Đề tài Phân tích đã làm rõ phần nào hiện trạng và sức cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 2

1. Phân tích môi trường vĩ mô ngành Giấy Việt Nam 3

1.1 Môi trường vĩ mô và các yếu tố tác động tới ngành Giấy 3

1.1.1 Yếu tố kinh tế : 3

1.1.2 Yếu tố xã hội : 5

1.1.3 Yếu tố môi trường tự nhiên 5

1.1.4 Yếu tố khoa học công nghệ 6

1.1.5 Yếu tố chính trị pháp luật và chính sách vĩ mô. 9

1.2 Tổng kết phân tích môi trường vĩ mô. 11

2. Phân tích môi trường ngành 12

2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh 13

2.1.1 Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành giấy ở Việt Nam. 13

2.1.2 Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn. 15

2.1.3 Về sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế 17

2.1.4 Sức ép của người cung cấp yếu tố đầu vào 17

2.1.5 Sức ép của người mua 18

2.2 Qui trình Tạo ra chuỗi giá trị ngành giấy 19

2.2.1. Cung ứng nguyên liệu cho sản xuất giấy 19

2.2.2 Qui trình sản xuất 21

2.2.3 Bán hàng và marketing 22

3. Ma trận SwOT tổng hợp của ngành giấy Việt Nam 23

4. Kiến nghị tổng hợp 24

5. Mục tiêu của ngành giấy giai đoạn 2001 - 2010 24

 

