty:
Phát triển mạnh hệ thống phân phối dựa trên nền tảng năng lực sản xuất và thương hiệu. Từ đó hoạch định những chiến lược cụ thể:
Khai thác củng cố lợi thế cạnh tranh nhằm tạo sự khác biệt vượt trội trong kinh doanh. Trong thời gian qua, với sự đầu tư kỹ lưỡng cho công tác quảng bá thương hiệu, những nhãn hàng của dược Hậu Giang như: Hapacol, Haginat, Klamentin, Fubenzon...đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và giới điều trị, đóng góp chủ lực vào doanh số của toàn công ty.
Chiến lược sản phẩm: Với phương châm “Hướng vào khách hàng”, dược Hậu Giang không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã bao bì đáp ứng sự tín nhiệm của khách hàng.
Chiến lược phát triển sản phẩm trong 3 năm tới được công ty định hướng như sau: Mở rộng quy mô sản xuất và liên kết với các nhà máy sản xuất dược phẩm trong và ngoài nước, phát triển nhóm hàng đặc trị đáp ứng cho hệ thống bệnh viện, cạnh tranh trực tiếp với hàng ngoại, phát triển nhóm thực phẩm chức năng nhằm đa dạng hóa đồng tâm, phân chia các nhóm hàng, mỗi nhóm hàng, mỗi nhãn hàng chủ lực được đầu tư, xây dựng và quản lý một cách chặt chẽ, phát triển dạng sản phẩm nền tảng cho vùng có thu nhập thấp. đáp ứng 100% thuốc thiết yếu của Bộ Y tế qui định.
Chiến lược khách hàng: Với phương châm “Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài giá trị cốt lõi”, dược Hậu Giang xác định chiến lược khách hàng trên cơ sở tổ chức và phát triển Câu lạc bộ khách hàng. Đây cũng là lực lượng nòng cốt tạo sự ổn định doanh số trong quá trình kinh doanh của Dược Hậu Giang.
Chiến lược giá: Gía bán các sản phẩm của dược Hậu Giang được xác định theo từng phân khúc thị trường mục tiêu. Đặc biệt, dược Hậu Giang đã xây dựng được một hệ thống sản phẩm đáp ứng tốt đầu đủ nhu cầu điều trị và có giá cả phù hợp với thu nhập của người dân ở vùng nông thôn. Vì thế sản phẩm của công ty đã thâm nhập vào thị trường có thu nhập thấp với lượng tiêu thụ lớn, thương hiệu dược Hậu Giang này càng trở nên quen thuộc và gần gũi với người dân.
Bên cạnh đó, công ty đang đẩy mạnh đầu tư cho những sản phẩm kháng sinh thế hệ mới thay thế hàng ngoại với chất lượng ngang bằng và mức giá bán chỉ bằng 50% giá sản phẩm nhập khẩu và đầu tư vào những sản phẩm dành cho người có thu nhập cao phù hợp với cơ chế thị trường, với mỗi phân khúc đều có chiến lược tiếp thị và quản lý riêng biệt.
Tốc độ tăng doanh số qua các năm đã thể hiện sự thành công bước đầu trong chiến lược giá của công ty. Sản phẩm của dược Hậu Giang được người tiêu dùng lựa chọn do chất lượng, giá cả phù hợp gắn liền với thương hiệu mạnh và uy tín trên thương trường.
PHẦN E: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Giá hiện tại 167.000đồng/cổ phiếu (30/10/2009), DHG đang được giao dịch ở P/E forward 2009 22.4, cao hơn bình quân P/E của ngành dược. Trong khi đó,nhìn lại lịch sử giao dịch thì DHG luôn được giao dịch với mức PE cao hơn so với các công ty cùng ngành khác
DHG đã chính thức công bố điều chỉnh lợi nhuận cho cả năm 2009 thành 280 tỷ trước thuế và kế hoạch chia tách cổ phiếu 3:1. Theo đó, lợi nhuận tăng 70% so với kế hoạch cũ và 100% so với thực hiện năm trước.