Kết luận 25

Danh mục tài liệu tham khảo 26

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đã làm rõ phần nào hiện trạng và sức cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế và của ngành giấy, nước ta với khoảng 80 triệu dân dự đoán nhu cầu tiêu thụ giấy trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 tăng 10.4%. Theo đó hết năm 2005 cả nước sẽ cần khoảng 781.000 tấn và năm 2010 sẽ là 1.286.000 tấn. Để đạt được sản lượng trên, ngành giấy sẽ tập trung đầu tư trên 1140 triệu USD thực hiện 5 dự án sản xuất bột và giấy theo công nghệ tiên tiến, bảo đảm làm ra sản phẩm chất lượng cao, chủng loại phong phú hơn và giá bán có khả năng cạnh tranh hơn. Trong đó những công trình quan trọng tại Cầu Đuống, Kon Tum, Bình An, Bãi Bằng, Hoà Bình, Thanh Hoá dự kiến sẽ được áp dụng công nghệ tiên tiến, sẽ lần lượt đi vào hoạt động từ 2002 đến 2008 với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.088 tỷ USD và tổng công suất của các dự án này khoảng 630.000 tấn bột giấy mỗi năm. Mặc dù ngành giấy đã có những cố gắng lớn để đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Song công nghệ sản xuất giấy tại Việt Nam thuộc loại lạc hậu, yếu kém trong khu vực ASEAN. Điều đó được thể hiện : Chỉ có ba nhà máy là Bãi Bằng, Tân Mai và Đồng Nai được coi là "hiện đại" nhưng tuổi thọ cũng đã 20 - 40 năm . Sử dụng công nghệ những năm 70-80 Do đó năng suất cán giấy của các nhà máy rất thấp. Ngay nhà máy giấy Đồng Nai chỉ cán giấy khổ rộng tối đa 2.6m và tốc độ đạt 200 m/ phút. Trong khi máy xeo giấy thế hệ mới của của các nước ASEAN sản xuất giấy khổ rộng 10m, tốc độ cán đạt 2000 m/ phút. Kết quả là trong cùng thời gian là một phút thì các nhà máy trong ASEAN cán được 20.000 m2 thì nhà Đồng Nai chỉ cán được 520 m2 giấy, công suất kém hơn 38.5 lần. Bên cạnh đó các nhà máy giấy Việt Nam thiếu nhiều nhà máy phụ trợ sản xuất bột nguyên liệu. Nguyên liệu phụ thuộc bên ngoài, đặc biệt là bột giấy không ổn định góp phần làm cho giấy nội tăng giá thành, phải bán giá cao hơn giấy ngoại từ 1.5 - 2 triệu đồng/ tấn. Với điểm yếu lớn về khoa học công nghệ, dù được bảo hộ với thuế xuất cao nhưng do giấy trong nước kém về chất lượng, giá bán lại cao nên khó cạnh tranh với giấy nhập. Qua phân tích yếu tố khoa học công nghệ tới Ngành Giấy Việt Nam ta thấy yếu tố khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của Ngành Giấy Việt Nam. Trình độ khoa học công nghệ của Ngành Giấy lạc hậu, cũ so với khu vực và trên thế giới dẫn đến chất lượng giấy sản xuất thấp, chi phí sản xuất lớn, lãng phí nguyên nhiên vật liệu và nhân công….làm giảm sức cạnh tranh về chất lượng và giá Ngành Giấy Việt Nam với giấy ngoại nhập. Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh cho Ngành Giấy trước hết là để tồn tại được khi hội nhập kinh tế, Ngành Giấy cần phải có sự đầu tư cả về vốn và con người, để nhập được thiết bị sản xuất tiên tiến và vận hành , sử dụng được tức là làm chủ công nghệ sản xuất giấy. 1.1.5 Yếu tố chính trị pháp luật và chính sách vĩ mô. Yếu tố chính trị,cơ chế chính sách pháp luật tác động sâu sắc tới ngành giấy, điều chỉnh, định hướng cho ngành giấy theo chủ trương và quy hoạch tổng thể của nhà nước. + Trước hết yếu tố chính trị : Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định , môi trường đầu tư ổn định nhất trong khu vực .Đây là yếu tố hết sức thuận lợi để thu hút ,kêu gọi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư trong nước .Hiện nay ngành giấy đang rất cần vốn đầu tư để đổi mới máy móc , công nghệ ,học hỏi kinh nghiệm sản xuất ,kinh nghiệm quản lý của các chuyên gia nước ngoài sang đầu tư tại Việt Nam .Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích FDI cho ngành giấy ,chính phủ ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Theo ông Nguyễn Bích Đạt-Vụ trưởng đầu tư nước ngoài ,Bộ kế hoạch và đầu tư-khẳng định “ Nhu cầu về giấy đang tăng mạnh, Chính phủ sẽ có thêm nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy ở Lâm Đồng, Bình Phước và Nghệ An”. + Yếu tố pháp luật và chính sách vĩ mô: Được thể hiện qua chủ trương, văn bản pháp luật điều chỉnh ngành giấy. Để tạo điều kiện cho ngành giấy tồn tại và phát triểi, Chính phủ đã có nhiều quyết sách cho ngành giấy, trong đó đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giấy Việt Nam đến năm 2010” theo quyết định số 160/QĐ - TTg, ngày 4-9-1998. Với quy hoạch tổng thể này tạo cho ngành giấy nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, khắc phục dần khó khăn lớn nhấtvới ngành giấy hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định…. Sau hơn 5 năm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, ngành giấy đã có những bước chuyển khá rõ nét. Trong 5 năm ngành giấy đã xuất được 1,35 triệu tấn giấy gấp 2 lần sản lượng giấy trong 5 năm trước, bình quân tăng hàng năm 16%. Tổng sản lượng năm 2000 đạt khoảng 355.000 tấn, vượt hơn 18% chỉ tiêu kế hoạch năm. Các doanh nghiệp thuộc khu vực II ( doanh nghiệp ngoài tổng công ty giấy Việt Nam ) đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân tăng hàng năm 23%. Sản lượng giấy do ngành sản xuất ra về cơ bản đã thoả mãn nhu cầu ngày càng cao, đã góp phần nâng cao mức tiêu thụ giấy bình quân tính theo đầu người từ 4 kg năm 1996 lên khoảng 6,5 kg năm 2000. Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: phát triển ngành giấy gắn với phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy nhằm ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường, đặc biệt là thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: xây dựng các nhà máy giấy phải gắn liền với vùng nguyên liệu. đã tạo điều kiện thuận lợi ngành giấy tiết kiệm chi phí vận chuyển, nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào , tăng sức cạnh tranh về giá . Chính sách tham gia hội nhập AFTA mà Đảng và nhà nước ta thực hiện đã đem lại cho ngành giấy đầy cơ hội và thách thức. Xét về cơ hội: Ngành giấy có thêm thị trường tiêu thụ, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, bản thân ngành giấy phải tự kiện toàn ,tổ chức sản xuất đổi mới công nghệ từ sức ép hội nhập mới có thể tồn tại và đứng vững. Đồng thời được nhà nước tạo điều kiện thận lợi hơn, đầu tư nhiều hơn. Thách thức hội nhập: Bởi ngành giấy Việt Nam có công nghệ lạc hậu so với các nước ASEAN , giá giấy lại cao nhưng chất lượng thấp hơn nên rất bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, khi Việt Nam chính thức ra nhập AFTA. Ngành giấy sẽ gặp phải sự cạnh tranh hét sức gay gắt. Cụ thể là: giấy của các nước có nền công nghiệp giấy phát triển sẽ “ào vào” với chất lượng tốt hơn, rẻ hơn, đe doạ sự sống còn của giấy nội và giấy nội có nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà. Qua phân tích yếu tố chính trị, pháp luật và chính sách, ta thấy ngành giấy có thuận lợi rất lớn từ môi trường chính trị ổn định, chính sách của ngành giấy rất được Chính phủ quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giấy. Đặc biệt trong thời cơ của hội nhập, đặt ra cho ngành giấy Việt Nam cần có sự chuẩn bị về mọi mặt, từ cơ sở vật chất, kỹ thuật đến chiến lược để tận dụng thời cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời , ngành giấy cần phải có vốn, lớn để đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất và quy hoạch, tập trung vùng nguyên liệu, tăng sức cạnh tranh, vượt qua thách thức do hội nhập AFTA đem lại. 1.2 Tổng kết phân tích môi trường vĩ mô. Thời cơ cho ngành giấy : - Sự hội nhập kinh tế ( Tham gia AFTA, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế ...) đem đến cho ngành giấy nhiều cơ hội để học hỏi , trao đổi sản xuất , nhập máy móc , thiết bị , công nghệ sản xuất giấy tiên tiến , thu hút vốn đầu tư nước ngoài . Môi trường chính trị trong nước ổn định , kinh tế đang tên đà tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi thu hút vố đầu tư đặc biệt là vốn FDI và thực hiện các mụch tiêu của ngành giấy . áp lực cạnh tranh và hội nhập toạ động lực thúc đẩy ngành giấy, chính phủ tìm kiếm những giải pháp cho sự tồn tại và phát triển của ngành giấy. Khó khăn thách thức : Ngành giấy Việt Nam hiện có trình độ công nghệ lạc hậu , chi phí sản xuất cao, giá giấy cao , nên khi tham gia hội nhập chịu sức ép về giá và chất lượng giấy ngoại. Ngành giấy còn phụ thuộc thị trường bột giấy bên ngoài đầy biến động khó lường. 2. Phân tích môi trường ngành Ngành giấy Việt Nam đang là một trong số những ngành công nghiệp có thể sẽ bị điêu đứng khi có sự hội nhập hoá khu vực , thế giới. Hiện nay, ngành giấy đang được sự bảo hộ cao của chính phủ với thuế suất nhập khẩu bột giấy và giấy ngoại khoảng từ 40%-50% tuỳ loại giấy . Nhưng bước vào năm 2003 , với thuế suất nhập khẩu giảm xuống còn khoảng 20% và đến năm 2006 khi mà Việt Nam chính thức hội nhập vào AFTA , thuế suất sẽ giảm xuống 0-5% . Vậy bây giờ chúng ta sẽ phải làm gì để đón nhận sự hội nhập này trong tư thế đã sẵn sàng và tiến lên chiếm lĩnh thị trường trong nước , đẩy mạnh kĩ thuật , công nghệ sản xuất có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực . Nhằm giải quyết vấn đề này , chúng ta phải xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực tác động đến ngành giấy nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất . ở đây chúng ta sẽ xét tới khía cạnh môi trường ngành của ngành giấy , đi vào các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của ngành giấy , nghiên cứu qua thực tế môi trường ngành giấy , những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, và đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng khó khăn ngành giấy hiện nay trong bối cảnh khu vực hoá , toàn cầu hoá Môi trường ngành gồm năm yếu tố tác động đó là : Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành . Sự cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm ẩn. Sự cạnh tranh của các, sản phẩm thay thế công ty sản xuất sản phẩm thay thế. Sức ép của người cung cấp yếu tố đầu vào. Sức ép của người mua. Năm yếu tố trên tác động thường xuyên tới hoạt động kinh doanh của công ty , ngành giấy, nó có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của ngành . Sự tác động của năm yếu tố trên luôn luôn thay đổi theo thời gian , do đó các nhà quản lý chiến lược phải biết nắm bắt các cơ hội và đối phó những đe doạ khi chúng xuất hiện , cũng như phải đưa ra được các biện pháp phù hợp với tình hình cụ thể nhằm đạt tới sự phát triển cao nhất . Muốn vậy , chúng ta phải xét sự tác động cụ thể của từng yếu tố trên , nhằm tìm ra điểm mạnh , điểm yếu của mỗi tác động tới ngành và tổng hợp chúng lại thành sức mạnh chung của ngành . 2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh Sản phẩm thay thế Cung cấp đầu vào Khách hàng Các doanh nghiệp trong ngành Đối thủ tiềm ẩn 2.1.1 Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành giấy ở Việt Nam. ở Việt Nam các công ty hoạt động trong ngành giấy cạnh tranh trên thị trường bao gồm hai tác nhân chính đó là : - Các công ty sản xuất giấy thuộc tổng công ty giấy Việt Nam . - Các công ty sản xuất giấy ngoài tổng công ty giấy Việt Nam. Hiện nay ở nước ta toàn ngành giấy có khoảng145 đơn vị sản xuất giấy , trong đó có khoảng100 đơn vị sản xuất giấy và 45 đơn vị sản xuất bột và giấy . Tổng sản lượng giấy và các loại đạt 455000 tấn/năm. Trong đó riêng sản lượng của tổng