Tuy năm 2008, là một năm khó khăn cho ngành dược, DHG vẫn nằm trong những công ty hoạt động hiệu quả nhất với 15% tăng trưởng lợi nhuận so với năm trước. Năm nay thị trường đã phần nào hồi phục, DHG một lần nữa đạt kết quả hoạt động nổi bật, với lợi nhuận điều chỉnh 2009 gấp đôi so với lợi nhuận 2008.
Đối với hầu hết các công ty, tăng trưởng và chỉ số lợi nhuận thông thường không đi liền với nhau. Nhưng đối với DHG, trong liên tục 3 năm qua, ROE đạt mức hơn 20%.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009F
(ĐVT: tỷ đồng)
Doanh thu
554,031
868,192
1,269,280
1,485,464
1,586,794
Tốc độ tăng Doanh thu
57%
46%
17%
7%
Lợi nhuận sau thuế
55,379
87,060
115,146
129,995
166,255
Tốc độ tăng lợI nhuận
57%
32%
13%
28%
Tổng nguồn vốn
292,257
482,847
944,659
1,081,782
1,229,280
Nợ phải trả
161,290
12,406
303,798
382,658
458,986
Tỷ lệ nợ trên Tổng tài sản
55%
65%
32%
35%
37%
Vốn điều lệ
80,000
80,000
200,000
200,000
266,667
Số cổ phần thường (triệu cp)
8
8
20
20
27
Tỷ lệ tăng vốn điều lệ
0%
150%
0%
33%
Vốn CSH
130,967
170,441
638,411
95,940
770,293
Tỷ lệ tăng vốn CSH
30%
275%
9%
11%
ROS
10%
10%
9%
9%
10%
ROA
19%
18%
12%
12%
14%
ROE
42%
58%
28%
19%
23%
Tốc độ tăng ROE
37%
-51%
-32%
16%
Giá trị số sách trên mỗi cổ phần (đồng)
16,371
21,305
31,921
34,797
28,886
EPS cuối kỳ (đồng)
6,922
10,883
5,757
6,500
6,235
Tốc độ tăng EPS
57%
-47%
13%
-4%
So sánh một số chỉ tiêu tài chính với các công ty trong cùng ngành dược đang niêm yết trên HOSE & HNX
MCK
ROS
ROA
ROE
IMP
10.06%
10.27%
12.33%
TRA
7.46%
13.51%
18.55%
DCL
11.27%
9.86%
19.86%
DMC
8.65%
13.20%
17.43%
OPC
15.79%
15.90%
16.82%
DHT
2.16%
5.57%
14.58%
DHG
10.51%
13.91%
21.33%
MCK
Doanh thu 6 tháng 2009
Doanh thu dự kiến 2009
IMP
323,114
646,228
TRA
345522
691,044
DCL
250,746
501,492
DMC
490,538
981,076
OPC
137,924
275,848
DHT
296,070
592,140
DHG
781,756
1,563,512
(ĐVT: triệu đồng)
PHẦN F: ĐỊNH GIÁ DHG
1. Theo phương pháp Gordon
P0 = D1/(r –g)
P0 = 86600 d ( với r = 14%, g = 8%)
(đính kèm bảng excel)
2. Theo phương pháp FCFF
Giá trị DHG
4,801,102
triệu đ
Vốn CSH
4,699,081
triệu đ
Giá mỗi cổ phần
176,216
Nghìn đ/cp
(đính kèm bảng excel)
3. Theo phương pháp tương đối
Phương pháp định giá
Giá mỗi cổ phần
BV
97,785
PE
114,263
PS
109,176
(đính kèm bảng excel)
4. Định giá tổng hợp
Phương pháp
Giá cổ phần
Trọng số
Mô hình Gordon
86,600
15%
Mô hình FCFF
176,216
40%
Mô hình BV
97,785
15%
Mô hình PE
114,263
20%
Mô hình PS
109,176
10%
Giá trung bình
132,000