công ty giấy Việt Nam là 173000 tấn, ngoài tổng công ty 282000 tấn. Sản lượng bột giấy đạt 200000 tấn /năm , trong đó sản lượng của tổng công ty giấy Việt Nam là1145000 tấn , ngoài tổng công ty là 85500 tấn . Nhìn vào số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng , ngành giấy Việt Nam là một ngành tập trung , mức độ hợp nhất cao, tổng công ty giấy làm chủ lực với nhiều công ty thuộc tổng công ty giấy Việt Nam, sản lượng sản xuất ra của công ty năm 2001 là 173000 tấn ( chiếm 40% tổng sản lượng của ngành giấy Việt Nam ). Đặc biệt công ty giấy Bãi Bằng sản lượng năm 2001 là 72000 tấn , chiếm 42% tổng sản của tổng công ty giấy. Do đặc điểm về cơ cấu ngành như trên nên chúng ta có thể thấy rằng sự phụ thuộc của ngành giấy Việt Nam vào tổng công ty giấy là rất lớn . Mức giá sản xuất giấy ở trong nước được định giá theo sau mức giá của tổng công ty giấy. Tuy nhiên do công nghệ sản xuất lạc hậu từ khoảng 20-30 năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới , cùng với một cơ chế quản lý , khuyến khích cạnh tranh chưa hợp lý giữa các công ty hoạt động trong ngành cho nên chưa tạo được một cơ chế làm việc thật sự năng động . Sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh chưa cao , sản lượng sản xuất ra chưa nhiều lại không bán được ( 6 tháng đầu năm 2002, sản lượng tồn kho của công ty giấy lên tới 28800 tấn , trong đó công ty giấy Tân Mai là 11500 tấn , công ty giấy Bãi Bằng 8000 tấn . Bên cạnh những khó khăn trng vấn đề cơ cấu ngành và sự cạnh tranh phát triển của các công ty hoạt động trong ngành thì ngành giấy Việt Nam có một thuận lợi to lớn đó là thị trường giấy ở Việt Nam đang có cầu ngày càng tăng lên rất nhanh. Hiện tại mức tiêu thụ bình quân giấy ở nước ta mới chỉ đạt khoảng 7-8 kg / người/năm .Trong khi đó các nước trong khu vực đã đạt từ 30-40 kg/ người/năm ,và các nước tiên tiến trên là 200kg/người /năm. Do đó nếu nước ta đáp ứng được nhu cầu giấy bình quân như các nước ở trong khu vực thì với dân số khoảng 80 triệu như hiện nay thì sẽ cần tới 3 triệu tấn giấy/ năm , nếu nước ta tiến tới mức sử dụng giấy như các nước trong khu vực thì sẽ cần khoảng từ 10-12 triệu tấn/ năm . Như vậy thị trường giấy Việt Nam là rất lớn , nhành giấy có một đầu ra rất tốt , vấn đề đặt ra là làm sao để ngành giấy Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường giấy trong nước, trong sự cạnh tranh gay gắt sản phẩm giấy của các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua sự phân tích trên , ta thấy rằng ngành giấy Việt Nam đang rất yếu kém trong việc cạnh tranh giữa các công ty hoạt động trong ngành với cơ chế quản lý cồng kềnh , công nghệ sản xuất lạc hậu không có những động lực khuyến khích sự cạnh tranh của các công ty thuộc tổng công ty và các công ty khác. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự yếu kém trong cạnh tranh giữa ngành giấy Việt Nam và các nước trong khu vực . Tuy nhiên bên cạnh đó , cơ cấu ngành giấy cũng mang lại một số thuận lợi đó là việc tập trung của ngành ở tổng công ty giấy tạo điều kiện cho ngành có điều kiện để tập trung nguồn lực nhằm đầu tư nâng cao kỹ thuật công nghệ , cùng với một thị trường trong nước vô cùng thuận lợi , chúng ta tin rằng trong tương lai bằng sự nỗ lực của mình và sự giúp đỡ của nhà nước , ngành giấy sẽ vươn lên với sức cạnh tranh cao 2.1.2 Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn. Ngành giấy là một ngành cần sự đầu tư rất lớn để có thể hoạt động sản xuất hiệu quả từ nguyên liệu sản xuất bột giấy do trồng rừng , đến trang thiết bị sản xuất với dây chuyền lớn . Do đó các ngành cạnh tranh tiềm ẩn có trở ngại nhập ngành rất lớn để gia nhập vào thị trường sản xuất giấy. Tuy nhiên ở nước ta , trình độ công nghệ sản xuất giấy rất lạc hậu . Hầu hết các nhà máy đều có máy móc thiết bị thế hệ từ năm 70-80 . Hiện đại nhất là hai nhà máy giấy Bãi Bằng và Tân Mai cũng có công nghệ lạc hậu khoảng 20 năm . với tình trạng công nghệ hiện nay của nhà máy giấy Bãi Bằng mới sản xuất khổ rộng tối đa 3.8m ,tốc độ cán đạt 500m/phút . Trong khi đó máy xeo giấy thế hệ mới hiện nay sản xuất giấy khổ rộng tối đa 10m, tốc độ cán 2000m/ phút. Do năng suất thấp , giá thành sản phẩm cao hơn các công ty giấy nước ngoài . Dẫn đến các công ty giấy trong nước khó cạnh tranh với giấy ngoại nhập. Từ những thực tế trên chúng ta không thể không nghĩ đến việc đối thủ tiềm ẩn của ngành giấy Việt Nam trong tương lai sẽ là những công ty giấy nước ngoài mà cụ trể là trong khu vực sẽ đầu tư vào xây dựng nhà máy ở Việt Nam với công nghệ tiên tiến , hiện đại cùng với tận dụng lao động với giá thấp ,lợi thê về công nghệ , kĩ thuật ,... nhằm chiếm lĩnh thị trường giấy Việt Nam( Với gần 80 triệu dân , Việt Nam đang là một thị trường giấy hấp dẫn ). Để cạnh tranh với các đối thủ tiềm ẩn mới gia nhập vào ngành , ngành giấy Việt Nam sẽ phải cố gắng nhanh chóng chiếm giữ những ưu thế về công nghệ giấy tiên tiến trên thị trường để giảm chi phí sản xuất , tận dụng tính hiệu quả của sản xuất lớn.Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các yếu tố như sự ưa chuộng sản phẩm , giá rẻ , sản phẩm tiện dụng , mẫu mã đẹp, chất lượng tốt Về sự ưa chuộng sản phẩm,đây là sự ưa thích của người mua đối với sản phẩm của tổng công ty giấy .Một thực tế hiện nay đó chính là sự quảng cáo công ty giấy và sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng còn rất hạn chế .Do đó phần nào giảm đi sự ưa thích của người mua đối với sản phẩm giấy trong nước , mặt khác ngành giấy Việt Nam nên tận dụng hết ưu thế của mình là sản xuất kinh doanh ở thị trường trong nước, với nhiều khách hàng quen thuộc, trung thành . Từ đó ngành giấy cần có nhiều hoạt động nhằm kích thích sự tiêu dùng của người mua đối với hàng nội , tạo dựng mối quan hệ thật tốt đẹp giữa khách hàng trong nước và các công ty tiêu thụ giấy trong nước . Nếu khai thác được tối đa nhu cầu giấy trong nước thì đây sẽ là một thuận lợi to lớn cho đầu ra của ngành giấy vốn đang gặp nhiều khó khăn , đồng thời ngăn chặn được rất lớn sự cạnh tranh sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn tới khách hàng của mình . Nói cách khác ngành giấy cần phải lôi kéo , giữ được khách hàng trong nước nhằm tiêu thụ sản phẩm và tạo rào cản nhập ngành đối với đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Một khó khăn nữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến viếc xâm nhập vào ngành giấy đó là các ưu thế về chi phí thấp và hiệu quả sản xuất nhờ qui mô của sản xuất lớn . Muốn sản xuất giấy phải có rừng trồng nguyên liệu. Mà rừng trồng nguyên liệu ngoài tính chất kinh tế còn có những tính chất quan trọng về chính trị , xã hội . Ngành giấy Việt Nam mà chủ lực là tổng công ty giấy Việt Nam có được sự ủng hộ , đầu tư rất nhiều của chính phủ về rừng trồng nguyên liệu Tuy nhiên để có lợi thế thật sự về chi phí thấp thì ngành giấy Việt Nam phải quy hoạch lại vùng nguyên liệu giấy cho khoa học hơn , có sự đổi mới phương pháp sản xuất tốt hơn từ sự đúc rút các kinh nghiệm trong sản xuất như sự quản lý có hiệu quả các đầu vào sản xuất (lao động ,nguyên vật liệu ,.. ..) nhằm mang lại chi phí thấp nhất . Đối với ngành giấy nước ta điều này đang là một vấn đề rất khó giải quyết vì bộ máy quản lí cồng kềnh, yếu kém về năng lực , sử dụng nguồn lao động thủ công quá nhiều (TạI indonesia một nhà máy sản xuất 50000 tấn bột giấy nhưng chỉ có hơn 300 công nhân , còn công ty giấy Bãi Bằng mỗi năm chỉ sản xuất 50000 tấn bột và 70000 tấn giấy nhưng có đến 3500 công nhân) từ đó dẫn đến chi phí tăng lên làm giảm sức cạnh tranh cũng như tăng cơ hội cho đối thủ tiềm ẩn . Phân tích các yếu tố tác động tới sự cạnh tranh của các đói thủ tiềm ẩn của ngành giấy ta có thể thấy một số khó khăn khi gia nhập như quy mô sản xuất lớn , vùng rừng trồng để làm nguyên liệu sản xuất rất khó khăn , sự ưa chuộng của người Việt Nam đối với hàng Việt Nam, và đặc biệt đó là sự ưu tiên của nhà nước đối với ngành giấy . Tuy nhiên bên cạnh đó thì một số yếu kém như công nghệ sản xuất của ngành giấy Việt Nam còn kém , chi phí sản xuất lớn , giá thành sản phẩm cao . Do đó ngành giấy Việt Nam muốn tạo lợi thế nhập ngành lớn hơn đối với các đối thủ tiềm ẩn thì phải tận dụng hết lợi thế của mình như phát huy quảng cáo , đưa sản phẩm vào lòng người tiêu dùng, đổi mới cơ chế quản lý , giảm nhẹ bộ máy hoạt động cồng kềnh , đầu tư công nghệ vào một số công ty trọng đIểm, quy hoạch lại phát triển vùng cây nguyên liệu , tận dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước về vay vốn , ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng , công nghệ. 2.1.3 Về sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế Do khoa học phát triển ngày càng cao, ngày càng có nhiều những sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống con người , đặc biệt là việc phát triển của công nghệ tin học . Do đó có nhiều người cho rằng công nghệ tin học sử dụng trong thông tin và lưu trữ sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng giấy trong đời sống xã hội . Có một số sản phẩm thay thế cho giấy đang được sử dụng phổ biến Các loạ bao gói:nylon, túi nylon, nhựa, chất dẻo … là những sản phẩm thay thế cho giấy bìa , giấy cattông..dùng để gói , đựng , bao bọc hàng hoá Mạng internet có thể được thay thế cho giấy viết trong một số lĩnh vực xét ở góc độ công cụ truyền tin. Tuy nhiên giấy viết là một mặt hàng thiết yếu khó có thể thay thế được nhất là trong phục vụ việc học tập, in ấn báo chí , văn học , hội hoạ … Và ở trong công nghiệp giấy được phục vụ để sản xuất bao bì cho các sản phẩm công nghiệp khác sẽ ngày càng lớn. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với ngành giấy Việt Nam , nó làm giảm rất nhiều sức ép cạnh tranh của ngành giấy so với trường hợp có nhiều sản phẩm thay thế cho mặt hàng này . Bên cạnh đó tình hình trên thế giới cũng như trong nước nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ giấy về gấy sử dụng đang tăng lên rất nhanh , điều đó làm cho sự phát triển của ngành giấy Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong cơ chế mới , thời cuộc mới. 2.1.4 Sức ép của người cung cấp yếu tố đầu vào Theo Tổng công ty giấy Việt Nam,giá thành giấy Việt Nam cao là do công nghệ lạc hậuvà bị lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Điều này làm giảm sự cạnh tranh của ngành giấy trong nước so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do công nghệ lạc hậu nên mức tiêu hao năng lượng,nguyên liệu để sản xuất ra một tấn giấy của Việt Nam rất cao như ở công ty giấy Việt Trì,một tấn giấy sản xuất trên dây chuyền thiết bị mới chỉ tốn 300 m3 nước , trong khi dây chuyền cũ tốn gấp ba đến bốn lần .mức tiêu thụ năng lượng ở dây chuyền mới chỉ chiếm 7% giá thành giấy, bằng 1/3 đến 1/2 mức tiêu hao của các dây chuyền cũ . Bên cạnh đó cũng vì công nghệ lạc hậu trong khi nhiều nước tỷ lệ chất độn trong giấy lên đến 40% thì giấy của Việt Nam gần như được sản xuất từ bột giấy loại tốt . Mặt khác , quá trình sản xuất của giấy trong nước không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Ngành giấy Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn từ các nước bên ngoài (khoảng 70%) , điều này cũng làm cho giá giấy trong nước cao. Theo Tổng công ty giấy Việt Nam , hiên nay trên thị trường giấy thế giới đang thừa nên giá giảm . Hơn nữa, các tập đoàn giấy lớn thường sản xuất cả bột giấy, đã nâng giá bột giấy nhằm hỗ trợ giá giấy và làm giảm sức cạnh tranh của những công ty giấy bị lệ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu như trường hợp của Việt Nam. Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần quy hoặch phát triển lại vùng nguyên liệu giấy một cách hợp lý , khoa học hơn. Hiện nay tổng diện tích rừng của nước ta là 10.915triệu ha, trong đó rừng trồng sản xuất là 4.04 triệu ha, và chỉ có 872000 ha rừng dùng làm nguyên liệu bột giấy và ván nhân tạo. Nhằm tận dụng hết rừng trồng sản xuất một cách có hiệu quả chúng ta nên quy hoạch các vùng nguyên liệu cụ thể để xác định chính xác khả năng đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy theo quy mô hợp lý . Đối với từng vùng, việc xây dựng các dự án phải đồng bộ từ nhà máy chế biến , vùng nguyên liệu , cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường để phát triển ổn định , bền vững . Xây dựng nhà máy chuyên sản xuất bột giấy mang tính chuyên môn hoá cao đang là yêu cầu đặt ra . Nếu chúng ta quy hoạch thành công vùng nguyên liệu sản xuất giấy từ việc trồng rừng , nhà máy sản xuất bột cho đến xử lý môi trường thì chắc chắn rằng chất lượng bột giấy của ngành giấy sẽ được nâng lên có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước , khắc phục được sức ép cung cấp của các công ty sản xuất bột gấy ở nước ngoài , làm giảm giá thành sản xuất , tăng sức cạnh tranh cua sản phẩm giấy 2.1.5 Sức ép của người mua Trong khi các nước trên thế giới với công nghệ hiện đại , sản xuất giấy khổ rộng 10m , tốc độ cán 2000m/ phút, bột đưa vào cán theo công nghệ phun nên đều , nhanh, giấy có bề mặt láng , thì ở Việt Nam khổ giấy hẹp hơn 2.63 lần và tốc độ kém hơn 4 lần nên trong 1 phút máy xéo nứơc ngoài cán được 20000m2 giấy nhưng máy của Việt Nam chỉ đạt 1900m2, thấp hơn 10.52 lần . Do năng suất thấp cùng với việc sản xuất phải nhập bột giấy từ nước ngopài về (70%) nên giá thành sản xuất giấy trong nước cao. Cùng với việc hội nhập khu vực , nhà nước ta không còn quy định giấy là mặt hàng hạn chế nhập khẩu, do đó bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau giấy ngoại đã ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam . Do chất lượng tốt hơn mà giá thành lại thấp hơn giấy nội: - Giá giấy ngoại từ 11- 11.5 triệu đồng / tấn , giá giấy nội từ 11-13 triệu đồng /tấn - Giấy ngoại mỏng hơn, trắng hơn , mấu mã đa dạng hơn (giấy ngoại 45g/m2 , giấy nội 48g/ m2) Vì vậy nên các doanh nghiệp trong nước đã chọn hàng nhập ngoại , tạo ra sức ép giá lên ngành giấy trong nước . Do bị cạnh tranh gay gắt từ cả hai phía người cung cấp nguyên liệu và người mua nên để có thể tiêu thụ đươc hàng, các công ty giấy thuộc tổng công ty giấy Việt Nam đã phải bán hạ giá thành sản phẩm của mình xuống (giấy in báo còn 400000đ/ tấn, giấy viết còn 500000đ/ tấn) . Để giải quyết vấn đề trên , ngoài việc trồng cây nguyên liệu sản xuất bột giấy nhằm giảm sự ép giá từ phía những nhà cung cấp bột giấy nước ngoài . Chúng ta cần phải đầu tư trang thiết bị hiện đại , xây dựng các nhà máy có quy mô lớn , tận dụng lợi thế về quy mô để giảm chi phí sản xuất . Nâng cao trình độ làm viêc của cán bộ công nhân viên, gọn nhẹ bộ máy quản lý, làm việc . Ví dụ như ở Đông Nam á, một nhà máy sản xuất đến 500000 tấn bột giấy chỉ cần hơn 300 công nhân . Nhưng ở Việt Nam, công ty giấy Bãi Bằng mỗi năm sản xuất 50000 tấn bột và 70000 tấn giấy cần đến 3500 công nhân. Để giảm chi phí sản xuất , kết hợp với việc giải quyết tốt các vấn đề trên chúng ta sẽ tạo ra sản phẩm giấy có giá thành thấp hơn mà chất lượng lại cao hơn, đủ sức cạnh tranh với cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35461.doc
Tài liệu liên quan